Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Lo Lắng Khi Thai Nhi 39 Tuần Gò Nhiều mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thai nhi 39 tuần gò nhiều khiến cho mẹ bầu không khỏi lo lắng vì không biết đó có phải là dấu hiệu chuyển dạ hay không hay chỉ là những cơn gò bình thường, nhiều mẹ cũng sợ không biết là bé gò nhiều có vấn đề gì bất thường không. Tâm trạng của mẹ bầu trong những tuần gần sinh rất nhạy cảm vừa lo đang nóng lòng đợi con yêu ra đời vừa lo lắng trước những dấu hiệu bất hường của cơ thể.
Những cơn gò ở tuần 39 có thể là dấu hiệu sắp sinh cũng có thể là những cơn gò bình thường mà mẹ bầu nào cũng thường gặp khi mang thai những tuần cuối. Các mẹ bầu cần phải biết cách phân biệt những cơn gò bụng thuộc dạng nào để tránh tâm lý lo lắng quá mức, và nếu đó là cơn gò chuyển dạ thật thì mẹ bầu cũng sẽ có cách phản ứng kịp thời.
Cách để mẹ bầu phân biệt những cơn gò
Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks: Những cơn gò sinh lý này đã xuất hiện từ tuần thai thứ 7 và nó thường xuyên rõ ràng hơn theo sự phát triển của thai nhi. Cơn gò Braxton – Hick thường xuất hiện trong khoảng 30s không gay đau và cũng không xuất hiện thường xuyên. Những cơn gò này dễ dàng biến mất khi mẹ đi bộ thay đổi vị trí hoặc nẳm. Thai nhi 39 tuần gò nhiều bởi các cơn gò sinh lý khi thai nhi chuyển động,khi bàng quang đầy, khi quan hệ hoặc cơ thể bị mất nước.
Dấu hiệu chuyển dạ: Những cơn gò chuyển dạ làm cho mẹ khí chịu và đau âm ỉ, gây căng cơ ở bụng hoặc lưng. Gây căng cơ ở vùng xương chậu, xương đùi. Nhiều trường hợp có thể mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo. Cơn gò chuyển dạ diễn ra với tuần suất thường xuyên 5 -10 phút/lần.không giống như cơn gò sinh lý khi mẹ bầu thai đổi tư thế cơn gò chuyển dạ vẫn tiếp tục.
Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?
Thai nhi tuần 39 gò nhiều mẹ bầu lo lắng?
Mẹ bầu đã biết cách phân biệt những cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ rồi. Những cơn gò sinh lý thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu nó sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế.
Tuy nhiên thai nhi 39 tuần gò nhiều có thể rơi vào một số trường hợp nguy hiểm như:
Nhau thai rụng sớm: Khi thấy dấu hiệu những cơn gò không diễn ra theo quy luật kèm theo tử cung to và cứng bất thường, xuất hiện một số dấu hiệu khác như hoa mắt chóng mặt buồn nôn.
Do thai chết lưu: Có thể rơi vào trường hợp thai chết lưu tuy nhiên trường hợp này cũng rất hiếm xảy ra ở tuần 39 khi bé đã phát triển gần như hoàn thiện.
Nhau thai rách: Dấu hiệu nhận biết nhau thai rách là tử cung co thắt không theo quy luật và âm đạo có chảy dịch nhiều hoặc ít.
Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều
Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều
Tuần 39 đã đến thời điểm bé ra đời
Mang thai tuần 39 mẹ nên lưu ý gì?
Thai nhi tuần 39 gò nhiều và ít đạp chứng tỏ thời điểm sinh nở của mẹ ngày càng gần. Lúc này, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ, bao gồm cả cảm giác lo lắng, sợ hãi nhưng lại mong ngóng khi sắp được gặp con yêu.
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ khi mang thai 39 tuần thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay
Để không bị chứng táo bón thai kỳ hành hạ, mẹ nên uống nhiều nước để bổ sung kèm theo đó là các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều Vitamin và chất xơ.
Mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của cơ thể vì từ tuần này đến tuần tiếp theo, dấu hiệu chuyển dạ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Rất nhiều bà mẹ bị căng thẳng làm gia tăng nguy cơ sinh non, thế nên mẹ cần giải tỏa cảm xúc bằng việc nghe nhạc hoặc làm những điều mình yêu thích.
Trong tuần này mẹ nên tập luyện đi bộ một chút để giãn nở cơ mông, hoạt động này cũng rất có lợi đối với sức khỏe thai nhi.
