Xem Nhiều 3/2023 #️ Mẹ Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng Không? # Top 4 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mẹ Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng Không? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đậu phộng hay còn gọi là lạc, đậu phụng có tên khoa học là Arachis Hypogaea và là một cây thực phẩm thuộc họ đậu có nguồn gốc tại Nam và Trung Mỹ. Loại cây này được tìm thấy đầu tiên bởi các cư dân  vùng sông Paraguay và Parama ở vùng Chaco của vùng Paraguay và Bolivia. Đậu phộng là một loại thực phẩm giàu năng lượng vì nó có chứa nhiều lipit.

1 Các thành phần có trong đậu phộng và tác dụng của nó

2 Mẹ bầu có nên ăn đậu phộng không ?

Các thành phần có trong đậu phộng và tác dụng của nó

Đậu phộng thường được biết đến là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đậu phộng thường được sử dụng để chế biến dầu ăn, bột, bánh, kẹo mứt hay các loại nước sốt.

Trong thành phần của đậu phộng có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, theo các ghi chép nghiên cứu trên thế giới thì trong 100g đậu phộng có chứa:

7% nước

25,8 g chất đạm

4,7g đường

8,5g chất xơ

49,2g chất béo

6,28g bão hòa

24,43g bão hòa đơn

15,56g bão hòa đa

15,56g Omega 6

16,1g Carbohydrate

Và còn rất nhiều các chất, vitamin khác khác

Về mặt y học, đậu phộng được cho là có tác dụng rất tốt với dạ dày, chống ho và nhuận phổi… đậu phộng có thể mang tới những lợi ích như cân bằng mức cholesterol, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa rủi ro đột quỵ và tăng khả năng sinh sản, …

Trong loại dầu được chế biến từ đậu phộng chứa các vitamin hòa tan trong dầu, thành phần trong đó nhiều nhất là vitamin E, đây là một yếu tố quan trọng trong việc tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa cũng như là rất tốt cho con mắt. Ngoài ra, dầu đậu phộng còn chứa 2 loại acid bão hòa là acid arachidic và acid lignoxeric có thể tìm thấy trong sữa bò và cacao.

Có thể nói, đậu phông mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì sao ?

Mẹ bầu có nên ăn đậu phộng không ?

Sau khi đã đọc đến đây, các bạn cũng đã phần nào có được câu trả lời rồi đúng không ? Với những dưỡng chất và vitamin dồi dào như vậy thì có lý do gì để các mẹ bầu loại đậu phộng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Rất nhiều những nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, đậu phộng không những tốt cho mẹ mà còn có lợi cho cả thai nhi trong bụng. Chất Folate trong hạt lạc rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và trẻ, giúp trẻ khi sinh ra thông minh hơn so với những đứa trẻ bị thiếu chất này trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ nếu hấp thụ khoảng 400 microgram axit folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh lên đến 70%.

Kiên trì ăn đậu phộng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho lượng sữa của các mẹ tiết ra đều đặn. Ngoài ra, các mẹ bầu ăn đậu phộng sẽ phòng tránh được những rối loạn thần kinh của trẻ đang đang trong quá trình hình thành và phát triển.

Trước đây, phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo rằng không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng hoặc các loại hạt trong suất quá trình mang thai và cho con bú. Nhưng theo một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO chỉ ra rằng, đó là một quan niệm sai lầm, nghiên cứu chứng minh rằng việc phụ nữ mang thai ăn đậu phộng là hoàn toàn an toàn và không gây dị ứng cho bản thân và thai nhi.

Lưu ý: Khuyến cáo các mẹ bầu, một ngày không nên ăn quá 10 hạt đậu phộng. Ăn quá nhiều đậu phộng có thể khiến đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai.

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy được đậu phộng không những không gây di ứng cho mẹ bầu mà còn rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nữa. Vậy thì chị em còn chờ gì nữa mà không thêm đậu phộng vào thực đơn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày của mình để giúp trẻ được phát triển toàn diện và thông minh hơn. Hy vọng nhưng bài viết này sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các mẹ bầu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Bà Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng (Lạc) Không?

