Xem Nhiều 4/2023 #️ Nhiễm Độc Khi Cùng Với Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Phải Biết # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Nhiễm Độc Khi Cùng Với Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Phải Biết # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Độc Khi Cùng Với Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Phải Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là Rối loạn tăng huyết áp do thai nghén thường xảy ra với 4-5% phụ nữ mang thai, gồm 3 triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp, protein niệu.

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân, hoặc thậm chí gây sảy thai, thai chế lưu.

Với mẹ bầu, nhiễm độ thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu nhiễm độc thai nghén thường gặp

Phù nề là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, được chia làm 2 trường hợp:

Bà bầu bị phù do kích thước thai ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch. Với những trường hợp phù do chèn ép, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ, kê cao chân, tình trạng phù nề sẽ giảm nhanh chóng. Thông thường, những trường hợp phù này chỉ xảy ra vào buổi tối, và biến mất ngay vào sáng hôm sau.

Phù do nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện cả ngày, và không có dấu hiệu giảm bớt khi kê chân cao. Triệu chứng phù thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả người. Dùng ngón tay ấn vào mắt cá chân, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay.

Ngoài phù, mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/ tuần. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay.

Hơn 80% mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén có dấu hiệu tăng huyết áp. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sớm nhất. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg. Hoặc khi phát hiện huyết áp tăng từ 15 đến 30mmHg so với trước khi mang thai.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l. Bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, cần được theo dõi và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường sau:

Tình trạng thiếu máu: Bà bầu có biểu hiện mệt mỏi quá độ, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.

Tim đập nhẹ, đôi khi có hiện tượng khó thở.

Mắt mờ do phù võng mạc.

Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh:

Thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh vào mùa lạnh thường có xu hướng cao hơn so với mùa nóng.

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ gặp phải nhiễm độc thai nghén cao gấp đôi so với những mẹ bầu 20 tuổi.

Mang đa thai, song thai.

Những mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng nghèn nàn, thiếu axit folic cũng như các khoáng chất vi lượng.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

Hầu hết phụ nữ sau khi thụ thai sẽ tăng tiết nước bọt, buồn nôn để báo hiệu những thay đổi của cơ thể. Dân gian vẫn gọi đây là hiện tượng ốm nghén. Nếu nghén ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày được gọi là nhiễm độc thai nghén.

Bệnh được chia làm 2 mức độ với các dấu hiệu cụ thể như sau:

Bệnh nôn nhẹ: Thai phụ cảm thấy nhạt miệng, khó chịu và muốn ăn một loại thức ăn nào đó. Đồng thời sợ cơm, thèm chua hay bất kỳ một loại thức ăn bất thường nào đó.

Bệnh nôn nặng: Giai đoạn nôn và suy kiệt – Rối loạn chuyển hóa – Bất thường thần kinh

Về cơ bản, nhiễm độc thai nghén nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ tự khỏi khi mẹ bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này.

Điều trị và phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường: tăng huyết áp đi kèm phù nề, tăng cân nhanh, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Trong trường hợp phát hiện nhiễm độc thai nghén, bác sĩ sẽ giữ mẹ bầu lại bệnh viện để theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như bảo đảm sự phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.

Hạn chế nằm ngửa, nằm ngiêng bên trái sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tốt hơn cho thai nhi.

Giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

Bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít/ ngày, không uống nước muối.

Chưa có phương pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén. Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất.

Những mẹ bầu có tiền sử nhiễm độc thai nghén nên thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi kỹ hơn.

Nhiễm độc thai nghén có những biểu hiện ban đầu giống như ốm nghén thông thường nên bầu rất dễ nhầm lẫn. Nếu cảm giác cơ thể mệt mỏi quá mức chịu đựng hoặc nghén không thể ăn được thức ăn nào mẹ cần sớm đến thăm khác tại các cơ sở chuyên khoa.

Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén

Nhiễm độc thai nghén (NĐTN) là tình trạng bệnh lý của phụ nữ chỉ xảy ra khi có thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bệnh gây ra do rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại vi và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não…làm cho thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và rau thai. NĐTN xảy ra trong 3 tháng cuối có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật, sản giật gây tử vong cho mẹ và con. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị NĐTN thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh. Tỷ lệ mắc NĐTN ở Việt Nam 4 – 5% so với tổng số người có thai.

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Ốm nghén là dấu hiệu chính báo hiệu phụ nữ có thai và hầu như ai cũng trải qua thời kỳ ốm nghén đầy khó chịu và mệt mỏi trong 3 tháng đầu có thai với các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, khó thở…Khi các biểu hiện ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của mẹ và em bé thì người ta gọi là NĐTN.

Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén

Tùy vào từng thời điểm bị bệnh mà NĐTN có những biểu hiện khác nhau.

NĐTN 3 tháng đầu:  Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể gầy, xanh xao…Tình trạng này thường xuất hiện khi thai được 4 tuần tuổi và sẽ giảm dần và biến mất sau khi thai 12 tuần. Trong trường hợp NĐTN nặng, người mẹ ngoài có các biểu hiện trên còn kèm theo các biếu hiện khác như nôn mửa nhiều có trường hợp nôn ra mật xanh, mật vàng, mất cảm giác ngon miệng, không ăn được gì và khi ăn vào thì sẽ nôn ra hết, mẹ thường giảm cân và gầy yếu. Sức khỏe của mẹ kém sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Triệu chứng NĐTN 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này, các biểu hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.

– Phù: Những tháng cuối thai kỳ, phù chân, phù trắng, mềm. Với những trường hợp nặng, người mẹ có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.

– Protein niệu: Xét nghiệm nước tiểu, kết quả protein niệu cao hơn 0,3g/l.

– Tăng huyết áp: Huyết áp của người mẹ thường tăng cao. Huyết áp tăng từ 140/90 mmHg trở lên.

Ngoài 3 dấu hiệu chính ra, còn có thể gặp các dấu hiệu khác như: Nhức đầu ở vùng chẩm trán giống như đội mũ chật, uống thuốc giảm đau không đỡ. Rối loạn cảm giác kiểu ruồi bay. Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, tiểu ít.

NĐTN nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.

Nguyên nhân nhiễm độc thai nghén

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được nguyên nhân chính gây NĐTN. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ sau:

Thai phụ trẻ, con so, chửa sinh đôi, những trường hợp đa ối là đối tượng dễ mắc NĐTN. Tỷ lệ bị NĐTN ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi con rạ chỉ khoảng từ 1,4 – 4%. Mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dù chênh lệch không nhiều.

Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa, về mùa rét, ẩm ướt, cao hơn so với mùa nóng ẩm.

Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai. Thần kinh, tâm lý sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.

Khi mang thai, mẹ ăn đồ ăn lạ, dễ gây dị ứng, sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.

Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày, lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.

Tiền sử mắc NĐTN ở lần mang thai trước, tiền sản giật, sản giật, rau bong non.

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén

– Tiền sản giật: NĐTN có thể dẫn đến tiền sản giật với các biểu hiện choáng váng, buồn nôn, mắt mờ, protein trong nước tiểu tăng đến 0,5g/l, phù toàn thân…

– Sản giật: Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh. Đây là biến chứng nặng nhất của NĐTN tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và con. Thai phụ có những cơn co giật toàn thân mạnh rồi co cứng toàn thân, đầu ưỡn cong ra sau, mắt đảo rồi nhìn ngược lên trên, sau đó chuyển sang trạng thái giật rung nhanh, co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở sau đó co giật giảm dần và chuyển sang hôn mê, trong con giật có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc gặp phải chấn thương do ngã từ giường xuống đất. Giai đoạn co cơ và thư giãn cơ xảy ra xen kẽ, và có thể kéo dài trong một vài phút. Tử vong do suy tim, phù phổi, nhồi máu não.

