Xem Nhiều 6/2023 #️ Mang Thai Tuần 22: Thay Đổi Của Bé Và Lời Khuyên Cho Mẹ # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mang Thai Tuần 22: Thay Đổi Của Bé Và Lời Khuyên Cho Mẹ # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 22: Thay Đổi Của Bé Và Lời Khuyên Cho Mẹ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 22

1.1. Hình thể

Khi mang thai tuần 22, em bé dài khoảng 25 – 28 cm và nặng khoảng 0,4 – 0,45 kg. Cơ thể em bé vẫn đang lớn lên từng ngày dù rằng hình thể bé lúc này vẫn còn khá nhăn nheo. Đừng lo lắng, bé vẫn còn hành trình 18 tuần phía trước để phát triển mọi thứ thật hoàn thiện.

1.2. Hệ thần kinh

Các tế bào thần kinh cũng hoạt động mạnh mẽ để tạo các liên kết thần kinh. Trẻ phát triển rõ ràng về mặt vị giác và xúc giác. Bộ não và đầu dây thần kinh đã đủ trưởng thành để bé có thể cảm nhận được. Em bé của bạn hiện đang bận rộn khám phá cảm giác mới này bằng cách vuốt ve khuôn mặt và cơ thể của mình. Có thể mẹ chưa biết, bây giờ, mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi theo thực phẩm mà mẹ chọn ăn. Do đó, mẹ ăn gì thì bé cũng sẽ được nếm thông qua nước ối trong bụng mẹ.

Tưởng tượng xem, nếu được nhìn lén bé vào lúc này, hẳn là bạn sẽ được trông thấy hình ảnh bé trải nghiệm những cảm giác mới lạ đầu tiên. Trong bụng mẹ, bé đang mút ngón tay hay ngọ nguậy tay chân để chạm vào các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

1.3. Mắt

Vào tuần thứ 22 của thai kỳ, các ống dẫn nước mắt của bé đã bắt đầu phát triển. Đôi mắt của bé đã có hình hài hoàn chỉnh. Rất có khả năng, mắt bé đang cử động nhanh chóng dù cho mí mắt vẫn đóng (mí mắt bé cuối cùng sẽ mở trong khoảng 6 tuần cuối thai kỳ). Tuy nhiên, phần màu của mắt vẫn không có sắc tố. Trên thực tế, quá trình tạo sắc tố mới hoàn chỉnh là vào sau sinh. Do đó, bạn sẽ phải đợi cho đến khi bé được ít nhất 9 tháng tuổi để biết màu mắt vĩnh viễn của bé.

1.4. Hệ sinh sản

Nếu mẹ đang mang bầu một bé gái, vùng âm đạo của bé cũng sẽ được hình thành trong khoảng thời gian bé chạm mốc 21 – 22 tuần tuổi. Tử cung và buồng trứng của bé cũng phát triển. Kể từ đây, bé bắt đầu hình thành toàn bộ trữ lượng trứng dùng trong cả cuộc đời sinh sản sau này. Nếu bạn có một bé trai, tuần này, tinh hoàn của bé bắt đầu hạ xuống từ bụng xuống đến bìu.

2. Mẹ thường có những triệu chứng nào khi mang thai tuần 22?

2.1. Cảm giác thèm ăn

2.2. Chuột rút

Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến những bộ phận này của mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động. Cơ thể của bạn có thể tự nhiên bị chuột rút bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm, khiến bạn phải thức giấc. Tuy ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, chuột rút không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Phòng ngừa chuột rút:

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng nên tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.

Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.

Tập thể dục

khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.

Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800 mg đến 1.500 mg canxi nguyên tố/ngày.

2.3. Chảy máu nướu răng

Nếu bị viêm nướu, khi đánh răng, bà bầu có thể thấy bàn chải chuyển thành màu hồng do lẫn máu. Để hạn chế viêm nướu trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên tránh ăn kẹo ngọt, kẹo dẻo dính răng, đặc biệt là khi thai phụ không thể chải răng ngay sau khi ăn. Chất ngọt làm tăng nguy cơ vi khuẩn trong miệng, tàn phá men răng và kích thích nướu, gây chảy máu.

