Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh viện Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đây là cơ sở y tế thứ 3 tại TP.Hồ Chí Minh và là cơ sở y tế thứ 5 trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Trung ương Huế.
Những trường hợp nào được mang thai hộ?
Mang thai hộ được áp dụng trong các trường hợp hiếm muộn vì người phụ nữ có bệnh lý, dị tật nào đó khiến không thể tự mang đứa bé trong bụng ví dụ như tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết nặng, không có tử cung vì những bệnh lý bẩm sinh hoặc tử cung hoàn toàn không có khả năng mang thai, bị cắt tử cung do ung thư hay dị dạng bất thường…
Theo quy định, trứng và tinh trùng dùng trong bước thụ tinh trong ống nghiệm phải là của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải là chị em họ cùng hàng của người nhờ mang thai hộ.
Theo các chuyên gia việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ giúp một số bệnh nhân có hoàn cảnh tưởng chừng như không thể thực hiện thiên chức làm mẹ có thể thực hiện được ước mơ của mình
Theo quy định của Bộ Y tế, đối tượng nhờ mang thai hộ là các cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, người vợ không có tử cung (do bẩm sinh hay sau phẫu thuật), có bất thường tử cung (đa u xơ tử cung, lạc tuyến trong cơ tử cung, dính buồng tử cung) và thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều chu kỳ hay có chống chỉ định mang thai hay sinh con vì các bệnh lý nội khoa.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40-45 triệu đồng.
Những loại giầy tờ nào cần thiết để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Để được xét duyệt thực hiện mang thai hộ, cặp vợ chồng mong con cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được quy định theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015. Hồ sơ nộp về sẽ được Hội đồng thẩm định hồ sơ mang thai hộ Bệnh viện Mỹ Đức, gồm các bác sĩ cố vấn cấp cao về chuyên môn Sản phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản và Nội khoa xét duyệt.
Theo đó, để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, các cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ 12 loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu.
– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu.
– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.
– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.
Các mẫu đơn được ban hành kèm theo trong Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Mang Thai Ở Độ Tuổi Nào Là Tốt Nhất?
Nếu sinh con trước 20 tuổi, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu hẹp nên trong quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.).
Những đứa trẻ sinh ra trong khi mẹ mới đang ở độ tuổi vị thành niên thường có tỷ lệ tử vong và cân nặng thấp dưới 2500g cao hơn những mà mẹ đủ tuổi do nhiều nguyên nhân: cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách hoặc không được chăm sóc khi mang thai khiến quá trình sinh trường và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng,…
Về mặt thể chất: Độ tuổi 20 là lứa tuổi lý tưởng cho việc mang thai vì cơ thể của bạn lúc này rất dễ thích nghi với những thay đổi khi mang thai. Cụ thể:
Bạn sẽ có nguy cơ thấp nhất với các biến chứng khi mang thai như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp mãn tính và tiền sản giật.
Con của bạn ít có nguy cơ mắc phải hội chứng Down hoặc dị tật nứt đốt sống hơn. Ở độ tuổi 25, rủi ro một phụ nữ mang thai có con bị hội chứng Down là 1/1.250 và khi bạn 35 tuổi là 1/378.
Sau khi sinh, bạn sẽ mau lấy lại sức và có nhiều năng lượng hơn để có thể chăm sóc và thích nghi với từng giai đoạn phát triển của bé.
Về mặt tâm lý: Lúc này hôn nhân là một điều rất mới mẻ đối với bạn, ngoài ra bạn lại mới bắt đầu cho sự nghiệp của mình và nhiều bạn bè xung quanh vẫn chưa có con… Vì vậy, lúc này bạn có thể có những phản ứng như:
Tìm kiếm sự hỗ trợ cảm xúc từ những người sắp làm mẹ khác để bạn có thể cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc mà bạn đang có và những gì bạn cần chuẩn bị cho nó.
Bối rối đối mặt với việc làm thế nào để có thể sắp xếp ổn thỏa giữa công việc và gia đình. Bạn sẽ “gồng mình” để cố gắng làm cả hai hoặc sẽ trì hoãn sự nghiệp hay việc học của bạn lại?
