Xem Nhiều 6/2023 #️ Mang Thai Tuần Thứ 30: Những Thay Đổi Của Mẹ Và Bé # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mang Thai Tuần Thứ 30: Những Thay Đổi Của Mẹ Và Bé # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần Thứ 30: Những Thay Đổi Của Mẹ Và Bé mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chỉ cần nhìn xuống bụng của mình, bạn cũng sẽ nhận ra rằng mình đang trên đường chào đón “thiên thần nhỏ”. Đến thời điểm này, có lẽ bạn đã sẵn sàng hơn để gặp em bé và trở lại thân hình trước khi mang thai. Nhưng hãy nhớ rằng, những tuần cuối cùng này là thời điểm quan trọng cho sự tăng tưởng, phát triển và sức khỏe sau sinh của bé.

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Việc tìm kiếm một tư thế thoải mái để ngủ cũng trở nên khó khăn hơn với bạn. Trong khoảng thời gian này, thức dậy đi vệ sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn. Bạn hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn bình thường và dậy muộn hơn một chút vào buổi sáng. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.

Như bạn có thể cảm nhận thấy, em bé đang bắt đầu tăng cân nhanh. Vào tuần thứ 30, chiều dài em bé vào khoảng 38 cm và nặng khoảng 1,4 kg. Kích thước này tương đương khoảng một trái bắp cải.

Không những phát triển về kích thước và cân nặng mà trong tuần này não bộ cũng phát triển nhanh chóng.

Mắt bé bây giờ bắt đầu có thể phân biệt được môi trường xung quanh. Tầm nhìn của bé sẽ tiếp tục phát triển khi ở trong và ngoài bụng mẹ. Sau khi sinh, em bé có thể tập trung nhìn vào khuôn mặt của bạn khi bạn ở khoảng cách 20 – 25 cm. Em bé sẽ không thể theo dõi các vật chuyển động bằng mắt cho đến chi bé được 3 tháng tuổi.

Trong tuần này, phổi của bé cũng đang dần phát triển hơn để chuẩn bị cho những hơi thở đầu tiên.

Khi trẻ lớn hơn, chuyển động của trẻ sẽ có sự thay đổi. Bạn có đang tiếp tục đếm số lần đạp của trẻ không?

Cách đếm

Hôm nay bạn đã đếm số lần con đạp chưa? Khi đã vượt qua tuần 28, bạn nên theo dõi con đạp mỗi ngày để đảm bảo rằng bên trong mọi thứ đều ổn. Hãy tập thói quen đếm con đạp 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Tốt nhất là đếm khi bạn nằm xuống, vì trẻ có khả năng tỉnh táo hơn khi mẹ được nghỉ ngơi.

Hãy đếm bất kỳ chuyển động nào, thậm chí là lắc hay cuộn tròn đến khi bạn đếm được 10 cái. Nếu như bạn không đếm được 10 cái trong vòng 1 giờ thì có thể bé yêu đang nghỉ ngơi. Vì vậy, hãy ăn nhẹ và thử lại lần 2. Lượng đường tăng nhanh trong máu có thể khiến cho bé “vận động” trở lại.

Nếu như có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có thể bé con của bạn lúc ấy hơi :lười” và mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, an toàn vẫn là trên hết.

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

Trong tam cá nguyệt thứ 3, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến cho cảm xúc của bạn đôi lúc thất thường. Đồng thời, vào những tháng cuối của thai kỳ, bạn thường suy nghĩ, lo lắng nhiều khiến cho tâm trí luôn trong trạng thái căng thẳng.

Nếu như những lo lắng, buồn phiền trong quá trình mang thai khiến cho cuộc sống cũng như công việc của bạn ảnh hưởng, hãy đến khám bác sĩ để đảm bảo rằng mình không bị trầm cảm khi mang thai hay các bệnh tâm lý, tâm thần khác. Ví dụ như bạn cảm thấy lo lắng, bứt rứt không yên, dễ cáu gắt, buồn phiền, , kém tập trung, ăn uống không ngon miệng.

