Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần Thứ 19 Mẹ Cần Làm Gì Để Con Phát Triển Toàn Diện? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mang thai tuần thứ 19, bé hiện đã lớn bằng một trái xoài, đã biết biểu lộ những cảm xúc thông qua cú đá, cú máy hay uốn người. Để mẹ có sức khỏe tốt, con phát triển toàn diện cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây.
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 19
Lúc này, thai nhi tuần thứ 19 có kích thước như một trái xoài, nặng khoảng 240 gram và dài từ 15-20cm tính từ đỉnh đầu xuống đến chân. Bé cũng biết nuốt nước vào ối nhiều hơn. Điều này đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Trong tuần mang thai này, bé đang được bảo vệ bởi một lớp sáp trắng để làn da nhạy cảm của bé không bị nứt nẻ hay trầy xước. Lớp sáp này sẽ dần biến mất vào cuối thai kỳ. Bé cũng thải ra phân su, chất dính màu đen sẽ tích tụ trong ruột của bé, sau đó sẽ đào thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sinh khi sinh.
Để kiểm tra sự phát triển của thia nhi, việc siêu âm sẽ diễn ra từ tuần thứ 18 của thai kỳ đến tuần thứ 22. Qua việc siêu âm sẽ xác định được chính xác tuổi thai, kiểm tra nhau thai, cuống rốn và cha mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động uốn, với tay, gập người, đạp hay thúc của thai nhi.
Thai nhi ở tuần thứ 19 cũng phát triển nhanh và không ngừng lớn lên. Một phần của não bộ cũng có chức năng nhận cảm. Và điều đặc biệt nếu thai nhi là con gái thì lúc này bé đã có 6 triệu quả trứng ở trong buồng trứng rồi.
Hệ thống thần kinh của bé cũng hình thành từ tuần thứ 4 và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn. Việc phân chia não trước, não giữa, não sau và dây cột sống sẽ từ từ và dễn đến phân chia hai bán cầu não.
Sự thay đổi của mẹ bầu ở tuần mang thai thứ 19
Thật vui mừng làm sao khi mẹ bắt đầu cảm nhận được những tác động của bé từ trong cơ thể. Những động tác của bé thường diễn ra rất chóng vánh. Vì thế, mẹ bầu dễ nhầm lẫn hành động của bé với một cơn chướng bụng hay nghĩ rằng dạ dày của mình đang đòi biểu tình.
Phần da ở cánh tay và chân của bà bầu sẽ xuất hiện các đốm nhỏ. Chuyển sang giai đoạn kỳ tam cá nguyệt thứ hai này, bà bầu rất xanh xao. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng quá bởi đây chỉ là biểu hiện mức Oestrogen cao. Sau khi sinh xong, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Đến giai đoạn mang thai tuần thứ 19 này, núm vú của mẹ đã bắt đầu to hơn, quầng vú có màu thẫm hơn. Điều mẹ cần lúc này là hãy chọn những loại áo ngực có độ co giãn tốt, tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực của bà bầu cũng tăng gấp 2, gấp ba lần so với trước khi mang thai. Sau tuần mang thai thứ 19 này, 10 tuần tiếp theo, cân nặng của mẹ sẽ tăng lên gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn thời gian mang thai.
Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 19
Ở giai đoạn mang thai tuần thứ 19 này, mẹ bầu dễ cảm thấy căng thẳng vì lo lắng về sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ không nên lo lắng, căng thẳng quá vì việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, ngay từ sớm các mẹ cần lên kế hoạch sớm, chuẩn bị kiến thức tốt nhất, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối.
Mang bầu tuần thứ 19, mẹ nên lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ?
Về chuyện quan hệ tình dục khi mang thai
Nhiều mẹ lo lắng chuyện chăn gối sẽ nguội lạnh khi mang thai tuần thứ 19? Mẹ nghĩ rằng nếu quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi? Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng. Bởi việc quan hệ tình dục khi mang thai rất an toàn.
Nhiều phụ nữ nhận thấy cảm hứng trong chuyện chăn gối của họ dao động ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Lúc này, cảm hứng của mẹ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, tinh thần, kích thước của thai nhi cũng như những thay đổi khác trên cơ thể. Mặc dù cả bố và mẹ đều mong ngóng từng ngày từng đêm để nghĩ đến em bé. Nhưng việc cả hai vợ chồng có khoảng thời gian riêng tư hâm nóng tình cảm là điều đặc biệt quan trọng.
