Xem Nhiều 6/2023 #️ Nhật Ký Mang Thai Tuần 37 # Top 13 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nhật Ký Mang Thai Tuần 37 # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhật Ký Mang Thai Tuần 37 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bé đã nặng khoảng 2.8kg và từ đầu đến gót chân dài khoảng 48cm. Nhiều bé sinh ra đầu đã đầy tóc, lọn tóc dài từ 1.2 – 3.8cm. Và tất nhiên, cũng có những em bé chỉ có lơ thơ vài sợi lông tơ.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Những cơn co thắt Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, dài hơn và khó chịu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy chất nhầy có nhuốm chút máu trong bồn cầu hoặc quần lót của mình, thì cơn chuyển dạ có lẽ sẽ đến chỉ trong một vài ngày nữa thôi (hoặc nhanh hơn). Nếu bạn có đốm máu lớn hoặc chảy máu, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Ngoài ra, hãy nhớ hỏi bác sĩ của bạn về kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Bằng cách đó, nếu khi nhập viện mà chưa có xét nghiệm này thì bạn có thể cung cấp cho các nhân viên bệnh viện kịp thời nếu cần dùng kháng sinh.

Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc bạn khó có thể thoải mái để ngủ ngon vào ban đêm. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ vào ban ngày – đây có thể là cơ hội cuối cùng để bạn tận hưởng điều đó bởi một thời gian dài sắp tới bạn sẽ rất bận rộn khi em bé ra đời. Bạn cũng hãy theo dõi cử động của bé, và báo ngay cho bác sĩ biết nếu nhận thấy bé giảm hoạt động. Mặc dù môi trường bên trong tử cung đã khá chật chội, nhưng bé vẫn nên năng động như trước.

Khi ngủ, có thể bạn sẽ có những giấc mơ dữ dội. Sự lo lắng về quá trình chuyển dạ và việc trở thành một người mẹ có thể gây nên rất nhiều những tưởng tượng vô thức.

Dấu hiệu chuyển dạ

Không có cách nào để dự đoán khi nào quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Cơ thể của bạn thực sự đã bắt đầu “chuẩn bị” cho sự chuyển dạ từ một tháng trước khi sinh. Bạn có thể không biết hoặc đã bắt đầu nhận thấy các triệu chứng mới khi ngày sinh đến gần.

Em bé tụt xuống khung chậu. Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn có thể cảm thấy một số điều từ một vài tuần trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu khi em bé tụt xuống khung xương chậu. Bạn có thể thấy nặng nề ở vùng chậu và ít áp lực hơn ở dưới lồng ngực khiến bạn dễ thở hơn.

Có sự gia tăng các cơn co thắt Braxton Hicks. Các cơn co Braxton Hicks trở nên thường xuyên hơn và mạnh hơn có thể là dấu hiệu trước khi sinh, trong đó cổ tử cung bắt đầu mỏng và ngắn hơn (xóa cổ tử cung) để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thực sự. Trong thời gian này, một số phụ nữ có cảm giác quặn giống như khi hành kinh.

Nút nhầy tuột ra. Nút nhầy là một khối chất nhầy nhỏ bịt kín cổ tử cung của bạn. Nút nhầy có thể ra hết trong một lần, hoặc tiết dịch âm đạo trong nhiều ngày. Chất nhầy có thể nhuốm máu (có thể là màu nâu, hồng hay đỏ).

Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có các cơn co thắt thường xuyên trước khi nước ối vỡ, nhưng trong một số trường hợp, nước ối vỡ trước. Khi điều này xảy ra, quá trình chuyển dạ thường đến nhanh sau đó. (Nếu các cơn co thắt không tự diễn ra, bạn sẽ được kích chuyển dạ). Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Những con co thắt chuyển dạ giả không thể đoán trước được. Chúng diễn ra không thường xuyên, độ dài và cường độ khác nhau. Mặc dù cơn co chuyển dạ thật ban đầu có thể không thường xuyên, nhưng sau đó sẽ bắt đầu diễn ra đều đặn hơn và gần nhau hơn, dần mạnh hơn và kéo dài hơn.

Với chuyển dạ giả, cơn đau co thắt thường tập trung ở vùng bụng dưới của bạn. Với chuyển dạ thật, bạn có thể nhận thấy cơn đau bắt đầu ở thắt lưng, xung quanh tới bụng.

Những cơn co thắt chuyển dạ giả có thể tự giảm, khi bạn bắt đầu hoặc ngừng hoạt động hay thay đổi tư thế. Cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ vẫn tồn tại và tiến triển bất kể bạn có làm gì.

Hoạt động của tuần này

Tìm hiểu về cách cài đặt ghế an toàn cho bé. Bạn cần biết cách bế bé sao cho an toàn khi ngồi trên xe. Hoặc có thể quyết định lắp thêm ghế cho bé trong xe. Việc này khá khó khăn. Vì vậy, đây là lúc để làm điều đó.

