Cập nhật thông tin chi tiết về Những Con Số Giật Mình Về Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NHÌN RA THẾ GIỚI…
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hiện có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi; phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39 ngàn trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.
Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng Sa mạc Shahara là nơi có có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ VTN trong độ tuổi từ 13-19. Ở khu vực châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện vẫn rất cao.
Đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi…
… VÀ VIỆT NAM
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em-Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng – chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai. Cụ thể, báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc SKSS TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là VTN… Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì chưa thống kê được…
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế – chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
KHUYẾN NGHỊ CỦA TỔNG CỤC DÂN SỐ
Không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi VTN làm mất đi tiềm năng ở các em, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất hoặc hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống hay khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo… Do đó, Vụ Truyền thông & Giáo dục,Tổng cục Dân số xin khuyến nghị :
Chúng ta cần thực hiện đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái VTN, đồng thời bảo vệ các quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN – một tình trạng có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho các em.
Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ SKSS và dịch vụ phòng chống HIV cho VTN. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế.
Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Giải quyết các nguyên nhân cơ bản khiến hiện tượng kết hôn sớm vẫn còn tồn tại, xác định các biện pháp thay thế và tạo cơ hội cho các em gái có nguy cơ cao, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cộng đồng nhằm tạo sự hỗ trợ cho những động thái này.
Ủng hộ việc thực hiện các chương trình mang lại nhiều tác động tích cực trong đó xác định được các đối tượng và xây dựng giá trị của nhóm trẻ em gái VTN có nguy cơ phải kết hôn sớm và có thai ngoài ý muốn. Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. /.
Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển. Năm nay, 2019 TW Hội LHPN Việt Nam đã phát động là năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Và vì vậy, chương trình phối hợp để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục Dân số và Phát triển nói chung cũng như giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh và sức khỏe tình dục cho VTN/TN nói riêng giữa Tổng cục Dân số, Bộ Y tế với Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội cùng với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một Chương trình hết sức cần thiết. Với tinh thần đó, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào trẻ em gái vì lợi ích của chính các em. Các em gái được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng. Các em cũng có thể sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn việc sinh con ở tuổi muộn hơn, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn và có khả năng có thu nhập cao hơn. Các em có thể tự giúp mình và gia đình của mình thoát khỏi đói nghèo. Các em sẽ chính là động lực tạo ra những sự thay đổi cho cộng đồng và cho các thế hệ tương lai./.
Bs Mai Xuân Phương- Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số – KHHGĐ
Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi vị thành niên còn làm mất đi tiềm năng của các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, hạn chế nhiều lựa chọn trong cuộc sống…
Tại khu vực kế hoạch hóa gia đình của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, không khó gặp những cô bé 16-17 tuổi chờ tới lượt mình được tư vấn trước khi chỉ định sử dụng phương pháp phá thai…
* Quen mặt
Được gọi tên vào phòng tư vấn, một cô bé chừng 16 tuổi nói với nữ hộ sinh: “Cháu có quan hệ với bạn trai cùng lớp. Cháu thử thai có rồi ạ. Cô cho cháu… uống thuốc bỏ”. Chị Mai Thị Tiên, nữ hộ sinh phụ trách công tác tư vấn vị thành niên, hỏi: “Đây là lần có thai thứ mấy?” – “Dạ, thứ nhất ạ” – cô bé trả lời ngay. Chị Tiên nghiêm nét mặt: “Nói thiệt đi, trước đã đến đây rồi phải không? Cô thấy em quen lắm! Nói thiệt để cô biết mà lường”. Lúc này cô bé mới lí nhí: “Dạ, đây là lần hai ạ”.
Học sinh THPT tham gia giao lưu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên do Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức.