Một em bé ra đời có thể khiến cho vợ chồng mới cưới dễ bị căng thẳng và một khi bé ra đời, vợ chồng bạn sẽ rất bận rộn, liệu có còn thời gian dành cho nhau nữa không?
Độ tuổi phù hợp để sinh con
Người phụ nữ ở độ tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm – sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. từ độ tuổi 24-29, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra cũng cần phải chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ và chăm sóc tốt con cái. Do đó sau 3 đến 5 năm mẹ mới nên sinh đứa con tiếp theo, khi cơ thể đã phục hồi hoàn toàn sau lần sinh đẻ trước.
Qua bài viết mang thai ở độ tuổi nào là tốt nhất của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Những Điều Bà Bầu Ở Cử Cần Lưu Ý
Kiêng tắm gội cả tháng
Điều này hoàn toàn sai lầm và không có một cơ sở khoa học. Sau khi vượt cạn, người phụ nữ sẽ mất nhiều máu, mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu kiêng tắm lâu, sản phụ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Thực ra sau sinh từ 3 đến 4 ngày, sản phụ hoàn toàn có thể tắm bằng nước ấm nhưng cần lưu ý thời gian tắm không được kéo dài mà nên tắm càng nhanh càng tốt.
Sau sinh kỵ gió
Không ít người cho rằng gió là nguyên nhân gây sốt cho phụ nữ sau sinh. Vì thế các mẹ luôn được nằm trong phòng kín mít, quấn đầu che chân kĩ càng. Thực ra việc sốt sau sinh của các sản phụ đa số là do viêm nhiễm hệ sinh dục, vệ sinh không kỉ. Hơn nữa nếu vệ sinh phòng ốc không tốt, không khí ô nhiễm thì việc nằm trong phòng kín gió dễ khiến mẹ và bé bị viêm đường hô hấp.
Không rời khỏi giường
Các mẹ xưa thường truyền tai nhau rằng, sau sinh nở không nên đi lại, vận động sớm vì sẽ khiến tử cung bị sa xuống. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sau khi sinh nở, chị nên nên sớm xuống giường và đi lại nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Việc này sẽ rất tốt cho sự tuần hoàn máu, giúp sản dịch dễ dàng thải ra ngoài và không bị bế tắc sản dịch. Vận động nhẹ nhàng cũng giúp các cơ mau chóng lấy lại độ đàn hồi. Chính việc vận động này sẽ giúp chống sa dạ con, sa trực tràng hay bàng quang. Đối với chị em đẻ thường có thể vận động ngay 6 giờ sau sinh còn các mẹ đẻ mổ thì cần ngồi dậy tập đi trước 24 giờ.
Kiêng quan hệ tình dục vợ chồng
Phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng tiếp xúc với chồng vì bị cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng ‘chuyện ấy’ đến 3 tháng 10 ngày – hết thời gian ở cữ. Quan điểm này là khá phổ biến. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, chị em không nhất thiết phải kiêng cữ thái quá như thế nếu sức khỏe sau sinh đã ổn định.
Kiêng lạnh sau khi sinh
Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và qua mẹ sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy).
Sản phụ cần dùng khăn nóng lau mình, xông hơi một chút cho ra mồ hôi rồi lau (không nên xông hơi nhiều). Nên dùng dầu khuynh diệp chà xát cho nóng người, giúp khí huyết vận hành tốt hơn (không dùng cồn bạc hà vì menthol trong loại cồn này bay hơi nhanh, tạo cảm giác lạnh).
Chườm và vệ sinh
Nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa giúp khử mùi hôi.
Dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Ngoài ra, chườm nóng giúp tuần hoàn tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.
Ăn uống
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cung cấp nhiều chất bổ cho bào thai. Khi sinh, mẹ lại bị mất máu. Vì vậy, sản phụ cần ăn uống đủ chất để phục hồi sức khỏe. Nếu chỉ ăn cơm với nước mắm hoặc thịt nạc kho mặn theo tập quán cũ thì sẽ không đủ chất.
Sản phụ chỉ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.
Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, sang chấn tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.
