Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sinh đôi cùng trứng là gì?
Thông thường trong mỗi chu kì kinh nguyệt của mẹ, chỉ có một nang trứng phát triển và rụng. Nếu quả trứng được thụ tinh với một tinh trùng thì mẹ sẽ mang thai một em bé. Tuy nhiên, sinh đôi cùng trứng là trường hợp trứng đã được thụ tinh phân chia thành hai phôi độc lập. Quá trình này xảy ra ngay từ khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào.
Tỉ lệ sinh đôi cùng trứng thấp hơn so với sinh đôi khác trứng.
Cách nhận biết sinh đôi cùng trứng
Phương pháp tốt nhất để mẹ nhận biết mình có mang thai đôi hay không là siêu âm. Mẹ có thể thấy hình ảnh mang thai đôi từ tuần thứ 6 trở đi. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì phải tới tuần thứ 10 – 12 mới có thể khẳng định điều đó. Khi đó bác sĩ mới có thể thấy rõ 2 cái đầu và 2 tim thai.
Ngoài ra, mẹ mang thai đôi có thể có các biểu hiện:
Dễ bị ốm nghén và ốm nghén nặng hơn bình thường.
Tăng cân nhanh.
Tử cung mở rộng hơn khi chuẩn bị vượt cạn.
Linh cảm của một người mẹ.
Để biết thai đôi là cùng trứng hay khác trứng, mẹ cần làm xét nghiệm. Mẹ có thể xét nghiệm ADN cho hai bé. Việc này không gây đau đớn hay làm nguy hại gì đến em bé của mẹ. Nếu ADN chỉ giống nhau 50% thì đó là sinh đôi khác trứng. Ngoài ra mẹ còn có thể kiểm tra máu của hai bé để biết đó có phải sinh đôi cùng trứng hay không.
Những nguy hiểm khi mang thai sinh đôi cùng trứng
Việc mang trong mình cùng một lúc hai em bé sẽ khiến mẹ khó khăn hơn rất nhiều. Mẹ có thể đối mặt với nhiều rủi ro.
Sảy thai: các mẹ mang thai đôi thường có nguy cơ sảy thai cao hơn.
Sinh non: Theo thống kê, có hơn một nửa các ca sinh đôi đều sinh non trước tuần thứ 37.
Sức khỏe sơ sinh bị ảnh hưởng: Vì sinh non, em bé sinh đôi thường dễ mắc phải các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể bị khuyết tật trí tuệ và hành vi.
Chênh lệch dinh dưỡng: Hai thai nhi sẽ có sự mất cân bằng về chiều cao, cân nặng. Lí do là sẽ có một thai nhi được nhận nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi còn lại.
Dây rốn của hai bé bị rối và thắt cuống rốn: do không gian trong bụng mẹ chật.
Sinh nở khó khăn.
Mẹ có thể dễ mắc các bệnh: tiền sản giật, tiểu đường thai kì.
Ngoài ra, mẹ mang thai đôi thường gặp khó khăn khi chăm sóc cả hai bé. Nếu không được chia sẻ, mẹ rất dễ bị trầm cảm sau sinh.
Những điều mẹ nên lưu ý khi mang thai đôi
Khám thai theo định kì
Mẹ mang thai đôi bắt buộc phải thăm khám bác sĩ sớm và thường xuyên. Bởi vì sinh đôi cùng trứng dễ gặp nhiều các vấn đề rủi ro cho cả mẹ và bé. Có như vậy bác sĩ mới có thể nhanh chóng phát hiện các vấn đề và có hướng giải quyết tốt nhất. Nhất là trong những tháng cuối mang thai, mẹ cần thăm khám thường xuyên vì rất dễ bị sinh non.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí
Vì phải cùng lúc nuôi dưỡng cả hai thai nhi nên mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Mẹ cần nạp vào đầy đủ lượng protein, chất đạm, chất xơ, vitamin để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 bé. Việc tăng cân là chuyện rất bình thường nên mẹ không cần ăn kiêng. Tuy nhiên mẹ cũng không nên ăn quá no, sẽ dẫn đến tiểu đường thai kì.
Uống đủ nước
Thiếu nước sẽ khiến mẹ rất dễ bị sinh non. Nhất là khi sinh đôi cùng trứng, hiện tượng này dễ xảy ra hơn. Vì vậy mẹ cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, các loại sữa hạt… Cần tránh xa các đồ uống có cồn, có gas chứa chất kích thích.