Sau khi cho cô bé siêu âm, biết có thể sử dụng thuốc phá thai nội khoa được, chị Tiên yêu cầu cô bé về mời mẹ lên. Nghe thế, cô bé giãy nảy: “Cô ơi cứu cháu, mẹ cháu mà biết chắc đánh cháu chết mất”. Chị Tiên giải thích: “Phải có mẹ cháu ký vào cam kết thì mới có thể phá thai cho cháu được. Dù đây là thủ thuật tương đối đơn giản, nhưng vẫn có những biến chứng khó lường”. Cô bé líu ríu ra về. Theo chị Tiên, mỗi ngày có gần 10 ca nạo phá thai cần tư vấn, trong đó có từ 3-4 ca là ở độ tuổi teen.
* Hậu quả lớn…
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa sản 1 (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), cho biết: “Trẻ vị thành niên yêu và quan hệ tình dục sớm là một thực trạng xã hội. Đáng lo ngại, các em hễ cứ yêu là quan hệ tình dục, nhưng lại không có kiến thức về phòng tránh thai. Có em một năm phá thai đến vài ba lần”.
Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên, trong đó 60-70% là học sinh. Còn theo Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, 10 năm trở lại đây, dù tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam có giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên lại có dấu hiệu gia tăng – chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Tại Đồng Nai, chỉ riêng thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trong năm 2012 đã tiếp nhận và làm thủ thuật nạo phá thai cho 2.829 ca, trong đó số ca vị thành niên gần 600 ca. 6 tháng đầu năm nay, đã có 224 ca vị thành niên nạo phá thai trong số 1.492 ca đi bỏ thai.
Theo bác sĩ Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trẻ vị thành niên cơ thể và tử cung chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi phá thai, dù ở những cơ sở y tế an toàn vẫn phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, như: băng huyết, sót nhau, rách, thủng cổ tử cung, dính buồng trứng, nhiễm trùng dẫn đến vô sinh hoặc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, nhiễm trùng toàn thân dẫn đến nhiễm trùng máu… Những em đã trải qua phá thai, không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn về tâm lý, khó có thể theo đuổi tiếp việc học hành. Việc kết hôn và sinh nở sau này dễ gặp biến chứng hơn những người khác.
Phá thai là một biện pháp can thiệp nguy hiểm. Việc cảnh báo về thực trạng này đã từ rất lâu nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Điều đáng nói là hiện nay, các em có quá nhiều thông tin về vấn đề giới tính và tình dục, nhưng lại thiếu định hướng của gia đình và nhà trường.
Đã đến lúc cần nhìn nhận một thực tế: Việc giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho trẻ em từ gia đình đến xã hội cần phải được quan tâm hơn nữa. Môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, một nếp nhà truyền thống được duy trì mà trong đó, cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên dạy cho con em mình biết giữ gìn bản thân.
17 tuổi, cái tuổi đang đẹp của cuộc đời thì em T.T., ở TP. Biên Hòa đã phải bỏ trường, bỏ lớp, xa bạn bè, thầy cô để… sinh con. Gầy gò, tiều tụy, miếng ăn hàng ngày phụ thuộc vào tiền công làm mướn của mẹ, nghĩ về tương lai, T. chỉ biết khóc…
T. bảo: “Em cũng chẳng biết vì sao em lại dại dột như thế. Lúc đó chỉ thấy thích nhau… mà chẳng nghĩ hậu quả như hôm nay. Có lúc em chỉ muốn chết cho mẹ em đỡ khổ. Nhưng em chết rồi, mẹ em chắc sẽ càng khổ hơn vì phải vất vả nuôi con em…”.
Phương Liễu
Có Thai Ngoài Ý Muốn Ở Tuổi Vị Thành Niên
Việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là một cú sốc đối với gia đình. Khi trẻ lo sợ phải đối mặt với sự chối từ hoặc sỉ vả, trẻ có thể phá thai hoặc giữ bí mật về việc mang thai lâu nhất có thể.
Khi có thai ngoài ý muốn, trẻ vị thành niên thường phản ứng như thế nào?
Dù trong tình huống nào, việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên vẫn là một cú sốc đối với gia đình và việc này không hề được chào đón một chút nào cả. Những người lâm vào tình cảnh này thường sống trong hỗn loạn, ít nhất là một thời gian. Sau đó, trẻ bắt buộc phải đưa ra quyết định đau đớn nhất trong cuộc đời mình. Đó là giữ lại đứa trẻ, như lựa chọn của 50% các bà mẹ tuổi vị thành niên, hay là bỏ thai?
