Xem Nhiều 5/2023 #️ Ngạc Nhiên “Lợi Ích Của Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai” # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Ngạc Nhiên “Lợi Ích Của Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai” # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngạc Nhiên “Lợi Ích Của Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai” mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiều người e ngại việc “yêu” trong giai đoạn bầu bí sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại. Có rất nhiều lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai đã được khoa học ghi nhận mà khi nghe tới ắt hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên.

13 lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai

Khi mang thai, bạn có thể không thấy mình sẵn sàng về thể chất và tinh thần cho việc quan hệ tình dục đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, quan hệ tình dục khi mang thai có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kì và cũng giúp cung cố mối quan hệ của vợ chồng bạn.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai như:

1. Thúc đẩy lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể

Trong giai đoạn bầu bí, nhu cầu máu thường gia tăng gấp đôi để đáp ứng được nhu cầu của mẹ và em bé đang phát triển trong bụng. Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu chính là một trong những tác dụng to lớn mà phụ nữ có được khi làm chuyện ấy trong thai kỳ.

Hoạt động tình dục sẽ kích thích cơ thể bạn giải phóng nhiều hormone chịu trách nhiệm thúc đẩy máu lưu thông. Qua đó đảm bảo cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

2. Đạt được cức khoái và sự thỏa mãn cao hơn

Hai loại hormone estrogen và progesterone được giải phóng trong thai kỳ sẽ giúp chị em đạt được cực khoái và sự thỏa mãn cao hơn khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, hormone estrogen còn làm tăng lưu lượng máu đến khu vực xương chậu, kích thích ham muốn và làm tăng độ nhạy cảm ở điểm G.

3. Cải thiện sức mạnh cho cơ sàn chậu

Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của việc “yêu” khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Duy trì thói quen làm chuyện ấy đều đặn sẽ giúp làm săn chắc và cải thiện sức mạnh cho các cơ sàn chậu. Điều này sẽ rất hữu ích cho việc sinh nở sau này.

4. Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể

Hệ miễn dịch của người phụ nữ thường hoạt động kém hiệu quả hơn trong thai kỳ. Bên cạnh việc đảm bảo về chế độ ăn uống và lối sống lạnh mạnh nhằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể thì quan hệ tình dục cũng có thể giúp ích trong chuyện này.

Nghiên cứu đã chỉ ra, quan hệ tình dục khi mang thai có thể làm tăng lượng kháng thể IgA được sản xuất. Nó giúp chị em phòng tránh một số bệnh thường gặp trong thai kỳ như cảm lạnh, cảm cúm theo mùa.

5. Giảm căng thẳng cũng là lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến chị em phụ nữ có nhiều thay đổi về sức khỏe, đặc biệt là về tâm sinh lý. Họ trở nên nhạy cảm hơn và dễ rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm. Quan hệ tình dục sẽ giúp xoa dịu tình trạng này.

Khi hoạt động tình dục, cơ thể sẽ giải phóng nhiều endorphin hơn. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất ở não bộ có vai trò ức chế quá trình truyền tín hiệu đau, cải thiện tâm trạng, mang lại cảm xúc tích cực, hưng phấn cho phụ nữ. Đây chính là lý do vì sao chị em được khuyến khích tiếp tục duy trì chuyện chăn gối đều đặn khi mang thai.

6. Tạo sự gắn kết nhiều hơn giữa hai vợ chồng

Hoạt động tình dục có khả năng làm tăng sản xuất oxytocin. Loại hormone này giữ nhiệm vụ thúc đẩy tình yêu và sự gắn kết giữa các đối tác. Bà bầu thường xuyên quan hệ tình dục sẽ tạo ra mối liên kết mạnh mẽ trong thai kỳ và càng làm tăng tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng.

7. Ổn định huyết áp, giảm thiểu nguy cơ bị tiền sản giật

Bà bầu thường bị tăng huyết áp ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng này thì nguy cơ bị tiền sản giật rất cao. Quan hệ tình dục khi mang thai chính là một giải pháp điều hòa huyết áp tự nhiên, an toàn.

Sở dĩ, việc yêu trong thai kỳ có thể mang đến lợi ích này là nhờ thành phần HLA-G có trong tinh trùng. Loại protein này đã được chứng minh là có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp ở phụ nữ có thai.

8. Làm tăng sự tự tin của phụ nữ

Sự gia tăng cân nặng trong thai kỳ và những thay đổi về ngoại hình khiến nhiều chị em cảm thấy bản thân kém hấp dẫn hơn xưa. Quan hệ tình dục sẽ giúp phụ nữ có cái nhìn tích cực hơn đối với bản thân và duy trì được sự tự tin trong mắt bạn tình và những người xung quanh. Điều này cũng giúp bà bầu tạo ra sự khác biệt về cách mà người khác nhìn nhận về bản thân họ.