Thai nhi 39 tuần tuổi gò nhiều có nhiều nguyên nhân khác nhau thông thường là những trường hợp gò sinh lý không có gì đáng lo. Một số ít trường hợp có thể gây nguy hiểm đến thai nhi các mẹ nên tìm hiểu. Còn nhiều kiến thức khi mang thai mà mẹ bầu cần biết tham khảo nhiều hơn tại: http://mangthaiantoan.com/thai-nhi
Chia sẻ:
Thai 39 Tuần Gò Nhiều: Khi Nào Mẹ Cần Lo?
Thai 39 tuần gò nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu cần đến bệnh viện ngay.
Thai 39 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu sắp sinh hoặc đơn giản chỉ là những cơn gò sinh lý bình thường. Tuy nhiên, làm sao để phân biệt đúng cũng như biết cách xử lý trong từng trường hợp?
Thai 39 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh?
39 tuần là khoảng thời gian bé có thể chào đời bất cứ khi nào. Vì vậy, mỗi một thay đổi cơ thể mẹ hay một cử động bất thường nào của bé cũng làm mẹ bầu lo lắng, nhất là khi những cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều.
Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, thai 39 tuần gò nhiều không hẳn là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà có thể là cách cơ thể mẹ phản ứng với sự phát triển của thai nhi, hoặc đơn thuần là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để biết cách xử lý đúng trong từng trường hợp.
– Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không gây đau đớn, không xảy ra đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí. Thật ra những cơn gò sinh lý này đã bắt đầu từ tuần thai thứ 7 một cách nhẹ nhàng và cơn gò co thắt ngày càng rõ hơn theo sự phát triển của thai nhi.
Cơn gò sinh lý thường xảy ra khi thai nhi chuyển động, khi bàng quang đầy, sau khi quan hệ hoặc khi cơ thể bị mất nước.
– Dấu hiệu chuyển dạ: Khác với những cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, gây căng cơ ở vùng xương chậu, đau lườn hoặc đau đùi… Nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo.
Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện với tần suất cao, khoảng 5-10 phút/ lần hoặc theo tần suất, nhịp điệu riêng biệt. Đặc biệt, những cơn gò này không có dấu hiệu giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào mẹ cần lo?
Những cơn gò sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa cũng sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
Ngược lại, khi những cơn gò là dấu hiệu chuyển dạ hoặc gò do những nguyên nhân sau đây, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện ngay.
Nhau thai rụng sớm: Bên cạnh những cơn co thắt không diễn ra theo quy luật, mẹ có thể nhận thấy tử cung to và cứng bất thường, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng…
Do thai chết lưu: Rất hiếm gặp nhưng một số trường hợp thai 39 tuần gò nhiều có thể do thai chết lưu, mẹ cần hết sức cẩn thận.
Nhau thai rách: Tử cung co thắt không theo quy luật và âm đạo có chảy dịch nhiều hoặc ít.
Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều, thai máy yếu có thể là dấu hiệu của đa ối khi mang thai.
Nhau thai nằm trước: Biểu hiện ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, ra máu âm đạo nhưng không cảm thấy đau.
Thai 39 tuần gò nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo lắng, hoảng loạn, mẹ bầu nên bình tĩnh theo dõi diễn tiến của cơn gò và những dấu hiệu đi kèm. Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu thai có vấn đề.
Thai 39 tuần gò nhiều do sinh lý: Xử sao mẹ ơi?
Với cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hoặc do cảm xúc thay đổi, mẹ có thể thử những cách sau để giảm bớt khó chịu.
Thư giãn cơ thể bằng cách ngủ đủ vào ban đêm và ngủ những giấc nhỏ trong ngày, nghỉ ngơi, ăn uống và massage nhẹ nhàng. Lưu ý: Khi massage, mẹ bầu nên cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng.
Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp cơ thể thư giãn cũng như làm dịu tử cung. Tuy nhiên mẹ đừng dùng nước quá nóng hoặc ngâm bồn quá lâu.
Hít thở chậm, sâu và thay đổi tư thế.
Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nắng nóng. Uống nhiều nước sẽ giúp “không gian sống” của bé rộng rãi, đồng thời cũng hạn chế tốt nhất những cơn gò.
Mẹ Có Nên Lo Lắng Khi Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Sinh?
Khi nào là thời gian an toàn nhất để mẹ bắt đầu có dấu hiệu sinh con?
Một thai kỳ đủ chuẩn sẽ kéo dài 40 tuần. Nhưng tuỳ vào khái niệm của từng bác sĩ thì có thể dao động từ tuần 37 đến tuần 42.