2.4. Co thắt tử cung

Tử cung khi mang thai tuần 22 sẽ bắt đầu thực hành chuẩn bị cho chuyển dạ và sinh nở. Nó cần tập luyện khối cơ để xây dựng sức mạnh cho việc trọng đại ở cuối thai kỳ. Những khởi động đầu tiên chính là các cơn co thắt bụng dưới, gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Chúng xuất hiện thỉnh thoảng. Những cơn co thắt này không đau mà cảm giác như bị bóp chặt ở gần đỉnh tử cung hoặc ở bụng dưới và vùng chậu của bạn.

Các cơn co thắt Braxton Hicks cũng được gọi là chuyển dạ giả. Braxton Hicks co thắt không đều. Cơn co này có tần số khác nhau, biên độ khác nhau, cường độ cũng khác nhau. Ngược lại, cơn gò chuyển dạ thật sự kéo dài lâu hơn, mạnh mẽ hơn và cũng đau đớn hơn.

Khác biệt lớn nhất giữa cơn gò chuyển dạ và Braxton Hicks chính là sự ảnh hưởng đến cổ tử cung. Với cơn co thắt Braxton Hicks, cổ tử cung của bạn không thay đổi. Với chuyển dạ thật sự, cổ tử cung bắt đầu mở (giãn ra) và mỏng đi. Các cơn gò cũng sẽ càng lúc càng dồn dập. Để phân biệt một cách chắc chắn, mẹ bầu nên đi khám ngay nếu cảm thấy đau đớn hay có nhiều hơn 6 cơn co trong 1 tiếng.

Phân biệt cơn co Braxton Hicks và cơn gò chuyển dạ

Braxton Hicks

Gò chuyển dạ

Tần suất

 Thưa thớt.

Không trở nên dồn dập.

Thường xuyên.

Càng lúc càng dồn dập.

Thời gian và cường độ cơn co

Thay đổi.

Thường yếu, hiếm khi mạnh lên.

Lúc khởi phát thường kéo dài ít nhất 30 giây.

Càng lúc cơn co càng kéo dài hơn.

Cường độ càng lúc càng mạnh hơn.

Mức độ thay đổi của cơn co khi hoạt động

Cơn co thường biến mất khi thai phụ đi lại, thay đổi tư thế.

Không thể tự biến mất.

Cơn co có thể trở nên dữ dội hơn khi hoạt động.

Vị trí cơn co thắt

Trung tâm vùng bụng dưới và vùng chậu.

Không lan.

Toàn bộ bụng có cảm giác thắt chặt và cứng lại, nhất là vùng trên rốn.

Lan sang lưng.

2.5. Đau đầu

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone. Hệ quả dẫn đến nhiều triệu chứng, trong đó có đau đầu. Hơn nữa, trong nửa cuối thai kỳ, bụng bầu to lên. Do vậy, quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai. Vì thế, đừng để cơ thể bị mất nước hay quá nóng. Khi đau đầu, bạn hãy nằm thư giãn trong một căn phòng tối và đắp một chiếc khăn mát lên mắt hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ. Tuy nhiên, nếu đột nhiên đau đầu dai dẳng kèm theo mờ mắt thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay.

2.6. Táo bón, ăn uống khó tiêu

Từ tuần lễ này, mẹ bầu sẽ dễ gặp triệu chứng táo bón, đầy hơi hơn những tháng trước. Lý do có thể kể đến gồm:

Sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Thai nhi phát triển đủ lớn để tạo được áp lực đáng kể cho vùng chậu và bàng quang.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.

Tâm lý ngại vận động.

Thói quen uống ít nước.

Cả trong giai đoạn mang thai và những tuần đầu tiên sau khi sinh, hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để kích thích hoạt động cơ ruột và chống táo bón. Với chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày, uống đủ nước và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, tình trạng táo bón sẽ cải thiện rõ rệt.