Nhật Ký Thai Kỳ: Mang Thai Tuần Thứ 37

Em bé của bạn phát triển như thế nào?

Bé của bạn thật sự đã tròn trĩnh lên rồi. Bé nặng khoảng 3kg và dài hơn 50cm (như cây tỏi tây). Bé có cái nắm tay rất chặt, mà bạn sẽ sớm được kiểm nghiệm khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Bạn đang tự hỏi không biết mắt bé có màu gì? Chưa thể nói được. Nếu bé sinh ra với màu mắt nâu, chúng sẽ vẫn giữ màu nâu. Nếu bé sinh ra với mắt màu xám thép hay màu xanh đậm, chúng có thể vẫn sẽ giữ màu xám hoặc xanh, hoặc chuyển sang màu xanh lá, màu hạt dẻ hay màu nâu khi bé được 9 tháng tuổi. Đó là bởi vì mống mắt của bé (phần màu của mắt) có thể tăng sắc tố vài tháng sau khi bé được sinh ra, nhưng thường nó sẽ không “nhạt” đi hay có màu xanh lam. (Màu xanh lá, hạt dẻ và nâu có nhiều sắc tố hơn màu xám hay màu lam.)

Ngày thứ 253: 80% thai nhi rời bụng mẹ sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh. Bé của bạn cũng có thể nằm trong số ấy.

Mẹ làm cho bé: Bạn chuẩn bị nôi cho bé chưa? Hẳn nhiên là rồi! À há! Nôi sắp có chủ rồi đây!

Ngày thứ 254: Bé đã có thể mút ngón tay và phùng má lên nữa đấy.

Ngày thứ 255: Bé tự điều chỉnh vị trí của mình trong bụng mẹ. Nếu đầu bé nằm xuôi xuống thì thật là tốt, bé sẽ tự đẩy mình ra khỏi tử cung bằng cách đạp chân cho đến khi nào hết vướng vào cổ tử cung.

Ngày thứ 256: Hôm nay bé nặng khoảng 2 tỉ gram đấy bạn ạ! Chỉ là đùa thôi, thời gian này bé không tăng cân nữa.

Ngày thứ 257: Thật thú vị làm sao, bạn có biết không, chu vi vòng đầu của bé lại nhỏ hơn vòng eo bé dù là trông đầu của bé khá là to so với người.

Mẹ làm cho bé: Nuôi con trong những năm đầu đời cực kỳ vất vả, bạn nên đặt mua thêm sách hướng dẫn nuôi dạy con để dễ dàng chăm sóc bé hơn, ngoài ra bạn có thể tham khảo trên các trang web chuyên sâu về gia đình và trẻ em.

Ngày thứ 258: Bé nhận được khoảng 15% chất béo cho cơ thể mỗi ngày từ mẹ.

Mẹ làm cho bé: Giảm thiếu chứng đột quỵ ở trẻ sơ sinh (SIDS) bằng cách giữ ấm cho bé, để bé được ngủ chung phòng với bố mẹ nhằm theo dõi sát sao sức khỏe của con.

Ngày thứ 259: Tổ chức phổi vào não của bé đã rất chặt chẽ, tuy nhiên nó vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả được cho đến lúc ra với thế giới bên ngoài.

Mẹ làm cho bé: Bạn cần biết cách thức hâm và ủ sữa để cho bé bú, nếu không sẽ làm phỏng miệng bé. Nếu bạn cho bé bú ngoài với sữa công thức thì cũng cần tiệt trùng bình sữa và hâm nóng sữa. Sữa dư có thể để vào tủ lạnh cho bé dùng dần.

Chủ đề đáng quan tâm 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối (tầng 83), cùng về đích an toàn, đủ ngày đủ tháng, mẹ tròn con vuông nào!

Câu chuyện đầu tiên của bé – 2013

Bạn sinh con ở tuần thứ bao nhiêu (theo kì kinh cuối)

Nhật ký ngày vượt cạn (tầng 2)

Nhật Ký Mang Thai Tuần 34

Khoảng tuần thai này, bạn có thể lại bị mệt mỏi, mặc dù không đến mức như tam cá nguyệt đầu tiên. Mệt mỏi là hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng về thể chất mà bạn đang phải chịu đựng, những đêm mất ngủ vì phải thức dậy đi tiểu thường xuyên và trở mình liên tục để tìm tư thế thoải mái.

Bây giờ là lúc bạn nên tiết kiệm năng lượng để dành sức cho ngày chuyển dạ (và cả sau đó nữa). Nếu bạn đã ngồi hoặc nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân của bạn, gây giảm huyết áp tạm thời khiến bạn cảm thấy chóng mặt.