9. Kiểm soát bàng quang tốt hơn, hạn chế số lần đi tiểu

Càng về những tháng cuối của thai kỳ, tử cung càng phát triển gây chèn ép lên bàng quang khiến chị em mót tiểu, phải ra vào nhà vệ sinh liên tục. Nước tiểu cũng có thể són ra ngay cả khi cười và hắt hơi.

May mắn thay, quan hệ tình dục có thể giúp cải thiện tình trạng này. Làm chuyện ấy thường xuyên giúp làm tăng sự mạnh mẽ và khả năng co thắt của các cơ ở bàng quang cũng như đường tiết niệu. Qua đó giúp điều hòa dòng nước tiểu, giảm số lần đi tiểu ở bà bầu.

10. “Yêu” khi mang thai giúp chuyển dạ dễ dàng

Quan hệ tình dục trong những tháng cuối của thai kỳ giúp tăng cường hoạt động co bóp của các cơ ở khung xương chậu. Điều này sẽ giúp cổ tử cung mở tốt hơn trong quá trình chuyển dạ, đảm bảo điều kiện tốt nhất để em bé ra ngoài một cách suôn sẻ.

Thậm chí, một số bác sĩ khoa sản còn đề nghị chị em nên quan hệ tình dục trong thời gian gần đến ngày dự sinh để kích thích chuyển dạ.

11. Tăng tốc độ phục hồi sau sinh

Hoạt động tình dục cũng có những lợi ích tương tự như các bài tập kegel. Nó không chỉ giúp tăng cường cơ bắp vùng chậu, thúc đẩy quá trình chuyển dạ mà còn làm tăng tốc độ phục hồi sức khỏe sau sinh.

12. Kiểm soát tốt cân nặng

Quan hệ tình dục sẽ giúp giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa. Nó hoạt động tương tự như một hình thức tập luyện giúp chị em kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai, không để tăng cân quá nhiều.

13. Giúp ngủ ngon hơn

Lợi ích cuối cùng mà quan hệ tình dục mang lại cho bà bầu đó chính là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Khi yêu, não bộ sẽ giải phóng lượng endorphin khiến hệ thần kinh trung ương được thư giãn, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn không?

Việc “yêu” trong giai đoạn bầu bí chỉ thực sự an toàn khi thực hiện đúng cách và có thai kì bình thường. Vậy như thế nào là thai kì bình thường?

Thai kì bình thường chỉ những bà bầu khỏe mạnh, không gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những đối tượng không có nguy cơ bị sảy thai, sinh non. Trường hợp này khi quan hệ thì “cậu nhỏ” dù có thâm nhập vào sâu bên trong âm đạo cũng không thể chạm được đến thai nhi. Cổ tử cung được bít kín bằng một nút nhầy đặc quánh và dày nhằm ngăn chặn không cho tinh dịch cũng như các tác nhân gây bệnh không thể xâm nhập vào bên trong.

Bạn có nguy cơ sảy thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non

Túi ối của bạn có vết rạn nứt hoặc bị rò rỉ nước ối

Bạn bị chuột rút và chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân

Cổ tử cung mở sớm

Bạn mang song thai hoặc nhiều thai cùng lúc

Nhau thai của bạn nằm ở vị trí quá thấp trong tử cung hoặc bị nhau tiền đạo

Hở eo tử cung

Bạn bị viêm phụ khoa hoặc đang mắc các bệnh lý có khả năng lây truyền qua đường tình dục

Bạn có triệu chứng nghi ngờ tiền sản giật như: Huyết áp tăng cao bất thường, phù tay chân, nước tiểu có nhiều protein

Như vậy quan hệ tình dục khi mang thai không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối cho mọi trường hợp. Bạn cần nhận biết được nhu cầu tình dục của bản thân và tình trạng sức khỏe trong thời kỳ mang thai để cân đối, điều chỉnh tần suất quan hệ tình dục cho hợp lý. Đối với các trường hợp có nguy cơ đã được bác sĩ cảnh báo thì nên kiêng cữ tuyệt đối trong thai kỳ.

Điều quan trọng không kém là bạn cần lựa chọn được những tư thế “yêu” an toàn để đạt được tối đa những lợi ích của quan hệ tình dục trong thai kỳ mà không ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Những tư thế quan hệ tình dục an toàn khi mang thai

Với tư thế này cả hai sẽ nằm nghiêng, nữ nằm phía trước, nam ở phía sau và cùng quay về một hướng tương tự như hai chiếc thìa lồng vào nhau. “Cậu nhỏ” tiếp cận với vùng kín từ phía sau nên sẽ không gây áp lực cho ổ bụng. Điều này sẽ giúp hạn chế thấp nhất những tác động từ việc quan hệ đến tử cung.

