Xem Nhiều 5/2023 #️ Nên Cho Bé Nghe Nhạc Từ Tháng Thứ Mấy, Cần Lưu Ý Những Điều Gì # Top 11 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Nên Cho Bé Nghe Nhạc Từ Tháng Thứ Mấy, Cần Lưu Ý Những Điều Gì # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Cho Bé Nghe Nhạc Từ Tháng Thứ Mấy, Cần Lưu Ý Những Điều Gì mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Vì sao nên cho bé nghe nhạc khi còn nằm trong bụng mẹ

1.1. Kích thích trí não, sự ghi nhớ của thai nhi

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba thai nhi phát triển như thế nào? Các giác quan và hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi lúc này thường đặc biệt nhạy cảm với những kích thích và có nhiều bé sẽ phản ứng với các kích thích này. Theo một nghiên cứu chứng minh rằng cho bé nghe nhạc khi mang thai có thể thúc đẩy trí thông minh, khả năng thể hiện cảm xúc và sức sáng tạo của trẻ.

Khi nào cho bé nghe nhạc trong bụng mẹ? (Nguồn: npr.org)

1.2. Tăng kết nối cảm xúc giữa mẹ và bé

Việc cùng nghe những bản nhạc giai điệu du dương và nhẹ nhàng cũng là cách tối giản nhất để tăng sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé.

1.3. Giúp mẹ và bé cùng thư giãn, giảm stress

1.4. Giúp trẻ thông minh và phát triển trí não hơn

Âm nhạc cũng có sự ảnh hưởng tích cực đến não bộ, giúp việc mở rộng cảm nhận và nhận thức bằng các giác quan của trẻ. Theo một số ý kiến cho rằng thai nhi nghe nhạc khi còn đang nằm trong bụng mẹ cũng giúp trẻ học giỏi về toán cũng như tăng khả năng sáng tạo hơn.

2. Bố mẹ nên cho bé nghe nhạc từ tháng thứ mấy

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh từ tuần thai 16 thì bé đã có thể cảm nhận những âm thanh ở bên ngoài. Vậy khi nào cho bé nghe nhạc trong bụng mẹ là thích hợp nhất? Theo đó, tuần thứ 20 thai kỳ là giai đoạn lý tưởng để bắt đầu cho trẻ làm quen với âm nhạc. Bởi trong giai đoạn này, các tế bào thính giác đã phát triển, đặc biệt là các tế bào tại vùng cung mang ở hai bên tai. Khi đến tháng thứ 7 thì những tế bào thần kinh ở thính giác của trẻ sẽ gần như là hoàn chỉnh và thai nhi sẽ cảm thụ được rõ âm thanh hơn. Phụ huynh có thể cho bé nghe nhạc từ thời điểm này đến lúc bé được 1 tuổi.

3. Cho bé nghe nhạc khi mang thai cần lưu ý gì

3.1. Khi nào cho bé nghe nhạc trong bụng mẹ tốt nhất trong ngày

Ngoài việc nên cho bé nghe nhạc từ tháng thứ mấy thì thời gian trong ngày lý tưởng để nghe nhạc là vào lúc nào? Mẹ cần biết rằng thai nhi thường sẽ ngủ khi mẹ hoạt động và thức dậy khi mẹ đang thư giãn. Bởi vậy, mẹ nên chọn giai đoạn thư giãn để nghe nhạc chính là lúc bé thức giấc, bởi thời điểm này bé có thể cảm nhận âm nhạc tốt hơn từ mẹ.

3.2. Bé nghe bao nhiêu lâu thì đủ

Thời gian nghe nhạc thích hợp sẽ không nên quá 20 phút trên một lần. Trong một ngày mẹ có thể cho bé nghe khoảng từ 2-3 lần.

3.3. Mức âm lượng nào phù hợp

3.4. Lựa chọn loại nhạc phù hợp

Âm nhạc cổ điện chính là sự lựa chọn không thể nào phù hợp hơn bởi sở hữu giai điệu du dương, nhẹ nhàng với tiết tấu dịu êm làm mẹ và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể tham khảo một số bản nhạc của Beethoven, Mozart, Vivaldi, bản đồng dao, hát ru,… Cần chọn lọc thể loại Rap hoặc Rock nếu muốn nghe vì có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ của bé và tâm tính trẻ sẽ không được ổn định.