Mang thai có được ăn đậu phộng (lạc) không

Bà bầu không chỉ có thể ăn đậu phộng, mà ăn đậu phộng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu do rối loạn chức năng tuỷ xương và thúc đẩy sự phát triển xương của thai nhi, rất phù hợp cho bà bầu ăn. Dùng lá đậu phộng tươi hãm trà uống thay nước còn có thể dự phòng chứng cao huyết áp thai kỳ.

Mẹ bầu mang thai có thể ăn đậu phộng ( lạc), vì vỏ lụa đậu phộng có chứa các thành phần cầm máu, có thể chống sự hòa tan của Fibrin, tăng cường chức năng của tủy xương để sản xuất tiểu cầu, rút ngắn thời gian xuất huyết, tăng khối lượng tiểu cầu, cải thiện chất lượng và tăng cường chức năng tiểu cầu, đây là sự lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do rối loạn chức năng tuỷ xương.

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng (lạc)

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng cao hơn so với các ngũ cốc khác, có thể so sánh với một số thực phẩm động vật như trứng, sữa và thịt. Đậu phộng chứa rất nhiều protein và chất béo, đặc biệt là hàm lượng axit béo không bão hòa khá cao.

Theo nghiên cứu, 60% chất khô của tế bào não là phospholipid bao gồm các axit béo không bão hòa và 35% protein là chất dinh dưỡng hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Đậu phộng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Có thể được chiên, luộc, xào và hầm, các cách chế biến khác nhau sẽ có những hương vị khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh các cách chế biến có khả năng gây ra “nóng trong người”, chẳng hạn như chiên và xào.

Nếu mẹ bầu “nóng trong” trong thời gian dài, thai nhi cũng dễ nổi giận hơn, vì vậy, mẹ bầu khi ăn đậu phộng, tốt nhất nên chọn các món hầm. Hầm không chỉ tránh được việc phá hoại chất dinh dưỡng, mà còn rất ngon và dễ tiêu hóa.

Thực đơn gợi ý cho bà bầu

Đậu phộng chua

Nguyên liệu: 300g đậu phộng, 5g giấm, 5g muối tinh, 2g đường, 1 cọng rau mùi tây, 2g bột nêm gà.

Cách làm

Rửa đậu phộng bằng nước sạch và đặt sang một bên.

Lấy một cái nồi sạch và cho vào một bát nước lớn (lượng nước nên không nhiều hơn đậu phộng), đun lửa lớn. Cho đậu phộng đã được làm sạch vào nước đang sôi trụng qua rồi vớt ra và đặt sang một bên.

Lấy một chảo khác, thêm dầu và xào đậu phộng ở lửa lớn. Khi đậu phộng tạo ra âm thanh “pop, pop”, rắc muối đều, và xào lại, để bớt nóng.

Lấy một cái bát, cho giấm, đường, bột nêm gà, một chút muối tinh và trộn đều. Đổ đậu phộng để nguội và rải rau mùi xanh là có thể dùng.

Hiệu quả: Đậu phộng chua có nguyên liệu chính là đậu phộng nấu chín, nước tương và giấm. Đậu phộng chứa axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể con người, nhưng có hàm lượng lipid cao, lượng calo cao và cảm giác béo ngậy.

Rất nhiều loại axit hữu cơ trong giấm có thể giải quyết được cảm giác béo ngậy, vì vậy giấm ngâm đậu phộng có thể làm giảm huyết áp, làm mềm mạch máu, giảm sự tích tụ cholesterol và đóng vai trò ngăn ngừa thiếu máu bất sản.

Đậu phộng luộc

Thành phần: 400g đậu phộng, 10g quế, 2 miếng hồi, muối vừa phải.

Cách làm:

Rửa đậu phộng bằng nước. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn ấn nhẹ vào mặt trước của đậu phộng để vỏ đậu phộng nứt ra một lỗ nhỏ.

Đổ đậu phộng đã chế biến vào nồi và thêm nước. Tỷ lệ nước với đậu phộng là 1: 1.

Đặt một miếng quế, hai cây hồi và một lượng muối thích hợp và khuấy nhẹ.

Đậy nắp và nấu trong 40 phút, vớt ra và chắt nước.

Hiệu quả: Luộc đậu phộng khiến đậu phộng mềm, dễ ăn, hơn nữa thường xuyên dùng có thể thúc đẩy sự phát triển xương của thai nhi, rất phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Các catechin có trong đậu phộng có tác dụng chống lão hóa đối với cơ thể con người, và lysine cũng là một thành phần quan trọng để ngăn ngừa lão hóa sớm. Ăn đậu phộng thường xuyên rất tốt cho việc chống lão hóa.