2.7. Tiết dịch âm đạo

3. Khám thai

Từ bây giờ, việc thường xuyên đến khám bác sĩ sẽ trở thành thói quen tốt cho mẹ. Mẹ có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra các hạng mục như sau khi bé được 21 – 22 tuần tuổi:

Bề cao tử cung: được xác định bằng khoảng cách từ đỉnh (đáy) của tử cung đến xương mu của bạn. Từ tháng thứ 6, bề cao tử cung có thể sẽ vào khoảng 21 đến 24 cm. Khoảng cách gần bằng với số tuần mang thai của bạn.

Kiểm tra cân nặng và huyết áp.

Đánh giá nhịp tim của bé.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào bạn đang trải qua. Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ tất cả những gì bạn lo lắng.

Siêu âm kiểm tra hình thái thai nếu như tháng trước bạn vẫn chưa thực hiện.

Bác sĩ Trần Hoàng Nhật Linh

Thai Nhi 37 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Thay Đổi Ở Cơ Thể Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết

Những thay đổi của thai nhi 37 tuần

Đến tuần thứ 37 của thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi gần như hoàn tất, và từ tuần này hầu như bé chỉ tăng cân mà thôi. Phổi và não của bé tiếp tục trưởng thành. Em bé của bạn cũng thực hành hít thở bằng cách hít và thở ra nước ối. Bé cũng có thể mút ngón tay hoặc nhấp nháy mắt. Một số trẻ có nấc lên trong dạ con – bạn có thể nhận thấy những cú nhảy khác nhau bên trong bụng. Bé tiếp tục lột bỏ lớp lông tơ và lớp sáp khỏi da. Hệ thống tiêu hóa của bé bây giờ có đầy đủ chức năng và chứa “phân su”, màu đen, dính và giống như hắc ín nằm trong ruột của bé đến khi sinh. Đôi khi, (đặc biệt là trong trường hợp mang thai kéo dài) phân su thải vào dịch màng ối và làm ố nước ối. Nếu nước ối của bạn vỡ và có màu xanh lá cây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Chuyển động của thai nhi 37 tuần rõ ràng hơn và mạnh hơn trước. Đến tháng thứ chín, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ mang thai đếm số lần đá và báo cáo lại nếu bé im lặng bất thường. Và nếu con bạn “bận rộn”, bạn có thể cảm thấy một cú thọc nhói ngay gần cổ tử cung mỗi khi bé quay đầu.

Thay đổi ở cơ thể của mẹ mang thai tuần 37

Tăng số lượng cơn gò Braxton Hicks

Giãn nở cổ tử cung

Khó chịu khi ngủ

Chuột rút và giãn tĩnh mạch chân

Bé không vận động nhiều

Dịch ối thấp

Chảy máu âm đạo

Trẻ em bị rò rỉ Meconium (phân su) vào dịch ối

Khi cơ thể bạn ở giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ, có thể nhận thấy sự gia tăng tần suất các cơn gò tử cung Braxton Hicks. Đây là những sự co thắt giả, và khác với cơn đau đẻ, chúng không nhất quán và cũng không có sự gia tăng về cường độ. Nhưng đôi khi, các cơn co thắt giả rất khó phân biệt với đau đẻ. Thay vì dựa vào tự chẩn đoán, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nếu bạn có nhiều hơn bốn cơn co thắt tử cung trong một giờ đồng hồ. Vào thời điểm thai nhi 37 tuần, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra hàng tuần để tìm kiếm dấu hiệu chuyển dạ. Sự giãn nở cho bạn biết cổ tử cung của bạn đã giãn ra bao nhiêu – nó phải mở ít nhất 10 cm thì em bé mới có thể chui qua tử cung được.   Khi em bé tiếp tục di chuyển xuống dưới, đầu bé sẽ tạo áp lực vào xương chậu và hông. Áp lực to lớn xung quanh vùng chậu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong khi ngủ.  Chuột rút ở chân là hiện tượng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba khi các mạch máu xung quanh chân bị nén do tăng cân. Đôi khi, một chế độ ăn uống thiếu canxi và magie cũng gây ra chứng chuột rút.