Những tuần cuối cùng của thai kỳ khá là quá quan trọng. Đây là khoảng thời gian khá căng thẳng để cơ thể mẹ chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Và chính bản thân thai nhi cũng trong giai đoạn “nước rút” để hoàn thành sự phát triển của các cơ quan cần thiết (như não và phổi) và đạt cân nặng khi sinh khỏe mạnh.
Nguy cơ biến chứng sơ sinh là thấp nhất trong các trường hợp thai nhi chào đời không có biến chứng trong khoảng từ tuần 39 đến 41.
Việc thúc chuyển dạ trước tuần 39 có thể gây ra rủi ro sức khỏe ngắn và dài hạn cho em bé. Nhưng nếu bé chào đời từ tuần 41 trở đi cũng có thể có các biến chứng.
Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ phân loại sinh nở từ tuần 37 đến 42 như sau:
Chuyển dạ sớm: 37 tuần đến 38 tuần, 6 ngày
Đúng chuẩn thai kỳ: 39 đến 40 tuần, 6 ngày
Chuyển dạ muộn: 41 tuần đến 41 tuần, 6 ngày
Quá hạn sinh: 42 tuần và hơn thế nữa
Thai 39 tuần tuổi lúc này sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ. Bé nặng hơn 3,3kg và dài khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Và mẹ có biết rằng phần đầu của thai nhi chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng không?
Hiện tại cơ thể bé không có nhiều thay đổi như trước, nhưng đã hoàn thiện các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bộ não của bé vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 4 tuần vừa qua, não của bé yêu đã tăng trưởng thêm 30%. Và não của con sẽ vẫn duy trì tốc độ phát triển này trong 3 năm đầu đời.
Tuy rằng đây là thời điểm phổ biến bé đã sẵn sàng chào đời và mẹ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ, nhưng đây vẫn là thời gian bé chưa sẵn sàng ra đời. Vì thế mẹ không phải lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi nếu thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Những lý do phổ biến bé chưa sẵn sàng “ra ngoài” gặp ba mẹ như sai lệch trong việc dự đoán ngày sinh. Nguyên nhân là do khó xác định đúng ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, bởi việc xác định chính xác ngày trứng được thụ thai. Và lý do khác là do thai nhi chưa di chuyển xuống vùng khung chậu.
Luyện tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng
Hãy buộc dây giày thể thao và đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên. Phương pháp này tuy chưa được chứng minh về mặt y tế khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, nhưng một số chuyên gia tin rằng trọng lực sẽ giúp đẩy thai nhi xuống cổ tử cung và áp lực sẽ bắt đầu giãn cổ tử cung. Cũng như giúp giải quyết vấn đề “thai 39 tuần bụng chưa tụt”.
Một lần nữa, tuy chưa được chứng minh, nhưng có một số quan sát cho thấy châm cứu có thể điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích cổ tử cung của mẹ giãn ra.
Quan hệ tình dục khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Một số người tin rằng đạt cực khoái (mà mẹ có thể đạt được một cách an toàn khi có hoặc không có đối tác) có thể giúp mang lại các cơn co thắt.
Đối với một số phụ nữ đang mang thai 39 tuần, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giục . Lý do bác sĩ đề nghị kích thích chuyển dạ có thể bao gồm các biến chứng (tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim), các vấn đề về nhau thai và nhiễm trùng tử cung. Phương pháp giục sinh cũng có thể được khuyến nghị nếu mẹ mang thai 39 tuần với cặp song sinh hoặc nếu đã vỡ nước ối nhưng chưa có các dấu hiệu chuyển dạ khác.
Tâm lý thư giãn
Kiên nhẫn là điều cần thiết mẹ nên có trong giai đoạn này. Như đã đề cập ở trên, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là điều bình thường và mẹ không có gì phải lo lắng. Do đó, mẹ hãy thư giãn, tinh thần lạc quan để tận hưởng cuộc sống.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Lo Lắng Tình Trạng Đi Tiểu Nhiều Khi Mang Thai
Tại sao lại đi tiểu nhiều khi mang thai?
Bạn có thể sẽ cảm thấy mắc tiểu nhiều hơn bình thường, ngay cả trước khi bạn phát hiện mình đang có thai. Thực tế, đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, xảy ra khoảng sáu tuần đầu của tam cá nguyệt thứ nhất.
Tại sao?
“Thủ phạm” chính khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên là hormone hCG, vì nó làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận, làm bàng quan nhanh đầy hơn. Áp lực của tử cung khiến bàng quang làm hạn chế lượng nước tiểu lưu trữ cũng là nguyên nhân.