Ăn Đậu Phộng Khi Mang Thai Có Được Không?

Chứng dị ứng đậu phộng ngày càng trở nên phổ biến và có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Từ thực tế này, bà bầu có nên ăn đậu phộng khi mang thai không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

1. Chứng dị ứng đậu phộng

1.1. Triệu chứng

Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến. Các triệu chứng có thể bao gồm:

1.2. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng vì có thể đe dọa tính mạng. Nếu sốc phản vệ xảy ra, nạn nhân sẽ có biểu hiện:

Gọi ngay số cấp cứu nếu bạn phát hiện người khác có những dấu hiệu giống như trên.

Theo đó, người đã được chẩn đoán dị ứng đậu phộng nên mang theo dụng cụ tiêm epinephrine tự động (EpiPen) khi đi ra ngoài. Đây là loại thuốc chính được dùng để điều trị sốc phản vệ. Thiết bị này cũng nên được đặt ở nơi dễ dàng tiếp cận tại nhà. Đôi khi tiếp xúc với đậu phộng hoặc các sản phẩm làm từ đậu phộng bay trong không khí cũng đủ để tạo ra một phản ứng nghiêm trọng.

1.3. Tính di truyền

Giống như các loại dị ứng khác, dị ứng đậu phộng có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong các gia đình. Đã từng có khuyến cáo phụ nữ nên tránh ăn đậu phộng khi mang thai nếu có người thân trong gia đình bị dị ứng đậu phộng. Nhưng hiện nay việc tiêu thụ đậu phộng khi mang thai được xem là an toàn nếu người mẹ không bị dị ứng, bất kể tiền sử gia đình.

1.4. Kéo dài suốt đời

Trong khi trẻ em mắc chứng dị ứng với sữa và trứng thường tự khỏi khi lớn lên, các chuyên gia cho biết dị ứng đậu phộng và các loại hạt nhiều khả năng sẽ tồn tại suốt đời.

Theo khuyến cáo, tất cả trẻ em mắc bệnh chàm nặng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng với trứng có nguy cơ cao cũng dị ứng đậu phộng. Những đối tượng này nên được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm xét nghiệm.

1.5. Chẩn đoán

Thông thường, tình trạng dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng 2 năm đầu đời. Tuy nhiên cũng có trường hợp phản ứng dị ứng không xuất hiện cho đến khi người đó tiếp xúc với đậu phộng lần đầu tiên (có thể là ở tuổi trưởng thành). Nếu bạn nghi ngờ con mình nhiều khả năng bị dị ứng đậu phộng, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm.

Bác sĩ có thể tiêm một lượng nhỏ protein đậu phộng vào dưới da để theo dõi phản ứng, hoặc làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả không đủ để kết luận, bệnh nhân sẽ được khuyên loại bỏ đậu phộng hoặc các sản phẩm từ đậu phộng ra khỏi chế độ ăn trong vòng 2 – 4 tuần. Chế độ ăn kiêng này có thể giúp xác định liệu việc loại bỏ đậu phộng có cải thiện các triệu chứng hay không.

1.6. Đề phòng

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu những cách để dự đoán trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng hay không, nhưng vẫn chưa tìm ra cách nào để ngăn ngừa chứng dị ứng hình thành và phát triển.

2. Ăn đậu phộng khi mang thai

Từ thực tế trên, nhiều người lo ngại liệu ăn đậu phộng hoặc các sản phẩm làm từ đậu phộng trong thai kỳ có an toàn cho em bé hay không? Một vài ý kiến cho rằng ăn đậu phộng khi mang thai sẽ làm cho em bé dễ bị dị ứng đậu phộng hơn. Thậm chí đã từng có danh sách những thực phẩm gây dị ứng mẹ bầu cần thận trọng bao gồm: đậu phộng, các loại hạt, sữa bò, trứng và cá…

Tóm lại, nếu không dị ứng, việc ăn đậu phộng khi mang thai sẽ an toàn. Ngược lại nếu bị dị ứng với đậu phộng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác, bạn nên tránh tiêu thụ chúng hoàn toàn cả trong thai kỳ lẫn các giai đoạn khác trong suốt cuộc đời. Cần lưu ý rằng đậu phộng có thể ẩn trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:

Các loại bánh, chocolate và kẹo;

Những món ẩm thực châu Á;

Ngũ cốc;

Lương khô;

Sản phẩm được chế biến ở những nơi có nhiều đậu phộng.

