Cập nhật thông tin chi tiết về Mổ Cấp Cứu Thai Bám Vết Mổ Cũ Xuất Huyết Nặng mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
MỔ CẤP CỨU THAI BÁM VẾT MỔ CŨ XUẤT HUYẾT NẶNG
BS.CKII. Nguyễn Duy Linh
Vừa qua, một phụ nữ được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy cấp mất máu nhiều, còn người chồng vô cùng hoang mang và lo lắng cho tình trạng của vợ mình. Các bác sĩ sản khoa Phương Châu tiến hành chẩn đoán nhanh và chỉ định mổ cấp cứu xử trí thai bám vết mổ cũ bị xuất huyết nặng, đang rất nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Bắt đầu chạy đua với thời gian, cuộc phẫu thuật xử lý cấp cứu được khẩn trương thực hiện với phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản, tích cực hồi sức và truyền máu cho người bệnh.
Hội chẩn nhanh về tình trạng của thai phụ khi đã đủ số con, gần 40 tuổi, đã mổ lấy thai 2 lần (lần gần nhất cách nay 5 tháng), khối thai bám sẹo mổ lấy thai kích thước 4 x 5cm gây xuất huyết ồ ạt. Quyết định cuối cùng đã được đưa ra là thực hiện cắt tử cung toàn phần sau khi đã cân nhắc và giải thích kỹ cho gia đình thai phụ.
Trải qua khoảng 45 phút tích cực xử trí, người mẹ đã được an toàn và chuyển sang hậu phẫu để tiếp tục chăm sóc hồi phục. Vậy là cũng chẳng nhớ vạch xuất phát ở đâu trong cuộc đua cân não này, bởi quá căng thẳng và tập trung, tất cả các bác sĩ đều hướng về đích đến sau cùng là sự bình an của người bệnh.
Cách đây 5 tháng, người phụ nữ ấy vừa trải qua cuộc vượt cạn đón con chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Do vậy mà tình trạng tiếp tục mang thai 8 tuần bám vết mổ cũ là chuyện không ngờ đối với chị ấy và cả gia đình.
Từ những trường hợp không mong muốn như thế này, các bác sĩ sản khoa Phương Châu mong muốn được chia sẻ những thông tin cần lưu ý đến quý khách hàng của mình.
* Thai bám vết mổ cũ là tình trạng túi thai nằm trong cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ lấy thai. Đây được xem là một dạng đặc biệt của thai ngoài tử cung, với rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ khi gặp phải. Với thực trạng, tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng, tỉ lệ thai bám vết mổ cũ cũng theo đó mà không ngừng tăng lên.
Thai bám vết mổ cũ lấy thai có thể diễn tiến theo 2 loại khác nhau.
– Loại 1: thai có thể phát triển về phía eo và buồng tử cung, có thể tiếp tục lớn lên, đôi khi đến lúc đủ tháng. Thai bám vết mổ cũ loại 1 này thường đi kèm với nguy cơ gây xuất huyết, nhau cài răng lược, nguy cơ phải cắt tử cung và đôi khi có thể gây nguy hiểm, đe doạ tính mạng mẹ và thai nhi.
– Loại 2: phôi bám sâu vào khuyết sẹo mổ lấy thai, phát triển và xâm lấn về phía bàng quang, ổ bụng dẫn đến nguy cơ xuất huyết, vỡ tử cung sớm hơn loại 1, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sẹo mổ lấy thai là một vị trí không tốt để thai làm tổ trong lần mang thai tiếp theo. Chính vì vậy nên hạn chế mổ lấy thai, chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết theo chỉ định của BS.
Do vậy, bác sĩ Sản khoa có những lời khuyên sau:
Việc phát hiện thật sớm thai bám sẹo mổ cũ bằng siêu âm là điều rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng cho người bệnh bởi vì khi thai càng lớn thì việc điều trị sẽ càng khó khăn và có nhiều nguy cơ. Đi khám thai sớm khi có dấu hiệu trễ kinh hoặc triệu chứng nghi ngờ mang thai là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
Một lưu ý nữa cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt sanh mổ, các chị, em nên tuân thủ tái khám 4 tháng sau sinh (hoặc sớm hơn nếu không cho bú mẹ hoàn toàn và có quan hệ sớm) để được các BS khám và tư vấn các biện pháp ngừa thai hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng có thai lại sớm khi bé còn quá nhỏ cũng như vết mổ cũ còn quá mới, hạn chế những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
Nguy Hiểm Khi Thai Bám Vết Mổ Cũ
Thai bám sẹo mổ cũ là một dạng hiếm gặp của thai lạc chỗ, do thai làm tổ ở sẹo – nơi vết mổ lấy thai ở lần sinh trước.