Hơn nữa, trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50% so với trước khi có thai. Điều này dẫn đến rất nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý thông qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy các cơ của vùng chậu và thành tử cung giãn nở, điều đó kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước.
Ngoài ra, mẹ bầu có nhận thấy vào buổi tối, bạn có xu hướng đi tiểu nhiều hơn ban ngày không? Vì khi bạn nằm, phần chất lỏng ở chân có xu hướng trở lại máu và bàng quang, làm mẹ nhanh chóng muốn đi tiểu.
Một số thai phụ sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nhưng một số khác thì vẫn vậy. Do đó, nên cố gắng không để tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai ảnh hưởng đến bạn, vẫn có khả năng bạn sẽ cảm thấy khá hơn trong ba tháng giữa thai kỳ và không phải chạy vào nhà vệ sinh cả ngày nữa.
Làm gì để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai?
Bạn có thể cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai bằng cách tránh đồ uống có tác dụng lợi tiểu như cà phê, trà và rượu.
Mẹo nhỏ cho bạn: Khi đi tiểu, nên ngồi nghiêng về phía trước để ép hết nước tiểu ra, giúp bàng quang hoàn toàn được giải phóng.
Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng giảm số lần đi tiểu bằng cách nhịn uống nước, dù sao sức khỏe của bạn và thai nhi vẫn là quan trọng hơn cả.
Bạn có thể cố gắng uống nhiều nước trong ngày nhưng sau đó giảm dần trong vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng vẫn không khá hơn, bạn không còn cách nào khác là làm quen với nó. Nhìn theo hướng lạc quan, đây là cách luyện tập tốt để chuẩn bị cho những giấc ngủ bị gián đoạn trong tương lai khi em bé ra đời.
Làm sao để biết việc đi tiểu nhiều khi mang thai là không bình thường?
Báo cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy đau rát khi tiểu hoặc nếu liên tục muốn đi tiểu ngay cả khi chỉ uống có vài giọt nước. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nhiễm trùng đường tiết niệu là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai và nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc sinh non.
Nhịn tiểu có gây ra són tiểu hay không?
Nhiều phụ nữ được chẩn đoán són tiểu do căng thẳng khi mang thai. Họ có thể bị són tiểu khi ho, cười, hắt hơi, nâng vật nặng hoặc làm một số động tác tập thể dục như đi bộ nhanh. Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc giai đoạn hậu sản. Bạn có thể hạn chế són tiểu phần nào bằng cách không nhịn tiểu để bàng quang không bị căng nước quá lâu.
Tập Kegel để tăng cường lực của các cơ bắp vùng chậu có thể giúp giảm thiểu việc không kiểm soát được đường tiểu của mình. Việc bắt đầu bài tập Kegel sớm trong thai kỳ và duy trì sau khi sinh là rất tốt cho phụ nữ và còn tốt hơn nữa nếu nó trở thành thói quen tập luyện suốt đời.
Cuối cùng, đừng quên đi tiểu trước khi tập thể dục. Nếu vẫn còn lo ngại tình trạng són tiểu, bạn nên mang một miếng băng vệ sinh hàng ngày để đề phòng.
Hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai
– Tránh các loại thực phẩm làm cơ thể giữ nước: Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 3 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, nên hạn chế cà phê, trà, soda, các loại nước ngọt có ga vì chúng chứa chất lợi tiểu, càng làm mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.
– Uống nhiều nước ban ngày và hạn chế vào ban đêm: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tranh thủ bổ sung nước vào ban ngày, giảm dần vào buổi chiều và hạn chế khi về đêm.
– “Tống” sạch nước tiểu trong bàng quang: Nghiêng người về phía trước trong lúc đi tiểu có thể giúp bạn đẩy hết lượng nước tiểu trong bàng quang. Cách này giúp bạn hạn chế tối đa những lần phải ra vào nhà vệ sinh.
Khi nào tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khá hơn?
Trong đa số trường hợp, tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ được khắc phục ngay sau khi sinh con. Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, bạn sẽ đi tiểu với số lượng lớn hơn và thậm chí thường xuyên hơn vì cơ thể đang thải trừ các chất lỏng còn lại từ quá trình mang thai. Nhưng chỉ sau chừng năm ngày, đường tiết niệu của bạn sẽ gần như trở lại như trước khi có thai.
Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Lo Lắng Khi Thai Nhi 39 Tuần Gò Nhiều trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!