Trẻ có thai ngoài ý muốn thường cảm thấy lo sợ và thậm chí còn nghĩ đến chuyện phá thai để che giấu bí mật này
Tuy nhiên, sự lo lắng về phản ứng của cha và mẹ không phải là lý do duy nhất khiến một cô gái giấu việc mình mang thai. Người phụ nữ trẻ có thể chối bỏ khủng khiếp, chối bỏ đơn giản là do họ không thể chấp nhận thực tế này. Ngày nay, thời trang áo rộng kiến các cô gái dễ dàng che giấu bụng bầu, và có thể che giấu trong suốt thời gian mang thai mà không ai nhận ra bụng cô ấy đang to dần. Vì vậy, nếu nghi ngờ con mình mang thai, mẹ có thể để ý một số dấu hiệu sau đây.
Các dấu hiệu cho biết trẻ vị thành niên mang thai
Trễ kinh. Trễ một hoặc nhiều kỳ kinh là dấu hiệu kinh điển của việc mang thai. Nhưng điều này lại khó khăn với trẻ ở tuổi vị thành niên, khi mà chu kỳ kinh nguyệt của trẻ chưa đều đặn. Vấn đề này cũng khó xác định đối với những trẻ bị tắt kinh do chế độ ăn uống hoặc tập luyện thể thao quá độ.
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Đột ngột ác cảm dữ dội với một số loại thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên.
Núm vú hoặc vú bị đau.
Mệt mỏi bất thường.
Đi tiểu thường xuyên.
Thay đổi cảm xúc bất thường.
Các nguy cơ sức khỏe nếu trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn
Việc có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên sẽ có nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé hơn so với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20, 30. Nhưng nếu trẻ vị thành niên được chăm sóc, được hỗ trợ thì những nguy cơ này có thể giảm.
Theo thống kê có khoảng 1/3 các thiếu nữ từ 15 -19 tuổi và phân nửa các bé gái dưới 15 tuổi có thai ngoài ý muốn và không nhận được bất kỳ sự chăm sóc nào trong ba tháng đầu thai kỳ. Thiếu sự chăm sóc về y khoa có thể dẫn đến những vấn đề về sau, và nếu họ quyết định giữ đứa trẻ, nguy cơ cả mẹ lẫn bé gặp nguy hiểm sẽ tăng cao.
Nếu trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn, trẻ có thể gặp một số vấn đề sau:
Thiếu chất dinh dưỡng: Không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như thiếu axit folic có thể gây khuyết tật bẩm sinh ở bé.
Huyết áp cao: Trẻ mang thai tuổi vị thành niên có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ mang thai ở những năm 20 hoặc 30 tuổi. Trẻ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn.
Trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ mang thai trên 20 tuổi
Sinh non: Một thai kỳ đủ tháng kéo dài khoảng 40 tuần. Một em bé chào đời trước 37 tuần được xem là trẻ sinh non. Bé được sinh ra càng sớm, càng có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, thị lực, nhận thức và các vấn đề khác.
Sinh con nhẹ cân: Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có cân nặng chỉ khoảng 1,5 – 2,5 kg.
Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục: Đối với trẻ mang thai tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục trong khi mang thai, các bệnh lây qua đường tình dục, như chlamydia và HIV, là một mối quan tâm lớn, có thể ảnh hưởng đến tử cung và thai nhi.
Cảm giác một mình và cô đơn: Đặc biệt đối với những trẻ nghĩ rằng trẻ không thể nói cho cha mẹ biết việc mình mang thai, trẻ sẽ cảm thấy hoảng sợ, cô đơn, và đó là một vấn đề thực sự. Nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc những người lớn khác, trẻ sẽ ít có khả năng ăn uống tốt, tập thể dục hoặc nghỉ ngơi đầy đủ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé.