Đăng ký tham gia khóa học tiền sản trước khi sinh
Nếu có điều kiện cũng như thời gian, mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia một lớp học tiền sản, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Thông qua các lớp học tiền sản, mẹ và bố sẽ chuẩn bị tốt nhất cho nhưng khó khăn khi trước khi vượt cạn. Mẹ có thể hỏi bạn bè, người thân của mình và tìm các lớp học tiền sản uy tín nhất.
Tận hưởng những điều thú vị tốt cho sức khỏe, tinh thần
Mẹ đã phải vất vả trải qua nửa giai đoạn của thai kỳ rồi! Lúc này, mẹ nên tự thưởng cho bản thân những điều thú vị, tuyệt vời nhất cho sức khỏe và tinh thần. Mẹ có thể đầu tư một gói dịch vụ chăm sóc bầu, massage bầu ngay tại nhà hoặc tại Spa.
Mẹ biết đấy, bầu bí vốn là khoảng thời gian hạnh phúc, thiêng liêng nhất. Nhưng bù lại mẹ cũng phải đánh đổi nhiều thứ về sức khỏe, tinh thần và sắc đẹp. Khi bầu bí, cơ thể của mẹ thường xuyên đau nhức lưng hông, mỏi cổ vai gáy, tê bì tay chân. Lại thêm nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu bị thay đổi, khiến làn da trở nên thâm sạm, tàn nhang và rạn da ở khắp da bụng, bắp tay, bắp chân và mông.
Nếu được massage, chăm sóc bầu từ sớm mẹ sẽ hạn chế được:
Tình trạng đau nhức lưng hông, mỏi cổ vai gáy, tê bì tay chân
Xóa tan đau đầu, giảm stress, mệt mỏi và căng thẳng
Giảm mụn, nám cũ và ngăn ngừa mụn, nám mới mang lại làn da mịn màng, tươi sáng
Giúp mẹ bầu tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc thai kỳ
Mẹ nên ăn gì khi mang bầu tuần 19 thai kỳ để tăng cân chuẩn, đủ chất dinh dưỡng cho con?
Thực phẩm nhiều sắt tốt cho bà bầu tuần thứ 19 thai kỳ
Sắt là loại dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Sắt có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: thai chết lưu, chảy máu, chuyển dạ sinh non. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: trứng gà, sữa, đậu, tim lợn, rau xanh, thận trong các bữa ăn hằng ngày.
Thực phẩm giàu protein cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi
Trong tuần thứ 19 của thai kỳ, mẹ nên bổ sung mỗi ngày 85 gram protein. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm trứng, sữa, thịt lợn, thịt bò… Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng các loại thực phẩm này để chế biến đa dạng các món ăn để tránh sự nhàm chán khi ăn.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi tạo hệ xương và răng chắc khỏe cho thai nhi
Tương tự như protein và sắt, canxi là chất cần thiết để tạo hệ xương và răng chắc khỏe cho thai nhi. Vì thế, thai phụ cần bổ sung đầy đủ canxi để tránh bé sẽ hấp thụ canxi từ xương của mẹ. Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu bị viêm lợi, đau răng… Do đó, mẹ bầu nên bổ sung đủ canxi trong suốt thai kỳ của mình. Các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, tép, sữa…
Mang thai 19 tuần mẹ hãy ăn bổ sung nhiều chất xơ và vitamin
Khi thai nhi càng phát triển thì hệ đường ruột của mẹ lại càng bị ép chặt. Đó là lí do mẹ bầu dễ bị táo bón trong suốt thai kỳ. Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chất xơ trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
Đặc biệt, chuyển sang tuần mang thai thứ 19 của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để chống lại nguy cơ về bật tật, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Các loại vitamin A, B, C và D thường có nhiều trong rau xanh và trái cây.
Thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai tuần 19
Các loại gia vị có tính nóng và cay
Một số loại gia vị như hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ làm mất nước mà nó còn khiến cho hệ bài tiết của mẹ bầu bị kém đi. Đó là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị các bệnh đau dạ dày, táo bón hay trĩ. Khi mẹ bầu bị táo bón sẽ phải rặn nhiều trong mỗi lần đi vệ sinh sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung vì thế cũng bị ép theo, dễ tạo nên những hậu quả xấu như sinh sớm hoặc động thai.
Đồ uống có chất kích thích
Mang thai tuần 19 khi mẹ bầu dùng quá nhiều đồ uống có chất kích thích như: café, rượu, bia…dễ dẫn tới các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Đặc biệt những loại đồ uống có chất kích thích này cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
Đồ ngọt không tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Một lượng đường lớn liên tục có nhiều trong cơ thể có thể làm hao tổn canxi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khung xương, răng của bé. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt hay socola trong suốt thai kỳ khiến mẹ có cảm giác no bụng, dễ tăng cân nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng cho con.
Mì chính không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi
Mì chính được biết đến là loại gia vị được dùng phổ biến hằng ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai, cần đặc biệt chú ý. Thành phần chủ yếu của mì chính là Sodium Gluamate, sau khi kết hợp với chất kẽm trong máu sẽ bị đào thải theo đường nước tiểu. Nếu hấp thụ quá nhiều mì chính trong cơ thể sẽ làm tiêu hoa lượng kém lớn, không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Ăn nhiều nhân sâm dễ bị động thai
Theo y học, đa số thai phụ đều sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân sâm sẽ dẫn đến hao tổn âm khí, làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, gây sưng phù, huyết áp cao và dễ bị động thai. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng nhân sâm trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.
Mang thai tuần thứ 19 là lúc mẹ đã cảm nhận được nhiều sự thay đổi cũng như hoạt động của thai nhi. Hãy đặc biệt lưu ý những vấn đề trên để cả mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Mang Thai 24 Tuần Cần Bổ Sung Gì Để Con Phát Triển Toàn Diện?
Ở tuần thứ 24, thai nhi cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vậy bạn có biết thai 24 tuần cần bổ sung gì để bé khỏe mạnh đúng chuẩn chưa?
Thai nhi 24 tuần
Trọng lượng thai nhi 24 tuần chỉ mới chừng bảy lạng, chân tay đã có thể duỗi ra. Hầu hết thời gian, thai nhi vẫn co người lại. Bé thường sẽ gập hai chân lên và bàn chân thì ép vào mông. Mắt thai nhi bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Thai nhi sẽ học cách mở và nhắm mắt. Bé cũng sẽ chớp mắt và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trước khi ra đời. Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau. Vì thế bạn cũng thuộc cách thức cũng như “lịch” vận động bé.
Thai nhi 24 tuần cần bổ sung gì?
Bổ sung sắt
Bước vào giai đoạn thai nhi tuần 24, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên. Theo ước tính nó sẽ tăng vào khoảng 25% so với trước khi mang thai. Về chế độ ăn, mẹ bầu hãy ăn các thức ăn giàu chất sắt. Tiêu biểu như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt. Các loại rau xanh có lá như bông cải xanh cũng giàu chất sắc.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của mẹ bầu càng nặng hơn. Ngoài uống sắt, mẹ bầu có thể bổ sung viên uống omega-3. Tất nhiên, mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bổ sung canxi
Phụ nữ có thể bị huyết áp cao sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này được gọi là tiền sản giật và nó rất nguy hiểm. Việc bổ sung canxi sẽ hạn chế tốt nguy cơ này. Trong khi đang mang thai, mẹ hãy cố gắng để có ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày. Cơ thể chúng ta không thể tạo ra canxi, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung từ nguồn ngoài.
2 nguồn chính để cung cấp canxi là từ thực phẩm hoặc thuốc bổ sung. Có nhiều thực phẩm chứa canxi mà mẹ bầu có thể bổ sung như sữa chua, nước cam, cá mòi, cá hồi, đậu phụ, ngũ cốc, cải xoăn… Ngoài ra việc uống viên bổ sung canxi cũng khá cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp bổ sung này.
Thai 24 tuần cần bổ sung gì? Đó là probiotic
Ở tuần 24, chứng táo bón vẫn còm bám mẹ bầu một cách dai dẳng. Vì thế mẹ bầu nhớ uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất xơ để giảm tình trạng này. Ngoài ra mẹ nên cố gắng tập thể dục hàng ngày. Bên cạnh đó mẹ cũng cần bổ sung probiotic.
