Xem 9,603
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Bị Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm? mới nhất ngày 18/05/2022 trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 9,603 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Bị đau bụng dưới khi mang thai là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Nó chỉ trở nên bất thường khi đi kèm những dấu hiệu khác.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai
Nhau bong non gây ra tình rạng đau bụng dưới trong thai kỳ
Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở các thai phụ. Khi đó nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng và gây đau. Nếu cơn đau tức này xảy ra liên tục và không biến mất, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Mẹ bầu bị táo bón và sình bụng
Tình trạng này phần nhiều xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh của mẹ bầu. Nồng độ progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa thường chậm hơn. Vì thế mẹ bầu bị đau bụng dưới. Có khi do tử cung đè ép lên thành ruột làm mẹ bầu đau bụng.
Đau bụng dưới do tích mỡ
Trong 6 tháng đầu, mỡ thừa sẽ tích tụ ở bụng và đùi. Khi bụng bầu dần to hơn, tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung. Do đó, hiện tượng đau bụng dưới do có thể tích mỡ sẽ xảy ra.
Thai nhi đạp
Bé yêu quá “hiếu động” cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới. Nguyên do là bởi thành bụng căng cứng để đáp ứng lại với kích thích này của trẻ.
Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ
Điều này xuất hiện rõ ràng nhất là ba tháng cuối. Nó cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới. Các cơ ở bụng và đùi (liên kết với mô quanh bẹn và tử cung) bị căng giãn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Kéo theo sự căng giãn đó làm mẹ bầu thấy đau bụng dưới.
Đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu
Mẹ bầu sẽ thấy đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Mẹ bầu đi tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi, có mùi hôi hoặc có máu. Lúc này, mẹ nên đi bác sĩ vì nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận. Từ đó, làm tăng nguy cơ sinh non.
Viêm ruột thừa
Khi mang thai thì tử cung to ra, ruột thừa kéo lên gần nút bụng hoặc gan. Do vậy, mẹ bầu đau bụng dưới có khi bị viêm ruột thừa. Mẹ bầu nên đi khám khi có dấu hiệu đi kèm khác như chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
Sỏi mật
Bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai có khi là do bị sỏi mật. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan ra xung quanh lưng và dưới vai phải.
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện của tiền sản giật
Tiền sản giật là những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới kèm đau đầu dữ dội mẹ bầu nên để ý. Nếu mẹ bầu có thay đổi về thị lực (nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm hoặc sao) và các triệu chứng khác mẹ nên đi bác sĩ. Các triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, khó thở, sưng mặt…
Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm nếu…
Đau bụng dưới khi mang thai sẽ rất nguy hiểm nếu đi kèm những triệu chứng khác. Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay khi thấy:
– Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng xuất huyết đen lợn cợn như bã cà phê; Bên cạnh đó còn đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi… Nếu có những hiện tượng này, có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.
– Mẹ bầu bị đau bụng từng cơn và càng lúc càng nhiều, kèm theo đó là ra máu từng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sẩy và sẩy thai.
9 trong 10 mẹ bầu sẽ bị đau bụng dưới khi mang thai vào tháng đầu tiên. Nguyên nhân là thai đang làm tổ. Khi thai cố bám vào tử cung, mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức. Tình trạng này kéo dài khoảng 2-3 ngày và cơn đau bắt đầu giảm đi.
Vào những tháng sau, mẹ bầu vẫn bị đau bụng dưới. Nguyên nhân là do phải nâng đỡ tử cung nên cơ và dây chằng bị căng. Đau bụng dưới khi mang thai cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.
Giúp mẹ bầu giảm đau bụng dưới khi mang thai
Nếu bạn bị đau nhẹ, không có các triệu chứng đi kèm khác thì đa phần là do sinh lý. Khi đó, mẹ bầu hãy áp dụng các cách sau để giảm đau bụng:
- Đi lại hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng
- Tắm bằng nước ấm
- Tập động tác gập người
- Uống nhiều nước
- Nằm thư giãn
- Quấn một chai nước ấm trong khăn và chườm lên bụng dưới.
Tạm kết
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Bị Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!