Vì một lý do nào đó mà các bác sĩ sẽ chỉ định cần phải sinh mổ giúp an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Nhưng ngày nay, sinh mổ được nhiều thai phụ lựa chọn như một phương pháp tối ưu do phương pháp này nhanh chóng, giảm đau đớn cho sản phụ và có thể chọn được ngày giờ đẹp để sinh. Tuy nhiên, có những nguy cơ không ngờ từ vết sẹo mổ cho lần mang thai tiếp theo mà không phải tất cả sản phụ đều ý thức được. Một trong những nguy cơ đó là tình trạng thai làm tổ trên vết mổ tử cung.
Thai bám sẹo mổ cũ là một dạng hiếm gặp của thai lạc chỗ, do thai làm tổ ở sẹo – nơi vết mổ lấy thai ở lần sinh trước. Ngày nay, thai bám vết mổ cũ thường gặp hơn do tỷ lệ mổ lấy thai có khuynh hướng gia tăng.
Đa số trứng thụ tinh sẽ bám ở vùng đáy tử cung có thể là mặt trước hoặc mặt sau – nơi có lớp nội mạc được chuẩn bị chu đáo. Nhưng một số trứng khác vẫn có thể bám vào mặt bên, đoạn dưới hay gần cổ tử cung. Đối với những bà mẹ có sẹo ở tử cung do lần mổ thai trước, vị trí sẹo này nằm ở mặt trước ở đoạn eo tử cung.
Đây là loại bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và những biến chứng đe dọa mạng sống nếu thai phát triển lớn.
Số liệu báo cáo những năm gần đây cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai ở nước ta đang tăng cao. Tại nhiều bệnh viện phụ sản, tỷ lệ này lên đến 40% và những sản phụ này phải đối mặt với nguy cơ thai bám ở vết mổ cũ nhiều hơn. Về mặt diễn tiến, trường hợp thai vẫn tiếp tục phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 sẽ có tiên lượng sản khoa rất xấu bao gồm vỡ tử cung, nhau cài răng lược, xâm lấn bánh nhau và bàng quang gây xuất huyết ồ ạt, nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.
Mặt khác, sai sót không nhận ra thai ở sẹo mổ lấy thai sẽ dẫn đến những can thiệp bỏ thai như nong nạo, uống thuốc phá thai không đúng cách có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt, ảnh hưởng đến tính mạng.
Ai dễ bị thai bám vết mổ cũ?
Người đã từng mổ lấy thai hoặc người trước đó có mổ trên cơ tử cung như: bóc nhân xơ, may tái tạo tử cung, nhau cài răng lược được mổ bảo tồn, mổ nhau tiền đạo. Phụ nữ nạo phá thai nhiều lần, thai ngoài tử cung. Thụ tinh ống nghiệm hoặc người có tiền sử nhau bám chặt… có thể bị mắc nguy cơ này.
Các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình bao gồm trễ kinh, đau bụng, ra huyết, khoảng 1/3 bệnh nhân không có triệu chứng. Cần chẩn đoán nghi ngờ khi bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai. Siêu âm ngả âm đạo kết hợp Doppler là phương tiện đắc lực hỗ trợ trong việc chẩn đoán.
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào tuổi thai, kích thước túi thai, nguyện vọng còn sinh sản của bà mẹ và tình trạng huyết động học mà bác sĩ lựa chọn cho phù hợp bao gồm các phương pháp như:
Nếu khối thai của bệnh nhân còn nhỏ, xâm lấn ít vào cơ tử cung. Các bác sĩ sẽ cố gắng lấy thai qua ngả âm đạo. Các phương pháp thường được áp dụng như nong nạo hay đặt bóng chèn kèm chích thuốc hủy các tế bào thai còn lại.