Tư thế này mang lại cảm giác mới mẻ và cực khoái nhiều hơn cho cả hai. Người vợ nằm quỳ gối để người chồng thâm nhập từ phía sau nên cũng không gây áp lực lên bụng bầu.

Tuy nhiên, tư thế quan hệ kiểu doggie chỉ thích hợp trong những tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối bụng phát triển to hơn thì nên tránh động tác này.

Cả hai cùng nằm áp sát vào nhau theo kiểu mặt đối mặt sẽ làm gia tăng sự gắn bó nhưng vẫn đảm bảo không gây tác động lên phần bụng. Đấng mày râu có thể nằm ngang hoặc thấp hơn so với vợ một chút để quá trình thâm nhập và giao hợp diễn ra dễ dàng.

Ở tư thế quan hệ này, bà bầu đóng vai trò là người cầm cương. Nó có góc thâm nhập sâu và rộng nên sẽ giúp cả hai nhanh chóng lên đỉnh và thỏa mãn sau khi quan hệ. Tuy nhiên với kiểu quan hệ nữ trên nam dưới, bà bầu sẽ bị mất sức nhiều hơn nên chỉ áp dụng với tuần suất vừa phải. Hạn chế áp dụng trong 3 tháng cuối dễ khiến cơ thể mệt mỏi.

Lưu ý khi quan hệ tình dục lúc mang thai

Quan hệ một cách nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi

Giảm dần tần suất quan hệ ở những tháng sau của thai kỳ

Người chồng nên tránh thổi khí vào âm đạo khi quan hệ bằng miệng gây nên hiện tượng thuyên tắc khí. Nó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Không quan hệ tình dục khi mang thai nếu một trong hai người đang mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như Herpes, giang mai, lậu… Mầm bệnh có thể lây lan vào trong bộ phận sinh dục gây ra nhiều biến chứng trong thai kỳ.

Trong tinh dịch của nam giới có chứa prostaglandin – một chất gây kích thích co bóp tử cung mạnh. Ngoài việc cắt giảm số lần quan hệ thì trong những tháng mang thai cuối, tốt nhất người chồng nên mang bao cao su để ngăn không cho tinh dịch tiếp xúc với tử cung làm bé ra sớm.

Trong quá trình quan hệ, nếu bà bầu bị ra máu âm đạo thì cần nhanh chóng tới bệnh viện ngay để xác định rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh sớm hoặc do niêm mạc âm đạo bị tổn thương, chảy máu.

Ngạc Nhiên Trước Lợi Ích Khi Bà Bầu Ăn Xoài

Bà bầu ăn xoài không những vừa kích thích vị giác mà còn giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

1. Bà bầu ăn xoài ngừa thiếu máu

Xoài rất giàu vitamin C và giúp hấp thu sắt tốt hơn. Sắt là khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai nhằm hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào máu. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra ở mẹ bầu sẽ dễ dàng dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ.

2. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Xoài là một trong những loại trái cây cung cấp axit folic tuyệt vời, dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và tủy sống thai nhi. Bà bầu ăn xoài sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai.

Hàm lượng vitamin A có nhiều trong xoài cũng sẽ giúp hình thành răng và xương của thai nhi. Loại vitamin này cũng đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển của mắt và hệ thống miễn dịch, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của tim, phổi và thận.

3. Tăng cường hoạt động tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong xoài giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Phụ nữ ăn xoài khi mang thai cũng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, những vấn đề về tiêu hóa mà phái nữ gặp phải trong giai đoạn đầu bầu bí.

4. Bà bầu ăn xoài giúp bổ sung vitamin C

Vitamin C trong xoài hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng chống lại tác động đến từ các gốc tự do, tác nhân này có thể làm rối loạn sự phát triển của thai nhi và thậm chí dẫn đến ung thư. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C với liều lượng hợp lý cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh non.

5. Ngăn ngừa tiền sản giật

Magiê xuất hiện trong xoài hoạt động như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để cải thiện chứng tiền sản giật. Bên cạnh đó, bà bầu ăn xoài còn bổ sung thêm vitamin E, giúp xây dựng cơ bắp của thai nhi và ngăn ngừa tiền sản giật nguy hiểm có thể xảy đến.

6. Bà bầu ăn xoài trị ốm nghén

Vị thơm mát của xoài không những dễ ăn mà còn giúp đẩy lùi chứng ốm nghén. Vitamin B6 trong loại trái cây này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn giảm buồn nôn khi mang thai.

7. Cân bằng chất lỏng trong cơ thể

Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng lên và cơ thể bạn cần thêm khoáng chất. Xoài chứa các chất điện giải như kali, canxi, magiê và natri, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng. Các chất điện giải sẽ đảm bảo sự ổn định của dây thần kinh, tim, não và các cơ của bạn hoạt động như bình thường.

