Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Bị Nghẹt Mũi, Chảy Máu Cam mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người ta nói lúc mang thai là cả một hành trình vất vả, điều ấy thật đúng đắn đó các mẹ ạ.
Trong thai kỳ, mẹ bầu phải gặp phải hàng tá các vấn đề khác nhau, một trong số đó là nghẹt mũi và chảy máu cam. Sẽ chẳng lạ lẫm gì khi một ngày thức dậy mà mẹ hỉ mũi ra máu. Với vấn đề này thì mẹ bầu cần thêm thông tin và cách giải quyết như thế nào?
Vì sao mẹ bị chảy máu cam khi mang thai?
Chảy máu cam rất phổ biến khi mang thai. Cứ 8 mẹ lại có 1 mẹ bị chảy máu mũi. Trên thực tế, khả năng chảy máu cam tăng gấp đôi khi đang mang bầu.
Hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu. Estrogen khiến cách mạch máu mở rộng ra (giãn ra). Progesterone làm gia tăng nguồn cung máu, tạo áp lực lên tĩnh mạch mỏng manh trong mũi.
Các lớp lót ẩm trong mũi (màng nhầy) có thể bị sưng và khô. Mẹ có thể cảm thấy tồi tệ hơn vào mùa đông, khi cái lạnh ùa về, và căn nhà thì khô và ấm bởi hệ thống sưởi tại gia.
Những điều này khiến cho các mạch máu trong mũi dễ dàng vỡ ra, khiến mẹ bị chảy máu một chút. Kể cả khi mẹ không bị chảy quá nhiều máu, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu trên khăn khi xì mũi.
Mẹ bầu bị chảy máu cam
Vậy nên việc bà bầu chảy máu cam khi mang thai là chuyện không cần quá lo lắng khi chúng không quá nặng nề và không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.
Rất hiếm trường hợp chảy máu cam trong thai kỳ ảnh hưởng đến chuyện sinh con. Nếu như bạn bị chảy máu cam 3 tháng cuối thai kỳ có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ.
Nếu như bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần 1 tuần thì có thể tới gặp bác sĩ xem mình có bị bệnh gì khi mang thai nghiêm trọng không.
Làm thế nào để ngưng chảy máu mũi?
Chảy máu mũi hầu hết bắt đầu từ những mạch máu nhỏ ở trước mũi bạn, và khá dễ để ngăn chặn chúng.
Chảy máu mũi nếu bắt đầu từ những mạch máu lớn phía sau của mũi, thường nặng hơn và khó để ngăn chặn.
Ngồi xuống và giữ chắc phần mềm mại ngay trước lỗ mũi. Thở bằng miệng.
Giữ khoảng 10-15 phút, không lỏng tay.
Nghiêng người ra trước, mở miệng, để máu chảy từ từ qua mũi, hoặc mẹ có thể nhổ máu vào một cái bát hoặc chậu. Điều này giúp giảm lượng máu chảy xuống họng và vào dạ dày, có thể khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.
Bọc một túi chườm đá hoặc rau đông lạnh trong một chiếc khăn hoặc vải rồi đặt lên sống mũi.
Hãy đứng thẳng thay vì ngồi xuống. Điều này giúp giảm huyết áp trên các mạch máu mũi và ngăn máu chảy.
Chỉ nằm nghiêng về một bên nếu cảm thấy choáng.
Để ngăn máu cháu lần nữa, trong vòng 24h sau, không:
Nằm thẳng
Xì hoặc ngoáy mũi
Tập thể dục mạnh
Nâng, vác nặng
Uống đồ uống có cồn hoặc đồ nóng, bởi những chất này có thể khiến mạch máu giãn ra.
Để tránh hiện tượng chảy máu cam bà bầu nên làm gì?
Bà bầu nên hít thở nhẹ nhàng thôi và nhớ để miệng mở khi hắt xì.
Không nên sinh hoạt hoặc ngủ trong phòng quá nóng và hạn chế tiếp xúc trong môi trường khô, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn có thể tạo khí ẩm trong nhà để bài bầu thoải mái hơn.
Những chất kích thích như khói thuốc, rượu bia sẽ khiến cho bà bầu chảy máu cam nhanh hơn đấy.
Có thể dùng dầu bôi hoặc sáp có sẵn tại các cửa hàng thuốc để giúp mũi giữ ẩm. Một mẹo khác đó là nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng để ngăn ngừa chảy máu cam.
Việc lạm dụng quá nhiều thuốc xịt mũi, giảm đau cũng có thể gây khô lớp nhầy hay kích ứng mũi.
Ngoài ra mẹ bầu nên lưu ý, khi chảy máu cam từ phần sau của mũi và trào ngược ra cũng là một trường hợp nguy hiểm đó các mẹ ạ. Khi tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp mẹ có phương án cầm máu và chữa trị nhanh chóng.
Chảy máu mũi có nguy hiểm với mẹ và bé không?
Chảy máu mũi khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu nặng sau sinh.