3.5. Mẹ bầu luôn giữ tâm trạng thật tốt trong suốt thai kỳ

Điều quan trọng nhất và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi chính tâm trạng từ người mẹ. Nếu thường xuyên gặp tình trạng áp lực, căng thẳng trong thai kỳ sẽ khiến bé phát triển không được hoàn thiện. Vì những lẽ đó, bên cạnh bồi bổ dưỡng chất đầy đủ cho mẹ bầu thì việc bồi đắp tinh thần cũng là điều quan trọng không kém và âm nhạc chính là thứ có thể hoàn toàn hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Bà Bầu Uống Nước Dừa Từ Tháng Thứ Mấy? Cần Lưu Ý Những Gì?

Bất kỳ bà bầu nào đều biết rằng uống nước dừa khi mang thai tốt cho bà bầu nhưng uống vào khoảng thời gian nào không phải ai cũng hiểu rõ.

Khá nhiều bà bầu nghĩ rằng nước dừa tốt nên sinh ra lạm dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và chính các mẹ. Vậy bà bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ mấy? Mỗi ngày uống bao nhiêu là đủ?

Bài viết này mecaibap sẽ chia sẻ chi tiết về tác dụng của nước dừa với bà bầu để các mẹ hiểu rõ về thức uống này, từ đó biết cách sử dụng đúng và hiệu quả nhất.

Vì sao nước dừa tốt cho mẹ & bé?

Dừa là loại quả rất phổ biến tại Việt Nam và là thức uống không thể thiếu khi hè đến. Đối với bà bầu, nước của loại quả này được mệnh danh là thứ “nước vàng” giúp bé và mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Nước dừa là nguồn cung cấp nước chất lượng nhất cho bà bầu, vừa đảm bảo độ tinh khiết, vừa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng – Mẹ Bầu có nên uống hay không?

Trong nước dừa có chứa chất điện phân cho cơ thể, các phân tử phốt pho, natri, kali giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trọng và phòng mất nước. Trong nước dừa còn chứa sắt, vitamin C, B1, B2, B3, B6, canxi, folate, kẽm, magie rất tốt cho cả thai phụ và thai nhi.

1. Đối với thai nhi

Tăng tốc độ tăng trưởng, cung cấp các chất dinh dưỡng, dưỡng ẩm cho bé, nước ối và cấp nước.

2. Đối với bà bầu

Lợi tiểu bởi trong nước dừa chứa nhiều khoáng chất (kali, magie) giúp loại bỏ độc tố, làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa nguy cơ sinh non.

Bổ sung chất điện phân cần thiết như kali, canxi, natri, phốt pho giữ nước cho cơ thể mẹ. Những chất này giúp điều chỉnh độ PH, cân bằng chất lỏng, duy trì huyết áp.

Nhiều mẹ băn khoăn không biết bà bầu có nên uống nước dừa khi táo bón. Đây chính là loại thần dược đặc trị táo bón và ợ nóng bởi trong nước dừa có hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, trung hòa axit tự nhiên, giải độc cơ thể, giảm triệu chứng ợ nóng và cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.

Nước dừa còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở mẹ bầu. Như đã nói ở trên, nước dừa có chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho thai phụ. Đặc biệt, axit lauric trong nước dừa giúp chống lại virus monolaurin, loại virus này gây nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm cho bà bầu.

Trong nước dừa còn chứa ít calo, hàm lượng chất béo và đường thấp nên các mẹ dù uống thường xuyên cũng không lo bị tăng cân nhanh hay tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy?

Theo các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên bắt đầu uống nước dừa từ tháng thứ 4 trở đi. Thời điểm này thai nhi đã ổn định, cơ thể mẹ cũng đã dần thích nghi được sự biến đổi của cơ thể, sức khỏe ổn định hơn và thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ nên bà bầu hãy uống nước dừa thường xuyên.