Theo các chuyên gia, bà bầu nên thưởng thức khoảng nửa quả xoài mỗi ngày. Trong 100g xoài chứa khoảng 13,66g đường là tốt cho thai nhi. Vì thế, không nên ăn quá nhiều xoài trong thai kỳ. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề với bệnh tiểu đường thai kỳ.

Quá Trình Mang Thai Và 10 Điều Khiến Bạn Ngạc Nhiên

Quá trình mang thai và sinh có rất nhiều điều khiến bạn phải ngạc nhiên. Ảnh Internet

1. Bạn cảm nhận được bản năng làm tổ

Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được bản năng làm tổ của mình khi thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón em bé.

Khi mang thai, nhiều phụ nữ rất tích cực trong chuyện dọn dẹp nhà cửa. Ảnh Internet

2. Bạn khó tập trung

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự mệt mỏi cũng như tình trạng ốm nghén khiến bạn thấy tinh thần bị suy nhược. Nhưng ngay cả khi được nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn vẫn có thể thấy rất kho tập trung.

Việc suy nghĩ về em bé sắp chào đời và sự thay đổi hormone là nguyên nhân chính của tình trạng này. Khi có thai thì tất cả mọi thứ bao gồm: công việc, các loại hóa đơn, cả những cuộc hẹn với bác sỹ đều không quan trọng bằng em bé và cuộc sinh nở sắp tới của bạn.

Bà bầu rất khó tập trung nhất là đầu thai kỳ. Ảnh Internet

3. Bạn dễ thay đổi tâm trạng

Nhiều vấn đề trong thai kỳ có tác động đến tâm trạng của bạn. Ngực bạn thì tăng cỡ và trở nên nhạy cảm hơn, hormone thay đổi, sự mệt mỏi, ốm nghén, tăng cân…mọi thứ dễ khiến tâm trạng của bạn thay đổi. Bạn có thể vừa thấy vui vẻ, sau đó lại buồn phiền và chán nản.

Đây là tình trạng bình thường mà phụ nữ mang thai thường trải qua. Bạn sẽ phải đối mặt với nó nhiều nhất ở tam cá nguyệt đầu tiên và gần cuối tam cá nguyệt thứ ba.

Bà bầu rất dễ thay đổi tâm trạng. Ảnh Internet

4. Bạn phải đổi size áo lót

Sự tăng kích thước của bầu ngực là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Ngực bạn lớn dần là do tác động của hormone estrogen và progesterone, và tình trạng này sẽ tiếp diễn trong suốt thai kỳ của bạn.

Ngực bạn cũng có thể lớn hơn do sự tác động của lồng ngực. Vì khi mang thai, phổi của bạn sẽ nở ra để lấy thêm ô xy. Cả hai yếu tố này sẽ khiến bạn phải đổi size áo ngực (có thể là nhiều lần) trong suốt thai kỳ.

Bạn thường xuyên phải thay đổi size áo lót. Ảnh Internet

5. Sự thay đổi của làn da

Trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hormone sẽ ảnh hưởng tới khá nhiều cơ quan, trong đó dễ nhận thấy nhất là làn da.

Khi bạn mang thai , thể tích máu tăng lên để tăng lượng máu cung cấp cho tử cung và các cơ quan, đặc biệt là thận, việc này làm tăng tiết tuyến dầu khiến bạn dễ bị mụn. Bên cạnh đó, các vết tàn nhang hoặc đốm nâu trên da bạn có thể trở nên sẫm màu hơn.

Ngoài ra, một số phụ nữ có thể xuất hiện các mảng màu nâu, vàng được gọi là chloasma hay “mặt nạ thai kỳ”. Một số người thì xuất hiện đường sọc màu tối dưới rốn kéo dài xuống phần bụng dưới, hoặc tăng sắc tố vùng đầu ngực, cơ quan sinh dục ngoài và vùng hậu môn. Tình trạng này là do hormone thai kỳ khiến cơ thể tạo ra nhiều sắc tố hơn.

Sự tăng sắc tố này thường không đồng đều do đó vùng da sẫm màu thường xuất hiện dưới dạng đốm màu sẫm. Tuy việc da bị sạm đi không thể ngăn chặn nhưng việc dùng kem chống nắng có thể giảm mức độ sạm của các đốm này.

Nhiều chị em còn có thể bị nổi mẩn, ngứa, rạn và bong tróc da. Lúc này bác sỹ có thể khuyên dùng kem để làm dịu da khô và ngứa.

Khi mang thai da bà bầu sẫm màu do tăng sắc tố. Ảnh Internet

6. Sự thay đổi của tóc và móng tay

Nhiều phụ nữ có những thay đổi về kết cấu và tăng trưởng của tóc khi mang thai. Hormone thai kỳ sẽ làm cho tóc mọc nhanh và ít rụng hơn. Một số người có thể mọc lông ở những vị trí không mong muốn như mặt, bụng hay quanh đầu vú. Sự thay đổi kết cấu tóc làm cho tóc trở nên khô hoặc dầu hơn, thậm chí đổi màu. Tuy nhiên những thay đổi này không phải là vĩnh viễn. Khá nhiều chị em bị rụng tóc sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú.