Probiotic chứa các men vi sinh như Lactobacillus và Bifidobacterium và chúng đều an toàn với mẹ bầu. Khi thai được 24 tuần, mẹ bầu nên bổ sung probiotic 3-4 lần/tuần. Đặc biệt là những mẹ bầu tăng cân quá mức và tiểu đường. Bởi vì probiotic làm giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
Probiotic được chứng minh có trong nhiều trong sữa chua, bắp cải… Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy phụ nữ mang thai uống sữa chứa probiotic giảm nguy cơ tiền sản giật và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh chàm Sinh.
Thai 24 tuần cần bổ sung vitamin A
Vitamin A rất quan trọng đối với thị lực, sự tăng trưởng tế bào. Nó cũng giúp con người có làn da khỏe mạnh và hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Vì thế đây cũng là một vi chất mà mẹ bầu nên bổ sung ở tuần thai thứ 24 của mình.
Vitamin A tồn tại trong thực phẩm dưới hai dạng: retinol và beta-carotene. Có một số thực phẩm có chứa hàm lượng retinol cao. Chẳng hạn như gan hoặc các sản phẩm có chứa gan. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể bạn mẹ bầu đang tích tụ mức retinol. Đây lại là dạng Vitamin A gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên tránh bổ sung Vitamin A từ các loại thực phẩm này.
Thay vào đó, mẹ nên bổ sung vitamin A từ lòng đỏ trứng, bơ, bơ thực vật, cá có dầu. Sữa và sữa chua chứa lượng cũng có chứa retinol nhưng thấp. Chúng sẽ giúp mẹ bầu giữ cho làn da, mắt và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một số thực phẩm như cà rốt, khoai lang, đu đủ chín và cam cũng cung cấp vitamin A. Nó cũng có mặt trong các loại rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, cải xoong, rau bina…
Những lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 24
Sẽ có mẹ bầu cảm thấy cân nặng của mình quá mức khi đang ở giữa thai kì. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên ăn kiêng. Vì hầu hết các chế độ ăn kiêng sẽ không cung cấp cho bạn chất sắt, axit folic các vitamin và khoáng chất khác. Đây đều là những vi chất quan trọng mà cả mẹ và bé đều cần. Mẹ thể cải thiện chế độ ăn uống bằng cách:
– Ăn nhiều trái cây và rau quả
– Cắt giảm khẩu phần ăn, chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra mẹ cũng không nên sử dụng đồ uống nhiều chất béo, chất đường.
– Tập thể dục thường xuyên.
Thực Phẩm Vàng Cho Mẹ Mang Thai 6 Tuần Để Con Phát Triển Toàn Diện
Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất trong suốt hành trình thai nghén. Ở những tuần đầu mang thai, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng thế nào để thai nhi có sự phát triển toàn diện? Mẹ đã biết bầu 6 tuần nên ăn uống gì chưa?
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi và những thay đổi của cơ thể mẹ
Thai 6 tuần mới đi vào làm tổ trong buồng tử cung của người mẹ. Cơ thể bé có kích thước bằng 1 hạt đậu và uốn cong hình chữ C. Tim thai đã bắt đầu hoạt động với tốc độ khoảng 150 nhịp/phút. Các chi tiết trên khuôn mặt bé đang dần hình thành, với các điểm tối sẫm chính là nơi sẽ trở thành đôi mắt, các hốc sau này là lỗ mũi và các chỗ lõm đánh dấu vị trí tai của bé. Đầu chi nhú ra, chính là các phần sẽ trở thành tay và chân giờ lại càng rõ ràng hơn. Các mô xương và cơ cũng đang phát triển. Thêm vào đó, tuyến yên, là bộ phận có chức năng giải phóng các hormone, đang hình thành, cùng với phần còn lại của não bộ.
Mẹ bầu 6 tuần nên ăn uống gì?
