Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì nếu chưa có kháng thể bảo vệ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh rất cao cũng như nguy cơ về lây nhiễm cho con. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là gì?

1. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.

2. Bà bầu tiêm uốn ván có bị sốt không?

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

3. Bà bầu tiêm uốn ván về bị mệt phải làm sao?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Sau khi tiêm chủng, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:

Đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện đã tiêm phòng để bác sĩ kiểm tra;

Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;

Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.

Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.

Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.

4. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu bị sưng

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.

Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.

Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.

Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

5. Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì?

Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:

Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;

Hạn chế vận động mạnh;

Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;

Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

6. Bà bầu bị ho, cảm, cúm có tiêm phòng uốn ván được không?

Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.

Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.

7. Đang mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?

Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.

Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ (tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén). Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván (mũi uốn ván thứ 3) cách mũi 2 vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.

Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Chích Ngừa Uốn Ván Cho Mẹ Bầu

Bệnh uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây ra. Trực khuẩn này có ở khắp nơi trong môi trường sống quanh chúng ta và chúng có thể lây nhiễm qua các vết thương hở. Mẹ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ và sinh con qua đường sinh dục hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn.

Một khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh và gây đau đớn cho bệnh nhân với những cơn co thắt cơ, đặc biệt là ở hàm và cổ, gây nghẹt thở và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Chính vì vây, cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ lẫn bé đó là phải chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu trước và cả sau khi mang thai để cơ thể tạo miễn dịch với loại trực khuẩn này.

Mũi tiêm uốn ván hoạt động như thế nào?

Lịch trình chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu

Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu khá rắc rối do có nhiều mũi tiêm, tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, mẹ bầu nên tiêm đủ các mũi và tiêm đúng vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ.

1. Với mẹ chưa từng tiêm uốn ván hoặc tiêm không đủ liều

Nếu mẹ chưa từng chích ngừa uốn ván hoặc không chích đủ liều thì liệu trình chích sẽ bao gồm 5 mũi vào các thời điểm:

Thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên

Sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày

Sáu tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 (hoặc lần mang thai tiếp theo)

Một năm sau mũi thứ 3 (hoặc lần mang thai tiếp theo)

Một năm sau mũi thứ 4 (hoặc lần mang thai tiếp theo)

2. Với mẹ đã tiêm uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản

Nếu mẹ đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván cơ bản từ trước thì khi mang thai lần đầu tiên, mẹ tiêm theo lịch trình sau đây:

Tiêm sớm ngay khi biết mình có thai

Một tháng sau lần 1 mẹ tiêm nhắc lại

Một năm sau lần 2 mẹ tiêm nhắc lại

Với mẹ đã tiêm 4 liều uốn ván trước đó thì khi mang thai lần đầu, mẹ chỉ cần tiêm tiếp 2 mũi:

Tiêm sớm khi có thai lần đầu

Sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Lưu ý: Nếu khoảng thời gian giữa những mũi tiêm bị thiếu hoặc bị trễ so với lịch tiêm thì mẹ vẫn tiếp tục tiêm mũi kế tiếp mà không phải tiêm lại từ đầu.

Một số lưu ý khi chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu

1. Tiêm đúng thời điểm

Bất kỳ loại vắc xin nào cũng gây ra những phản ứng phụ nhất định cho cơ thể, và mũi tiêm uốn ván cũng không ngoại lệ. Các phản ứng phụ mẹ có thể gặp sau khi chích ngừa uốn ván là:

Vị trí tiêm bị sưng, đau: Mẹ không cần lo lắng vì chúng sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần dùng thêm thuốc hay chườm đắp gì vào vết tiêm

Sốt: Khi tiếp nhận vắc-xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết, gây ra hiện tượng sốt sau khi tiêm. Đây cũng là phản ứng rất bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng

Dị ứng, ngứa tại vị trí tiêm: Tương tự như các phản ứng trên, phản ứng này cũng không đáng lo ngại

Khó thở, tím tái, sốt cao co giật, sốc phản vệ,…: Đây là dấu hiệu bất thường, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về việc chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu. Vắc xin uốn ván là mũi tiêm vô cùng quan trọng nên mẹ cần lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bà Bầu Bị Táo Bón

9 tháng mang thai diễn ra rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể và sức khoẻ của mẹ bầu, trong đó phải kể đến tình trạng táo bón mà hầu hết tất cả các mẹ bầu đều gặp phải. Khi bị táo bón, các mẹ đều rất lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi như không biết bị táo bón có nguy hiểm cho thai nhi không, bị táo bón phải chữa trị như thế nào, ăn gì để không bị táo bón… Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả thắc mắc của các mẹ về tình trạng táo bón thai kỳ.

Táo bón là tình trạng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, cùng với sự gia tăng cân nặng của thai nhi gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Ngoài nguyên nhân khách quan trên, tình trạng táo bón nặng hay nhẹ còn do thói quen ăn uống và vận động của mẹ bầu chưa hợp lý như chế độ dinh dưỡng thiếu rau củ quả, chất xơ, không uống đủ nước mỗi ngày hay ngồi lâu một chỗ, lười vận động…

Để ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện như sau:

Uống đủ 2-3 lít nước/ ngày

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày

Câu trả lời chắc chắn là không. Khi rặn mạnh sẽ kích thích các cơ co tử cung gây ra sảy thai ở 3 tháng đầu và sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng với đó, việc rặn khối phân cứng ra ngoài sẽ gây nứt kẽ hậu môn, đau rát, ra máu và gây ra bệnh trĩ rất nguy hiểm. Việc dùng sức để rặn kéo dài liên tục cũng làm cho cơ thể mẹ bầu bị suy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi bị táo bón thai kỳ bởi đây là phương pháp hiệu quả đối với người bình thường nhưng có thật sự an toàn cho mẹ bầu?