Sau sinh, tuyệt đối không được đọc báo, xem tivi
Nhiều bà mẹ sau sinh muốn giải tỏa stress bằng cách đọc báo, xem tivi nhưng ngay lập tức họ bị mẹ chồng, hoặc những người lớn tuổi ngăn cản bởi sợ sản phu suy giảm thị lực.
Thực tế, thị lực của người phụ nữ trước và sau khi sinh không có sự khác biệt. Chỉ trong trường hợp các bà mẹ không cân đối được thời gian chăm sóc con và thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể kiệt sức thì mắt mới rơi vào tình trạng mệt mỏi. Các sản phụ được khuyên nên xem tivi, đọc sách báo để cập nhật tin tức, đồng thời củng giảm chứng trầm cảm, stress sau sinh.
Qua bài viết những điều bà bầu ở cử cần lưu ý của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Tăng sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư thuốc Fucoidan : http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html
Caffeine Có Trong Đâu? Bà Bầu Ăn Thực Phẩm Nhiều Caffeine Được Không?
Caffeine có nhiều trong cafe mà ta uống hàng ngày, nó còn có trong những thực phẩm như: trà, nước tăng lực, sô-cô-la, nước ngọt, thuốc giảm đau,… phụ nữ nên hạn chế lượng caffeine có trong thực phẩm khi mang thai. Trước khi mang thai có nên uống nhiều caffeine? Câu trả lời là có thể. Những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa caffeine và khả năng thụ thai của phụ…
Caffeine có nhiều trong cafe mà ta uống hàng ngày, nó còn có trong những thực phẩm như: trà, nước tăng lực, sô-cô-la, nước ngọt, thuốc giảm đau,… phụ nữ nên hạn chế lượng caffeine có trong thực phẩm khi mang thai.
Trước khi mang thai có nên uống nhiều caffeine?
Câu trả lời là có thể. Những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa caffeine và khả năng thụ thai của phụ nữ. Một trong số đó cho thấy, nếu hấp thụ khoảng 300mg caffeine mỗi ngày, tỉ lệ thụ thai sẽ thấp hơn 27% so với những người bình thường.
Nếu lượng hấp thu thấp hơn kể trên, sẽ không ảnh hưởng gì tới khả năng thụ thai. Do vậy, khi đang có kế hoạch mang bầu, bạn cần lưu ý đến điều này.
Hấp thu quá nhiều caffeine có hại gì?
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới người mẹ vì lúc này, cơ thể khó đào thải caffeine ra ngoài hơn bình thường, gây mất ngủ hoặc khó chịu, bứt rứt, cáu gắt,…
Vì thế, trước thời điểm có thai vài tháng, bạn cần lập kế hoạch để cắt giảm dần lượng caffeine. Ngay cả khi đã sinh, thông qua sữa mẹ, caffeine vẫn có thể gây ra những triệu chứng không tốt cho em bé như khó ngủ, trằn trọc, thường xuyên quấy khóc,… Tốt nhất, những bà mẹ đang cho con bú nên hạn chế lượng caffeine ở mức dưới 200mg/ngày.
Hạn chế lượng caffeine bằng cách nào?
Nếu trước đây, bạn có thói quen dùng các sản phẩm chứa caffeine thì hãy cắt giảm từ từ, vì nếu “cai” đột ngột, sẽ khiến cơ thể bị “sốc” và có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi.
Có rất nhiều cách để cắt giảm lượng chất này, ví dụ như giảm số lượng ít một theo ngày, pha loãng hơn hoặc hạn chế những đồ ăn vặt chứa cà phê và sô cô la…
Thực phẩm nào có chứa caffeine?
Nói đến caffeine, đa phần mọi người chỉ đơn thuần nghĩ đến cà phê uống hàng ngày. Lượng caffeine có trong một cốc cà phê là tương đối lớn. Tuy nhiên, các loại đồ uống khác cũng chứa hàm lượng caffeine tương đối cao, ví dụ như trà, nước giải khát, đồ uống bổ sung năng lượng, sô cô la, kem và bánh quy có thành phần cà phê…
Hàm lượng caffeine có trong một số thực phẩm quen thuộc
Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến việc caffeine có ảnh hưởng thế nào đến trước và trong thời kỳ mang thai. Những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này và lựa chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp nhất nhé.
Bạn đang xem bài viết Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!