1. Bà bầu có nên uống nước dừa 3 tháng đầu?

Trong Đông y, nước dừa là loại thảo dược có tính hàn nên trong 3 tháng đầu tiên, cơ thể bà bầu đang phải trải qua rất nhiều sự thay đổi, chưa thể thích ứng kịp, tính hàn của nước dừa sẽ làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu có nên uống nước dừa 3 tháng đầu thai kỳ

Ngoài ra, trong nước dừa có hàm lượng chất béo nhất định dễ gây khó tiêu, đầy bụng, nhất là những bà bầu bị ốm nghén và hay gặp các vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống nước dừa vào 3 tháng đầu, đặc biệt là dừa xiêm.

​2. Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa hay không?

Theo các bác sĩ, nước dừa đặc biệt tốt đối với thai phụ 3 tháng cuối bởi giúp cho việc tuần hoàn máu của thai nhi diễn ra tốt hơn và giúp gia tăng nước ối.

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa còn giúp bé sau khi sinh được sạch sẽ và có làn da trắng hồng.

Một số món ăn từ dừa cho bà bầu

Ơ phần này Mẹ Bắp sẽ chia sẻ thêm một số món ngon từ nước dừa để các mẹ không bị ngán khi uống nước dừa thường xuyên, nhất là những mẹ có khẩu vị thay đổi thất thường.

Nước dừa tắc thơm ngon cho bà bầu

Nguyên liệu: dừa tươi, tắc (quất)

Cách làm:

Dừa bổ lấy nước rồi nạo lấy phần cùi non, tắc rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho nước dừa, cùi dừa vào cốc, vắt nước tắc cho vào cùng cho đến khi đạt được độ chua như muốn, thêm một vài lát tắc thái mỏng vào để tạo mùi thơm mát, dịu cho nước dừa.

Thạch rau câu trái dừa thơm mát cho bà bầu

Nguyên liệu: 3g bột thạch rau cau dẻo, 1 trái dừa xiêm, 50g đường, 25ml nước cốt dừa

Cách làm:

Trộn 2g bột thạch rau câu với 30g đường. Đun sôi 2/3 nước dừa rồi cho hỗn hợp bột thạch đã trộn đường vào khuấy đều,tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ thạch vào trái dừa đã lấy nước. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút để thạch đông lại.

Trộn phần bột thạch và đường còn lại với nhau, đun sôi nước dừa còn lại lên rồi cho bột thạch đó vào khuấy đều và cho nước cốt dừa vào, tắt bếp. Đổ phần thạch cốt dừa này lên trên phần thạch dừa đã được làm đông trước đó, để nguội rồi cho vào tủ lạnh làm đông.

Nguyên liệu: 2 bát nước dừa, 1 bát cùi dừa

Cách làm:

Cho nước dừa vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi nước dừa sôi già. Cho cùi dừa và nước dừa vào xay mịn. Đổ hỗn hợp này vào túi vắt, vắt lấy nước. Cho phần nước sữa dừa vừa vắt được vào chai kín, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Một số câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu

1. Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Bất kỳ một loại thực phẩm hay nước uống nào dùng nhiều đều không tốt, phản tác dụng, nước dừa cũng không ngoại lệ. Câu hỏi đặt ra là uống bao nhiêu nước dừa là đủ. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng sức khỏe của từng thai phụ.

Đối với các bà bầu nước ối bình thường, sức khỏe tốt thì mỗi ngày nên uống 1 trái dừa. Tuyệt đối không nên dùng nước dừa thay cho nước lọc, nó sẽ gây đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Bà bầu nên bổ sung nước thông qua nhiều cách: nước lọc, nước canh, nước trái cây. Đối với những mẹ bầu ít nước ối thì nên uống từ 2 đến 4 trái dừa mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng thiếu ối.

2. Bà bầu uống nước dừa buổi tối có tốt không?

Bà bầu có nên uống nước dừa vào buổi tối không?

Khi uống nước dừa vào buổi tối, bà bầu sẽ bị tiểu đêm nhiều lần, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, mệt mỏi, chuột rút. Đặc biệt là bà bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ thì tiểu đêm là cực hình.

Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng, vừa giúp bà bầu thoải mái, vừa giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

3. Bà bầu huyết áp thấp có nên uống nước dừa

Nước dừa thuộc tính âm, có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm cơ, yếu gân, hạ huyết áp nên những bà bầu bị huyết áp thấp không nên uống nước dừa.

Khi mang thai, bà bầu thường thiếu sắt, huyết áp không ổn định nên trước khi bổ sung nước dừa cho cơ thể, các mẹ bầu nên theo dõi, thăm khám đều đặn, thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và tình hình huyết áp.

Tạm kết

Mang Thai Tháng Thứ 5 Những Điều Cần Lưu Ý

Ở giai đoạn Mang Thai Tháng Thứ 5 sẽ có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc và ngoại hình, đây cũng là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi như :

Não bộ phát triển mạnh , vòng đầu tăng kích thước gấp nhiều lần so với tháng 4

Hoàn thiện các chức năng của tế bào thần kinh, hình thành hầu hết các xúc giác cảm xúc, mắt và lông mày đã phát triển. Cơ quan xúc giác phát triển mạnh mẽ

Thai nhi sẽ thỉnh thoảng đạp mạnh, cân nặng của thai nhi cũng tăng lên đều.

Giai đoạn Mang Thai Tháng Thứ 5 cần chú ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bà bầu hiểu rõ hơn để chuẩn bị tốt nhất cho thai nhi của mình:

Chế độ dinh dưỡng khi Mang Thai Tháng Thứ 5:

Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 5 nhất thiết phải có cá, thịt, trứng, rau và gan động vật…

Bổ sung lượng calo cần thiết từ các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, canxi. Quan trọng trong bữa ăn hàng ngày nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đường và phụ gia và carbohydrate đơn cần phải tránh.

Bổ sung nước ngọt tự nhiên như nước ép mía, nước ép xoài có chứa carbohydrate lành mạnh và chất xơ. Đây là nguồn thực phẩm giúp tăng cường sức khoẻ và cải thiện tình trạng cơ thể.

Không nên ăn thịt nạc hoàn toàn hoặc chưa nấu chín, hải sản. Ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều protein như ngũ cốc, cá, gan động vật….

Tránh xa thực phẩm đóng hộp, rượu, thuốc lá, nước uống có ga vì chúng có thể gây biến chứng cho thai nhi

Hạn chế ăn các loại dầu thực vật , bơ có chứa nhiều chất béo bão hòa vì giai đoạn Mang Thai Tháng Thứ 5 Bà Bầu tăng cân rất nhanh.

Một người phụ nữ có trọng lượng và chiều cao trung bình cần khoảng 200gram ngũ cốc nguyên hạt, 190 gam protein, 8 muỗng cà phê dầu thực vật, 3 ly sữa, 5 ly nước ép trái cây và rau hàng ngày trong tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ

Mang Thai Tháng Thứ 5 Nên Tăng Bao Nhiêu Cân:

Thông thường trong suốt quá trình thai kỳ các bà bầu nên tăng từ 10 đến 12kg vậy nên bắt đầu từ tháng thứ 5 bà bầu nên ăn uống theo đúng chế độ dinh dưỡng và tăng cần ở mức cần thiết. Một số trường hợp Mang thai tháng thứ 5 mà vẫn không tăng cân điều này không tốt chút nào.

Trong tháng này bạn có thể lên được khoảng 0,5kg mỗi tuần. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 3kg

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5:

Trong thai gian mang thai tháng thứ 5 thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 290 – 350 gram và có chiều dài khoảng 25 đến 28 cm. Chính sự lớn lên này của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu

Việc mang thai tháng thứ 5 sẽ khiến các bà bầu di chuyển khó khăn hợn do cân nặng tăng lên nhanh chóng dẫn đến mệt nhọc nên gây ra tình trạng khó thở.

Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì:

Nên ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giàu canxi như lòng trắng trứng gà, bổ sung lượng vitamin cần thiết giúp trẻ cứng cáp không bị gù lưng.