Trẻ vị thành niên sẽ có cảm giác một mình và cô đơn nếu không có sự hỗ trợ của gia đình
Trầm cảm sau sinh: Trẻ mang thai tuổi vị thành niên có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Trầm cảm có thể gây trở ngại cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và cả bà mẹ trẻ, nhưng nó có thể được điều trị.
Làm thế nào để giảm các nguy cơ về sức khỏe cho trẻ mang thai tuổi vị thành niên?
Các gợi ý sau đây có thể giúp trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn giảm các nguy cơ về sức khỏe:
Đi khám thai sớm: đi khám càng sớm càng tốt nếu trẻ nghĩ rằng mình đã có thai.
Không hút thuốc lá, dùng ma túy hay uống rượu: chúng gây hại cho thai nhi và cả sự phát triển của bà mẹ vị thành niên. Nếu trẻ không thể tự mình bỏ các thứ trên, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ, chuyên gia.
Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong khi mang thai để ngăn nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Dùng đủ vitamin trước khi sinh: ít nhất 0,4 mg axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho em bé. Lý tưởng là nên dùng trước khi mang thai.
Hỗ trợ về tình cảm: đây là điều cực kỳ quan trọng. Sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và cha của đứa bé sẽ là nguồn động lực lớn giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này đấy.
Những Điều Cha Mẹ Phải Làm Khi Con Mang Thai Ngoài Ý Muốn Ở Tuổi Vị Thành Niên
“Mẹ, con chết đây, con tiêu rồi, con không sống nổi nữa, con đã trót dại…” – Là những cụm từ mà đứa con gái bé bỏng đang mang đồng phục học sinh của bạn thông báo về việc con mang thai ngoài ý muốn. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách êm đẹp mà không mang lại hậu quá đáng tiếc cho con gái của bạn và tránh những cú sốc cho các thành viên trong gia đình. Đây là lúc bạn phải tỉnh táo để giúp con đưa ra lựa chọn. Hãy giúp con đưa ra lựa chọn, chứ không chọn thay cho con!
Hãy hít thở thật sâu, cố gắng bình tĩnh và hơn hết phải lắng nghe con bạn. Hãy đặt những câu hỏi như: “Sao con lại nghĩ mình có thai?”, “Hãy kể cho mẹ có chuyện gì đã xảy ra?”, hay “Con có dự định gì chưa?”. Phần lớn các em bị chậm kinh nguyệt và nghĩ rằng mình có thai. Hãy làm những kiểm tra khác tại nhà như dùng que thử thai… và cùng con đi xét nghiệm.
Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, con gái của bạn có 3 hướng lựa chọn sau:
1.Giữ lại đứa bé, sinh con và nuôi con một mình, hoặc nuôi con với đối tượng là cha đứa bé, hoặc với một đối tượng khác sau này.
2.Giữ lại đứa bé, sinh con cho con nuôi, hoặc gửi đến các trại mồ côi…
3.Phá thai.
Một lần nữa, tôi muốn lưu ý rằng: Hãy để cho con gái của bạn tự lựa chọn! Bạn sẽ muốn làm tất cả thay cho con, quyết định và giải quyết tất cả. Hãy giúp đỡ con bạn mọi thứ, trừ lựa chọn cuối cùng. Ở Việt Nam, có thể các bậc cha mẹ tự quyết định và làm mọi thứ, nhưng theo luật của những nước tiên tiến và họ áp dụng luật một cách triệt để. Trường hợp phá thai với lứa tuổi bất kì cần có sự đồng ý của mẹ thai nhi, còn trong trường hợp mẹ thai nhi muốn giữ lại đứa trẻ thì không ai có quyền can thiệp vào lựa chọn này. Cha của thai nhi không có quyền quyết định hay cấm đoán việc phá thai. Anh ta chỉ có quyền phản đối việc cho con nuôi.
Hãy cố gắng có một cuộc trao đổi thẳng thắn và bình tĩnh với bố đứa trẻ, cho dù bạn đang rất tức giận với anh ta.
