Xem 24,453
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho Khan Tiếng ? mới nhất ngày 26/05/2022 trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 24,453 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Có nhiều dạng ho, với mỗi loại thì căn nguyên gây ra lại khác nhau. Đối với trường hợp trẻ bị ho khàn tiếng thì có thể xuất phát từ việc bé vui đùa quá nhiều, nói lớn và la hét, khóc nhiều khiến thanh quản bị tổn thương. Hoặc dị ứng với khói thuốc lá, hít phải phấn hoa, môi trường nhiều khói bụi,…
Bác sĩ Thúy cũng cho rằng: Chứng ho khan tiếng ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh viêm phù thanh quản. viêm sung phế quản, hen suyễn,… nếu kèm theo các bất thường khác như: Trẻ ho từng cơn, thường xuyên tái phát; thở khò khè; khó thở, sốt cao,… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị ho khan tiếng
Đa số các trẻ bị ho khàn tiếng không có gì nghiêm trọng, thông thường nếu biết cách xử lý thì sẽ khắc phục được nhanh chóng.
- Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá.
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh cho trẻ uống nước có gaz, dùng đồ ăn thức uống lạnh.
- Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng sạch sẽ; vệ sinh thân thể, đặc biệt là vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Nhớ giữ ấm cơ thể bé nếu thời tiết lạnh. Tuyệt đối không mở nhiệt độ điều hòa quá thấp, sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và ngoài nhà cũng có thể khiến bé bị khản tiếng, ho nhiêu hơn hoặc bị cảm lạnh.
- Khuyên trẻ tránh la hét, hạn chế nói.
+ Áp dụng mẹo trị ho khan tiếng theo dân gian:
- Dùng siro quất và mật ong hoặc quất hấp đường phèn trị ho cho bé. Cách làm siro quất trị ho cho bé an toàn ở đây ↵
- Cho trẻ uống nước cốt chanh trộn mật ong.
- Uống lòng trắng của quả trứng gà.
- Ăn cháo gừng,…
Bạn cũng nên thận trọng, nếu trẻ bị ho cấp tính kèm theo co thắt, thở khò khè, tím tái, sốt cao, nôn ói, ho khàn tiếng kéo dài không có dấu hiệu giảm, sút cân,… thì không nên coi thường mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ hoặc chậm trễ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
(Bs chuyên khoa Tai mũi họng Trần Thanh Thúy)
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho Khan Tiếng ? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!