Mang thai tuần 38, mẹ có thể sẽ gặp phải chứng chuột rút ở chân

Mang thai tuần 38, mẹ có thể sẽ gặp phải chứng chuột rút ở chân

Nước ối của bạn tiếp tục tăng và đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 38, sau đó nó sẽ có sự suy giảm đều đặn. Tuy nhiên, khi nước ối giảm xuống dưới 5cm hoặc có khối lượng dưới 500 ml ở tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ ra rằng bạn có dịch màng ối thấp. Chụp siêu âm thai nhi 37 tuần tuổi có thể giúp bạn xác định chính xác tình huống. Mức dịch thấp trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ thường ít bị dịch màng ối. Khi điều này xảy ra sau 37 tuần mang thai, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn kích đẻ  hoặc đề nghị mổ đẻ phụ thuộc vào vị trí sinh của bé. Phụ nữ mang thai thường xuất hiện “nút nhầy” vài tuần trước khi chuyển dạ. Nó có thể chảy dạng một cục hoặc chảy rỉ ra (trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hay màu nâu, có thể hơi đặc và dính) trong quá trình vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường và không phải là một nguyên nhân để bạn lo lắng.  Dù vì lý do gì, nếu bạn thấy hiện tượng xuất huyết ở thời điểm thai nhi 37 tuần, bạn không nên tự chẩn đoán mà hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Hầu hết phụ nữ mang thai vỡ ối sau khi bị những cơn co thắt. Nhưng đôi khi, túi nước ối có thể vỡ ra trước tiên. Khi nó xảy ra, bác sĩ thường cho kích đẻ. Nếu vỡ ối, mẹ đừng hoảng sợ và hãy nhớ làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lời khuyên cho tuần thai 37 này

Hãy hình dung cuộc vượt cạn của bạn đang diễn ra theo kế hoạch và không có biến chứng. Sau khi sinh bạn sẽ bận rộn với việc cho con ăn và thay tã, bạn sẽ có ít thời gian và sức lực để quan tâm đến người bạn đời của mình. Hãy tận dụng thời gian mà 2 người đang có ngay bây giờ để hẹn hò với anh ấy.

Mua sắm quần áo và phụ kiện của em bé có lẽ là cách tốt nhất để xua tan những lo lắng vào thời điểm thai nhi 37 tuần này.

Cần phải tìm hiểu về chăm sóc sức khoẻ sau sinh, bạn phải nhận thức được những điều bạn nên và không nên làm, sau khi sinh con.

Sự Thay Đổi Của Bà Bầu Tuần 22

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi mang thai tuần 22, những triệu chứng ốm nghén dần biến mất khiến phụ nữ cảm thấy khỏe hơn. Tử cung của bà bầu tuần 22 vẫn đang tiếp tục phát triển, mẹ có thể bị chuột rút và sưng nhẹ ở chân và bàn chân cũng như mắt cá.

1. Mang thai tuần 22 có gì đặc biệt?

Khi mang thai tuần 22, phụ nữ đang ở trong tháng thứ 5 của thai kỳ. Thai nhi lúc này dài gần 20cm và nặng khoảng 0,45kg với kích thước tương đương một quả ớt chuông đỏ. Tất cả các hệ chức năng đang hình thành bên trong thai nhi, bao gồm:

Những hormone kích thích các cơ quan nội tạng đi vào hoạt động.

Hình thành các dây thần kinh xúc giác, khứu giác và tất cả giác quan khác.

Phát triển cơ quan sinh dục: Tinh hoàn bé trai đã bắt đầu hạ xuống; tử cung, buồng trứng và âm đạo của bé gái nằm vào đúng vị trí.

Mỗi tuần trôi qua, cơ bắp của bé ngày càng khỏe hơn, mí mắt và lông mày cũng bắt đầu phát triển. Thai nhi sẽ chuyển động rất nhiều như là cách để phản hồi với những âm thanh và giai điệu nghe được từ bên ngoài. Tiếng hát và giọng nói của mẹ lúc này đã có thể vỗ về cho thai nhi bé bỏng.

