Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Thuốc Bổ Nên Uống Trước Khi Dự Định Có Thai mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì?
Câu hỏi đặt ra, nên bắt đầu uống thuốc bổ khi nào trước khi mang thai?
Theo cơ chế sinh học trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh, do đó đây là thời điểm quan trọng để bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có những quả trứng trưởng thành khoẻ mạnh nhất. Vì vậy hãy bắt đầu uống trước thời điểm bạn dự định mang thai 3 tháng.
Loại vitamin và khoáng chất nào quan trọng nhất?
Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia đáng tin cậy, có 3 loại dưỡng chất quan trọng nhất cho bà mẹ mang thai là acid folic (vitamin B9), chất sắt và canxi. Acid folic giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh bẩm sinh, sắt quan trọng cho việc vận chuyển oxy đến thai nhi và phòng chống thiếu máu cho bà mẹ, còn canxi giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.
Có nhất thiết mua thuốc bổ theo toa bác sĩ?
Dùng thuốc bổ hay vitamin tổng hợp để chuẩn bị mang thai là nhóm thuốc thực phẩm chức năng được công nhận bởi cơ quan quản lí dược. Tuy nhiên, có một chút lo ngại là một số loại thuốc bổ chứa thành phần thảo dược không phù hợp do chứa hàm lượng một chất nào đó quá cao. Chẳng hạn, vitamin A quá liều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nên tốt nhất, nếu bạn đã có sẵn một loại thuốc bổ hãy đem lọ thuốc đến cho bác sĩ phụ sản xem xét và cho ý kiến. Nếu bạn chưa mua thuốc, sẽ đơn giản hơn nhiều khi yêu cầu bác sĩ giới thiệu loại thuốc bổ phù hợp cho bạn.
Hãy bổ sung thêm canxi nếu thành phần canxi trong loại thuốc bổ tổng hợp của bạn không đủ liều lượng khuyến cáo. Đa số các loại thuốc bổ tổng hợp không chứa đủ hàm lượng canxi cần thiết do thành phần canxi cao có thể làm thuốc không ổn định. Phụ nữ mang thai cần 1000mg canxi mỗi ngày trong khi nhiều loại thuốc bổ tổng hợp chỉ chứa khoảng 150-250mg. Bạn có thể cần bổ sung thêm viên canxi uống ngoài.
Thêm vào đó, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D. Hãy bổ sung thêm 200 IU mỗi ngày cộng với thói quen tắm nắng từ 5-30 phút (không dùng kem chống nắng) mỗi tuần 2 lần. Vitamin D thường được điều chế phối hợp cùng với canxi trong cùng một loại thuốc bổ.
Bà bầu cũng được khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 200mg DHA mỗi ngày, chất này có trong cá và một số loại rau củ. DHA chính là acid béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Nhiều loại thuốc bổ tiền sản chứa DHA, nhưng nếu không đủ lượng, bạn có thể uống bổ sung dầu cá, các loại này đều được loại bỏ dư lượng thuỷ ngân so với việc ăn cá biển.
Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?
Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).
Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.
Có cần đi khám trước khi mang thai không?
Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?
Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.
Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.
Thứ 2, để chữa bệnh
Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.
Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.
Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.
Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp
Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.
Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.
Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?
Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).
Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.
Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?
Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.
P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.
Axit Folic
Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.
Sắt
Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.
Canxi
Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.
Vitamin D3
Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.
DHA/EPA
DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.
Trước Khi Mang Thai Cần Uống Bổ Sung Thuốc Gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, trẻ sinh ra thông minh, phát triển toàn diện về thể chất và trí não, phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung các chất cần thiết trước khi mang thai cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng,… để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được phát triển tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ, phụ nữ nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ ở thời điểm 3 tháng trước khi mang thai.
Theo cơ chế sinh học, thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của phụ nữ là 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng. Ở thời điểm rụng trứng, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ thụ thai. Và muốn phôi thai khỏe mạnh, người mẹ phải có chất lượng trứng tốt. Vì vậy, phụ nữ cần có kế hoạch uống bổ sung các dưỡng chất trước khi mang thai để trứng phát triển khỏe mạnh.
