Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Có Nên Ăn Cua Khi Mang Thai? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu có nên ăn cua khi mang thai?
Có nên ăn cua biển khi mang thai? Ăn cua biển khi mang thai có nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Ảnh: Internet
Câu trả lời là Có, hoàn toàn an toàn cho việc ăn cua khi mang thai, miễn là nó đã được làm vệ sinh và nấu chín đúng cách. Một số món ăn từ cua như sushi hay sashimi chưa được nấu chín đúng cách thì các mẹ tốt nhất không nên ăn.
Thông thường lý do kiêng ăn cua biển khi mang thai bắt nguồn từ nguy cơ các hải sản như cua, cá, tôm, … có thể sẽ có mức thủy ngân cao trong cơ quan và ruột của chúng. Ngoài ra còn là các chất gây ô nhiễm tự nhiên như PCBs (polychlorinated biphenyls) và dioxin.
Vậy có nên ăn canh cua khi mang thai không?
Mặt khác, đồ hải sản thường được để đông lạnh, như cua đông lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria rất cao.
Canh cua tính hàn có thể gây sảy thai cho mẹ bầu sức khỏe yếu. Ảnh: Internet Các yếu tố cần xem xét trước quyết định ăn cua khi mang thai Chọn cua sạch, cua biển Vua Nên chọn cua sạch, biết rõ nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh cho mẹ và bé. Ảnh: Internet
Một nguyên nhân nữa là do sự giàu protein trong cua biển có thể khiến mẹ bầu khó kiểm soát được mức cholesterol cơ thể, nhất là các mẹ đang gặp rối loạn thì phải có sự chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ mới có thể ăn cua.
Lựa chọn cua có nguồn gốc rõ ràng và tin tưởng được
Trên thực tế, chưa có một tài liệu y học nào chính thức nói về việc ăn canh cua dễ bị sảy thai cả, ngược lại canh cua còn là một món ăn khá bổ dưỡng cho mẹ dùng khi mang thai về mặt dinh dưỡng.
Với hải sản, sự lựa chọn an toàn nhất cho các mẹ khi mang thai chính là loại cua Vua (King Crab), một số loại khác như cua Xanh, cua Tuyết không được ưu ái như cua Vua vì chúng có nhiều thủy ngân. Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi, và gây ra một số biến chứng về sức khỏe cho người mẹ nên các mẹ phải rất cẩn thận khi lựa chọn ăn hải sản lúc mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Với cua đồng thì phải chọn cua còn sống khỏe mạnh, đủ chân, đủ càng. Cực kỳ cảnh giác với loại cua có bốn chân hoặc sáu chân. Không chọn cua chết.
Khi cua chưa được nấu chín các vi sinh vật và ký sinh trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé nên các mẹ phải cực kỳ chú ý. Khi cua được nấu chín đúng cách, nhiệt độ sẽ tiêu diệt và phá hủy hết các vi sinh vật và ký sinh trùng có hại.
Các mẹ đang mang thai không nên ăn thịt cua đông lạnh vì nó dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau khi chế biến xong thì rửa sạch tất cả dụng cụ cắt, đựng, đồ dùng xử lý cua thô để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Bà Bầu Có Nên Ăn Cua Khi Mang Thai?
Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi
1/ Có nên ăn cua khi mang thai?
Nhắc đến cua và hải sản, đa số mọi người thường nghĩ ngay tới hàm lượng canxi dồi dào mà không biết rằng, thịt cua cũng chứa rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi. Với một con cua biển, mẹ bầu đã được cung cấo đủ 100% nhu cầu vitamin B12 và khoảng 3-8% lượng sắt và kali.
Tuy nhiên, giống như một số loại cá biển, thịt cua cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua là một trong những nguồn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.
2/ Ăn cua khi mang thai đúng cách
– Ăn đúng lượng: Dù ít nhưng trong thịt cua vẫn chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, mẹ bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ bầu có thể tiêu thụ khoảng 200g cua mỗi tháng.
– Ăn “chất lượng”: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoạc những con cua sắp chết. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.
– Ăn chín, uống sôi: Khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.
– Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
3/ Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon
– Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.
– Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.
MarryBaby
Bà Bầu Có Nên Ăn Nhiều Cua Biển?
Vì sao mẹ bầu nên ăn cua biển?
– Tốt cho tim mạch:
Cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho mẹ bầu.
– Bồi bổ não bộ thai nhi:
Trung bình, 100g thịt cua biển chứa khoảng 500mg – 1g chất béo, trong đó đa phần là omega 3 – dưỡng chất tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển não bộ cho bé yêu.