Trong quá trình mang thai, một số phụ nữ có thể bị tăng kích cỡ bàn chân. Một nghiên cứu cho thấy rằng mang thai có thể ảnh hưởng cả đến kích cỡ cũng như cấu trúc của bàn chân. Mặc dù phù chân do giữ muối nước trong quá trình mang thai có thể giảm sau sinh, tuy nhiên có một số trường hợp vòm bàn chân bị thay đổi vĩnh viễn.

Khi đang mang bầu, bạn nên chọn cho mình một đôi giày hoặc dép êm ái, phù hợp với kích cỡ bàn chân. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Đau lưng là một khó chịu khá thường gặp trong thai kỳ. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối của thai kỳ do tình trạng cân nặng ngày càng tăng. Với khoảng 10 tuần còn lại trong thai kỳ, bạn sẽ rất vui khi biết có một số điều có thể giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn như:

Trước tiên, hãy kiểm tra sức khỏe thai kỳ để đảm bảo rằng bạn tăng cân phù hợp. Tăng cân quá nhiều không chỉ làm tăng thêm rủi ro cho thai kỳ mà còn có thể làm nặng thêm triệu chứng đau lưng của bạn. Mặc khác, tăng cân quá ít cũng không tốt cho cả mẹ và bé.

Tiếp theo, hãy tập trung vào tư thế của bạn. Nếu gặp khó khăn khi đứng hoặc ngồi thẳng với cái bụng nặng nề trên người, có thể bạn sẽ cần một đai vai hỗ trợ mang thai. Nếu bạn là một nhân viên văn phòng hay phải thường làm việc bàn giấy, hãy đảm bảo bàn, ghế và màn hình máy tính của mình được sắp xếp phù hơp.

Bạn có thể nhờ bạn đời massage cho mình. Đây vừa là một cách tuyệt vời để giúp bạn giảm bớt đau lưng vừa là cách kết nối tình cảm của hai người.

Sau khi đã thử hết tất cả các phương pháp trên mà đau lưng vẫn khiến bạn khó chịu thì hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn.

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ một vài lần trong ngày. Đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò này không đều và không gây đau.

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 30

Một chặng đường dài với cả mẹ và bé đã đi qua, chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày sinh nở. Hẳn là thời gian này mẹ bầu đã cảm thấy hồi hộp tăng dần lên khi không lâu nữa sẽ được đón bé yêu chào đời. Thế nhưng mẹ đừng quên việc nhắc nhở bản thân đối phó với các thay đổi để có một thai kỳ thoải mái hơn.

Biểu hiện mang thai tuần thứ 30

Có lẽ lúc này số cân nặng của mẹ đã tăng lên đáng kể. Việc tăng khoảng 450g một tuần là điều khá bình thường trong ba tháng thai kỳ cuối. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lúc này là lớn nhất trong khoảng thời gian ba tháng trước khi bé chào đời.

Mẹ có thể đang cảm thấy hoàn toàn hài lòng với số cân nặng ngày càng tăng của mình bởi xét cho cùng, nếu mẹ đang tăng cân một cách hợp lý và khỏe mạnh thì đây là một bước chuẩn bị tuyệt vời cho sự khởi đầu tốt đẹp của bé.

Hoặc mẹ bầu cũng có thể cho mình động lực tích cực mỗi ngày bằng cách đếm ngược ngày ra đời của bé, đặc biệt là khi mẹ bầu đang trong thời gian nghỉ thai sản.

Có lẽ việc có một giấc ngủ ngon trong ba tháng cuối của thai kỳ đối với mẹ là khá khó khăn. Khi bụng lớn dần để đáp ứng sự tăng trưởng của bé, mẹ khó có được một tư thế ngủ thoải mái như trước.

Mẹ bầu còn có thể thấy áp lực tăng lên đáng kể ở bàng quang của mình, khiến hiện tượng đi tiểu đêm và tiểu nhiều xuất hiện. Các giấc mơ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu lúc này, khiến mẹ bầu bạn cảm thấy khá phiền phức và khó chịu.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 30?