Nếu bạn nhận thấy những lằn hay vết đỏ ngứa ngáy trên bụng, ở cả đùi và mông nữa, thì có thể bạn đang bị một tình trạng được gọi là sẩn ngứa mề đay và nốt sần thai kỳ (gọi tắt là PUPPP).

Có khoảng 1% phụ nữ mang thai mắc phải PUPPP, tuy vô hại nhưng nó khiến bạn khá khó chịu. Hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn và được điều trị để cảm thấy dễ chiu hơn, hoặc được giới thiệu đến một bác sĩ da liễu nếu cần thiết. Ngoài ra hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy dữ dội trên khắp người, ngay cả khi bạn không bị phát ban. Đó có thể báo hiệu một vấn đề về gan.

3 câu hỏi về sinh mổ Khả năng sinh mổ của tôi là bao nhiêu?

Ngày nay, có khoảng 30% phụ nữ mang thai ở Mỹ sinh mổ. Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật này đã được dự kiến ​​trước. Trong những trường hợp khác, sinh mổ được thực hiện khi có biến chứng không lường trước được.

Tại sao tôi có thể cần sinh mổ?

Bạn có thể cần sinh mổ ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cổ tử cung ngừng giãn nở, em bé của bạn không tiếp tục tụt xuống đường sinh, hoặc nhịp tim của bé khiến các bác sĩ lo lắng. Việc sinh mổ có thể được đề nghị nếu:

Bạn đã từng sinh mổ trước đó với một vết rạch dọc tử cung “cổ điển” hoặc từng sinh mổ nhiều hơn một lần. (Nếu bạn mới chỉ sinh mổ một lần với vết rạch ngang, bạn vẫn có thể sinh thường cho bé thứ hai).

Bạn đã từng có một số phẫu thuật xâm lấn tử cung khác, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.

Bạn mang thai đôi trở lên. (Một số cặp song sinh có thể được sinh thường, nhưng tất cả các trường hợp mang thai nhiều hơn đều phải sinh mổ).

Thai nhi quá lớn không thể sinh thường.

Em bé ở ngôi mông (mông ra trước) hoặc nằm ngang. (Trong một số trường hợp, chẳng hạn như trong một ca mang thai đôi, trong đó em bé đầu tiên quay đầu xuống nhưng em bé thứ hai thì quay ngược lại, thì em bé ở vị trí ngược này có thể được sinh thường).

Bạn bị nhau tiền đạo (nhau thai bám rất thấp trong tử cung, có thể trùm lên cổ tử cung).

Em bé bị bệnh hoặc bị dị tật có thể nguy hiểm nếu sinh thường.

Bạn dương tính với HIV, và các xét nghiệm máu ở cuối thai kỳ cho thấy bạn có lượng virus cao.

Tôi nên mong đợi gì trong một ca sinh mổ?

Thông thường, chồng bạn có thể ở bên cạnh bạn trong quá trình phẫu thuật. Nếu bạn chưa được nối ống truyền tĩnh mạch thì các bác sĩ sẽ nối cho bạn, và cả một ống thông đường tiểu để thoát nước tiểu trong suốt quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, việc này chỉ gây tê ở phần thân dưới nên bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được. Một tấm màn sẽ được dựng lên để ngăn cho bạn không phải quan sát quá trình thực hiện. Khi bác sĩ chạm tới tử cung và rạch đường mổ cuối cùng, bác sĩ sẽ dễ dàng lấy em bé ra, đưa đến gần mẹ để mẹ có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển cho bác sĩ nhi khoa hoặc y tá chăm sóc. Trong khi các y tá kiểm tra cho bé, bác sĩ sẽ lấy nhau thai và khâu vết mổ lại cho bạn. Khi em bé đã được kiểm tra, y tá sẽ đưa em bé cho chồng bạn, anh ấy có thể đặt bé bên cạnh bạn để bạn có thể ôm và hôn bé trong khi đang được khâu lại. Việc khâu lại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khi mổ. Quá trình này của ca phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được nằm trong phòng hồi sức, nơi bạn có thể ôm con và cho bé bú nếu muốn.

Chăm sóc em bé mới sinh

Đưa đón đứa con lớn đi học hay tham gia các hoạt động sau giờ học

Cho vật nuôi ăn, tưới cây, nhận thư từ

Phụ trách thay công việc của bạn ở cơ quan hay bất kỳ nhiệm vụ nào khác

Nhật Ký Mang Thai

Hôm nay rảnh mẹ dọn dẹp lại mọi thứ trong nhà vô tình nhìn thấy cuốn album của con được sắp xếp gọn gàng theo từng tháng tuổi. Mẹ bồi hồi nhớ lại những ngày tháng ba mẹ trở thành một gia đình và những chuỗi ngày hạnh phúc khi con yêu dần hình thành trong bụng mẹ. Từ sau khi có gia đình, cuộc sống của mẹ thay đổi rất nhiều, mẹ cảm thấy mình sống chậm lại, cảm nhận nhiều hơn, và thấy cuộc sống này càng có ý nghĩa hơn khi có con.

