Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Buồn, Hay Khóc Khi Mang Bầu, Con Sinh Ra Sẽ Phải Hứng Chịu Hậu Quả Khôn Lường mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cảm xúc của mẹ khi mang bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.
Thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Việc mẹ bầu có tâm trạng không tốt, thường xuyên buồn và khóc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ khóc, con có thể bị dị tật
Theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.
Thai yếu và nhẹ cân hơn
Trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,… máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
Dễ dẫn đến sinh non
Khoa học đã chứng minh trong thời kỳ mang bầu, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ do tinh thần căng thẳng, cơ thể thay đổi khiến tâm lý bất ổn nên đã “nghĩ quẩn” và đi đến quyết định phá thai.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của bé sau khi sinh
Tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trước tiên, bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Về tính cách, bé sẽ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.
Vì những lý do trên nên mẹ bầu hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc ổn định trong suốt thai kỳ. Mẹ không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều. Để tránh căng thẳng, mẹ bầu có thể tìm những thú vui, sở thích để dời đi sự chú ý của bản thân. Ngoài ra, các bài tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ cũng có thể giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn.
Theo Vân Anh (Dịch từ Imama) (Khám Phá)
Phụ Nữ Mang Thai Hay Khóc: Con Có Thể “Gánh” 4 Hậu Quả Khó Lường!
Phụ nữ mang thai hay khóc có thể do nhiều nguyên nhân:
– Trước hết, xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hormone Estrogen và Progesterone tăng lên, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc. Từ đó, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn.
– Những căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khi mang thai như: Con có khỏe mạnh, phát triển bình thường không? Liệu mình có thể chăm sóc tốt cho con được không? Điều này cũng khiến thai phụ mệt mỏi, tâm lý bất ổn và hay khóc khi mang thai.
– Sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, đặc biệt là người chồng cũng rất quan trọng. Nếu không nhận được sự chia sẻ, động viên từ gia đình, người vợ sẽ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, tâm trạng u uất và dễ khóc lóc, suy nghĩ tiêu cực.
– Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay khóc cũng có thể do mệt mỏi, kiệt sức vì bị ốm nghén, chán ăn, thường xuyên buồn ngủ và không thể tập trung cho công việc, cuộc sống hàng ngày.
4 hậu quả thai nhi phải gánh chịu khi mẹ mang thai hay khóc
Bà mẹ mang thai hay khóc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, người lúc nào cũng mệt, mất sức, ảnh hưởng tới thị giác, thậm chí kéo dài có thể dẫn tới mờ mắt.
Mặt khác, khóc lóc nhiều sẽ khiến tâm lý trở nên bất ổn, điều này sẽ gây hại trực tiếp cho thai nhi:
1. Thai nhi có thể bị dị tật, hở hàm ếch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nếu người mẹ thường xuyên căng thẳng và hay khóc khi mang thai. Đặc biệt là tháng thứ 2, vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Nếu mẹ hay khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch do sự thay đổi hormone.
2. Con có thể chậm phát triển nếu mẹ mang thai hay khóc
Thai nhi từ 7 tháng tuổi đã có thể hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài nên nếu mẹ hay khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Con sinh ra chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về tâm lý, tự kỷ, chậm nói, hay quấy khóc…
Bà mẹ mang thai hay khóc, tâm lý bất ổn, căng thẳng, sợ hãi… đặc biệt là trong những tháng cuối, máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Trong trường hợp này, bé sinh ra thường yếu, nhẹ hơn 0,5 – 1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
4. Mẹ mang thai hay khóc cũng có nguy cơ cao bị sinh non
Tình trạng khóc nhiều, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, tuyệt vọng… có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non, bong nhau non. Hoặc nhiều người có những suy nghĩ tiêu cực có thể bị trầm cảm khi mang thai, thậm chí giết hại đứa con của chính mình khi nó còn chưa kịp chào đời.
Lời khuyên từ chuyên gia khi phụ nữ mang thai hay khóc
Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai hay khóc tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé, sự phát triển của con sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên:
Kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Chấp nhận những thay đổi cả về tâm, sinh lý trong thai kỳ, bao gồm cả việc ốm nghén, không ăn được gì, người mệt mỏi hơn, dễ cáu gắt hơn…
Thư giãn, thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực trong mọi vấn đề, tránh tình trạng hay khóc khi mang thai.
Chia sẻ nhiều hơn với chồng, người thân về những khó khăn mình gặp phải để được giúp đỡ.
Ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tác nhân gây bệnh.