Sự quan tâm từ gia đình và người thân
Vốn dĩ mang thai đã là một việc rất khó khăn, mang thai đôi còn gấp đôi sự khó khăn ấy. Lúc này người mẹ luôn cần tới sự quan tâm, giúp đỡ từ người thân và gia đình. Những lời động viên, an ủi sẽ giúp mẹ thấy phấn chấn và bớt lo lắng hơn. Mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận, được chia sẻ nhiều hơn từ người bạn đời của mình. Khi mẹ được thư giãn, thoải mái, năng lượng tích cực trở lại, mẹ sẽ có trạng thái và tinh thần tốt hơn để nuôi dưỡng hai bé trong bụng mình.
Mặc dù là nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua, mang thai lại là một quá trình hạnh phúc và kì diệu. Niềm vui sướng ấy còn được nhân đôi khi mẹ biết mình sinh đôi cùng trứng. Bất kì người mẹ nào cũng sẽ hạnh phúc khi biết trong cơ thể mình có hai sinh linh nhỏ bé. Để chăm sóc và nuôi dưỡng hai bé một cách tốt nhất, mẹ cần có sức khỏe và tâm lí khỏe mạnh. Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Tìm hiểu thêm:
Những Điều Mẹ Chưa Biết Về Mang Thai Đôi Cùng Trứng
Theo thống kê cứ 100 bà bầu lại có 5 mẹ mang thai đôi cùng trứng, chứng tỏ hiện tượng này không hề hiếm gặp. Vậy mang thai đôi cùng trứng là gì ? Theo các bác sĩ có 2 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: Khi một trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng nhưng sau đó tách ra làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử từ đó tạo thành hai cá thể độc lập và được gọi là mang thai đôi cùng trứng. Những em bé này sẽ nhìn giống nhau như “hai giọt nước” cả về ngoại hình, giới tính lẫn cấu trúc gen.
– Trường hợp 2: Khi 1 trứng được thụ tinh bởi 2 tinh trùng, các thai nhi này có thể sở hữu 2 giới tính khác nhau. Nhưng một bé sẽ phát triển bình thường còn 1 bé sẽ bị lưỡng tính (2 giới tính cùng tồn tại trong 1 cơ thể). Trường hợp này khá hiếm gặp.
Phân biệt mang thai đôi cùng trứng và khác trứng
Bà bầu mang thai đôi khác trứng là hiện tượng người phụ nữ rụng 2 trứng trong 1 chu kỳ kinh nguyệt và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng. Các em bé này sau đó sẽ phát triển theo hướng khác nhau và chia sẻ tử cung của một người mẹ. Đối với trường hợp này bố của 2 em bé vẫn có thể là 2 “tác giả” khác nhau.
Ngay cả khi sinh ra, không thể dựa vào đặc điểm giống nhau trên cơ thể để phân biệt. Cách phát hiện duy nhất là kiểm tra DNA hoặc máu sau khi sinh ( vì sinh đôi cùng trứng có chung bộ nhiễm sắc thể).
Mặc dù vậy, với sự tiến bộ của y khoa. Thông qua siêu âm, các bà mẹ sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai, tình trạng sức khỏe của bé thế nào?
Những khó khăn gặp phải khi mang thai đôi cùng trứng
Mặc dù cùng lúc đón nhận 2 thiên thần nhưng mẹ mang thai đôi cùng trứng sẽ phải đối mặt với khó khăn gấp 5 lần những bà bầu khác:
– Các trẻ sẽ có sự chênh lệch về chiều cao và cân nặng. Nguyên nhân là vì 2 thai nhi cùng nhận dưỡng chất từ một bánh nhau, sẽ có một thai được nhận nhiều hơn thai còn lại. Theo thống kê mang thai đôi cùng trứng 1 bánh nhau 2 túi ối bà mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật cao gấp 4 lần bình thường và 60% là sinh non.
– Bà bầu song thai dễ bị tiểu đường, huyết áp thấp… và đa phần sẽ được chỉ định sinh mổ.
– Mẹ mang thai đôi cùng trứng thai nhi dễ bị rối hoặc thắt cuống rốn nếu cả 2 cùng nằm trong 1 buồng ối.
