Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Máu Ở Bà Bầu mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật vào 11/09
Trong thời gian mang thai bà bầu cảm thất uể oải, mệt mỏi, chân tay rã rời, tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.. đó chính là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Vậy bà bầu nên làm gì để cung cấp lượng máu cần thiết khi mang thai.
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai
– Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
– Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
– Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
– Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra với bé, mẹ bầu tham khảo Dấu hiệu sảy thai và những điều cần biết để phòng tránh
– Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.
– Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.
Triệu chứng thiếu sắt khi mang thai bà bầu cần biết
– Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
– Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
– Cảm thấy khó chịu, dể bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
– Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
– Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
– Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
Loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe bà bầu
Sắt có nhiều trong bí ngô
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Thịt bò, thịt nạc chứa nhiều sắt cho bà bầu
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Trái cây chứa sắt tốt cho bà bầu
Mía: Được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.
Nho: Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Các loại hạt: Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Quả chà là: Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam, là thực phẩm chứa nhiều sắt.
Dấu Hiệu Mẹ Bầu Thiếu Máu Và Cách Khắc Phục
Uể oải, ngủ vật vờ và đuối sức là những biểu hiện của chứng thiếu máu ở các mẹ bầu. Khi rơi vào tình trạng này này, mẹ sẽ gặp khó khăn kể cả với những việc đơn giản nhất và chỉ muốn được nghỉ ngơi cả ngày. Quả thật, tất cả những gì mẹ cần chính là nghỉ ngơi và điều trị một cách thích hợp cùng với 10 bí quyết sẽ được trình bày trong bài viết này.
Thiếu máu là gì?
Màu đỏ trong máu xuất phát từ các hemoglobin, một loại protein giàu sắt. Tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến những phần còn lại của cơ thể thông qua protein này. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản sinh ra lượng máu nhiều hơn để hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Chế độ ăn của bà bầu cần chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt, axit folic và vitamin B12 vì việc thiếu hụt những chất này sẽ làm cơ thể không sản sinh ra đủ lượng tế bào máu cần thiết.
Lưu ý rằng tình trạng thiếu máu khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân nặng hoặc trầm cảm sau khi sinh đối với các bà mẹ. Thiếu máu còn cũng gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Trẻ sinh ra cũng có thể mắc bệnh thiếu máu từ người mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý phòng thiếu máu khi có những dấu hiệu sau:
● Mệt mỏi
● Xanh xao, nhợt nhạt
● Hồi hộp
● Đau ngực
● Nhức đầu
● Hơi thở ngắn
● Mạch đập nhanh
● Khó tập trung
● Cảm giác tê hoặc lạnh ở tay
● Thân nhiệt thấp
● Khó chịu
Thiếu máu gây ra bởi nguyên nhân nào?
Thiếu máu có nhiều dạng. Và có ba dạng phổ biến thường xảy ra trong thai kỳ, đó là:
● Thiếu máu do thiếu sắt: đây là dạng thiếu máu thường thấy nhất ở những phụ nữ mang thai. Xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh ra đầy đủ hemoglobin. Hơi thở ngắn và cảm giác cực kỳ mệt mỏi là những triệu chứng của dạng thiếu máu này.
● Thiếu máu do thiếu folate: Folate hay axit folic là một loại vitamin nhóm B – tồn tại một lượng nhỏ trong khá nhiều loại thực phẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của bào thai cũng như sự hình thành tủy sống và não bộ của thai nhi. Thiếu folate sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh như nứt đốt sống (dị tật ống thần kinh) hoặc thiếu cân nặng.
● Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể dẫn đến sự hình thành máu kém; trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, do đó nhu cầu về vitamin B12 là khá cao. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây sinh non.
Sự thiếu hụt này có thể xảy ra do ăn uống thiếu chất hoặc bản thân người mẹ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe khác:
1. Chứng loãng máu: Lượng huyết tương trong máu gia tăng dẫn đến dung tích hồng cầu giảm đi và giảm natri-huyết. Điều này có thể dẫn đến giảm nồng độ hemoglobin. Lượng huyết tương quá nhiều sẽ làm loãng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể và hạ nồng độ xuống mức 10.5g/dl. Đây là dạng phổ biến của chứng thiếu máu khi mang thai.