Sản giật trước sinh: Thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, sau 30 tuần. Thai nhi thường chết, nếu may mắn được sinh ra, thai nhi thường non tháng.

Sản giật trong khi chuyển dạ: Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.

Sản giật sau sinh: Thường xảy ra vài giờ sau sinh. Cần chuyển sản phụ đến những cơ sở y tế để điều trị.

Tác hại của nhiễm độc thai nghén

– Đối với thai: NĐTN ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó, thai nhi dễ bị nhẹ cân, thậm chí nếu không đủ dinh dưỡng có thể khiến thai nhi chết lưu, sảy thai.

– Đối với người mẹ: NĐTN nặng có thể khiến mẹ bị hôn mê, co giật, cắn phải lưỡi, khó thở. Thậm chí, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Một số lưu ý dành cho người mẹ bị nhiễm độc thai nghén

– Hạn chế nằm ngửa, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng trái để giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp đủ máu cho nhu cầu của thai nhi

– Khẩu phần ăn hằng ngày cần giảm bớt lượng muối

– Uống đủ nước, mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước

– Nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, đầy đủ 

– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cần cân bằng giữa các nhóm chất

– Nếu từng có tiền sử NĐTN thì nên thông báo cho bác sỹ để đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời

Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

– Nếu mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận…nên điều trị trước khi có ý định mang thai để ngăn ngừa các biến chứng.

– Nên khám tiền sản trước khi có ý định mang thai.

– Khi có thai cần ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, vitamin, chất vi lượng, uống bổ sung axit folic, viên sắt…

– Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.

Khi có thai, thai phụ cần đăng ký, khám thai định kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập xanh tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam từ Liêm, Hà Nội là cơ sở quản lý thai nghén toàn diện với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm sẽ khám, phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm độc thai nghén gây ra.

Phụ Nữ Mang Thai Nhiễm Viêm Gan B Và Những Điều Nên Biết

Người mẹ đang mang thai nhưng đã mang trong người bệnh viêm gan siêu vi B thì phải trải qua những triệu chứng thế nào?

Vậy trong trường hợp người mẹ đang mang thai nhưng đã mang trong người bệnh viêm gan siêu vi B thì phải trải qua những triệu chứng thế nào?

Mời bạn đọc tham khảo bài viết ‘Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B và những điều nên biết ‘ để phòng chống lây nhiễm siêu vi B từ mẹ sang con chính là câu hỏi được mọi người quan tâm hàng đầu.

1. Triệu chứng đối với thai phụ đã bị nhiễm viêm gan B

Mệt mỏi: Với những phụ nữ mang thai mắc phải các bệnh về gan đặc biệt bị viêm gan b sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Trong giai đoạn này người phụ nữ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên lao động hoặc làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và mẹ.

Đau bụng: Đau bụng ở phụ nữ mang thai có viêm gan B sẽ xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơ đau dữ dội.

Mệt mỏi trong thai kỳ là triệu chứng sẽ xuất hiện ở thai phụ bị nhiễm viêm gan B

Chán ăn: Đây là một triệu chứng phổ biến ở mọi bệnh nhân viêm gan B, nhưng ở phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B mặc dù chán ăn nhưng cũng cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé Nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé đều được ổn định.

Buồn nôn: Một triệu chứng mà hầu hết ở phụ nữ có thai nào cũng gặp phải. Tuy ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần được chú ý theo dõi tình trạng cụ thể của bệnh đang trong giai đoạn nào để kịp đưa ra được các phương án điều trị tốt cho cả bé và mẹ.

Vàng da: Khi phụ nữ mang thai da chuyển sang màu vàng cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tể tin cậy để thăm khám để có phương pháp điều trị tốt cho cả bé và mẹ.