Bạn đừng ngạc nhiên khi ngực của mình to hơn, đó vốn dĩ là bản năng của mẹ khi chuẩn bị sinh con rồi. Nếu như có các nốt mẩn đỏ ở ngực thì mẹ bầu có thể tắm mát và bôi một lớp phấn rôm mỏng. Nốt mẩn này tiếp xúc với mồ hôi sẽ sinh sôi nhiều hơn đấy.

Mẹ bầu tuần 30

Khó thở và hội chứng ống cổ tay

Tuần 30 của thai kỳ có nghĩa mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3, sức lực dồi dào dường như biến mất. Mẹ có thể bị khó thở, lý do là tử cung ngày càng phình ra và tạo áp lực lên các hệ tuần máu và cơ quan. Cổ tay cũng bắt đầu tê cứng, ngứa ran và đau ở 2 bàn tay. Khoảng 25% mẹ bầu bị hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên tình trạng này sau sinh sẽ biến mất.

Khi ngồi xuống, mẹ bầu có thể có cảm giác mình đang xì hơi đấy, chỉ là cơ thể tự xả để giảm bớt đi trọng lượng đè lên chân. Mẹ hãy tránh những chỗ đông đúc thì tốt nhất, dành thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể bớt gánh nặng.

Cân nặng mẹ bầu

Mỗi tuần qua đi, các mẹ bầu sẽ tăng khoảng ½ kg. Nếu như mẹ bầu tăng quá nhanh và quá đột ngột đi kèm các cơn đau đầu thì đây chính là lúc phải nói ngay với bác sĩ để giải quyết tình hình.

Không phải cứ thai càng lớn là càng ít gánh nặng về sức khỏe. Càng về cuối thai kỳ thì bà bầu càng dễ mắc chứng tiền sản giật hơn. Kiểm tra tiền sản là điều vô cùng quan trọng, từ tuần 30-36 mẹ bầu phải đi kiểm tra 2 lần 1 tuần với các công việc như kiểm tra nước tiểu, huyết áp hay đo mạch bụng.

Bất ngờ không nào, bé yêu tuần này đã nặng khoảng 1,3kg và dài gần 40cm rồi. Bé có thể nhăn mặt, nhíu mày, liếm, nuốt và bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Việc bé đã lớn choán đầy phần tử cung khiến mẹ cảm thận rất rõ việc bé hoạt động bên trong cơ thể của mình.

Tư thế nằm của thai nhi 30 tuần tuổi cũng là điều mà nhiều mẹ băn khoăn, mẹ không biết bé yêu đã quay đầu hay chưa? Rất nhiều bé yêu đã quay đầu ngay trong thời gian này để chuẩn bị cho việc chào đời, thế nhưng có những bé phải tới tuần 35 36, thậm chí là gần sinh mới chịu dịch chuyển.

Thai 30 tuần nên ăn gì?

Mẹ bầu tuần 30 nên ăn gì?

Canxi

Thực phẩm giàu canxi quan trọng để hoàn thiện hệ xương và răng cho bé yêu. 1000 mg canxi mỗi ngày là phù hợp với các bà mẹ thông qua các thực phẩm như sữa chua, cá, trứng, yến mạch…

Sắt và Protein

Mang thai tuần 30, để hạn chế tình trạng thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt và protein. Những thực phẩm chứa các chất trên còn hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của bé yêu. Các loại thịt đỏ, đậu, các loại hạt,…là thực phẩm cần thiết.

Magie

Không thể thiếu các thực phẩm chứa magie để chúng có tác dụng hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Magie giúp mẹ phòng chống nguy cơ bị chuột rút, ngăn ngừa khả năng sinh non. Những thực phẩm chứa magie đó là yến mạch, hạnh nhân, lúa mạch, atiso…

DHA

Thực phẩm giàu DHA giúp cho não bộ bé yêu giai đoạn cuối này phát triển một cách toàn diện nhất. Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 200 mg DHA qua các thực phẩm như nước ép hoa quả, trứng, sữa…

Chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ là không thể thiếu giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ nên uống đủ nước, ăn các loại rau, quả, trái cây tươi đảm bảo an toàn thực phẩm… Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung đủ lượng vitamin C, vì nó giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Hội chứng ứ mật thai kỳ rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ngứa da trầm trọng, đặc biệt là vị trí bàn tay và bàn chân thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay.