Tương tự như tóc, móng tay và chân của bạn cũng có thể thay đổi kết cấu trong thai kỳ. Chúng có thể trở nên cứng hoặc mềm hơn dẫn đến tình trạng dễ xước hoặc gãy. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay, chân và hạn chế các loại hóa chất cũng như sơn móng tay.

Tóc và móng tay cũng có những thay đổi rất dễ thấy khi mang thai. Ảnh Internet

7. Sự thay đổi kích cỡ giày

Thông thường, lượng chất lỏng tăng lên khi mang thai dễ khiến chân của bạn bị phù hoặc sưng to hơn bình thường, vì vậy có rất nhiều khả năng bạn phải đổi size giày khi có em bé. Những loại giày, dép, sandal trệt và hở mũi sẽ khiến bạn dễ chịu hơn so với các loại giày bít mũi.

Giày dép trệt là người bạn đồng hành với bạn mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai. Ảnh Internet

8. Bạn cần cẩn thận hơn khi vận động

Khi mang thai, cơ thể bạn tạo ra hormone relaxin để chuẩn bị vùng xương mu và cổ tử cung cho việc sinh nở. Hormone này làm lỏng các dây chằng trong cơ thể khiến bạn dễ bị mất thăng bằng và bị thương hơn. Đặc biệt đối với sự vận động ở các khu vực khớp xương chậu, lưng dưới và đầu gối. Vì vậy, khi tập thể dục hoặc nâng vật gì đó, bạn cần phải nhẹ nhàng, chậm rãi tránh hoạt động quá đột ngột để tránh bị thương.

Bạn dễ bị thương hơn khi mang thai nếu vận động mạnh, vì vậy ngay cả tập thể dục cũng phải rất cẩn thận. Ảnh Internet

9. Tình trạng giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón

Giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón là những tình trạng khá thường gặp khi mang thai do tác động của hormone thai kỳ.

Giãn tĩnh mạch : Khi mang thai, tình trạng giãn tĩnh mạch thường thấy ở khu vực chân và vùng sinh dục, khi các mạch máu bị giãn rộng gây khó chịu thậm chí ngứa và đau. Để giúp hạn chế tình trạng này, bạn nên mặc quần áo rộng, đeo ống hỗ trợ, kê cao chân khi ngồi và tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Trĩ : cũng là một dạng của giãn tĩnh mạch nhưng xảy ra ở trực tràng. Đây là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Vì lượng máu tăng và sự tăng kích thước của tử cung gây áp lực lên vùng chậu của bạn. Từ đó, các tĩnh mạch trong trực tràng có thể bị tác động và giãn ra gây trĩ. Bệnh trĩ gây ngứa, đau, khó chịu hoặc chảy máu khi bạn đi đại tiện.

Táo bón : cũng là một trong những tình trạng rắc rối phổ biến của thai kỳ. Do hormone thai kỳ mà quá trình tiêu hóa của bạn bị chậm lại. Đồng thời tử cung lớn dần gây áp lực lên ruột già làm cho bạn khó đi vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên bệnh trĩ trong thai kỳ.

Bà bầu dễ bị giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai. Ảnh Internet

10. Những thứ thoát ra khỏi cơ thể khi bạn chuyển dạ

Có thể bạn đã trụ vững qua tất cả những bất ngờ đã kể trên, nhưng mọi thứ vẫn chưa kết thúc. Vì ngày bạn sinh con có lẽ sẽ đem đến những bất ngờ lớn nhất cho cuộc đời bạn.

Khi bạn bắt đầu hoặc đang chuyển dạ, bạn có thể bị vỡ ối (chất lỏng bao quanh thai nhi trong thai kỳ), nước ối có thể chảy ra nhiều và đột ngột hoặc chỉ nhỏ giọt (phụ thuộc vào vị trí đầu em bé). Hoặc đôi khi bác sỹ phải chọc vỡ ối nếu tử cung đã mở đủ.

Trong quá trình chuyển dạ, bạn còn có thể buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, hoặc xì hơi vì trong giai đoạn này, bạn thường bị mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Bạn có thể trao đổi trước với cơ sở y tế nơi bạn sinh con hoặc bác sỹ đỡ đẻ hoặc y tá, để được trợ giúp đối với các tình trạng này, cũng như những vấn đề khác của quá trình sinh nở.

Khi sinh nở bạn có thể gặp rất nhiều vấn đề với những thứ thoát ra khỏi cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được. Ảnh Internet

Bạn thấy đấy, quá trình mang thai và sinh nở mang đến cho bạn vô số điều bất ngờ. Nó có thể khiến bạn thấy thú vị, vui vẻ hoặc cũng có thể khó chịu, đau đớn. Nhưng sau tất cả, không điều gì ngọt ngào và gây bất ngờ lớn hơn cảm giác khi ôm một sinh linh bé bỏng mới chào đời trong vòng tay, phải không bạn.