2. Nguy cơ phụ nữ mang thai truyền viêm gan B sang cho con

Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà không được điều trị, vi-rút gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mạn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư

Trường hợp mang bệnh, bé sẽ được điều trị ngay sau khi chào đời. Nếu không mắc bệnh, bé vẫn cần được tiêm phòng viêm gan B. Đây là cách phòng viêm gan B tốt nhất cho bé

Đối với người phụ nữ mang thai khi sinh hoặc bị sảy thai người phụ nữ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang bé

Theo chia sẻ của TS-BS Lê Mạnh Hùng – Phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: Siêu vi B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục và qua đường mẹ – con. Vì vậy, chồng và đứa con tương lai có khả năng bị lây nhiễm siêu vi B từ người mẹ. Trong trường hợp bị mẹ lây khi sinh, 90% trẻ sẽ mang siêu vi mạn và có nguy cơ phát bệnh khi trưởng thành. Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải dự phòng lây nhiễm siêu vi B cho chồng và con là cần thiết.

– Để việc dự phòng đạt hiệu quả và phối hợp xem xét trường hợp của mẹ có cần điều trị ngay không, vợ chồng nên đến bệnh viện có chuyên khoa Gan để được thăm khám, xét nghiệm, tư vấn cụ thể.

– Ngoài ra, để tránh lây từ mẹ sang con thì bé phải được chủng ngừa sau sinh với: kháng thể miễn dịch (HBIG) một loại kháng sinh để cơ thể chống lại những triệu chứng nặng của viêm gan B.và vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B

– Mặt khác để hạn chế khả năng lây truyền siêu vi B, thì việc giảm nồng độ siêu vi B trong người mẹ cũng rất quan trọng. phụ nữ mang thai cần tránh đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích khác. Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành.

– Cuối cùng, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở chuyên khoa viêm gan siêu vi B để được tư vấn cụ thể và nên sinh con ở những cơ sở y tế có đủ các loại thuốc tiêm chủng nói trên.

Hiện nay tỷ lệ thai phụ Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá phổ biến, chiếm 10-15% và thường lây truyền từ mẹ sang con. Vì thế, để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, cả vợ và chồng trước khi kết hôn hoặc đã lên kế hoạch sinh con nên đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm tỷ lệ vi-rút viêm gan A B, C nhằm có các phương án phòng ngừa và ngăn chặn sự lây truyền bệnh.

Những Điều Kiêng Kỵ Khi Mang Thai Phụ Nữ Cần Biết

Để đón một em bé thông minh, khỏe mạnh chào đời, mẹ cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt ngay khi mang bầu. Điều đó cùng với dinh dưỡng đúng và đủ lúc thai kỳ sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé sau này. Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất cho bé tránh gây ảnh hưởng không đáng có cho bé từ khi còn trong bụng mẹ thì khi mang thai mẹ bầu cần phải chú ý Một số thói quen không tốt trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và bà bầu.

Hãy thay đổi thói quen của mình để bảo vệ thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Để đón một em bé thông minh, khỏe mạnh chào đời, mẹ cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt ngay khi mang bầu. Điều đó cùng với dinh dưỡng đúng và đủ lúc thai kỳ sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé sau này. Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất cho bé tránh gây ảnh hưởng không đáng có cho bé từ khi còn trong bụng mẹ thì khi mang thai mẹ bầu cần phải chú ý Một số thói quen không tốt trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và bà bầu.

Hãy thay đổi thói quen của mình để bảo vệ thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Sử Dụng Thuốc Tây

Khi bà bầu uống thuốc chữa bệnh, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp hoặc gây bất lợi cho thai nhi. Mẹ hãy cẩn thận hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Khi mang bầu trước thời gian 8 -10 tuần, nếu uống quá nhiều thuốc kích thích như estrogen, progesterone, thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư và một số loại thuốc khác có thể gây dị tật cho thai nhi.