– Em bé sinh ra có nguy cơ dị tật cao hơn những mẹ mang thai đôi khác trứng.
Làm gì để chăm sóc song thai khỏe mạnh?
Để có một thai kỳ suôn sẻ, các bà mẹ mang song thai nói chung và mang thai đôi cùng trứng nói riêng phải chú ý một số điều sau:
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung các loại thực phẩm và thuốc hỗ trợ có đủ axit folic, protein, sắt, canxi…
– Chú ý thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động thật điều độ.
– Tránh xa chất kích thích như: ca phê, thuốc lá, rượu bia…
Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ hiểu được mang thai đôi cùng trứng là gì cũng như cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh nhất. Nguồn: chúng tôi
– Khám thai định kỳ và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Mang Thai Đôi Cùng Trứng Và Những Điều Cần Biết
Hiện nay, số lượng các trường hợp sinh đôi (hoặc đa thai) ngày càng gia tăng vì nhiều phụ nữ đã và đang sử dụng các phương pháp hỗ trợ mang thai như thụ tinh trong ống nghiệm. Chính các phương pháp này đã phần nào làm tăng khả năng mang thai đôi cùng trứng hoặc khác trứng ở mẹ bầu.
Khả năng mang thai đôi tự nhiên ở mẹ bầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chế độ ăn uống, quốc tịch, gen di truyền, lối sống…
Mang thai đôi cùng trứng là gì?
Mang thai đôi cùng trứng là hiện tượng một trứng kết hợp với một tinh trùng, sau đó tách làm 2 phôi để phát triển thành 2 cá thể riêng biệt. Việc bào thai có phải là thai đôi cùng trứng hay không thường được quyết định ngay sau khi thụ tinh. Thế nhưng việc phân chia tế bào có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau tùy từng người.
Đa số trẻ song sinh cùng trứng sẽ giống nhau như hai giọt nước và không có bất kỳ điểm khác biệt nào về hình thức và cấu trúc gen.
Tỉ lệ phụ nữ mang thai đôi cùng trứng khá thấp, chỉ chiểm 1/3 trên tổng số các ca song sinh.
Những rủi ro thường gặp khi mang thai đôi
Bên cạnh những áp lực về tâm lý và thể chất thì phụ nữ mang song thai thường gặp nhiều vấn đề và rủi ro cao hơn so với những thai phụ khác.
– Phụ nữ mang thai đôi thường khó sinh, sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân…
– Phụ nữ mang thai đôi thường được bác sĩ lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường, nhất là đối với phụ nữ lớn tuổi.
– Giữa hai thai nhi có thể xảy ra sự chênh lệch về thể chất như: chiều cao, cân nặng… Đây là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra khi mang thai đôi cùng trứng, khi hai thai nhi cùng nhận dưỡng chất chỉ từ một nhau thai.
– Nguy cơ dị tật thai nhi khi mang thai đôi cùng trứng cao hơn khi mẹ bầu mang đơn thai hay song thai khác trứng.
– Mẹ có nguy cơ gặp phải tình trạng rối hay thắt cuống rốn nếu hai thai nhi nằm cùng một buồng ối.
Giai đoạn mang thai vốn là quãng thời gian vô cùng khó khăn của mỗi bà mẹ, đối với những mẹ mang thai đôi hay đa thai thì càng thêm vất vả. Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi cần được chăm sóc đặc biệt hơn, bên cạnh đó mẹ cần chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng từ khi bắt đầu thai kỳ đến khi vượt cạn.
Sự Thật Về Kích Thích Trứng Để Sinh Đôi
Sinh đôi cùng trứng xảy ra khi một noãn được thụ tinh với tinh trùng và sau đó tách ra thành hai phôi giống hệt nhau. Vì thế hai đứa trẻ khi sinh ra có diện mạo hoàn toàn giống nhau.
Còn đối với sinh đôi khác trứng, trong chu kỳ kinh nguyệt, người mẹ sẽ giải phóng hai nang noãn thay vì một như thông thường và mỗi noãn lại thụ tinh với một tinh trùng. Sự kết hợp đó sẽ tạo ra hai phôi khác nhau và hai đứa trẻ khi sinh có ngoại hình khác nhau.
Sinh đôi dựa vào những nguyên nhân nào?