Theo Kid’s Health Lily Nguyễn lược dịch

Bố Mẹ Ngạc Nhiên Trước Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi

Sự thay đổi của thai nhi 34 tuần tuổi

Sang tuần thai 34, em bé của bạn đã nặng khoảng 2,2kg và cao khoảng 45cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện. Từ tuần này em bé của bạn sẽ liên tục tăng cân cho đến lúc bạn chuyển dạ. Toàn thân bé bao phủ bởi một lớp lông mềm, nó giúp bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.

Biến đổi của thai nhi 34 tuần tuổi.

Lúc này, thai nhi đã xoay ngược đầu xuống dưới cổ tử cung của bạn rồi. Xương hộp sọ của thai nhi vẫn chưa gắn kết thực sự với nhau, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau để bé có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung của mẹ. Các phần xương khác trong cơ thể của bé đang ngày càng cứng cáp. Thận cũng như toàn bộ các cơ quan khác đều trên đà phát triển và hoàn thiện các chức năng. Gan của bé đã bắt đầu thải độc.

Khi đi siêu âm, nếu may mắn, bạn có thể nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình đang mỉm cười. Tuy nhiên những lần này rất hiếm hoi, và sẽ quay trở lại khi bé chào đời khoảng 4-6 tuần. Một số vết chàm sẽ xuất hiện trên mặt, mông bé. Nguyên nhân là do sự thay đổi bất thường của một số tế bào trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 34

Ngày thứ 232: Bạn có bao giờ lo nghĩ rằng không biết cơ thể sẽ điều tiết kịp thời không khi mà bé lớn rất nhanh vào khoảng thời gian này. Vậy bé có lo lắng giống bạn không nhỉ?

Mẹ làm cho bé: Nếu nhà có nuôi các vật nuôi nhỏ như mèo, chó, chuột hamster… thì bạn cần chích ngừa bệnh cho chúng trước khi bé chạm vào chúng. Có nhiều tờ báo ca ngợi việc vật nuôi tìm được trẻ đi lạc, tuy nhiên điều đó chỉ để nhắc nhở bố mẹ cần giám sát chặt chẽ con cái mình hơn mà thôi.

Ngày thứ 233: Thận cũng như toàn bộ cơ thể đều trên đà phát triển và hoàn thiện các chức năng.

Mẹ làm cho bé: Nếu bạn chưa đọc tài liệu hướng dẫn cho con bú sữa mẹ, chăm sóc bé sơ sinh, giúp bé ngủ, thủ thuật sinh mổ, làm chủ cơn đau khi “lâm bồn” hoặc bất kỳ những vấn đề lớn về mang thai, sinh nở khác, thì đây chính là khoảng thời gian lý tưởng để làm điều ấy. Hoặc bạn cũng có thể đọc những cuốn sách thai giáo cho bà bầu để có phương pháp dạy con đúng đắn nhất. Tham khảo bài viết: Sách thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ.

Ngày thứ 234: Gan của bé bắt đầu thải độc.

Mẹ làm cho bé: Ở trong bụng mẹ, bé uống nước ối, chất thải và vài thứ nữa. Cơ thể của bé đến thời điểm này đã có thể tự lọc chất bẩn được. Những chất thải này vẫn ở lại trong ruột 24 giờ sau khi sinh. Khi nó dày lên và có màu xanh thì gọi là phân su, đó là dấu hiệu cho biết ruột bé hoạt động tốt.

Ngày thứ 235: Bé bây giờ vươn ra ngoài tử cung nhiều hơn là nằm yên trong túi ối.

Mẹ làm cho bé: Bạn chuẩn bị gom địa chỉ bạn bè, người thân lại để có thể gửi email thông báo ngày trọng đại (ngày bé chào đời).

Ngày thứ 236: Cân nặng của bé đến thời điểm này là 2.5 -2.7kg.

Mẹ làm cho bé: Bạn sẽ phải siêu âm lần cuối xem vị trí của thai nhi như thế nào, ước lượng kích cỡ của bé.

Ngày thứ 237: Bé đang phát triển tốt, ngủ nhiều và thức dậy cũng nhiều. Bé cũng có 4 trạng thái: ngủ động, ngủ tĩnh, thức tĩnh và thức động.

Mẹ làm cho bé: Hãy tranh thủ chuẩn bị gửi thông báo cho bè bạn và họ hàng khi bé đã chào đời. Chuẩn bị ngay bây giờ vì sau sinh bạn sẽ không có nhiều thời gian nữa.

Ngày thứ 238: Kháng thể chống lại bệnh tật và miễn nhiễm sẽ chạy trong máu bé và dịch ối nữa.