Mẹ nên thường xuyên chú ý xem cơ thể mình có xuất hiện các cơn gò sinh lý Braxton Hicks hay không, đồng thời lưu ý mức độ và tần suất xảy ra của chúng. Điều này có thể giúp mẹ phân biệt được đâu là cơn gò sinh lý, đâu là dấu hiệu thực sự khi chuyển dạ.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Mang Thai Tuần 32: Sự Thay Đổi Của Mẹ Và Bé

1. Sự thay đổi trong cơ thể của người mẹ

Khi mang thai, bạn có thể gặp một số khó chịu như cảm giac mệt mỏi kéo dài và các triệu chứng dai dẳng khác, chẳng hạn ợ nóng, thường gặp ở tam cá nguyệt thứ ba. Điều này một phần là do tử cung của bạn đang lớn dần. Mặc dù, bạn phải chịu đựng những khó chịu, nhưng em bé của bạn được hưởng lợi từ mỗi ngày chúng ở trong bụng mẹ và chúng sẽ tiếp tục phát triển và phát triển cho đến ngày được sinh ra.

Trong tuần thứ 32 bạn có thể tăng thêm khoảng 0.5 kg. Giai đoạn này bạn nên lựa chọn thức ăn hợp lý và nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, thịt nạc, cá. Nên tránh xa các món chiên hoặc đồ ngọt. Bằng cách đó, bạn sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho cả mẹ và bé.

Sau tám tháng trong bụng mẹ, em bé không còn quá bé nhỏ nữa. Lúc này, thai nhi dài khoảng 42,5 cm, cỡ bằng một bắp xà lách. Đồng thời cân nặng khoảng từ 1,8 kg đến 2 kg.

Ngoài sự phát triển bên ngoài trẻ còn có những thay đổi đáng kể bên trong cơ thể. Phần lớn cơ thể bé nhỏ của trẻ đang gần đạt được hoàn thiện để sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, một số cơ quan cần được phát triển hơn nữa. Ví dụ như xương của bé đã được hình thành, nhưng xương vẫn còn khá mềm hoặc phổi của bé vẫn còn trong giai đoạn phát triển cuối cùng. Nếu bạn siêu âm thai trong tuần này, bạn có thể thấy một chút ít tóc trên đầu bé con của bạn.

3. Những triệu chứng trong thai kì tuần 32

Để sinh ra một đứa bé đáng yêu thật không dễ dàng chút nào, bạn có thể sẽ tiếp tục trải qua các triệu chứng mang thai cho đến khi sinh. Ở tuần 32 những triệu chứng này có thể bao gồm:

Tuy nhiên, có những điều bạn có thể làm để giảm bớt khó chịu.

Sữa non là một loại chất lỏng dạng kem, chảy ra từ vú trước và sau khi sinh. Sữa non đặc hơn sữa mẹ. Vì vậy bạn nên mua một miếng đệm vú bên trong áo ngực của bạn để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sữa non chỉ có thể chảy vào một vài thời điểm hoặc có thể không bao giờ xuất hiện trong thai kì. Cả hai tình huống đều bình thường. Chảy sữa non là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng sinh nở.

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò Braxton – Hicks này không đều và không gây đau. Đây đơn giản là những cơn co thắt để giúp cơ thể của bạn “tập luyện” cho việc sinh nở.

Những cơn gò Braxton Hicks thường chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 phút. Tuy nhiên nếu kéo dài hơn hoặc trở nên mạnh, thường xuyên hơn. Bạn nên đến khám bác sĩ, bởi đây có thể là dấu hiệu của sinh non.