Tập thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, ngồi thiền, tập yoga… để tăng cường sức khỏe, thư giãn đầu óc.
Nguồn: chúng tôi
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Hậu Quả Khôn Lường Cho Cả Mẹ Và Bé
Theo nghiên cứu có đến 90% bà bầu gặp tình trạng mất ngủ, trong đó mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu chiếm đến 50%. Tuy nhiên, giai đoạn này việc mất ngủ không ảnh hưởng gì đến em bé. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng giấc ngủ của bé hoàn toàn độc lập với chu kỳ giấc ngủ của mẹ nhưng khi bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối lại có những tác động vô cùng nguy hiểm đến trẻ như sau.
Chậm phát triển trí não: 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ tự điều chỉnh phù hợp với thai nhi để chuẩn bị chào đón bé ra đời. Những thay đổi về hormone, nội tiết tố và tâm sinh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Việc mẹ bầu thường xuyên ngủ muộn, khó ngủ mỗi đêm sẽ khiến trẻ sinh ra bị thiếu cân, chậm phát triển trí não, kém thông minh hơn so với những trẻ có mẹ ngủ đủ giấc.
Thiếu máu, kém phát triển: Đêm là thời gian cơ thể mỗi người điều chỉnh, cân bằng lại, đặc biệt là khi mẹ bầu mang thai những tháng cuối. Thời gian từ 23 giờ – 3 giờ sáng là thời điểm cơ thể mẹ tái tạo máu, cung cấp máu đủ cho bé. Do đó, nếu mẹ thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc trong thời gian này, bé sinh ra có thể dễ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trọng lượng cơ thể.
Khóc, quấy đêm, khó nuôi: Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thường có tâm trạng không thoải mái, khó chịu sẽ ảnh hưởng nhiều đến bé. Đặc biệt, theo quan niệm xưa thì các mẹ bầu mà thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, em bé sinh ra cũng sẽ hay khóc, dễ tức giận, khó dỗ,.. khiến mẹ và người thân chăm sóc rất vất vả.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân
Vùng bụng to, tiểu đêm nhiều lần, khó thở, chuột rút, đầy bụng, khó tiêu,…là những nguyên nhân mất ngủ mỗi đêm của mẹ bầu. Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng xấu đến trẻ mà còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Những tình trạng mẹ bầu sẽ gặp như:
Không tỉnh táo, thiếu ngủ và kiệt sức: Giấc ngủ được coi là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe, những mệt mỏi ban ngày sẽ được phục hồi nhờ vào giấc ngủ đêm. Nhưng thật khổ sở khi chỉ cần xoay người là mẹ bầu có thể đau nhức toàn thân, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài mẹ bầu sẽ mất tập trung, cơ thể uể oải, thiếu tỉnh táo. Tưởng chừng đó chỉ là vấn đề đơn giản, chỉ cần nghỉ ngơi nhưng sẽ nghiêm trọng nếu không may vấp ngã, ngất xỉu nguy cơ sinh non, nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và bé.
Khó sinh: Các nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong suốt 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ khó sinh, nguy cơ sinh mổ cao. Quá trình sinh cũng kéo dài hơn, đau đớn và kiệt sức.
Khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Uống ít nước vào buổi tối: Đi tiểu đêm nhiều lần mỗi đêm là chuyện bình thường ngay từ những tháng mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể khắc phục bằng cách giảm lượng nước uống trước khi ngủ, hạn chế uống sau 8 giờ tối.
Nằm nghiêng người về bên trái: Vòng bụng tăng kích thước lên quá nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ nặng nhọc, khó chịu và khó đi vào giấc ngủ. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, chân phải co, chân trái duỗi, đặt gối ôm phía trước chân để thoải mái. Tư thế này sẽ giúp mẹ dễ thở hơn, mẹ ít bị sưng phù mắt cá chân, bé lại thoải mái vì có nhiều không gian vui chơi hơn.
Massage và ngâm chân trước khi ngủ: Điều này không chỉ giúp mẹ thoải mái, thải độc tố bên trong cơ thể mà còn hạn chế chứng chuột rút khi mang thai. Sử dụng một chút thảo dược như gừng, muối, trà, sả cho vào nước ấm sau đó massage, xoa bóp nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ rất tốt cho giấc ngủ. Các mẹ nên áp dụng thường xuyên.
Chúc mẹ bầu sức khỏe!