Mẹ làm cho bé: Để bảo vệ bé khỏi các loại vi trùng, vi khuẩn, tốt nhất là nên rửa tay khi ẵm bé, hãy yêu cầu những người thân, bè bạn cũng cần làm thế khi họ bế bé.

Những biến đổi cơ thể mẹ khi bé 34 tuần tuổi

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”.

Nếu bạn từng cảm thấy rất mệt mỏi thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà.

Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Những thay đổi sinh lý của bạn khi thai nhi 34 tuần

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Bố mẹ hãy tận hưởng thời gian trước khi “vượt cạn”.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Nếu mẹ bầu xuất hiện cảm giác thèm ăn vặt, đừng lo lắng hay băn khoăn liệu rằng bạn có nên hạn chế chúng lại không? Hãy tự do ăn những gì mà mình thích bởi đây là thời điểm bạn cần bồi bổ sức khỏe cho giai đoạn nước rút. Hãy chọn những món giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C như khoai tây nướng, súp lơ… Ngoài ra bạn có thể dự trữ một ít đồ ăn vặt này trong tủ lạnh, khi nào cảm thấy đói thì hâm nóng chúng lên và bạn có thể ăn ngay.

Khoai tây – món ăn dinh dưỡng cho bà bầu tuần 34.

Bổ sung các loại dưỡng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin A, B, C, D, E…giúp mẹ và bé có một cơ thể khỏe mạnh, chuẩn bị cho những ngày khó khăn trước mắt.

Tình trạng nổi các mẩn ngứa trên da vẫn xuất hiện. Mặc dù các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay này không gây hại cho mẹ và bé, nhưng chúng gây cho mẹ cảm giác khó chịu, bức bối.

Triệu chứng khó chịu cho bà bầu tuần thứ 34.

Triệu chứng phù nề, giãn tĩnh mạch vẫn luôn luôn thường trực khiến mẹ cảm thấy thật sự kiệt sức, mệt mỏi.

Bố mẹ nên cùng nhau luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đến các lớp học tiền sản để chia sẻ những kiến thức sinh đẻ hoặc nuôi dưỡng con nhỏ. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi một số kinh nghiệm như để giảm bớt cơn đau trong lúc chuyển dạ, bạn hãy nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó hoặc như khi sinh con bạn nên ăn rau ngót để sạch nhau…

Món rau ngót cho các bà bầu sau sinh.

Câu hỏi 2: Tôi nên làm gì khi đến bệnh viện?

Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, trong đó có thể bao gồm bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu bạn chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký khi bạn tới đó. Nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết.

Một y tá có thể dẫn bạn thẳng đến phòng sinh và giao bạn lại cho một y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở. Nếu chưa chắc chắn bạn đã trong quá trình chuyển dạ tích cực hoặc cần được nhập viện vì lý do nào đó, cô ấy rất có thể sẽ đưa bạn sang phòng kiểm tra trước. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tình hình để xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.

Y tá sẽ yêu cầu bạn một mẫu nước tiểu và bảo bạn thay quần áo. Sau đó cô ấy sẽ kiểm tra các dấu hiệu quan trọng của bạn, hỏi xem các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào và cách xa nhau thế nào, xem nước ối đã vỡ hay chưa và xem bạn có bị chảy máu âm đạo hay không. Cô ấy cũng sẽ muốn biết xem em bé của bạn có cử động hay không, mới đây bạn có ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt cũng như nhịp tim của bé. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ – và bạn và con vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Còn nếu không, bạn sẽ được cho nhập viện.

Câu hỏi 3: Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn nhập viện?

Bạn sẽ được lấy máu (để xác định nhóm máu của bạn và dùng cho một số mục đích khác) và có thể lắp ống truyền tĩnh mạch. Bạn chắc chắn sẽ cần một ống truyền tĩnh mạch để được truyền thuốc kháng sinh nếu kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B, để được truyền nước nếu bạn không thể uống nước được, nếu bạn muốn gây tê cột sống hay màng cứng, nếu bạn cần oxytocin (Pitocin), hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào.

Y tá hay bác sĩ của bạn cũng sẽ hướng dẫn, chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng cũng như nơi mà chồng bạn có thể lấy đá cho bạn. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế đu đưa, khăn mát hay một chiếc chăn khác, hoặc hỏi nốt bất cứ câu hỏi nào còn sót lại.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc đăng ký trước tại bệnh viện. Nếu bạn đã chuẩn bị xong các giấy tờ thủ tục thì sẽ không phải lo lắng gì về nó trong ngày quan trọng nữa.

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.