Táo bón cũng là một khó chịu khác mà bạn có thể phải chịu trong tuần này. Tình trạng khó chịu này chính là đau bụng, đầu hơn, đi phân cứng. Nếu bạn cần phải đi đại tiện, thì bạn hãy cứ đi ngay, vì nếu bạn cố gắng nhịn sẽ làm táo bón nặng nề thêm.

Các biện pháp có thể giúp bạn giảm táo bón như:

Ăn nhiều chất xơ: như rau, củ, quả

Uống nhiều nước

Tập thể dục thường xuyên

Thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên bạn cần phải gặp bác sĩ của mình, để được tư vấn sử dụng thuốc.

3.4 Hay đi tiểu và cảm giác hụt hơi

Cũng khá là thông thường nếu bạn cảm thấy mình đi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Điều này là do tử cung và em bé của bạn đang gây áp lực lên bàng quang của bạn. Dó đó, bàng quang của bạn chịu kích thích thường xuyên hơn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Sẽ thật là khó chịu nếu bạn phải thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm. Bởi vì bạn vừa mệt mỏi, vừa khó có thể tìm được một tư thế ngủ thoải mái với một chiếc bụng to vào.

Tử cung đang lớn dần của bạn cũng là nguyên nhân khiến bạn khó thở nhẹ. Hãy làm mọi thứ chậm rãi và từ từ, nghỉ ngơi khi bạn có thể. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó thở đáng kể, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Tăng trọng lượng của em bé trở thành một vật nặng để mang và có thể khiến bạn cảm thấy khá mệt mỏi. Các cơ lưng và chân đặc biệt bị ảnh hưởng bởi trọng lượng ngày càng tăng. Mệt mỏi cũng có thể do bạn ăn uống không đầy đủ. Lượng đường trong máu thấp có thể khiến cho bạn cảm giác vừa mệt mỏi, vừa lâng lâng.

4. Lối sống trong tuần lễ thứ 32

Trong vòng khoảng 2 tháng nữa, lối sống của bạn sẽ xoay quanh việc chuẩn bị sinh con. Bạn nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể thoải mái, tăng cường sức khỏe. Đồng thời, việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp cho hạn chế bệnh trĩ trong giai đoạn thai kì.

Những tháng cuối thai kì, bạn không nên làm mọi việc quá tích cực và vội vã. Thay vào đó, bạn hãy làm mọi việc một cách chậm rãi và bình tĩnh hết mức có thể. Yoga và một vài liệu pháp massage có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

4.1 Quan hệ tình dục trong tuần 32 của thai kì

Nhiều phụ nữ vẫn thích quan hệ tình dục trong khi họ mang thai. Do đó, bạn nên tìm tư thế thoải mái cho mình khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu bạn có một số biến chứng trong thai kì, bạn nên đặt việc quan hệ sang một bên cho đến khi bạn đã sinh con. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Quan hệ tình dục khi mang thai: Những bối rối còn để ngõ

4.2 Khi nào bạn nên cần khám bác sĩ

Bạn nên khám bác sĩ khi bạn có bất kì triệu chứng nào sau đây:

4.3 Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở tuần thai 32

Đến số lần bé đạp để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh. Đếm ít nhất 2 lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Tốt nhất là khi bạn nằm xuống, vì trẻ có khả năng tỉnh táo hơn khi mẹ được nghỉ ngơi. Đếm bất kì chuyển động nào thậm chí là lắc hay cuộn tròn đến khi bạn đếm được 10 cái. Nếu như bạn không đạt được 10 cái trong vòng 1 giờ, thì có thể bé yêu của bạn đang nghỉ ngơi. Vì vậy hãy ăn nhẹ và thử lại lần 2, lượng đường tăng nhanh trong máu có thể khiến cho bé “vận động” trở lại. Nếu như có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ, thì bạn đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có thể bé con của bạn lúc ấy “hơi lười” và mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, an toàn vẫn là trên hết.

Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

Mang Thai Tuần 35: Triệu Chứng Của Mẹ Và Thay Đổi Của Bé

Mang thai tuần 35 là một trong những khoảng thời gian ổn định của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan vì có thể gặp những sự cố nhất định. Vậy thì trong thời gian này của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi ra sao? Có nét gì đặc biệt? Em bé trong bụng có đặc điểm như thế nào? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.