Điều này không có nghĩa là bạn tách mình ra khỏi chuyện này, phó mặc tất cả cho con bạn và bố đứa trẻ. Con gái bạn cần sự giúp đỡ của bạn để quyết định chọn lựa một hướng giải quyết và hãy giúp con bạn nhìn thấu hậu quả mà mỗi hướng lựa chọn mang lại. Hãy cố gắng bình tình với cha đứa trẻ và nhắc nhở anh ta phải có trách nhiệm với những gì mà mình đã làm, đã gây ra với con gái của bạn. Sự bình tĩnh và tôn trọng của bạn, và của gia đình bạn đối với cha đứa trẻ, sẽ giúp xóa tan sự sợ hãi, trốn tránh trách nhiệm của anh ta.
Lý tưởng nhất trong những cuộc bàn bạc đưa ra hướng giải quyết không chỉ có cha đứa bé, mà còn cần có bố mẹ của anh ta (đặc biệt trong trường hợp anh ta không tự lập, hoặc cũng còn trẻ con như con bạn). Quyết định đưa ra không nên vội vã nhưng càng sớm càng tốt. Phá thai an toàn nhất trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Và có thể không cần tiến hành phẫu thuật nếu trong 7 tuần đầu tiên.
Nếu con gái bạn quyết định giữ lại đứa trẻ, hãy nhanh chóng ổn định tâm lý và có kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe của mẹ thai nhi. Nếu con bạn quyết định cho con nuôi hoặc gửi đến những trại trẻ mô côi, bạn hãy giúp con tìm hiểu những vấn đề này; Sẽ gửi đến đâu và làm những thủ tục gì. Và đặc biệt, hãy để ý đến tâm lý của con gái bạn, hơn lúc nào hết, con cần được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
Đưa ra lựa chọn
Hãy giúp con lựa chọn bằng cách đưa cho con những gợi ý và thời gian suy nghĩ. Hãy hỏi con những câu hỏi mang tính trung gian và cố gắng loại bỏ ý muốn của bạn trong trường hợp này:
-Con muốn phương án nào? Giữ lại em bé rồi mình nuôi hay bỏ em bé đi?
-Lựa chọn nào phù hợp với con?
-Với mỗi lựa chọn, nó sẽ ảnh hưởng lên con như thế nào? Rồi ảnh hưởng lên bố đứa trẻ và cả cuộc sống của bố mẹ nữa?
-Kế hoạch và hy vọng của con trong tương lai là gì? Đứa trẻ có thể làm thay đổi hay ảnh hưởng nên những kế hoạch này như thế nào?
-Niềm tin tôn giáo, trách nhiệm sống, vấn đề đạo đức của con nói gì trong vấn để này?
-Lựa chọn nào sẽ giúp con tốt hơn trong tương lai, không chỉ tốt hơn trong 3 năm, 5 năm mà cả cuộc đời của con sau này?
-Con có mong muốn cho đứa bé có một gia đình không?
Nếu con quyết định giữ lại và sinh đứa trẻ
Việc sinh nở sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con bạn. Những nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ sinh con ở tuổi teen có thu nhập sau này thấp, luôn cần phải hỗ trợ tài chính và ít có khả năng kết hôn hơn với những người mà tự quyết định sinh con ở tuổi trưởng thành. Hãy lưu ý là con gái bạn đang ở tuổi vị thành niên từ 13-18 tuổi.
Những bé gái ở độ tuổi 13-18 tuổi vẫn có thể sinh nở an toàn và trở thành người mẹ tốt nếu được sự giúp đỡ cần thiết từ phía gia đình. Con gái của bạn vẫn cần phải có trình độ giáo dục phổ thông và tốt hơn nữa là giáo dục ở bậc đại học. Quan trọng hơn cả để giúp một bà mẹ teen thành công đó là sự cộng tác, giúp đỡ và thấu hiểu từ phía gia đình.
Con gái của bạn cần phải suy nghĩ về việc liệu con có sẵn sàng nuôi dạy đứa trẻ, sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe… Và cố gắng học tập để trau dồi kiến thức về sinh nở, nuôi dạy con sau này.