Câu hỏi đặt ra là cần bổ sung gì trước khi mang thai? Theo các bác sĩ, phụ nữ nên bổ sung thêm các chất sau khi có kế hoạch mang thai:
2.1 Acid folic (vitamin B9 hay folate)
Acid folic có tác dụng ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (dị tật xương sọ, não bộ và cột sống) như khuyết tật nứt đốt sống, thiếu não. Dị tật nứt đốt sống khiến cột sống thai nhi không đóng, tủy sống không được bảo vệ. Trong khi đó, những phụ nữ sử dụng acid folic mỗi ngày có thể giảm tới 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, acid folic còn phòng ngừa được các biến chứng và dị tật khác như sảy thai, nhau bong non, tim bẩm sinh, sứt môi – chẻ vòm hầu, khuyết tật chi, rối loạn đông máu,…
Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước khi mang thai là cần thiết. Phụ nữ nên dùng acid folic tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Liều dùng được khuyến cáo là khoảng 400mcg acid folic mỗi ngày. Phụ nữ có thể bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm như bột ngũ cốc, măng tây, đậu đen, đậu lăng, lạc, cải bó xôi, nước cam tươi, xà lách, bông cải xanh, mì ống, bánh mì, chuối, dưa hấu, thịt gia cầm, chế phẩm từ sữa, hải sản,… Ngoài ra, những người có kế hoạch mang thai cũng nên bổ sung thêm các chế phẩm có acid folic như Adofex, Obimin, Ferrovit, Tardyferon B9,… Uống các chế phẩm bổ sung acid folic lúc bụng đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn.
2.2 Canxi
Một lượng canxi lớn cần được huy động để hình thành, phát triển hệ xương và răng của bé trong giai đoạn mang thai và sau sinh (kéo dài tới 6 tháng sau sinh nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu). Nếu chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống bình thường mà không bổ sung thêm canxi theo liều lượng được khuyến cáo thì người mẹ sẽ bị đau mỏi xương khớp, chuột rút, có thể bị co giật do hạ canxi máu. Đồng thời, thiếu canxi thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, dẫn đến nguy cơ loãng xương sau này. Đặc biệt, nếu không bổ sung đầy đủ canxi theo nhu cầu phát triển, thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển và biến dạng cấu tạo xương.
Do vậy, trước và trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần có chế độ ăn giàu canxi, tăng cường ăn hải sản, bơ, sữa, trứng, pho mát,… Đồng thời, cần bổ sung thêm canxi từ các loại dược phẩm tổng hợp (thuốc có chứa calcium) theo chỉ định của bác sĩ.
2.3 Sắt
Sắt là chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu của thai phụ tăng lên. Vì vậy, cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai, tai biến xuất huyết sau khi sinh,… Vì vậy, cần bổ sung sắt trước và trong giai đoạn mang thai.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,… Ngoài ra, cần bổ sung thêm sắt từ các chế phẩm được bác sĩ tư vấn sử dụng để phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý khi bổ sung sắt:
Các tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và táo bón;
Canxi và các thực phẩm giàu canxi có thể ức chế khả năng hấp thu chất sắt. Phụ nữ có thể khắc phục điểm này bằng cách uống sắt và canxi ở các thời điểm khác nhau;
Các thuốc kháng axit hoặc thuốc điều trị trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất sắt nên cần lưu ý khi sử dụng;
2.4 Vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ vitamin trước và trong khi mang thai.
Vitamin A: Có nhiều trong cà chua, cà rốt, bí đỏ, gan cá biển,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi, cho bé có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh;
Vitamin C: Có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn;
Vitamin E: Có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá sống, dầu mè, đậu nành, hạt hướng dương,… giúp chống lão hóa, chống ung thư, duy trì cấu tạo và chức năng của cơ tim, cơ xương, hệ thống huyết quản ngoài,…
Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai mỗi ngày cần bổ sung 400mcg acid folic, 27mg sắt, 1000mg canxi. Trường hợp cần dùng các chất bổ sung với liều lượng cao hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa;
Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại thuốc gì, đặc biệt là với những phụ nữ có bệnh lý ở gan, thận;
Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo, nếu bổ sung vitamin A liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi;
Nên thường xuyên tắm nắng lúc sáng sớm để bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn;
Chế độ ăn cần tăng cường protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa,…) và Omega-3 (có trong cá thu, cá ngừ, cá mòi, dầu thực vật,…);
Không hút thuốc và ngừng sử dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, tránh tiếp xúc với các chất độc hại;
Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, hen suyễn, trầm cảm, động kinh,… cần làm theo tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Để trẻ có thể phát triển toàn diện, phụ nữ trước khi mang thai cần uống bổ sung thuốc, các dưỡng chất và vitamin cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng,…
Nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai, nắm bắt được trước khi mang thai cần bổ sung gì, trước khi mang thai cần uống thuốc gì?… Vinmec đã triển khai chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.
Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai của Vinmec được xây dựng bài bản và khoa học, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, y bác sĩ sản khoa hàng đầu đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước, giúp bạn có kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng và sức khỏe trong quá trình trước và sau khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Bác sĩ Phạm Thị Yến đã có 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ với thế mạnh và hiểu biết sâu sắc trong:
Khám, tư vấn các thai thường, thai bệnh lý, thai nguy cơ cao
Khám và điều trị các bệnh lí phụ khoa: viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung
Phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa : thai ngoài tử cung, khối u tử cung , khối u buồng trứng
Phẫu thuật khối u vú, khối u âm hộ , âm đạo, cổ tử cung
Phẫu thuật sản khoa : phẫu thuật lấy thai, khám
Điều trị các rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi: dậy thì, tuổi sinh sản; tuổi tiền mãn kinh.
Để biết thêm thông tin và Đăng ký Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai của Vinmec, quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Trước Khi Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Bắc Hay Không?
1. Phụ nữ trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc?
Thuốc bắc là loại thuốc xuất hiện từ rất lâu đời với các thành phần như cây cỏ, hoa lá, rễ, củ quả, hạt… được tìm thấy trong tự nhiên. Thuốc bắc thường có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ hoặc tăng cường sinh lực. Đặc biệt đối với phụ nữ, uống thuốc bắc có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm bớt căng thẳng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc hay không?
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu chia sẻ: “trước khi mang thai, bạn nên hốt thử vài thang thuốc về uống xem có hợp hay không. Vì tùy theo cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh hoặc chậm. Có người uống 1-2 thang đã thấy khỏe hơn, nhưng cũng có người uống vài trăm thang vẫn không có tiến triển”.
Hiện nay, có rất nhiều chị em nghĩ rằng “uống thuốc bắc không bổ đằng nầy, cũng bổ đằng khác và không gây độc hại gì”. Chính vì vậy, thuốc bắc được sử dụng tràn lan và không theo hướng dẫn hoặc bắt mạch của thầy thuốc. Đôi khi, thuốc còn được chính người dân phối bằng cách cắt lá và rễ của một số loại cây được xem như thuốc. Từ đó, gây ra những tác hại không nhỏ đối với chị em phụ nữ trong giai đoạn sinh sản như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, dị ứng hoặc bị ngộ độc.
Đối với phụ nữ có thai, việc uống thuốc không kê đơn còn có thể làm sẩy thai, thai chết lưu, trục thủy, phá huyết… Do đó, nếu muốn uống thuốc bắc để bồi bổ cơ thể trước khi mang thai, các chị em nên tìm đến những nhà thuốc uy tín có nguồn gốc rõ ràng như bệnh viện y học cổ truyền để cắt thuốc.
Đặc biệt, các chị em không nên mua thuốc đã được bào chế sẵn và gói thành viên. Vì chúng có khả năng được làm từ diêm sinh, thành phần hóa học hoặc chất tẩm ướt rất độc đối với thai nhi. Nếu vẫn quyết định sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Bên cạnh việc bồi bổ sức khỏe bằng cách uống thuốc bắc, các chị em nên ăn uống đầy đủ, kết hợp tập thể dục và thay đổi một số thói quen xấu như uống cà phê, rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào…
2. Một số lưu ý khi uống thuốc bắc trước khi mang thai
Đối với tất cả các loại thuốc (thuốc bắc, thuốc nam hoặc thuốc tây), nếu sử dụng sai mục đích, sai liệu lượng hoặc không phù hợp với đối tượng đều có thể trở thành mối nguy hại, đặc biệt là phụ nữ trước và trong quá trình mang thai. Do đó, khi có ý định dùng thuốc, các chị em nên lưu ý một số điểm sau đây:
Nên đến tận bệnh viện y học cổ truyền để được bắt mạch và bốc thuốc
Không nên nhờ người bốc thuốc hộ hoặc tự ý dùng thuốc không theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Cắt và sắc thuốc uống theo đúng thang, đúng liều lượng đã được chỉ định.
Đa phần thuốc bắc đề có chứa diêm sinh hoặc chất bảo quản. Do đó, trước khi sắc uống, các chị em nên rửa sạch cho trôi chất bẩn.
Nên uống vài thang và theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy bất thường phải ngưng uống và hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Tóm lại, trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và quá trình bắt mạch của thầy thuốc. Theo các chuyên gia Tây y, phụ nữ trước khi mang thai không nên uống quá nhiều thuốc bắc, trừ trường hợp cơ thể bạn quá yếu hoặc không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu bạn thực sự cần uống thuốc bắc, bạn nên đến cơ sở y tế được cấp phép để khám và kê đơn, tuyệt đối không được uống thuốc tùy tiện.
Ngọc Hoài tổng hợpMẹ – Bé – Tags: trước khi mang thai có nên uống vitamin E
Bạn đang xem bài viết Một Số Thuốc Bổ Nên Uống Trước Khi Dự Định Có Thai trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!