Nên ăn nhiều thức ăn giàu protein như thịt, trứng, sữa, gan động vật….

Nên uống hai ly sữa mỗi ngày và mỗi bữa nên ăn thêm 1 chén cơm.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ:

Rất nhiều ý kiến cho rằng việc quan hệ tình dục trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi: sợ sự “đụng chạm” làm động thai, nhiễm trùng; sợ con chậm lớn, kém thông minh; sợ làm sẩy thai, sinh non… Tóm lại là phần lớn chị em vẫn nghĩ hoạt động tình dục sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến em bé trong bụng. Vậy có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 câu trả lời là có vì nó tốt cho cả mẹ lẫn con.

Sinh hoạt vợ chồng khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến em bé nếu sức khỏe thai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng kể cả “dụng cụ” của bố khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, từ đó tiết ra loại hocmon hạnh phúc qua dây rốn chuyền vào cho con. Như vậy là yêu khi có bầu thì con cũng có lợi các mẹ nhé.

Việc sinh hoạt vợ chồng hợp lý còn làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do thai nghén mang lại. Đặc biệt là triệu trứng mất ngủ khi mang thai. Hãy làm một liều “yêu” trước khi đi ngủ, đảm bảo mẹ bầu sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn đấy. Bởi vì khi “yêu” bà bầu có nhiều khả năng đạt cực khóai mà trước kia không có được. Tại vì lúc mang bầu, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm, đặc biệt là vùng ngực, kết hợp với tư thế yêu “lạ” mang lại cảm giác mới lạ và rất dễ đạt cực khoái.

Với những chia sẽ về những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 5 hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có đầy đủ kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình cũng như thai nhi trong suốt quá trình . Để được tư vấn sức khỏe sinh sản cũng như làm đẹp dành cho bà bầu mời các bạn đón đọc ở những phần sau.

Bà Bầu Tháng Thứ 8 Nên Nghe Nhạc Gì?

Nghe nhạc trong thời gian mang bầu không chỉ giúp bà bầu thư giãn đầu óc mà rất tốt cho trí não của trẻ sau này. Theo các nghiên cứu của Mỹ, bà bầu nghe nhạc đúng cách sẽ kích thích trí não trẻ phát triển nghe từ trong bụng mẹ. Vậy bà bầu tháng thứ 8 nên nghe nhạc gì để giúp trẻ thông minh?

Bà bà nghe nhạc có tác dụng gì?

Giảm stress cho mẹ bầu: Trong thời gian mang thai các mẹ bầu thường dễ bị stress, cùng bé nghe nhạc với những bài hát ru, âm thanh du dương khiến bạn ngủ ngon hơn, giúp mẹ bầu thư giãn để có một tinh thần thư thái, lạc quan.

Kích thích phát triển trí não thai nhi: Các nghiên cứu khoa học đã chứng mình rằng, cho bé nghe nhạc từ trong bụng mẹ có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc của trẻ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời gian mang thai, nếu bạn thường xuyên cho bé nghe một bản nhạc nào đó, đến khi chào đời, lúc bé khóc, bạn hãy bật to bản nhạc đó lên và em bé sẽ bị thu hút bởi âm thanh đó. Điều này chứng tỏ âm nhạc có ảnh hưởng tới sự học hỏi của thai nhi trong bụng mẹ.

Kết nối tính cảm mẹ – con:Mỗi ngày bạn cùng con yêu thưởng thức những bản nhạc tuyệt vời cũng là cách để chia sẻ tỉnh cảm với nhau, tăng mối liên kết giữa mẹ – con khi bé còn nằm trong bụng.

Khi nào thai nhi có thể nghe?

Bắt đầu từ tuần thai thứ 20, thai nhi đã có thể cảm nhận được giai điệu của âm nhạc. Mẹ có thể hát cho con nghe trong thời kỳ này, cho bé nghe nhạc loa ngoài với âm lượng vừa phải, hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu áp vào thành bụng. Với cách dùng tai nghe, âm lượng khoảng 70db là vừa đủ.