Ra Máu Khi Mang Thai, Hiểm Họa Khôn Lường Mẹ Bầu Nên Chú Ý
Nguyên nhân quan hệ bị ra máu khi mang thai
Theo Hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 2030% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng quan hệ bị ra máu khi mang bầu ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm có thể gây ra hiện tượng xuất huyết sau khi quan hệ trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như:
Lưu lượng máu tăng lên: Trong thời gian 9 tháng mang thai, lưu lượng máu đổ về cổ tử cung và âm đạo được tăng đáng kể. Do đó, quan hệ vợ chồng vào đúng lúc này rất dễ tạo nên áp lực cho vùng xung quanh cổ tử cung, điều này khiến bà bầu bị chảy máu sau khi yêu.
Ngoài ra, một số mạch máu nhỏ của tử cung sẽ hình thành trong thời gian mang thai để từ đó đáp ứng nhu cầu oxy của cả mẹ bầu và bé. Các mao mạch trên thường phát triển bên trong âm đạo và cổ tử cung, nhưng cũng rất dễ vỡ nếu bị mẹ bầu tác động mạnh, nhất là những lúc mẹ quan hệ tình dục.
2030% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng quan hệ bị ra máu khi mang bầu
Nhau bong non: Tình trạng này có thể xảy ra khi nhau thai trong tử cung chưa trưởng thành nhưng lại tách sớm và rời khỏi thành trong của tử cung. Điều này có thể gây chảy máu nặng trong tử cung, đôi khi còn kèm theo việc xuất hiện những cục máu đông.
Nếu nhau bong non ở mức độ nhẹ thường sẽ không quá nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn thì các mẹ bầu cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.
Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung là tình trạng mẹ bầu bị các khối u nhỏ, dài phát triển ngay trên cổ tử cung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nồng độ estrogen trong máu tăng cao khi mang thai. Polyp lại là cấu trúc dễ vỡ, nên dễ gây nên tình trạng mẹ bầu bị chảy máu, băng huyết sau khi yêu.
Sảy thai: Các chuyên gia y tế còn cho biết, việc quan hệ tình dục trong thai kỳ không thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, ồ ạt, đặc biệt là ra máu sau khi vừa thực hiện quan hệ trong thai kỳ, thì có thể đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của việc sảy thai. Hãy thăm khám để nhận được sự trợ giúp từ phía bác sĩ ngay để tránh tình trạng sức khỏe bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhau tiền đạo (hay rau tiền đạo): Khi xảy ra tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của vùng tử cung sẽ dẫn đến việc bánh nhau làm che mất một phần hoặc bao trùm toàn bộ cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi tên ngắn gọn là nhau tiền đạo, biểu hiện đặc trưng là chảy máu âm đạo nhưng không hề gây đau.
Một số trường hợp nhau tiền đạo của mẹ bầu tự hết sau khoảng 32 35 tuần thai khi phần dưới của tử cung đã được phát triển và kéo dài ra ngoài. Quá trình sinh nở khi đó đã có thể diễn ra được bình thường. Tuy nhiên, nếu như nhau thai tiền đạo không tự hết được, sản phụ sẽ buộc phải thực hiện việc mổ lấy thai ra sớm bằng phương pháp sinh mổ.
Tình trạng đứt nhau thai: Đối với những trường hợp này, nhau thai sẽ tách rời khỏi thành tử cung ngay trước hoặc trong khi đang chuyển dạ. Những dấu hiệu đặc trưng, phổ biến nhất của tình trạng này là xuất huyết âm đạo, đau quặn bụng và đau lưng. Đứt nhau thai có thể gây ra cho mẹ và bé các biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu không được thăm khám, phát hiện sớm. Em bé có khả năng bị ngạt vì không nhận đủ oxy, và mẹ bầu có thể bị mất đi một lượng máu rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho tính mạng của cả 2 mẹ con.
Viêm nhiễm, nấm âm đạo: Nguyên nhân gây ra tình trạng quan hệ ra máu hồng khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu bị mắc các vấn đề viêm nhiễm âm đạo như: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn trichomonas, bệnh lậu, bệnh nấm chlamydia, khuẩn herpes,…
Ngăn ngừa tình trạng quan hệ xong bị ra máu khi mang thai
Bạn có thể giảm thiểu được các nguy cơ chảy máu và biến chứng sau chảy máu bằng cách làm theo một số bước như sau:
Chọn lựa tư thế quan hệ an toàn nhất: Một số tư thế quan hệ thô bạo trong thai kỳ có thể dễ dàng làm tổn thương tử cung, âm đạo hoặc gây chảy máu nhiều do tạo áp lực lớn và mạnh lên cổ tử cung. Do đó, mẹ bầu và chồng nên thử các tư thế quan hệ an toàn, nhẹ nhàng khi mang thai để vừa có thể tận hưởng thoải mái được “chuyện ấy”, vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Quan hệ bằng miệng (oral sex): Ngược lại đối với suy nghĩ của nhiều người, các chuyên gia y tế cho rằng, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bằng miệng trong thời gian mang thai. Đây là một trong những phương pháp an toàn nhất để mẹ bầu thỏa mãn nhu cầu về “chuyện ấy” của cả bản thân lẫn chồng trong thai kỳ mà không cần phải thực hiện giao hợp.