Vậy là các mẹ đã biết thai nhi tuần thứ 34 có những thay đổi gì chưa? Hãy ghi nhớ những thông tin mình cung cấp ở trên để đảm bảo trẻ có sự phát triển tốt nhất. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 35 tuần tuổi

Bà Mẹ Khiến Giới Chuyên Gia Ngạc Nhiên: Vừa Đón Cặp Song Sinh Chào Đời Được 1 Năm Lại Biết Tin Mình Mang Thai Đôi Lần Nữa

Sinh đôi đã là chuyện hiếm, mà sinh ra 2 cặp song sinh liên tiếp nhau lại càng hiếm gặp hơn nữa. Theo ước tính của các chuyên gia, trong 700.000 người, mới có 1 mẹ sinh được 2 ca sinh đôi liên tiếp nhau. Và bởi vì đây là trường hợp cực kỳ hiếm hoi nên cặp vợ chồng Gina Shelton (30 tuổi) và Olie Lloyd (33 tuổi) đến từ Telford, Shropshire (Anh) đã gây chấn động khi họ sinh liền 2 cặp song sinh. Cặp đôi vừa chào đón cặp song sinh 2 bé trai Arlo và Alby chỉ 3 năm sau khi 2 chị gái sinh đôi Niamh và Esme chào đời. Trước đó, hai vợ chồng này đã có 1 bé gái đầu lòng là Phoebe, nâng tổng số con lên 5 bé.

Bà mẹ Gina nói: “Chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sinh đôi, nhưng khi mang thai các bé gái, tôi thường xuyên bị mệt nên mọi người xung quanh đoán rằng tôi sẽ sinh đôi. Trong phòng chờ siêu âm ở bệnh viện, Olie và tôi đều đang nhìn chiếc xe ô tô và Olie cứ nói đùa rằng “Quên đi, chúng ta sẽ cần một chiếc xe buýt!”.

“Chúng tôi đã khóc vì hạnh phúc khi biết mình có thêm 2 cô con gái song sinh nhưng khá hoảng loạn bởi khi đó gia đình đang sống trong một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ngủ. Một năm sau, chúng tôi phát hiện ra mình lại có thêm một cặp sinh đôi nữa. Thật không thể tin được điều đó lại xảy ra”.

Được biết, cả hai bên gia đình Gina và Olie đều không có ca sinh đôi nào, và cả hai lần song sinh của Gina đều được thụ thai một cách tự nhiên, khiến cho không chỉ vợ chồng cô mà tất cả mọi người ai cũng rất ngạc nhiên về việc DNA của họ gặp rắc rối kép.

Các bác sĩ nói rằng cơ hội để có hai cặp sinh đôi liên tiếp mà không có em bé sinh đơn xen giữa được ước tính với xác suất 1/700.000 người, và rất là khó để thực hiện được điều này. Song đối với vợ chồng Gina thì mọi chuyện thật dễ dàng, họ chỉ mất bốn tháng cố gắng thụ thai tự nhiên mỗi khi họ muốn sinh thêm con.

Gina kể: “Khi chúng tôi gọi cho ông bà để nói với họ rằng họ có thêm 2 đứa cháu nội sinh đôi nữa thì bố mẹ chồng tôi đã không tin. Thậm chí, khi tôi cho ông bà xem giấy siêu âm, ông bà còn cho rằng chúng tôi lừa họ bằng tờ siêu âm của Niamh và Esme. Bố mẹ chồng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang đùa”.

“Còn bây giờ đi đâu chúng tôi cũng đưa 5 đứa trẻ theo cùng, và tôi rất vui khi thấy biểu cảm ngạc nhiên của mọi người xung quanh. Là cặp song sinh giống hệt nhau, Niamh và Esme nhận được rất nhiều sự chú ý mỗi lần đi ra ngoài và khi mọi người nhìn đến 2 cậu nhóc nhỏ thì họ như kiểu không thể tin được vào mắt mình”.

Hiện tại, hai vợ chồng Gina hàng ngày phải xoay như chong chóng để chăm sóc cho các con của mình. Họ ước tính vui là có thể họ đã phải thay tã cho các con khoảng 5.550 lần rồi.

Gina chia sẻ: “Tôi đã lo lắng rằng mình sẽ không thể chăm sóc được cho Phoebe khi Niamh và Esme lớn lên, nhưng thực sự không phải như thế. Trong khi cặp song sinh chơi với nhau thì Phoebe và tôi sẽ cùng nhau trò chuyện và chơi đùa vì chúng tôi không hiểu được cách nói chuyện và chơi của 2 cô bé song sinh.

Niamh và Esme sẽ nói gì đó với nhau và cười phá lên một cách cuồng loạn trong khi Olie và tôi đứng nhìn và cố gắng tìm xem con mình cười vì cái gì. Những đứa trẻ sinh đôi rất gần gũi, yêu thương nhau và tôi chắc chắn hai chàng trai nhỏ của tôi cũng sẽ như thế”.

Nguồn: Metro, Dailymail

Bạn đang xem bài viết Ngạc Nhiên “Lợi Ích Của Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai” trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!