Bản chất của âm thanh là sóng cơ học, có thể lan truyền trong môi trường chất lỏng, cụ thể là nước ối trong bụng mẹ. Nếu mẹ nghe một bản nhạc yêu thích, các tế bào não của mẹ tăng tiết endomorphin lưu hành trong máu, qua nhau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, giúp tế bào thần kinh của bé phát triển tốt hơn.

Bà bầu mang thai tháng thứ 8 nên nghe nhạc gì?

– Nhạc dễ nghe: Những bản nhạc không lời mang tính chất thư giãn, dễ nghe, như tiếng trống nhẹ nhàng, tiếng mưa rơi, nước chảy hay sóng biển. Ngoài ra, mẹ có thể chọn các bản pop ballad nhẹ nhàng để nghe những lúc làm việc hay nghỉ ngơi.

– Nhạc cổ điển: Theo các chuyên gia, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái của các bản nhạc giao hưởng giúp làm dịu thần kinh của lẫn mẹ bầu và thai nhi, tăng cảm giác thư giãn, thoải mái cho bé con ở trong bụng mẹ. Gợi ý: Các bản nhạc cổ điển của Mozart, Vivaldi, Bethoven được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn.

– Nhạc thánh ca: Giai điệu ngân nga của giàn hợp xướng, nhóm bè tạo sự êm dịu như tiếng ru hời. Âm thanh du dương mà loại nhạc này đem lại khá giống nhạc cổ điển, do đó bạn cũng nên ưu tiên gợi ý này nếu đang băn khoăn bà bầu nên nghe nhạc gì trong thai kỳ.

– Nhạc Jazz: Dù là dòng nhạc khá kén người nghe, nhưng âm thanh, nhịp điệu của tiếng kèn có thể sẽ làm cả mẹ lẫn bé con trong bụng cảm thấy hứng khởi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh những bản nhạc có giai điệu quá mạnh hoặc thay đổi tông nhịp liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các mẹ cũng cần chọn một không gian yên tĩnh để nghe nhạc và nên tránh nghe nhạc trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp.

Bà bầu nghe nhạc như thế nào cho đúng cách

Nghe nhạc hay nói chuyện với âm lượng lớn cũng đều ảnh hưởng không tốt đến thính giác của thai nhi, vì thế các mẹ bầu nên tránh những nơi quá ồn ào để tránh tác động xấu đến bé. Nghe nhạc bằng loa ngoài vẫn là cách tốt nhất cho cả mẹ và bé, tuy nhiên nếu sử dụng tai nghe, các mẹ nên chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu.

Hơn nữa do cơ quan thính giác của bé chưa phát triển toàn diện như người lớn nên khi nghe nhac các mẹ nên chú ý đến âm lượng. Nếu áp tai nghe vào bụng, nên chỉnh ở mức vừa phải, thậm chí là nhỏ hơn mức âm lượng mà mẹ nghe trực tiếp.

Trong lúc nghe nhạc, mẹ bầu nên xoa bụng nhẹ nhàng để bé có thể cảm nhận hơi ấm từ bàn tay mẹ. Không gì tuyệt hơn khi bé con vừa được đắm mình trong giai điệu ngân nga vừa cảm nhận tình yêu thương ấm áp từ mẹ. Thêm một lưu ý, thời gian nghe nhạc không quá 20 phút mỗi lần. Hằng ngày mẹ có thể cho bé nghe khoảng 2-3 lần.

Bà bầu mang thai tháng thứ 8 nghe nhạc có thể nói là liều thuốc an thần giúp tinh thần bà mẹ thoải mái, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng. Không những tốt cho mẹ bầu, mà nghe nhạc đúng cách còn giúp thai nhi thông minh, phát triển tốt trong bụng mẹ. Với bài viết bà bầu tháng thứ 8 nên nghe nhạc gì hi vọng giúp các bà mẹ có thể giải bớt nỗi lo, những lúc mệt mỏi để có tinh thần khỏe mạnh, chăm sóc thai nhi tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết Nên Cho Bé Nghe Nhạc Từ Tháng Thứ Mấy, Cần Lưu Ý Những Điều Gì trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!