2. Triệu chứng của mẹ khi mang thai tuần 22

Bà bầu tuần 22 có thể tận hưởng được những lợi ích mà hormone thai kỳ mang lại. Cụ thể, mái tóc sẽ vào nếp, sợi tóc dày hơn và bộ móng cũng trở nên chắc khỏe. Tuy nhiên đi kèm với điều này là sự phát triển của ria mép và lông tay chân không mong muốn. Phụ nữ nên cân nhắc nếu muốn nhổ lông hoặc cạo ria mép ở giai đoạn này, cần lưu ý rằng thuốc tẩy lông có chứa hóa chất không an toàn cho thai kỳ.

Bởi vì thai nhi đang lớn lên và cần được nuôi dưỡng trong bụng mẹ, do đó bà bầu tuần 22 sẽ có cảm giác thèm ăn dữ dội và dường như có thể tiêu thụ hết khối lượng thực phẩm rất lớn. Điều này hoàn toàn bình thường song có thể khiến phụ nữ gặp phải chứng ợ nóng hoặc khó tiêu. Vì vậy nên dự trữ sẵn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau củ thái nhỏ, các loại hạt và bánh quy được làm từ ngũ cốc nguyên cám.

Khi mang thai tuần 22, tử cung của người mẹ phát triển sẽ tạo ra áp lực lên ruột, khiến quá trình đẩy chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Bà bầu tuần 22 có thể cải thiện tình trạng táo bón bằng cách luyện tập thói quen đi tiêu đúng giờ mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ do giảm huyết áp. Máu của bà bầu tuần 22 không thể di chuyển nhanh như trước đây khiến họ cảm thấy choáng váng khi vừa đứng lên hoặc sau khi đứng trong một thời gian dài. Bên cạnh đó tử cung ngày càng mở rộng cũng gây áp lực lên các mạch máu, khiến lưu lượng máu lên não bị giảm và gây ra chứng đau đầu nhẹ. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp máu được bơm ổn định qua hệ thống tuần hoàn. Cần bổ sung nhiều nước hơn nếu thời tiết nóng hoặc người mẹ phải vận động nhiều.

Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng chuột rút ở chân khi mang thai tuần 22 có thể là do thiếu canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống. Phụ nữ nên uống vitamin trước khi sinh hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để làm giảm tần suất của những cơn chuột rút đau đớn.

Bà bầu tuần 22 sẽ bắt đầu nhìn thấy các vết rạn không chỉ có trên bụng mà còn xuất hiện ở hông, đùi và ngực. Việc thoa kem dưỡng ẩm lên khắp cơ thể cho phụ nữ mang thai có thể không phải là một phương thuốc thần kỳ để làm biến mất các vết rạn, nhưng chị em vẫn nên tiếp tục quá trình chăm sóc da này để hạn chế ngứa và khô da.

Nhiều phụ nữ mang thai không thích chiếc rốn của mình vốn đang bình thường bỗng nhiên lại nhô ra gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên đây là thực tế không thể tránh khỏi, chị em cũng nên yên tâm vì sau khi sinh em bé xong chiếc rốn sẽ trở lại hình dạng như ban đầu.

3. Lời khuyên khi mang thai tuần 22

Khi mang thai tuần 22, đa số các bậc phụ huynh đã biết được giới tính của thai nhi trong bụng. Chính vì thế đây là thời điểm để lựa chọn và xác định tên họ sẽ đặt cho em bé. Ngoài ra, bà bầu tuần 22 cũng nên tham khảo các lời khuyên cho tuần này như sau:

Để hạn chế chuột rút, bà bầu tuần 22 nên cung cấp thêm nhiều canxi và kali cho cơ thể. Đều đặn uống một ly sữa trước khi đi ngủ mỗi ngày hoặc ăn nhẹ các thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như bưởi, cam và chuối. Ngoài ra, có thể thử ngồi duỗi thẳng chân và uốn cong các ngón chân về phía cơ thể khi cơn chuột rút xuất hiện. Tránh bắt chéo chân và ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này có thể khiến đến máu dồn xuống chân và gây giãn tĩnh mạch.