– Giàu vitamin nhóm B:
Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (thông qua quá trình làm giảm lượng homocysteine), giúp tái tạo các tế bào hồng cầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các axit amin. Một con cua biển trung bình cung cấp đến hơn 100% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể. Thịt cua còn rất giàu folate (34,7mcg), vitamin B1 (0,1mg) nên rất bổ dưỡng.
– Giàu chất khoáng:
Thịt cua chứa nhiều kẽm và đồng – hai khoáng chất cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể như sản xuất năng lượng, hình thành các mô liên kết và tổng hợp các protein cũng như các chất dẫn truyền thần kinh. Với 1 con cua biển, mẹ bầu sẽ được cung cấp khoảng 3 – 8% lượng sắt và kali mỗi ngày.
– Hàm lượng protein cao:
Protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt cá khác. Vì thế, nó sẽ cung cấp dưỡng chất cơ bản này cho thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển trong bụng mẹ.
Giúp mẹ bầu chọn cua biển ngon
Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để các mẹ lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch và cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng.
– Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
– Các mẹ không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
– Các mẹ nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên. Nếu cua còn tươi các mẹ có thể bảo quản được vài ngày và có thể mang đi được xa.
Tuy cua biển là thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và bé yêu trong bụng. Vậy khi bầu bí, các mẹ cần chú ý những điểm sau:
– Ăn cua chín kỹ
Mẹ bầu ăn cua được nấu chín kỹ sẽ an toàn hơn. Bởi vì cua sống ở biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể.
– Nên ăn cua tươi sống
Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối các mẹ không nên ăn cua chết hoặc sắp chết.
Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn.
– Không để lưu cữu
Cua chế biến xong mẹ bầu ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên ăn hết sau khi chế biến, nếu còn thừa lại, hãy đun lên và nhờ người khác ăn giùm mình.
– Những phần không nên ăn trong cua biển
Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dày cua. Chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn.
Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn.
Phần ruột cua là đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn.
Mang cua – phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua – cũng là phần bỏ đi.
– Không nên ăn quá nhiều
Thịt cua có tình hàn, vì vậy mẹ bầu nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
– Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua
Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn cua và quả hồng cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
– Nguyên liệu:
Cua biển, miến dong, mục nhĩ, nấm hương, hành khô, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, mắm, đường, hành hoa, mùi ta, rau răm, nước dùng.
Cua bể rửa sạch vỏ bên ngoài, luộc chín, gõ lấy thịt cua để riêng. Giữ lại nước luộc cua.
Vỏ cua cho thêm nước sôi, lọc 2-3 lần để lấy hết được thịt cua còn sót trong vỏ cua.
Mục nhĩ nấm hương ngâm nở, thái nhỏ.
Miến ngâm nước cho mềm, chuẩn bị ăn thì chần qua nước sôi cho chín tới.
Rau thơm rửa sạch thái nhỏ.
Phi thơm hành khô, xào thịt cua cùng mục nhĩ nấm hương đã thái nhỏ, nêm nếm mắm và gia vị cho vừa.
Nước dùng hòa cùng nước luộc cua, nước lọc cua đun sôi cùng chút gia vị.
Xếp miến đã chần nước sôi vào bát, xúc thịt cua lên trên, rắc rau thơm rồi chan nước dùng.
– Nguyên liệu:
Cua thịt, bia, hành tây, gừng, ớt sừng, hành lá, hạt nêm, tiêu
Dùng vòi xịt mạnh vào mình cua, dùng bàn chải đánh sạch, lột bỏ mai, bóc bỏ phổi (bộ lọc giống như mang cá), chặt bỏ bớt phần đầu các chân, rửa sạch lại, chặt cua làm bốn.
Gừng, hành tây, ớt sừng, hành lá sơ chế sạch, xắt sợi.
Xếp nguyên hình con cua vào đĩa sâu lòng, rắc gừng, ớt sừng, hành lên trên. Nêm hạt nêm vừa miệng rồi rót bia lên.
Hấp cua đến khi chín kỹ rồi lấy ra ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.
– Nguyên liệu:
Cua biển, hành tây, me chín, tỏi, ớt sừng cay, đường, hạt nêm, dầu ăn.
Dùng bàn chải sạch, chải sạch mai cua, càng cua…Tách riêng mai cua, bóc sạch tua, xẻ thân cua ra làm 4.
Dùng sống dao đập vỡ phần càng cứng để nước sốt dễ thấm vào thịt cua.
Me vắt hòa vào nước sôi, bóp nhuyễn rồi lọc lấy nước me khoảng 1 chén đầy nước me. Sau đó cho đường, bột nêm vào nước me, quậy đều.
Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn, ớt thái lát.
Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho cua vào chiên.
Khi cua chuyển sang màu đỏ thì cho nước cốt me vào, đun lửa riu riu, đảo cua nhẹ tay, liên tục đến khi nước me sệt lại và cua thấm đều gia vị.