>> Mang thai tuần 37 chính là khoảng thời gian rất ý nghĩa. Trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu nên chú ý những gì? Em bé trong bụng có những thay đổi ra sao?

1. Đặc điểm của thai nhi khi người mẹ mang thai tuần 35

Mang thai tuần 35 là một trong những tháng ngày mà mẹ bầu cảm thấy yên tâm nhất. Lúc này, thai nhi đã đi vào giai đoạn ổn định và từng bước hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Đồng thời sẵn sàng tiến đến những tháng ngày chuyển dạ, vượt cạn.

Khi người mẹ mang thai tuần 35, em bé trong bụng phát triển chủ yếu về cân nặng. Cân nặng của bé có thể tăng tối thiểu 250 mg mỗi tuần. Bên cạnh đó, cơ thể bé dần dần tích trữ mỡ nhiều hơn.

Đến cuối tuần 35, cơ thể của em bé trong bụng sẽ có khoảng 15% chất béo. Trong khi đến lúc chào đời thì lượng chất béo tích lũy trong cơ thể sẽ tăng lên xấp xỉ 30%. Chất béo giúp cho da bé không bị nhăn nheo và giữ độ mềm mại cho cơ thể.

Khi thai phụ mang thai tuần 35, em bé trong bụng sẽ dần hoàn thiện tất cả các cơ quan. Ngoài trừ phổi của bé vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần dần. Thận của bé đã phát triển một cách đầy đủ. Gan của bé đã bắt đầu hoạt động.

Trong tuần này, em bé của bạn đã có cân nặng khoảng 2,28 Kg và có chiều dài trung bình 45,7 cm. Thính giác của bé hoạt động tốt hơn. Đó chính là lý do vì sao bé hay cử động khi bạn hát cho bé nghe hoặc trò chuyện với bé.

Tử cung của thai phụ mang thai tuần 35 đã khá to và có chiều cao trung bình là 31 cm. Trọng lượng của thai phụ tăng trung bình từ 13 đến 15 Kg. Trong tuần 35 đến 37 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

>> Tuy chỉ chiếm một trọng lượng và thể tích nhỏ nhưng chức năng của tuyến giáp thực sự rất quan trọng, chi phối hoạt động của những cơ quan mang tính sống còn của cơ thể.

Khi mang thai tuần 35, một sự chuyển dạ sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi ấy, thai phụ sẽ sinh non và thai nhi sẽ khá yếu ớt. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên trang bị kiến thức về những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ.

Triệu chứng mắc tiểu thường xuyên khi mang thai

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mắc tiểu. Đó không phải là do hormon thai kỳ mà chính là do sự chèn ép của thai nhi vào bàng quang. Điều đó làm cho bàng quang bị kích thích và gây nên cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

Thai phụ rất dễ bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được. Đặc biệt là những khi ho hoặc cười lớn. Chính vì vậy, mẹ bầu được khuyến khích tập luyện các bài tập Kegel. Mục đích là để tăng sức mạnh của cơ xương vùng chậu. Từ đó giúp kiểm soát tốt các trường hợp tiểu không tự chủ.

Trong tuần 35 của thai kỳ, nếu mẹ bầu mang đa thai, một quá trình chuyển dạ sinh non rất dễ xảy ra. Các bác sĩ thậm chí có thể chỉ định sinh mổ cho bào thai đa thai của bạn. Song song đó, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ trưởng thành phổi của thai nhi.

4. Những triệu chứng của người mẹ khi mang thai tuần 35

Trong suốt tuần 35 của thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau đây:

Cảm giác thường xuyên mệt mỏi.

Thở bị hụt hơi.

Mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên.

Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Đau đầu, chóng mặt.

Ợ nóng, ợ chua.

Phù nề mắt cá chân, ngón tay, có thể kèm theo phù mặt.

Bị bệnh trĩ với triệu chứng đi tiêu ra máu.