Tuy nhiên, dù cách quan hệ bằng miệng không gây hại gì cho thai nhi nhưng người chồng hãy lưu ý tuyệt đối không nên thổi hơi vào âm đạo vì làm như vậy dễ gây tắc nghẽn máu.
Mẹ bầu cần chú ý chọn lựa tư thế quan hệ an toàn nhất
Sử dụng các chất bôi trơn: Sử dụng những chất gel bôi trơn trước khi quan hệ tình dục có thể giúp mẹ bầu giảm được sự ma sát và cảm giác khó chịu trong khi “yêu”. Từ đó có thể hạn chế nguy cơ xuất huyết sau khi quan hệ. Hãy lưu ý tránh tuyệt đối những loại chất bôi trơn có chứa chất glycerin vì chúng dễ khiến cho mẹ bầu bị mắc các bệnh nấm.
Dùng bao cao su: Việc sử dụng bao cao su trong khi quan hệ sẽ giúp bảo vệ cho cả mẹ bầu và thai nhi tránh khỏi các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục.
Quan hệ ra máu khi mang bầu khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Khi gặp phải hiện tượng nguy hiểm này, bạn hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám và loại trừ các nguy cơ như: sẩy thai, thai ngoài tử cung, nhiễm trùng âm đạo, nhau tiền đạo, bong nhau thai,… Đừng quên quan sát thật kỹ lưỡng màu sắc và lượng máu bị chảy ra sau khi tiến hành quan hệ để dễ dàng trao đổi, cung cấp thông tin cho bác sĩ.
Nếu cần, mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh lót vào đáy quần để lấy mẫu máu và cung cấp cho bác sĩ khi được yêu cầu với các chi tiết chính xác nhất.
Mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh lót vào đáy quần để lấy mẫu máu
Đặc biệt, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý hơn nữa nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây đi kèm với tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ trong suốt thai kỳ:
Chuột rút, bị đau dai dẳng ở vùng bụng dưới hoặc xung quanh vùng xương chậu;
Chảy máu với lượng nhiều;
Máu bị vón thành cục;
Ngất xỉu, hoa mắt hoặc chóng mặt;
Sốt cao, trong người ớn lạnh;
Các cơn co xảy ra thắt dữ dội và kéo dài liên tục, tăng dần sau khi quan hệ.
Ngay khi thấy xuất hiện tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ trong thai kỳ thì các mẹ bầu cần phải đến bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức, thậm chí là khi đã ngưng chảy máu vẫn cần đi khám.
Các mẹ bầu sẽ được khám âm đạo, thực hiện siêu âm, tiến hành làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Để từ đó đánh giá được tình trạng chảy máu khi mang thai, đồng thời tìm ra nguyên nhân và cách thức xử lý tối ưu nhất.
Quan hệ ra máu khi mang bầu cần lưu ý những gì?
Để phòng tránh được hoàn toàn nguy cơ bị xuất huyết sau khi quan hệ cho mẹ bầu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, đôi khi tình trạng này có thể bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn.
Tuy vậy, nếu các mẹ bầu trong quá trình mang thai có một tâm thế không chủ quan và đặc biệt là tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ khi xảy ra sự cố bất ngờ thì sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ra tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ một cách tốt hơn. Các lưu ý cho mẹ bầu như sau:
Với các mẹ bầu có tiền bị sử sảy thai, sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng thì nên tránh quan hệ tình dục trong suốt thời gian mang bầu.
Trường hợp mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng vẫn nên ghi nhớ rằng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cần có sự cẩn trọng, hết sức nhẹ nhàng với những tư thế phù hợp hơn so với những tư thế thô bạo, mạnh mẽ như khi chưa mang thai.
Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cần có sự cẩn trọng
Bạn đang xem bài viết Mẹ Buồn, Hay Khóc Khi Mang Bầu, Con Sinh Ra Sẽ Phải Hứng Chịu Hậu Quả Khôn Lường trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!