Cho hành tây, ớt vào, đảo đều. Tắt bếp, trút cua ra đĩa, trang trí với mai cua. Dùng nóng.
– Ăn cua xong cũng như ăn ốc, rửa tay bằng nước lá sả hoặc nước chè xanh, thêm mấy lát chanh thì sạch hết mùi tanh.
– Muốn ăn cua ngon hãy ăn vào đầu hoặc cuối tháng, vì theo kinh nghiệm trong dân gian thì chu kì cua lột vỏ để phát triển sẽ nhịn ăn trong thời gian này nên gầy và thường bị ốp (ít thịt).
Vì cua biển chứa nhiều natri nên nếu mẹ bầu nào bị cảm, sốt, đau dạ dày hoặc tiêu chảy thì không nên ăn cua.
Bà Bầu Có Nên Ăn Cua Đồng? Mẹ Đọc Ngay Để Biết Có Nên Ăn Không Nhé!
Cách đây 15-20 năm, cứ canh lúc trời mưa lâm râm hoặc vừa dứt cơn mưa, người ta lại túa ra đồng bắt cua. Chẳng cần phải lùng sục, canh me hay liều mạng thò tay vào hang, vì những con cua đồng ngộp nước đã tự động nghênh ngang bò ra khỏi hang lần xuống ruộng kiếm ăn. Người dân cứ thế mà nhặt cả rổ.
Nhưng giờ đây cua đồng có giá lên tới gần 200 nghìn/kg, cũng chỉ dám để dành cho trẻ ăn. Cua đồng tự nhiên thực sự rất hiếm vì không sống nổi do các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… Mỗi năm 3 vụ lúa làm đất đai phai màu, các loại thuốc hóa học lại được phun xuống khắp ruộng đồng, kênh rạch khiến con cua đồng không sống nổi. Con nào khỏe lắm thì trên mình cũng chỉ toàn là thuốc.
Thực chất loại cua đồng ở thành phố mà ta thấy bán là cua đồng nuôi kín trong ao hoặc nuôi trên cạn. Cua nuôi không ngon bằng cua đồng, nhưng lại không bị nhiễm hóa chất.
Bà bầu có nên ăn cua đồng không?
Theo Đông y, bà bầu không nên ăn cua đồng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đến tháng thứ 5 thì mẹ có thể ăn nhưng không thường xuyên.
Thực tế có rất ít nghiên cứu về cua đồng, nhưng các chuyên gia tạm thời cho rằng cua đồng có thể gây sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ vì:
– Có khả năng gây dị ứng: Cua đồng là thực phẩm dễ gây dị ứng, khiến cơ trơn và cơ phế quản co thắt, dẫn tới cơ thành ruột và cơ thành tử cung cũng co thắt. Điều này là nguyên nhân gây sảy thai. Do đó những bà bầu có tiền sử dị ứng tôm cua, đồ biển hoặc đang mắc bệnh viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng thì nên tránh ăn cua.
– Có khả năng tống khối u: Đông y cho rằng thực phẩm có tính mặn thì có khả năng tán nhuyễn khối kết, chẳng hạn như sỏi thận, sỏi mật, máu tụ bầm, táo bón, thậm chí là ung thư. Mà thai nhi cũng bị coi là một dạng khối u nên có khả năng bị đẩy ra ngoài và gây sảy thai nếu bà bầu ăn cua đồng. Tuy nhiên, giả thuyết này không đáng tin cậy.
– Bà bầu có nên ăn cua đồng? Có khả năng gây đau bụng: Cua đồng có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, dẫn tới đau bụng. Nếu đau bụng ít thì bà bầu chỉ bị tiêu chảy, uống 1 gói thuốc bột trị tiêu chảy là hết. Nhưng nếu đau nặng, quặn thắt như bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ khiến cơ ruột co, bàng quang co dẫn tới các cơ quan lân cận cũng co theo, chẳng hạn như cơ tử cung.
Tuy nhiên, trước đây cũng chưa có ghi nhận trường hợp mang thai nào vì ăn cua mà đau bụng tới mức nặng nề như vậy. Do đó nếu mẹ chưa từng bị sảy thai, không thuộc dạng mang thai khó, thụ thai khó, thai chết lưu, con sinh non, bụng yếu… thì không phải lo lắng về tình huống này.
Tóm lại, bà bầu khỏe mạnh và mang thai trên 5 tháng có thể ăn cua đồng nấu chín kỹ, nhưng không ăn thường xuyên. Các trường hợp còn lại (đường tiêu hóa yếu, đang bị ốm, mới ốm dậy, bị tiêu chảy, ho hen, cảm cúm…) tốt nhất nên kiêng.