2. Mất máu do bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu hemophilia hoặc bị nhiễm giun móc cũng làm giảm lượng hemoglobin trong máu.
3. Trước khi mang thai, mẹ bầu thường bị mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
5. Nếu hai lần mang thai quá gần nhau, nguy cơ thiếu máu cũng sẽ tăng lên do không có đủ thời gian để phục hồi.
6. Người mẹ mang bầu đa thai.
7. Mang thai ở tuổi thiếu niên
8. Sử dụng thuốc chống co giật
9. Sử dụng thức uống có cồn
10. Ốm nghén
Tiêu chí để xác định thiếu máu khi mang thai chính là lượng hemoglobin và dung tích hồng cầu (Hematocrit).
10 bước để chống thiếu máu
Để ngăn chặn thiếu máu trong thời gian mang thai, bạn cần hấp thu đủ lượng sắt cần cho cơ thể. Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 20-30%, dĩ nhiên nhu cầu về chất sắt và các vitamin cũng sẽ tăng theo để có thể sản xuất đầy đủ lượng hemoglobin. Bệnh thiếu máu cũng khiến mẹ mất nhiều máu khi sinh nở và làm giảm khả năng miễn dịch của người mẹ.
Bổ sung thực phẩm giàu sắt là một trong những cách phòng chống thiếu máu ở bà bầu.
1. Kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu trước khi thụ thai. Đảm bảo rằng hemoglobin trong máu của bạn ở mức bình thường trước khi thụ thai. Nếu là mang thai ngoài ý muốn, hãy thử những biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên để đảm bảo lượng hemoglobin đạt mức yêu cầu.
2. Chế độ ăn uống của bạn nên đầy đủ ba thành phần sau: thịt, rau lá xanh đậm, thực phẩm họ đậu. Chúng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu sắt:
● Ngũ cốc, bánh mì
● Đậu lăng và các loại đậu
● Gan (tuy nhiên không nên ăn quá nhiều nếu đang trong gian đoạn mang thai vì bạn có thể sẽ hấp thu quá nhiều vitamin A)
● Đậu phụ
● Cá
● Thực phẩm sấy khô như nho, quả mơ
● Củ cải đường
● Táo
● Rau dền
3. Bạn sẽ cần phải bổ sung thêm axit folic nữa. Vậy nên hãy chọn loại viên uống bổ sung dinh dưỡng có chứa cả axit folic và sắt.
4. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B12 vào bữa ăn.
5. Những loại thực phẩm từ động vật chứa nhiều protein có giá trị sinh học cao. Hãy cân nhắc bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.
7. Thiếu máu nghiêm trọng sẽ cần phải điều trị bằng cách truyền máu. Khi nồng độ xuống dưới mức 7mg/dl, hoặc nếu bác sĩ khám cho bạn cảm thấy cần thiết, việc truyền máu sẽ được thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
8. Tránh những loại đồ uống chứa caffeine như café, trà, nước ngọt, v.v…
9. Ăn chuối chín và mật ong để làm gia tăng nồng độ hemoglobin trong máu.
10. Ngoại trừ các loại thịt ra, những loại thức ăn kể trên được sử dụng tốt nhất khi còn tươi sống. Vì nấu nướng sẽ khiến một lượng chất sắt trong thực phẩm bị tiêu hao. Nhưng nếu nấu đồ ăn bằng nồi bằng gang sẽ giúp tăng lượng sắt trong thực phẩm đến 50-60% đấy.
Bà bầu nên ăn gì?
Bà bầu không nên ăn gì?
Ăn gì để con thông minh Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Tình Trạng Khó Thở Ở Bà Bầu Với Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Kịp Thời Cho Mẹ
Tình trạng khó thở ở bà bầu với nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời cho mẹ là một trong những vấn đề khá quan trọng được hầu hết các thai phụ quan tâm tìm hiểu. Khi bước vào giai đạon thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể nên hiện tượng khó thở chính là hiện tượng khá phổ biến mà bất cứ thai phụ nào cũng phải trải qua.
Nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể là do chị em mặc quần áo quá chật, không thoải mái hay đơn giản là do sự thay đổi đột ngột trong cơ thể thai phụ. Thế nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân chính cùng biện pháp khắc phục hiệu quả đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh và dễ chịu hơn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu bị khó thở về đêm
Tác động của hormone
Trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân làm các bà bầu khó thở trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.
Sự phát triển của tử cung
Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp. Nó là nguyên nhân khiến bà bầu khó thở.
Tuy nhiên, gần đến ngày sinh, bạn lại dễ thở hơn vì khi ấy bé đã “rơi” xuống khung xương chậu, chờ ngày chào đời.
Khó thở vì cơ thể mệt mỏi do thiếu máu
Tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở.
Các triệu chứng của thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, cũng như bổ sung thêm viên sắt để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của bạn.
Trong suốt quá trình mang thai, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành cùng hai mẹ con. Hay nói cách khác, khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, những khó chịu này sẽ hết và bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong.
Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại.
+ Bà bầu nên chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn, nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nên hoạt động bằng cách đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ trong nhà. + Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành. + Khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn. + Vào ban đêm khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.
Phát hiện khó thở đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to có thể là một trường hợp nguy hiểm đối với sản phụ. Nếu điều này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được chăm sóc, điều trị ngay lập tức.
Khó thở đi kèm với sốt hoặc ho có đờm xanh lá cây và màu vàng cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Trước khi mang thai, để phòng ngừa tốt cho sức khỏe, bạn nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách không nên làm việc quá sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ và luôn lắng nghe cơ thể của bạn.
Nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.
Khó thở, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở bà bầu. Huyết áp thấp nếu không được khắc phục dễ dẫn tới tình trạng bị ngất.
Các mẹ nên đi khám nếu khó thở xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau: + Hen suyễn trầm trọng. + Nhịp thở nhanh, kéo dài. + Đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác bị đau ở những chỗ khác trên cơ thể khi thở. + Da vùng môi, đầu ngón tay, ngón chân có màu xanh nhẹ; thai phụ trông xanh xao, yếu ớt. + Nhịp tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng. + Cảm giác khó thở đến mức như bị thiếu oxy. + Bị ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh.
Ngoài ra, nếu các mẹ bị thở ngắn liên tục, khó thở hoặc có biểu hiện nào khác, nên nhanh chóng đi khám. Nên trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe trong lần khám thai tiếp theo.
Cách Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Nước Ối Một Cách Hiệu Quả Mà Các Bà Bầu Nên Biết
Nước ối đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít, tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị thiếu nước ối kịp thời.
Nguyên nhân nào dẫn đến bà bầu ít nước ối?
Một vết nứt nhỏ trong màng ối của bạn làm cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai của bạn, nhưng phổ biến hơn khi bạn sắp chuyển dạ. Bạn có thể tự nhận thấy các chất lỏng bị rò rỉ nếu bạn thấy đồ lót của bạn bị ướt, hoặc bác sĩ phát hiện ra điều đó trong khi khám thai.
Vỡ ối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và em bé bởi vì nó tạo ra lỗ hổng để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Đôi khi, vết nứt có thể tự lành và sự rò rỉ sẽ ngừng lại, mức ối sẽ trở lại bình thường. (Điều này thường xảy ra trong trường hợp sự rò rỉ xuất hiện sau khi chọc ối).
Nguyên nhân ít nước ối có thể do một số vấn đề từ nhau thai gây nên, ví dụ như tình trạng đứt một phần nhau thai khiến em bé không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình tái tạo nước ối của bé.
Một số tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Một số tình trạng sức khỏe của thai phụ – chẳng hạn như cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, và lupus – có thể dẫn đến ít nước ối.