Lần đầu làm mẹ khiến mẹ rất bỡ ngỡ và lo lắng.. Mẹ dè dặt trong từng bước đi, từng động tác. Ba tháng đầu thai kỳ, con làm mẹ nghén đến mức ăn uống vô cùng khó khăn. Cứ ăn gì lại nôn hết nhưng vì thương con, sợ con thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, với suy nghĩ “mười phần cũng phải vào con một phần”, mẹ lại tiếp tục ăn, dù sau đó mẹ nôn ra hết thảy… Bố đã chăm hai mẹ con trong từng bữa cơm. Hàng ngày bố đi làm về, đi chợ nấu nướng bồi bổ cho mẹ để con được đủ chất. Đêm bố lặng lẽ lên mạng tìm đọc những món ăn có lợi cho thai nhi và sản phụ, ngày mai còn đi chợ mua về cho mẹ con mình ăn. Cùng tình yêu thương của Bố dành cho mẹ con mình, Mẹ đã chiến đấu qua những ngày đầu cùng với con yêu một cách ổn thỏa. Qua những đợt kiểm tra định kỳ, mẹ yên tâm phần nào khi thấy con của mẹ vẫn phát triển tốt và đều đặn. Mẹ còn nhớ, lần đầu tiên con phản ứng lại với môi trường bên ngoài qua cái đạp nhẹ. Cái cảm giác đau nhói hạnh phúc ấy khiến mẹ rơi nước mắt. Sợi dây kết nối giữa hai mẹ con ta ngày càng siết chặt hơn. Ba con vui mừng đến mức cứ ôm chầm lấy mẹ và nói “Con vừa đạp đó”. Rồi ba con cười, nụ cười dịu dàng nhất mà mẹ từng thấy. Cả ba và mẹ đều háo hức đến ngày được gặp con. Sang tháng thứ 6, con đã biết đạp ”bụp, bụp” vào bụng mẹ rồi. Ai đã từng làm mẹ cũng sẽ hiểu những cảm xúc ấy, thật nhiều, thật ngọt ngào…nhưng rất khó để diễn tả cụ thể bằng lời. Ở tháng này, chân mẹ đã bắt đầu bị sưng phù do xuống máu. Ba con động viên mẹ đi bộ và chăm bóp chân cho mẹ lắm. Ba muốn cả hai mẹ con mình phải thật khỏe mạnh đến ngày con yêu chào đời mà. Mẹ di chuyển ngày một khó khăn hơn. Chiếc cầu thang giờ cũng là một thử thách mỗi khi mẹ lên xuống…

Bước sang tháng thứ chín bụng mẹ bắt đầu những trận đau dồn dập. Cả nhà đã phải cho mẹ con mình nhập viện sớm để đợi ngày sinh nở. Khi những trận đau liên hồi, mẹ biết con sắp chào đời, mẹ cố chịu đau để được sinh con tự nhiên, bởi mẹ biết rằng sinh thường sẽ tốt hơn cho con sau này, con sẽ có sức đề kháng hơn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp cũng sẽ khỏe hơn. Nhưng gần nửa ngày mà con vẫn không chịu ra. Lo mẹ nhỏ con, sức lại yếu, bố đồng ý mẹ đẻ mổ.

Vậy là con chào đời. Nhìn hình hài nhỏ xíu đáng yêu của con, mẹ đã buột miệng:”Chào bé con – thiên thần yêu thương của mẹ!” Những giọt nước mắt hạnh phúc bất giác tuôn rơi khi mẹ ôm trọn con trai bé bỏng trong vòng tay, những vất vả đau đớn trong mẹ như tan biến hết, chỉ còn là những ngọt ngào yêu thương vô ngàn hạnh phúc. Con như thiên thần nhỏ xinh – thiên thần mang đến hạnh phúc cho ba mẹ. Còn gì tuyệt diệu hơn khi mỗi sớm mai thức dậy mẹ được nhìn thấy nụ cười đáng yêu của con. Mẹ biết việc nuôi dạy con chẳng bao giờ là dễ dàng vì mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng với tình yêu thương vô điều kiện, Bé con ơi, mẹ tin những tháng ngày bên con sẽ là những trải nghiệm không thể nào quên suốt cuộc đời mẹ. Với mẹ, nuôi dạy con khôn lớn nên người không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm vui của mẹ. Mẹ yêu con và mong con lớn mạnh từng ngày…

—————-

Tác giả: Mẹ Vũ Thị Nga

Xem những câu chuyện, nhật ký mang thai và hành trình sinh con của các mẹ khác

Bạn đang xem bài viết Nhật Ký Mang Thai Tuần 37 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!