Một nghiên cứu lớn cho thấy nguy cơ băng huyết là cứ 10 phụ nữ lại có 1 phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai, so với số lượng phụ nữ không chảy máu cam là 1/17. Tuy vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn chảy máu cam làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng này.
Rất hiếm khi chảy máu cam ảnh hưởng đến sinh nở. Tuy vậy, nếu mẹ bị chảy máu cam nghiêm trọng trong 3 tháng cuối, bác sĩ sản khoa có thể khuyên mẹ sinh mổ.
Một khả năng nhỏ là quá trình sinh con có thể gây ra chảy máu cam khó kiểm soát. Đội ngũ y tế sẽ giúp mẹ cân nhắc những rủi ro và lợi ích.
Khi nào mẹ cần đến sự trợ giúp?
Gặp bác sĩ nếu mẹ bị chảy máu cam thường xuyên. Mẹ có thể được kê một loại kem sát trùng, hoặc bác sĩ sẽ đốt mạch máu mũi có vấn đề và sau đó kê toa kem. Đốt mạch máu mũi là chặn điểm chảy máu lại bằng cách đốt nó. Mẹ sẽ không cảm thấy gì cả, vì bác sĩ sẽ xịt thuốc gây mê vào bên trong mũi.
Bác sĩ có thể giới thiệu mẹ tới bệnh viện để chữa trị. Ngưng chảy máu mũi sau rất khó bởi các mạch máu ở đó lớn hơn.
Máu chảy ra từ miệng.
Máu cam quá nhiều khiến mẹ cảm thấy khó thở.
Mẹ đã nuốt quá nhiều máu đến mức nôn mửa.
Khi mẹ đã tới ở bệnh viện, bác sĩ sẽ cố gắng tìm vị trí chảy máu để có thể đốt bỏ nó.
Sau khi đốt mạch máu mũi, bác sĩ có thể sẽ chặn điểm chảy máu lại bằng cách sử dụng bạc nitrat trên đầu tăm bông. Nếu mẹ bị chảy máu cam rất nặng, điểm chảy máu có thể phải chặn lại bởi một dòng điện (đốt điện). Những cách chữa trị này không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.
Nếu phương pháp đốt mạch máu không hiệu quả, hoặc rất khó để thấy dòng máu chảy bắt nguồn từ đâu, bác sĩ sẽ đưa một cái bấc mũi vào bên trong mũi. Bấc mũi sẽ tạo áp lực lên điểm chảy máu và ngăn chặn dòng chảy.
Bấc sẽ được đặt ở đó một thời gian, vậy nên mẹ sẽ được đưa vào phòng tai, mũi, họng để quan sát. Nếu mẹ được xuất viện, mẹ sẽ phải quay lại để tháo chiếc bấc mũi ra.
Nếu mẹ bị chảy máu cam nặng, mẹ sẽ được đưa vào viện để làm tiểu phẫu. Bác sĩ buộc các mạch chảy máu (thắt). Bởi mẹ đang mang thai, có thể mẹ sẽ được gây tê cục bộ hơn là gây tê toàn thân để làm tê liệt vùng đó.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!
Bị Nghẹt Mũi Và Chảy Máu Cam Khi Mang Thai Tháng Thứ 4
Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai
Khi mang thai tháng thứ 4, bụng của mẹ không phải là thứ duy nhất bắt đầu phình ra trong những ngày này. Nhờ nồng độ cao của hóc môn estrogen và progesterone tuần hoàn trong cơ thể kèm theo đó lưu lượng máu tăng lên, các màng nhầy mũi của mẹ cũng bắt đầu sưng lên và mềm ra (giống như cách cổ tử cung làm để chuẩn bị cho việc sinh con). Những màng này cũng sản xuất nhiều nước nhầy hơn bao giờ hết, với mục đích tránh nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập. Dẫn tới kết quả là mẹ bị nghẹt mũi và thậm chí có thể chảy máu cam khi mang thai. Và một điều cũng không tốt lắm sẽ xảy ra, tình trạng bị nghẹt mũi có thể tệ hơn nữa khi thai kì của mẹ tiến triển. Mẹ cũng có thể bị chảy nhỏ giọt ở mũi sau, điều này thỉnh thoảng có thể gây ho hoặc nôn vào ban đêm.
Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai tháng thứ 4
Việc thử các loại nước muối dạng xịt hoặc các loại dải kẹp mũi (nasal strip) khá an toàn đối với mẹ, đặc biệt là nếu tình trạng bị nghẹt mũi liên tục làm mẹ thực sự khó chịu. Máy tạo độ ẩm đặt trong phòng cũng có thể giúp khắc phục tình trạng khô kết hợp với tình trạng tắc nghẽn. Dược phẩm hoặc thuốc xịt mũi thuốc kháng histamin thường không được kê toa trong suốt thai kì, nhưng hãy hỏi bác sĩ của mẹ về những gì bác sĩ khuyến cáo (một số bác sĩ chấp nhận cho dùng thuốc xịt thông mũi hoặc thuốc xịt mũi chứa steroid sau tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ).