Bệnh nhân được theo dõi kỹ tại bệnh viện, làm các xét nghiệm theo dõi hormon thai trong máu (beta HCG), thử máu đánh giá tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể, siêu âm kiểm tra kích thước khối thai.
Nếu lượng hormon thai, kích thước khối thai giảm và hết ra huyết sẽ cho xuất viện, tái khám mỗi tuần, sau đó tái khám mỗi tháng. Đến khi hormon thai giảm hết và khối thai tan hết là bệnh nhân đã thành công trong điều trị.
Mỗi lần tái khám sẽ thử máu kiểm tra lượng hormon và siêu âm kiểm tra khối thai.Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được vận động mạnh, không quan hệ tình dục, không đi xa.
Bệnh nhân cần lưu ý nhập viện lại nếu: ra huyết nhiều, lượng hormon thai tăng, siêu âm khối nhau to lên hay tăng sinh mạch máu.
Đôi khi bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật trong trường hợp thai lớn hay chảy máu nhiều gây nguy hiểm tính mạng, khi đó, bác sĩ sẽ cố gắng lấy phần thai và giữ lại tử cung, nếu chảy máu nhiều sẽ phải cắt tử cung.
Một lưu ý nữa là khi người bệnh xuất viện, cần theo dõi mỗi 1-2 tuần liên tục trong 3 tháng. Trong thời gian theo dõi, nếu cần tránh thai, có thể dùng bao cao su hay viên thuốc tránh thai hàng ngày có tác dụng ngừa thai và điều chỉnh tình trạng kinh nguyệt.
Những trường hợp có can thiệp thủ thuật, muốn có thai lại, tốt nhất từ 6 tháng trở đi và trên 12 tháng đối với phẫu thuật.
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguy-hiem-khi-thai-bam-vet-mo-cu-20200803224705629.chn)
Mang Thai Tháng Cuối Bị Đau Vết Mổ Cũ Là Bị Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
Mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đặc biệt là tình trạng đau âm ỉ báo hiệu nhiều biến chứng mẹ có thể gặp phải trong lần sinh mổ kế tiếp này.
Câu chuyện về mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đau bụng nhiều
Đau vết mổ cũ, một trong những dấu hiệu đáng lo ngại của những thai phụ từng trải qua phương pháp sinh mổ nhiều lần.
Mẹ bầu N.T.N.N. (34 tuổi, quê ở Cần Thơ) cũng từng phải cấp cứu khẩn cấp vì điều này.
Khi còn 7 tuần nữa là đến ngày dự sinh, chị bị đau bụng khá nhiều. Các bác sĩ nghi ngờ chị N. có thể bị vỡ tử cung trên đường rạch tử cung trước đây. Chị N. ngay lập tức được đưa vào phòng mổ.
Trong ổ bụng lúc này có tình trạng chảy máu với khoảng 300ml máu đỏ tươi nhưng không phải xuất phát từ vết mổ cũ ở tử cung.
Sau khi thám sát, các bác sĩ phát hiện lượng máu chảy ra từ một vết nứt ở góc bên trái tử cung. Nguyên nhân là do nhau thai ăn sâu vào đến gần hết lớp cơ tử cung, tạo ra một vết nứt ở tử cung. Nếu không cấp cứu kịp thời, tử cung sẽ vỡ.
Mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ – Những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu cần cẩn trọng
Khi thực hiện sinh nở bằng phương pháp sinh mổ, các bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo một vết mổ kéo dài cả ở bên trong và bên ngoài tử cung.
Rất nguy hiểm cho mẹ và con nếu có bám 1 phần hay bám hoàn toàn sẹo thì các gai bánh rau sẽ ăn sâu qua lớp tử cung và xuyên vào cả bàng quang khi vào trường hợp này các mẹ cần phải phẫu thuật mổ lấy thai hay nạo hút thai ra ngay thậm trí phải cắt bỏ tử cung để giữ an toàn cho người mẹ.
Rau cài răng lược
Là trường hợp mẹ bị rau tiền đạo và rau bám thấp mặt trước nếu có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị rau cài răng lược rất cao. Do vậy khi đến ngày sinh mẹ cần phải mổ lấy thai để tránh nguy cơ cắt vào tử cung, hay ảnh hưởng đến ruột, bàng quang do bánh nhau xâm chiếm lên các cơ quan này.