Bạn hãy hỏi con những câu hỏi về tương lai. Khi con bạn quyết định giữ lại và nuôi đứa trẻ rồi, bạn hãy đưa ra cho con và mọi người những câu hỏi:
-Con có sẵn sàng nuôi dậy đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành?
-Các thành viên trong gia đình của mình sẽ giúp đỡ con chăm sóc đứa trẻ như thế nào?
-Ai có thể chăm sóc đứa trẻ, khi con ốm, con đi học hay con đi làm?
-Con có sẵn sàng đặt lợi ích của đứa trẻ trên lợi ích của con không?
-Con có sẵn sàng từ bỏ những cuộc gặp gỡ bạn bè, hội họp, vui chơi giải trí để có thời gian hơn chăm sóc con của con không?
-Riêng bản thân con và cả gia đình có áp lực gì khi con giữ lại em bé, và chúng ta vượt qua áp lực đó được không, và bằng cách nào?
-Con có thể kết hôn với bố đứa trẻ không? Nếu con không muốn con có thể làm mẹ đơn thân được không?
Hôn nhân với cha đứa bé
Bạn không nên thúc ép và bắt buộc cha đứa bé kết hôn với con gái mình, tất cả đều phải trên cơ sở tự nguyện, tình yêu cùng trách nhiệm. Việc kết hôn sớm cũng không phải là một giải pháp hay nếu trong trường hợp cha đứa bé cũng còn trẻ. Nhưng hãy xem xét trường hợp của con gái bạn một cách cụ thể và sáng suốt như tình yêu của con bạn với cha đứa bé thế nào… để nghĩ đến vấn đề hôn nhân.
Khi con bạn quyết định sinh con, nuôi dạy con ở tuổi teen, bạn và con đi vào một hành trình khám phá mới đầy khó khăn, thử thách. Bạn và con sẽ luôn phải học hỏi, khám phá nhưng đừng quá sợ sệt, lo lắng, mọi thứ rồi sẽ có cách giải quyết. Tự bản thân đứa trẻ đã là một món quà!
Nếu quyết định phá thai
Phương án cuối cùng là phá thai và con bạn lựa chọn nó. Khi lựa chọn phá thai, chủ yếu là thanh thiếu niên đang lo lắng rằng em bé sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Con bạn không cảm thấy đủ tuổi và đủ tự tin để cung cấp cho đứa trẻ về mặt tài chính.
-Có ai gây sức ép cho con phải phá thai không?
-Con có tôn trọng những phụ nữ phá thai không?
-Con có thể bình thường sống tiếp sau khi đã phá thai không?
-Con thử nghĩ, cha đứa bé và bố mẹ nghĩ gì về việc phá thai?
-Con có chắc rằng, con muốn thoát khỏi sự mang thai này?
-Niềm tin tôn giáo, vấn đề đạo đức của con nói gì về việc phá thai này?
Các bậc cha mẹ đừng bỏ qua niềm tin tôn giáo và vấn đề đạo đức khi trẻ lựa chọn việc phá thai. Hãy giúp trẻ làm sáng tỏ vấn đề này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn đứa trẻ sẽ không có cuộc sống bình thường sau khi phá thai. Chúng bị ám ảnh bởi tiếng khóc trẻ em, những giấc mơ chết chóc… và đối mặt với vấn đề về sự hòa hợp với bạn đời sau này.
Ổn định lại cuộc sống
Không lên án và trách mắng con vì việc mang thai. Sự việc đã xảy ra, đừng nên truy tìm nguyên nhân với những câu hỏi đay nghiến: “Tại sao mày lại làm thế?”, “Tại sao lại hư đốn như vậy?”… Tốt hơn hết là tìm giải pháp và chuẩn bị cho tương lai.
Nói cho con những khó khăn mà con phải đối mặt với từng lựa chọn. Hãy để con bạn tự lựa chọn. Chúng phải có trách nhiệm với những việc mình đã làm.
Thạc sĩ tâm lý Nga Ngô
Bạn đang xem bài viết Những Con Số Giật Mình Về Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!