Đau thắt lưng, có thể kèm theo đau thần kinh tọa.

Vú trở nên mềm hơn. Đồng thời có thể xuất hiện tình trạng rò rỉ nước, sữa (sữa non) từ ngực của mẹ bầu.

Triệu chứng khó thở có thể sẽ giảm dần do em bé di chuyển xuống vùng hố chậu. Tuy nhiên, thai phụ sẽ tăng dần cảm giác thường xuyên mắc tiểu cũng như muốn đi cầu. Nguyên nhân là do em bé chèn ép vào bàng quang và đại tràng.

Mang thai tuần 35 đồng nghĩa với chuyện ngày dự sinh đã cận kề. Vì vậy, thai phụ và người thân cần nắm bắt những thông tin cần thiết về dấu hiệu chuyển dạ. Phòng khi gặp phải những tình huống khẩn cấp có thể đưa thai phụ đến cơ sở y tế một cách kịp thời.

Để hạn chế tình trạng ợ nóng và ợ chua, mẹ bầu nên ngồi ở tư thế thẳng khi ăn. Đồng thời nên duy trì tư thế ấy trong suốt 1 đến 2 giờ sau khi ăn. Bạn cũng nên hạn chế ăn quá no, hoặc nằm sớm sau khi ăn.

Thai phụ nên ăn chậm, nhai kỹ. Hành động này sẽ giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hạn chế co bóp. Nhờ vậy giúp hạn chế tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, thai phụ hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,…

Việc mẹ bầu duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày không những giúp bản thân khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị tổn thương do những tác động của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, nếu biết cách sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh, người mẹ sẽ giúp cho trẻ thoát khỏi những tình huống nguy kịch, khẩn cấp.

Thời điểm mang thai tuần 35 chính là thời điểm có thể xảy ra quá trình chuyển dạ bất cứ lúc nào. Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên tìm hiểu về các phương pháp sinh nở. Chẳng hạn như sinh thường, sinh mổ, sinh không đau.

Bên cạnh đó, những phương pháp giảm đau sau khi sinh cũng rất hữu ích. Chẳng hạn như việc hít sâu thở đều, uống thuốc giảm đau, hạn chế vận động nhiều, đi lại,…

6. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ

Trong tuần thứ 35 của thai kỳ, bé yêu của bạn đang phát triển một cách nhanh chóng. Đồng thời, những cơ quan trong cơ thể trẻ dần dần được hoàn thiện. Đặc biệt cần chú ý nhiều hơn hết chính là phổi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mình cũng như cho bé.

Sắt: Thịt đỏ, rau có màu xanh đậm, củ dền,…

Chất đạm (protein): Thịt nạc, cá, các loại cây họ đậu (đạm thực vật) như: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,…

Acid folic: Súp lơ, cải bó xôi, đậu phộng, quả cam, ngũ cốc.

Chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón. Chẳng hạn như: rau bù ngót, rau mồng tơi, cải ngọt, rau dền,…

Tăng cường những thức uống mát cho cơ thể như: Nước dừa, nước rễ tranh, sâm nha đam,…

Mặt khác, sự tăng kích thước của tử cung sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác đầy bụng. Vì vậy, các thói quen ăn uống hàng của thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng.

Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa là: Bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thay vì bạn phải ăn ba bữa chính quá no. Cách ăn này giúp tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng như đau dạ dày.

Mang thai tuần 35 tuy là khoảng thời gian thai kỳ ổn định nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Để chuẩn bị chu đáo cho giai đoạn chuyển dạ sắp tới, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Những kiến thức ấy sẽ giúp cho mẹ bầu có sức khỏe tốt để vượt cạn một cách an toàn và thành công!

>> Mang thai tuần 36 là một thời điểm khá bình yên của thai kỳ. Trong tuần lễ này, mẹ bầu vẫn không có gì thay đổi nhiều so với tuần 35. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ sẽ chủ quan mà không quan tâm đến bản thân.

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần Thứ 30: Những Thay Đổi Của Mẹ Và Bé trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!