Những lưu ý khi bà bầu ăn cua đồng
Không chọn cua có lông ở bụng, chấm ở lưng, khoang ở chân hoặc có mắt đỏ.
Cố gắng chọn cua còn sống, bởi vì cua chết trong cơ thể sẽ sinh ra chất histidine. Chất này cần thiết cho cơ thể nhưng nếu nhiều quá sẽ gây ngộ độc, đau bụng, nôn mửa.
Không ăn dạ dày cua (bọng hơi) vì chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất, ký sinh trùng.
Bà bầu có bệnh tim mạch, huyết áp cao thì không nên ăn vì gạch cua đồng chứa rất nhiều cholesterol.
Cua đồng và quả hồng không nên ăn gần thời điểm với nhau vì chất tannin trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong cua gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 4 tiếng.
Cua phải được rửa sạch, chế biến chín kỹ để loại bỏ giun sán. Giá trị dinh dưỡng của cua với sức khỏe bà bầu
Cua rất giàu canxi, trong 100g cua đồng (đã bỏ mai và yếm) chứa hơn 5.000mg canxi, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe xương, răng của bà bầu và thai nhi.
Trong cua đồng còn có 8/10 axit amin thiết yếu như lysine, methionine, valine, leucine, isoleucine, phenylalanine… rất quan trọng trong việc phát triển cơ xương, tổng hợp protein, sản xuất hóc-môn và huyết sắc tố…
Ngoài ra, cua đồng còn cung cấp vitamin B1, B2, PP, phốt pho, sắt… cần thiết cho sức khỏe của bà bầu.
Cách sơ chế cua đồng
Cua cái có 2 càng bằng nhau. Cua đực có 1 càng to, 1 càng nhỏ.
Bạn cầm con cua ngay phía dưới càng của nó thì sẽ không bị kẹp. Nếu bị kẹp, bạn đừng cố gắng dứt ra vì con cua sẽ bám rất chắc. Bạn nhúng tay vào trong nước thì con cua sẽ tự nhả ra.
Bạn cho cua vào thau, rắc tí muối, đậy lại rồi xóc đều. Sau đó rửa nhiều lần dưới vòi nước cho ra hết bùn đất, gỡ bỏ mai và yếm. Bạn dùng tăm khều phần gạch cua màu vàng trong mai ra bát.
Phần thân cua cho vào máy xay nhuyễn, sau đó đổ nước vào máy xay, khuấy đều cho ra hết thịt cua.
Bạn lọc nước cua qua rây, thịt sẽ theo nước cua chảy xuống, phần xác bạn bỏ đi. Vậy là bạn đã có nước cua xay, có thể dùng nấu canh hoặc nấu lẩu.
Trong siêu thị có bán sẵn cua xay, bạn mua về và cũng lọc lấy nước tương tự.
Cách nấu món lẩu cua đồng
Nguyên liệu
Cách làm cua đồng rang me
Nguyên liệu
Bạn cho nước sôi vào me, chờ 10 phút sau me tan ra thì bạn bỏ hạt, lọc qua rây lấy nước cốt me.
Rang vừng đến khi vàng là được.
Sơ chế cua: Cua để trong thau, bạn rắc 1 thìa súp muối lên, đè 1 cái rổ lên và xóc để cua sạch hết đất và bụi bẩn. Rửa thêm vài lần nước để cua sạch.
Để dễ dàng gỡ mai cua, bạn cho nước đá vào ngâm cua. 5-10 phút sau cua sẽ cứng đơ, bạn dễ dàng gỡ yếm và mai cua. Bỏ 2 lớp phổi ở trên bụng cua (ngay khi gỡ yếm sẽ thấy phần này).
Cách nấu canh cua đồng rau mồng tơi với mướp
Nguyên liệu
Rắc vào cua nửa thìa cà phê muối. Đảo đều rồi cho 1 lít nước vào lọc qua rây, lấy phần nước thịt cua và bỏ bã.
Bắc nồi nước cua lên bếp, đun trên lửa vừa, không đậy nắp. Riêu cua nổi lên thì bạn dùng thìa nhẹ nhàng gom lại thành tảng.
Nước sôi, bạn cho rau mồng tơi (đã thái nhỏ) vào. Nêm 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê mì chính (bột ngọt) và nửa thìa súp đường.
Sau đó bạn cho mướp vào nồi. Canh sôi, mướp mềm bạn tắt bếp.
Bên cạnh việc rửa sạch và nấu chín cua, bà bầu cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay và các dụng cụ nấu ăn bằng xà phòng để tránh vi khuẩn sinh sôi. Xác cua nên dọn dẹp, phân loại và vứt vào sọt rác cách xa nơi ở để tránh mùi hôi thối.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu có nên ăn cua đồng.
Xuân Thảo
Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Có Nên Ăn Cua Khi Mang Thai? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!