Cách làm giảm bị nghẹt mũi và khô mũi
Sử dụng máy tạo độ ẩm. Máy này sẽ giúp làm ẩm không khí trong nhà của mẹ. Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp mẹ tránh bị nghẹt mũi – chứng bệnh hay làm mẹ tỉnh giấc vào ban đêm. Nhưng mẹ phải chắc chắn làm sạch máy giữ độ ẩm thường xuyên.
Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp mẹ tránh bị ngẹt mũi
Uống nhiều nước cũng giúp giữ ẩm cho mũi.
Sử dụng hơi nước. Tắm vòi sen nước ấm trước khi đi ngủ. Cách này giúp mẹ đỡ bị nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.
Sử dụng dầu nóng dạng đặc. Bôi một ít bên ngoài quanh lỗ mũi.
Sử dụng nước muối nhỏ mũi dạng nhỏ giọt hoặc dạng phun. Chúng giúp làm ẩm mũi của mẹ. Mẹ có thể tìm thấy những loại này ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt hay thuốc thông mũi mà không được bác sĩ cho phép trước.
Hỉ mũi nhẹ nhàng. Hỉ mũi mạnh hoặc thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng các lớp màng và dẫn đến chảy mũi nhiều hơn hoặc chảy máu cam.
Sử dụng khăn ướt ấm. Áp nó vào má, mắt và mũi để giúp giảm bị nghẹt mũi.
Nâng cao đầu của mẹ. Sử dụng một chiếc gối kê thêm khi mẹ ngủ để ngăn chặn chất nhầy chảy xuống họng của mình.
Cách ngăn chặn chảy máu cam khi mang thai
Vẫn ngồi và giữ cho đầu của mẹ thẳng. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu của mẹ về sau có thể khiến mẹ nuốt máu và cảm thấy buồn nôn.
Áp dụng lực ép. Giữ mũi khép kín khoảng 5-10 phút.
Sử dụng nước đá hoặc một túi chườm lạnh. Điều này sẽ giúp thu hẹp các mạch máu và cầm máu.
Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Có Sao Không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy cam
Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt vì trong thời gian này, sức khỏe của mẹ cũng đồng nghĩa với sức khỏe của bé. Một trong những vấn đề của nhiều phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu mũi, vậy nguyên nhân từ đâu?
Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?
Sở dĩ có điều này là bởi lẽ thai kỳ khiến các mạch máu trong mũi giãn rộng, trong khi lưu lượng máu trong cơ thể lại tăng dồn áp lực lên các thành mạch khiến chúng bị đứt, vỡ gây chảy máu.
Bạn sẽ dễ chảy máu cam khi mắc cảm lạnh, bị xoang hay dị ứng, thậm chí khi màng trong mũi khô vì thời tiết lạnh, phòng chạy điều hòa liên tục. Hoặc bạn bị tổn thương, do bản thân mắc các bệnh khác như huyết áp cao, hay rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu mũi.
Thai phụ thường dễ mắc dị ứng mũi và nếu bạn hắt hơi và sổ mũi nhiều đó có thể là nhân tố chính khiến mũi chảy máu. Hãy đừng hắt hơi mạnh bởi điều đó có thể gây kích thích niêm mạc mũi và kích thích máu cam chảy. Một nguyên nhân nghiêm trọng khác gây chảy máu mũi là huyết áp cao. Nếu bạn mắc căn bệnh này và bị chảy máu mũi, hãy thông báo khẩn cấp với bác sĩ để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Cách xử trí khi bị chảy máu cam khi mang thai
Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên nằm ngửa bởi vì chất dịch mũi có lẫn máu sẽ xâm nhập ngược lại vào cổ họng và khiến bạn bị sặc. Tốt nhất, bạn nên dùng tay kẹp, kéo nhẹ sống mũi lên phía trên mắt; đồng thời, bạn hơi ngửa cổ và hướng mặt về phía trước.
Bạn không nên quá lo lắng vì dấu hiệu chảy máu cam là hiện tượng bình thường với nhiều thai phụ. Trường hợp chảy máu cam liên tục khiến bạn choáng váng, bạn nên đi khám bác sĩ tai mũi họng.
Hy vọng chia sẻ của chúng tôi giúp ích được cho các ban!
Bà Bầu Bị Nghẹt Mũi Dùng Thuốc Gì?
Bà bầu bị nghẹt mũi có thể trị khỏi bằng những những cách đơn giản mà không cần dùng thuốc như sau: kê gối cao khi ngủ, nhỏ mũi thường xuyên, dùng tỏi, tía tô…
Nguyên nhân có thể gây nghẹt mũi ở bà bầu
Chảy mũi hoặc nghẹt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.
Nghẹt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.
Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.
Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.
Bà bầu bị nghẹt mũi dùng thuốc gì?
Nếu nghẹt mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn.
Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn).
Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu không dùng thuốc
Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.
Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.
Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.
Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.
Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.
Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.
Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…
bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi
bà bầu bị nghẹt mũi có sao không
bà bầu bị sổ mũi có sao không
thuốc xịt mũi cho bà bầu
hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
cách chữa ngạt mũi nhanh nhất
Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Bị Nghẹt Mũi, Chảy Máu Cam trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!