Mang thai song sinh hoặc đa thai
Bạn có nguy cơ thiếu ối nếu đang mang song thai hoặc đa thai. Chứng thiểu ối có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp bạn mắc hội chứng truyền nước ối giữa hai trẻ song sinh – trong đó một em bé sinh đôi ở trong tình trạng quá ít nước ối, và em bé còn lại thì trong tình trạng thừa ối.
Các bất thường của thai nhi
Nếu bạn được phát hiện có mức nước ối thấp trong giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc thứ hai, rất có thể em bé của bạn đang mắc phải một khuyết tật bẩm sinh. Nếu thai nhi không có thận hoặc thận không phát triển bình thường hoặc đường tiết niệu bị tắc, em bé sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì lượng nước ối. Một khuyết tật tim bẩm sinh cũng có thể gây ra vấn đề này.
Nguy cơ dẫn đến khi ít nước ối
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể gồm: Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh; Tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa cuối thai kỳ, biến chứng có thể gồm: Hạn chế tăng trưởng ở bào thai; Sinh non; Biến chứng khi chuyển dạ và phải đề nghị mổ đẻ; thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.
Làm thế nào để biết bà bầu bị ít nước ối?
Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là ít, có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Biểu hiện: Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. Thai thường cử động yếu.
Bác sĩ có thể nghi ngờ vấn đề này nếu bạn đang bị rò rỉ nước ối, chỉ số cân đo của bạn thấp so với thời gian mang thai, hoặc bạn không cảm thấy bé đạp nhiều. Bác sĩ cũng lưu ý nếu trước đây bạn đã từng có một em bé bị hạn chế về tăng trưởng; nếu bạn bị cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, hay lupus; hoặc nếu đã qua ngày dự sinh của bạn.
Để tìm hiểu điều gì đang xảy ra, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm. Thiết bị sẽ đo lường và xác định chỉ số ối (AFI) của bạn. Một số đo bình thường đối với giai đoạn thai kỳ thứ ba là AFI trong khoảng 5 – 25 cm. AFI < 5 cm được coi là thấp.
Lưu ý để phát hiện sớm ít nước ối
Lượng nước ối có thể lên hoặc xuống thường xuyên tùy thuộc vào tuổi thai; cho nên, người mẹ cần đi khám thai đều đặn và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Điều trị khi bà bầu ít nước ối
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị ít nước ối, hãy để Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi cẩn thận để đảm bảo em bé vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Mức độ kiểm soát thai kỳ phụ thuộc vào thời gian mang thai của bạn, mức độ hoạt động của em bé, và liệu bạn có bất kỳ biến chứng nào khác không.
Trong bất cứ trường hợp nào, con bạn nên được theo dõi rất chặt chẽ bằng các kiểm tra áp lực và siêu âm thường xuyên. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước, đếm số lần đạp của em bé, và thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bé trở nên ít hoạt động hơn.
Tình trạng thiếu ối ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán qua siêu âm. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai.
Một cách khác trong điều trị ít nước ối là bác sĩ truyền dung dịch vào tĩnh mạch cho thai phụ.
Nếu trong 3 tháng đầu: Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
Nếu trong 3 tháng giữa: cũng cần xác được nguyên nhân, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 – 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
Ít nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mối lo ngại chính là lượng chất lỏng sẽ trở nên ít đến mức mà chuyển động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ ép lên dây rốn. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể đặt một ống thông qua cổ tử cung để bổ sung một lượng dung dịch ổn định nước muối sinh lý ấm vào túi ối, giúp giảm nguy cơ chèn ép lên dây rốn. Nếu em bé không thể chịu được quá trình chuyển dạ bình thường một cách an toàn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị mổ đẻ cho bạn.
Thai phụ gặp tình trạng ít nước ối sẽ được truyền dung dịch đường nhằm khôi phục tuần hoàn tử cung rau.
Bác sĩ cũng khuyến cáo để tăng lưu lượng tuần hoàn đến tử cung, tăng nước ối, thai phụ cần uống nhiều nước, có thể uống gấp rưỡi so với bình thường, uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.
Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Máu Ở Bà Bầu trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!