Vậy nguyên nhân sinh đôi đến từ đâu? Theo đó, những nguyên nhân cơ bản khiến phụ nữ thường sinh đôi, cụ thể: sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích buồng trứng khiến nhiều noãn được giải phóng ra khỏi cơ thể, dẫn đến tăng cơ hội mang đa thai. Hay như phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng mang đa thai do quá trình chuyển nhiều phôi vào tử cung của người phụ nữ.
Ngoài ra, tuổi tác của mẹ cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi. Theo đó, phụ nữ trên 30 tuổi có nhiều khả năng rụng từ 2 trứng hoặc hơn trong một chu kỳ. Do đó tỷ lệ sinh đôi ở phụ nữ lớn tuổi thường cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi.
Có thể kích thích trứng để sinh đôi?
Đầu tiên phải khẳng định, kích thích buồng trứng là một phương pháp thường được áp dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo () hay thụ tinh trong ống nghiệm (). Phương pháp này sử dụng thuốc dạng viên hoặc tiêm trực tiếp để kích thích sự phát triển của trứng để trưởng thành và chín, rụng.
Thông thường phương pháp này được chỉ định cho các bệnh nhân gặp rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn hay buồng trứng đa nang. Khi sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng thì khả năng mang đa thai cũng dễ xảy ra. Bởi trong quá trình kích trứng có thể khiến số lượng trứng rụng tăng lên, nhiều hơn một. Vì thế, khi tiến hành IUI, khả năng đa thai như sinh đôi, sinh ba cũng cao hơn.
Có nên tự dùng thuốc kích trứng để nâng cao khả năng sinh đôi?
Nếu sử dụng thuốc kích thích trứng thì khả năng sinh đôi là hoàn toàn có thể xảy ra, nên nhiều chị em đã tự ý mua và sử dụng thuốc để nâng cao cơ hội mang thai đôi. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia đến từ IVF Hồng Ngọc thì thuốc kích trứng thực chất là loại thuốc dùng trong lâm sàng để điều trị cho các trường hợp hiếm muộn, khó sinh con, còn đối với phụ nữ khỏe mạnh muốn sử dụng để nhằm mục đích sinh đôi thì có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Đơn giản vì, với những phụ nữ khỏe mạnh thì chu kỳ rụng trứng mỗi tháng một lần, nếu lạm dụng thuốc kích thích trứng sẽ khiến buồng trứng rụng nhiều hơn và hệ lụy kéo theo là những nguy cơ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như rối loạn nội tiết, suy buồng trứng sớm hay hội chứng quá kích buồng trứng…
Nâng cao cơ hội sinh đôi thông qua chế độ ăn uống
Thay vì tự ý sử dụng các loại thuốc kích trứng có thể gây hại cho sức khỏe thì mẹ bầu có thể cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống để giúp nâng cao thêm khả năng sinh đôi. Theo đó, chị em có thể nạp thêm những thực phẩm sau để tăng khả năng rụng trứng.
Các thực phẩm chứa nhiều acid folic
Acid folic là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho quá trình mang thai và giúp nâng cao khả năng mang thai đôi ở phụ nữ.
Cụ thể, chị em có thể ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid folic như bơ, rau bina, bông cải xanh, măng tây…
Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia thì tỷ lệ mang thai đôi tăng gấp 5 lần ở những phụ nữ uống nhiều sữa và bổ sung các sản phẩm chế biến từ sữa. Bởi trong sữa có chứa hàm lượng protein giúp kích thích buồng trứng và giúp giải phóng số lương trứng nhiều hơn.
Carbohudrate phức tạp là hợp chất giúp tăng khả năng sinh đôi và thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau lá xanh, các loại đậu…
Ngoài ra, chị em có thể ăn thêm các loại thực phẩm khác giúp tăng khả năng thụ thai đôi như sắn, hạt macca, dứa (nên ăn dứa trước khi mang thai và không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ)…
Tuy nhiên, những loại thực phẩm này cũng không thể đảm bảo chắc chắn 100% giúp bạn có thể mang thai đôi dễ dàng. Vậy nên, cách tốt nhất chính là tham khảo ý kiến bác sĩ và xin lời khuyên để có thể nâng cao thêm tỷ lệ mang thai đôi cho bản thân mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chi phí kích trứng hiện nay là bao nhiêu?
Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!