Xung quanh vấn đề ăn đậu phộng có tốt không, hay cụ thể là bà bầu có nên ăn đậu phộng không, các chuyên gia cho biết đậu phộng là một sự lựa chọn thông minh cho phụ nữ mang thai nhờ chứa nhiều protein và folate. Bổ sung folate và axit folic được khuyến nghị trong thai kỳ nhằm giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là não và cột sống đang phát triển của thai nhi.

Tất nhiên, khứu giác và sở thích của bạn có thể thay đổi đáng kể khi mang thai. Nếu không thích ăn đậu phộng, thai phụ có thể tìm các nguồn cung cấp protein và folate khác. Miễn là bạn đang tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, việc loại trừ đậu phộng ra khỏi thực đơn chắc chắn không làm hại đến cả mẹ lẫn em bé. Bác sĩ cũng thường khuyến nghị thai phụ dùng thêm viên uống axit folic bổ sung, cho dù chế độ ăn uống thường xuyên có nhiều chất này hay không.

Như vậy, việc bà bầu có nên ăn đậu phộng không tùy thuộc vào tình trạng dị ứng cũng như khẩu vị của người mẹ, hầu như không hề ảnh hưởng đến em bé. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thực phẩm an toàn trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Mang thai có thể là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy lo lắng. Bất cứ khi nào bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để được trả lời sớm và chính xác. Nhờ đó bạn có thể yên tâm tận hưởng hành trình chuẩn bị làm mẹ và chào đón bé yêu ra đời.

Nhận thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại, cùng với kinh nghiệm của các bác sĩ sẽ tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề và bệnh lý sản khoa, các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Đậu Phộng Rất Tốt Cho Mẹ Mang Thai

Đậu phộng là thực phẩm dinh dưỡng mà bất cứ người nào cũng có thể dùng được. Đặc biệt, đối với các mẹ mang thai, ăn bơ đậu phộng không những bổ sung năng lượng, chất béo và nguồn dinh dưỡng phong phú, mà còn giúp cho sự phát triển não của thai nhi. Còn chần chừ gì mà không bổ sung ngay hôm nay nào? Dinh dưỡng bên trong đậu phộng

Giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng cao hơn cả lương thực, có thể sánh ngang với các thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt v.v… Đậu phộng có thể được xem là một nguồn dinh dưỡng cho bà bầu.

Trong đậu phộng chứa một hàm lượng lớn protein và lipit, đặc biệt là hàm lượng axít béo không bão hòa rất cao, thích hợp để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Nhiệt lượng đậu phộng sinh ra cao hơn các loại thịt, cao hơn 20% sữa bò và 40% trứng.

Ngoài ra, các loại khoáng chất khác như protein, canxi, phốt pho, sắt… cũng đều cao hơn sữa, thịt và trứng. Thêm nữa, trong đậu phộng còn chứa các vi sinh tố A, B, E, K, cùng với lecithin, amino axít, choline, axít oleic, axít arachidic, axít béo, axít palmitic… Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng trong đậu phộng rất đa dạng và khá toàn diện.

Ổn định đường huyết: đậu phộng sẽ làm chậm hấp thu carbohydrate. Nếu thay một phần thịt bằng một ít đậu phộng trong bữa ăn, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm xuống 21%. Buổi sáng, nếu mẹ bầu ăn vài hạt đậu phộng thì đường huyết của bạn cả ngày hôm đó sẽ không tăng quá cao.

Khống chế sự thèm ăn: Các nghiên cứu đã chứng minh, đậu phộng là thức ăn “dễ gây cảm giác no”, giúp bà bầu thấy lâu đói hơn. Nguyên nhân là do hàm lượng protein, lipit, chất xơ trong đậu phộng khá dồi dào.

Duy trì sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người ăn đậu phộng sẽ có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thành phần axít béo trong đậu phộng kết hợp với tác dụng của những nhân tố khác, có thể giảm thấp hàm lượng cholesterol, giúp hệ tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn.

Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Có Nên Ăn Đậu Phộng Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!