3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi, do đó chị em cần chuẩn bị cho mình 1 chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh ngay từ trước khi mang thai. Tuần thứ 6 là thời điểm khá sớm nên mẹ chưa cần ăn nhiều hơn như trong 2 tam cá nguyệt tiếp theo với lượng khoảng 2.000kcal/ngày. Đồng thời mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:
Thực phẩm giàu folic acid/folate
Folic acid/folate là chất không thể thiếu trong suốt hành trình mang thai của bất cứ phụ nữ nào. Acid này có vai trò quan trọng giúp thai nhi hình thành và phát triển tốt, hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh, nhất là trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Rau màu xanh
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại đậu
Cam, bưởi
Sữa chua…
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều gấp đôi bình thường. Mẹ bầu bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân… Sắt có nhiều trong:
Thịt bò
Hoa quả sấy khô
Ngũ cốc
Bánh mì
Các loại hạt…
Bầu 6 tuần nên ăn uống gì để thai nhi có hệ xương vững chắc – Thực phẩm giàu canxi
Canxi góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ sự phát triển hệ xương và răng của trẻ. Mẹ bầu cũng có nguy cơ loãng xương và các bệnh răng miệng cao hơn nếu không bổ sung đủ canxi khi mang thai.
Đậu nành
Sữa và chế phẩm từ sữa
Cải xoong, bông cải xanh…
Thực phẩm nhiều protein
Nhiều mẹ cho rằng thời gian đầu thai kỳ không cần bổ sung nhiều chất đạm, tuy nhiên trên thực tế protein là không thể thiếu. Nếu cơ thể tiêu thụ đủ protein thì cơ bắp mới phát triển bình thường, đảm bảo nguồn cung cấp máu đến thai nhi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên cung cấp khoảng 100g protein mỗi ngày.
Trứng
Sữa các loại
Hải sản
Thịt các loại
Quả chà là, quả chuối…
Mẹ bầu 6 tuần nên ăn thêm thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước
Hoa quả, trái cây cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Trong thời gian đầu mang thai, mẹ cũng nên lưu ý uống đủ nước (nước lọc, nước ép hoa quả, sữa…).
Uống đủ nước khi mang thai mang lại nhiều lợi ích bất ngờ hơn mẹ nghĩ. Nước là thành phần không thể thiếu cho các hoạt động của cơ thể. Thay vì uống quá nhiều nước 1 lúc, chị em nên uống đủ nước và bổ sung đúng cách để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và ổn định sức khoẻ của mẹ bầu.
Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ nên tuân thủ khi mang thai 6 tuần
Không chỉ lựa chọn thực phẩm để thai nhi có tiền đề phát triển, chị em mang thai cũng cần nhớ 1 số lưu ý sau:
Ăn uống chất lượng không có nghĩa là ăn nhiều, không nên có tâm lý “ăn cho 2 người”, nhất là trong 3 tháng đầu
Đảm bảo thực đơn hằng ngày có đủ các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, canxi, chất béo, chất xơ…
Tránh ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe như hàu sống, sushi, thực phẩm tái/sống, sữa chưa tiệt trùng, cá nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá kiếm)… vì những loại thức ăn này có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, không tốt cho sự phát triển, nhất là trí não của thai nhi
Không nên ăn kiêng khi mang thai: Giảm cân không đơn giản là giảm cân nặng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Ngược lại, tăng cân đều đặn là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng khỏe mạnh. Mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp thai nhi ra đời khỏe mạnh.
Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ có thể chia thành các bữa ăn nhỏ để hạn chế cảm giác khó chịu, buồn nôn, chán ăn, ợ nóng khi mang thai…; tránh ăn nhiều đồ ăn vặt vì chứa lượng calo lớn nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Mẹ Ăn Gì Để Con Bú Tăng Cân, Khỏe Mạnh Và Phát Triển Toàn Diện?
4 nhân tố tác động đến sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh
Để trả lời câu hỏi mẹ ăn gì để con bú tăng cân? chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố quyết định thể trạng của bé sau sinh
Cân nặng lúc chào đời: Những bé khi sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.5kg) thì việc tăng cân sẽ chậm hơn so với bé đủ cân.
Giấc ngủ: Bé sơ sinh 6 tháng tuổi mỗi ngày có thể ngủ đến 18 tiếng. Đây là điều kiện quan trọng để tế bào não phát triển, cơ thể bé sản xuất các hormone tăng trưởng, phát triển cân nặng, hệ xương, cơ bắp.