Câu trả lời là phụ nữ mang thai bị táo bón muốn sử dụng thuốc thụt cần có sự đồng ý của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể chứa một số hoá chất gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, thụt hậu môn cũng không được khuyến khích làm trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Nếu có sự cho phép của bác sĩ, mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc thụt sau:

– Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thụ nước từ từ làm phân mềm và thải ra ngoài

– Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc này giúp cân bằng vi khuẩn xấu và tốt, duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ bầu.

Mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, magie và probitotics:

– Mận: Đây là loại quả rất giàu chất xơ và luôn được dùng để giảm táo bón rất hiệu quả. Trong mận còn chứa sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên hơn rất nhiều việc dùng thuốc nhuận tràng.

– Đậu: Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự, đậu xanh… chứa lượng lớn chất xơ tới 10g/ 180g đậu. Chất xơ hoà tan và không hoà tan trong đậu giúp thực phẩm di chuyển xuống ruột trong cơ thể một cách dễ dàng.

– Táo: Không chỉ giàu chất xơ, táo còn chứa pectin – hoạt chất có tác dụng tăng tính nhuận tràng và bảo vệ đường ruột.

– Bánh mì lúa mạch đen: Các mẹ bầu được khuyến cáo nên ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt để giảm táo bón thai kỳ. Arabinoxylan – thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen giúp thực phẩm di chuyển qua ruột một cách dễ dàng.

– Lê: Thành phần chính của lê là chất xơ, mẹ có thể ăn cả vỏ để có được lượng chất xơ nhiều nhất.

– Sữa chua: Chứa lượng lớn probiotics – một lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống được tìm thấy trong ruột, chúng có nhiệm vụ tiêu hoá các loại thực phẩm mà con người ăn để cung cấp năng lượng cho tế bào. Ăn sữa chua chính là cách bổ sung men vi sinh một cách tự nhiên và an toàn nhất giúp mẹ bầu phòng tránh táo bón.

– Khoai lang: Do chứa nhiều chất xơ nên khoai lang giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng bệnh táo bón rất tốt. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều khoai lang sẽ gây thừa cân, béo phì.

– Các thực phẩm giàu magie: Các loại rau có màu xanh đậm, trái cây như bơ, nho,…

Bên cạnh các thực phẩm có tác dụng phòng và điều trị táo bón, có những thực phẩm lại khiến mẹ bầu bị táo bón trầm trọng hơn và cần hạn chế ăn như:

– Socola: Đây có thể là món ăn vặt yêu thích của nhiều mẹ, nhưng khi mang bầu, đặc biệt là bị táo bón thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không được ăn socola. Lượng lớn chất béo trong socola sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá, làm chậm lại các cơn co thắt giúp thức ăn di chuyển qua ruột.

– Thịt đỏ: Do có nhiều chất béo và sợi protein nên mất nhiều thời gian để hệ tiêu hoá xử lý thịt đỏ. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều sắt – nguyên nhân gây ra táo bón. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt đỏ nếu bị táo bón thai kỳ.

– Các thực phẩm chứa nhiều cafein như trà, cà phê, sô cô la lợi tiểu khiến cho cơ thể bị mất nước và làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Các Câu Hỏi Thường Gặp

Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi: Em mới vừa kết hôn xong 1 tuần, em kế hoạch sẽ có em bé vào thời gian tới. Vậy em cần tiêm chủng những vắc xin gì? Và thứ tự các mũi vắc xin như thế nào, cái nào trước và cái nào sau. Có thể chích 2-3 loại cùng một lúc được không, hay phải có khoảng cách thời gian. Và sau chích bao lâu là tốt để có thai ạ? Em cảm ơn!

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi, ở chỗ mình có chỉ định tiêm Gardasil cho nam giới không ạ ? Tôi muốn tiêm cho con trai 1999, tôi cũng trong ngành y, tôi đã đọc kỹ về vaccine này, vừa rồi đi Nha Trang chơi có vào viện Pasteur nhưng ở đó họ không tiêm cho trẻ nam. Rất mong phản hồi của anh chị.Cám ơn anh chị nhiều

Câu hỏi: – Tôi muốn chích ngừa “Cúm” trước khi có ý định mang thai, vậy phải chích trước khi mang thai thời gian bao lâu? Hiện nay ở trung tâm mình có loại thuốc tiêm ngừa Cúm này không? và cho hỏi thêm: nếu hiện tại đang bị cảm vậy có chích ngừa mũi “Cúm” này được không?

– Ngoài ra tôi đã chích ngừa Rubela, quai bị, sởi và viêm gan B ở lần sinh con đầu tiên, từ lúc sinh con đến nay được 4 năm, vậy lần này tôi có phải chích ngừa các loại thuốc đó lại trước khi mang thai lần 2 này không? Rất mong nhận được câu trả lời sớm từ Quý cơ chúng tôi cảm ơn!

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, tôi dự định có thai (đứa thứ 2) nhưng tôi chưa tiêm phòng viêm gan B. Vậy khi tôi tiêm thì có phải kiêng 3 tháng mới được có bầu? Hoặc nhỡ trong thời gian đang tiêm mũi 2,3 mà dính bầu thì có ảnh hưởng đến em bé?

Xin cảm ơn.

Câu hỏi: Em muốn tiêm phòng cúm và các loại vacxin trước mang thai. Em muốn biết là mình sẽ tiêm tất cả các loại vacxin gì và giá từng loại. Thứ 7 và chủ nhật trung tâm mình có làm việc không vậy. Có gì trả lời em với ạ. Em cảm ơn.

Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!