Nứt vết mổ
Nếu mẹ bầu bị đau vết mổ cũ có nhiều nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ. Đặc biệt là hiện tượng bục vỡ tử cung do vết mổ bị giãn quá căng dẫn đến không chịu được sức ép từ thai nhi
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi gần đến ngày sinh?
Khi người phụ nữ có vết mổ đẻ cũ thì những nguy cơ đối với lần mang thai sau sẽ cao hơn so với phụ nữ sinh thường.
Nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, thai phụ cần đến bệnh viện theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với mẹ bầu.
Với trường hợp mẹ bầu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì bà mẹ sẽ được sinh mổ từ tuần thứ 39 trở đi, trước khi có cơn đau chuyển dạ vì những cơn co thắt có thể làm ảnh hưởng đến vết sẹo do lần sinh đầu tiên.
Cứu Sống Thai Phụ Bị Nhau Thai “Ăn Thủng” Vết Mổ Tử Cung Ra Ngoài
Tại Bv Sản Nhi Bắc Giang, trực tiếp BSCKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện khám và phát hiện bệnh nhân Hiệp có chửa trên vết mổ cũ, khối chửa có tim thai 7 tuần tuổi, nhưng trường hợp này phức tạp ở chỗ là rau đã ăn thủng vết mổ tử cung ra ngoài, chảy nhiều máu trong ổ bụng gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định mổ, ngay lập tức BS. Lê Công Tước cùng kíp bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt khối chửa vết mổ, cố gắng bảo tồn tử cung cho bệnh nhân.
Trong khi phẫu thuật, kíp bác sĩ đã thực hiện cắt lọc, khâu bảo tồn tử cung kết hợp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo. Đồng thời, đặt một Sonde dẫn lưu từ buồng tử cung ra ngoài rồi khâu phục hồi lại cơ tử cung. Ca mổ diễn ra trong vòng 1 giờ và thành công.
Chia sẻ sau ca phẫu thuật thành công, Anh Phạm Văn Xuyên – chồng chị Vi Thị Hiệp vui mừng nói: “Thật lòng vợ chồng chúng tôi cảm ơn kíp mổ của Bác sỹ Tước rất nhiều vì đã phẫu thuật thành công cho vợ tôi, giữ lại được tử cung cho vợ mà không phải cắt bỏ. Hôm xuống nhập viện qua siêu âm được biết trong bụng vợ tôi chảy nhiều máu, tôi đã cảm thấy rất lo lắng. Một phần do vợ chồng chúng tôi cũng chủ quan không nghĩ là vợ mình lại mang thai lần nữa. Chúng tôi đã có một cháu trai năm nay 6 tuổi, cũng chưa có ý định sinh thêm. Hơn nữa chúng tôi cũng không lường trước được nguy cơ vì từ khoảng 1 tuần trước khi phẫu thuật vợ tôi đã có hiện tượng bị đau bụng và ra huyết âm đạo, chúng tôi cũng chỉ nghĩ đó là hiện tượng bình thường khi bị hành kinh. Cho đến khi tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khám thì chúng tôi mới được các bác sỹ cho biết là vợ tôi đã có chửa tại vết mổ cũ được 7 tuần tuổi. Nay vợ tôi đã được mổ thành công, sức khỏe cũng đang phục hồi tốt nên vợ chồng tôi thật lòng cảm ơn kíp mổ rất nhiều và chúc các bác sỹ luôn dồi dào sức khỏe”.
Theo chia sẻ của Bs. Tước thì trước đây tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang những trường hợp chửa tại vết mổ cũ không nhiều, đây là ca thứ 4 tại bệnh viện các bác sỹ thực hiện phẫu thuật cắt khối chửa mà vẫn bảo tồn tử cung nhằm đảm bảo tâm, sinh lý cho người bệnh. Qua đây Bs.Tước cũng khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là với những người đã từng sinh mổ khi có thai cần đi siêu âm sớm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai ở đâu. Nếu thai làm tổ ở vị trí ống cổ tử cung hoặc trên vết mổ cũ thì cần phải đình chỉ thai sớm để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra vì thai càng lớn càng gây nứt vỡ vết mổ đe dọa tính mạng của sản phụ.
Hiền Chúc
Bạn đang xem bài viết Mổ Cấp Cứu Thai Bám Vết Mổ Cũ Xuất Huyết Nặng trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!