Sức khỏe, bệnh lý: Các bé có sức khỏe, đề kháng tốt sẽ có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất giúp tăng cân, tăng chiều cao.
Sữa mẹ: Trừ những trường hợp bé uống sữa công thức, còn lại trong 6 tháng đầu đời dinh dưỡng bé nhận được sẽ hoàn toàn từ sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ sẽ tăng cường hệ miễn dịch, ít bị mắc một số căn bệnh và giảm tỉ lệ tử vong. Đồng thời, bé cũng sẽ tăng cân ổn định, không bị quá mập, thừa cân.
Vậy mẹ ăn gì để con bú tăng cân?
Có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu đời, trẻ tăng cân và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ. Vậy mẹ nên ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ?
Thực phẩm giàu protein
Protein sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển mô cơ toàn diện, tăng cân nhanh hơn. Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein bao gồm các loại trứng, sữa, các loại hạt (óc chó, đậu nành, thìa là), thịt nạc, hải sản, rau chân vịt, bông cải.
Nhóm thực phẩm nhiều canxi
Các bé được bổ sung đầy đủ canxi sẽ có hệ xương khớp phát triển, lớn nhanh, sức khỏe tốt. Thiếu canxi sẽ dẫn đến hiện tượng thấp còi, chậm lớn, hay vặn mình và khóc đêm.
Vậy nên muốn bé bú mẹ tăng cân nhanh thì phải bổ sung vào chế độ ăn uống các loại hải sản như tôm tép, cua đồng, hạt vừng, cải xoăn, rau đay…
Thực phẩm giàu chất sắt
Đây chính là nguồn cung cấp cần thiết cho máu, cũng như để phát triển hệ miễn dịch. Nếu bé thiếu sắt việc hấp thu dinh dưỡng rất kém, dễ biếng ăn, ít bú nên chậm lớn, chậm tăng cân.
Nguồn sắt sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, cà hồi, cá chép, cá mực…
Thực phẩm chứa nhiều DHA
Chúng ta đều biết rằng DHA đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ, trí thông minh của trẻ. Ngoài ra chất này còn ảnh hưởng không nhỏ đến chu vi vòng đầu, chiều dài cũng như cân nặng.
Ngoài sữa, hải sản hay trứng thì mẹ phải bổ sung thêm các loại nội tạng động vật, mỡ cá, dầu cá, hạt hướng dương hay lạc để bổ sung DHA trong nguồn sữa mẹ.
Nguồn DHA có trong sữa mẹ giúp tăng cân nặng của trẻ sơ sinh, phát triển trí não
Các loại rau quả
Nếu đang thắc mắc mẹ ăn gì để mát sữa thì các loại rau xanh chính là nhóm thực phẩm bạn cần. Rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng cho bé mà còn giúp mẹ giảm cân nhanh, đẹp da.
Các loại rau quả tốt cho bà mẹ đang cho con bú bao gồm cà chua, bí đỏ, cà rốt, mướp, đu đủ xanh, quả sung, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, chuối, bơ…
Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ
Không chỉ quan tâm đến việc mẹ ăn gì để con bú tăng cân mà các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng để bé phát triển toàn diện cân nặng, chiều cao, trí tuệ.
Đa dạng các thực phẩm, món ăn trong khẩu phần của mẹ. Không chỉ chú trọng chất đạm mà còn phải có cả rau xanh, trái cây.
Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế uống trà, cà phê
Không nên ăn một số loại thực phẩm như thức ăn nhanh, món ăn nhiều gia vị, bạc hà, rau mùi tây, lá lốt, các chế phẩm từ lúa mì.
Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế. Bởi trong sữa mẹ có 2 lớp dinh dưỡng khác nhau. Khi con bú khoảng 10 phút đầu thường là sữa loãng, ít dưỡng chất. Sau 10 phút thì mới đến lớp sữa đặc có nhiều vitamin, đạm để cung cấp cho bé.
Vậy nên, các mẹ phải cho bé bú ít nhất 20 phút mỗi bên để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu thời gian bé bú ít thì mẹ nên vắt bỏ lớp sữa đầu, khoảng 20 – 30ml.
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần Thứ 19 Mẹ Cần Làm Gì Để Con Phát Triển Toàn Diện? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!