2. Uống Rượu

Kiêng rượu bia hoàn toàn trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hội chứng nhiễm rượu bào thai. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi của bào thai, nặng có thể gây sẩy thai. Hiện chưa có giới hạn nào về lượng rượu phụ nữ mang thai có thể uống được. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối tránh rượu bia trong suốt thai kỳ.

3. Hay Cáu Giận

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, trong quá trình mang thai, trạng thái căng thẳng của người mẹ có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Có rất nhiều cách để giải toả căng thẳng của bạn, chẳng hạn như tập thể dục và yoga thường xuyên.

Hãy kiềm chế để con bạn sinh ra được khỏe mạnh.

4. Ít Vận Động

Nếu công việc của bạn phải ngồi cả ngày, hãy đi lại nhiều nhất có thể để hít thở không khí trong lành và hoạt động cơ xương. Ngồi nhiều dễ khiến bà bầu phù nề dưới chân, gây ra bệnh trĩ làm chèn ép thai nhi trong bụng. Nếu phụ nữ mang thai làm việc trong môi trường y tế, cần phải được chăm sóc đặc biệt do việc tiếp xúc thường xuyên với các chất khử trùng.

5. Tiếp Xúc Với Hóa Chất

Hóa chất được cho là nguyên nhân của các khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy, để đảm bảo tương lai cho trẻ em của bạn, nên tránh tiếp xúc với hóa chất, bao gồm các hóa chất mà bạn sử dụng hàng ngày.

Trong trường hợp công việc của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc trong phòng thu, bạn luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang có nhãn hiệu đã được kiểm chứng.

6. Cúi Ngập Lấy Đồ

Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây áp lực lên bụng của bà bầu. Vì vậy, khi cần lấy đồ ở trên sàn nhà, bạn nên ngồi từ từ, khụy gối, không được cúi lưng.

7. Ngủ Quá Nhiều

Ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ quá nhiều lại khiến phụ nữ mang thai uể oải, mệt mỏi hơn. Vì vậy, cố gắng ngủ 8-9 giờ mỗi ngày, không nên nằm trên giường nhiều, dễ gây buồn ngủ, trừ khi buộc phải nghỉ ngơi do yêu cầu của bác sĩ.

8. Sử dụng smartphone quá nhiều

Smartphone là vật dụng phổ biến trong cuộc sống, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhiều, bởi sóng điện từ có thể gây hại cho thai nhi. Hạn chế sử dụng, để điện thoại cách xa giường khi đi ngủ và chỉ sử dụng khi cần thiết là những khuyến cáo đối với bà bầu.

9. Đi Giầy Cao Gọt

Trong khi mang thai, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone gọi là relaxin, làm nới lỏng các khớp. Ngoài ra, bạn sẽ tăng cân và bụng to ra, điều đó gây khó khăn cho việc cân bằng trên đôi giày cao gót, dễ trượt ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

10. Xách Đồ Nặng

Theo The Health Site, nếu bạn chỉ xách các loại đồ nhẹ nhàng như bánh kẹo, trứng, sữa, điều đó là bình thường. Nhưng xách một túi hàng tạp hóa nặng ít nhất 5-6 kg và đi bộ về nhà có thể khiến bạn bị vỡ ối sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung và một số biến chứng khác, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

11. Nằm Ngửa

Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch và các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của người mẹ, gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy từ phần dưới cơ thể lên phần trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ít chất dinh dưỡng và máu cung cấp từ cơ thể mẹ tới nhau thai.

12. Bế Em Bé

Phụ nữ mang thai mang bế trẻ em có thể gây ra lực quá mức lên thai nhi trong bụng và gây ra các cơn co thắt tử cung. Nếu vẫn cần phải bế em bé, bạn nên ngồi xuống và nhấc từ từ bé lên, tránh khom lưng, cúi gập người và bế bé quá lâu.

Ngọc Nguyễn

Bạn đang xem bài viết Nhiễm Độc Khi Cùng Với Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Phải Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!