Chuẩn bị cho cơn gò “giả” Braxton Hicks

Những cơn co thắt Braxton Hicks khiến bà bầu tuần 22 cảm thấy bất thường trong bụng, chúng không đau nhưng dường như các cơ đang siết chặt lại. Đây đơn giản là thời gian tử cung thực hành diễn tập chuyển dạ để chuẩn bị cho ngày dự sinh sắp tới và không có gì nguy hiểm. Mặc dù khó phân biệt với những cơn gò thực sự, song các cơn co thắt Braxton Hicks không đủ lực để đẩy thai nhi ra khỏi bụng mẹ.

Xét nghiệm nồng độ fibronectin bào thai (fFN) có thể dự đoán được nguy cơ sinh non. Trong đó fFN là chất giúp giữ thai nhi nằm trong tử cung của mẹ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, phụ nữ không có nguy cơ sinh non. Ngược lại, đối với những phụ nữ có khả năng chuyển dạ sớm thì bác sĩ sẽ thực hiện các bước cần thiết để kéo dài thai kỳ.

Ngoài khả năng tăng cường xương và răng cho bé, magiê còn có tác dụng kích thích chức năng enzyme, điều chỉnh insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Bà bầu tuần 22 thiếu magie sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, chân bị chuột rút hoặc tê bì. Những hậu quả nghiêm trọng khác có thể kể đến là thai nhi kém phát triển hoặc tiền sản giật. Nên nhờ bác sĩ tư vấn cách bổ sung magiê vào chế độ ăn uống khi mang thai tuần 22.

Nghiên cứu khoa học cho thấy việc tập luyện thể chất vừa làm tăng sức mạnh cơ bắp của mẹ, vừa hỗ trợ trí não của bé, giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh và thông minh. Đồng thời, các bài tập nhẹ nhàng, như yoga hoặc tập thở, được xem là một công cụ thư giãn tinh thần, hỗ trợ giảm stress tuyệt vời, giúp bà bầu đối phó với những lo lắng khi mang thai và cả những cơn co thắt chuyển dạ sớm.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được việc tiêm collagen, filler hoặc botox làm đầy sẽ an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó cách tốt nhất là thai phụ phải dừng hoàn toàn các thủ tục thẩm mỹ làm đẹp. Bên cạnh đó, khi mang thai tuần 22 trở đi, tình trạng ứ nước có thể làm căng da mặt của phụ nữ một cách tự nhiên, khiến các nếp nhăn giảm đi rõ rệt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Lý Thị Thanh Nhã đã có quá trình làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi whattoexpect, chúng tôi

Thai Nhi 34 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay Đổi Ở Cơ Thể Người Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Chiều dài cơ thể (từ đầu đến ngón chân cái): khoảng 46 cm. Cân nặng: khoảng 2,28 kg. Thai nhi 34 tuần tuổi trông bụ bẫm hơn nhờ lớp mỡ tích dưới da. Da bé cũng đỡ đỏ hơn, đồng thời ít nhăn và mịn màng hơn bao giờ hết. Thận của bé đã trưởng thành, và tham gia đào thải, gan có thể tham gia chức năng tiêu hóa để sản xuất chất cặn bã. Do đó, ruột của bé đã có thể chứa đầy phân, một số trẻ sẽ thải chất này ngay trong bụng của mẹ – một chất màu đen, dính như nhựa. Điều này làm nước ối chuyển từ trong, không màu sang màu xanh, có nghĩa là cơ thể bé đang có vấn đề. Nếu bạn bị vỡ ối và thấy điều này, hãy báo với bác sỹ để được lời khuyên chính xác nhất.

Nơ-ron thần kinh của bé đang rất phát triển, làm các giác quan trở nên hoàn thiện hơn. Đặc biệt, con ngươi đã co giãn được, có nghĩa là nếu được sinh ra bây giờ, bé có thể nhận biết được các hình thù xung quanh. Các phần xương trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Tuy nhiên, sọ não của thai nhi 34 tuần tuổi chưa có sự gắn kết mà vẫn còn là các mảnh xương rời nhau… để bé có thể “chui” qua cổ tử cung chật hẹp lúc sinh. Khi thai nhi 34 tuần, tử cung ngày càng ít không gian trống cho bé chuyển động, vì thế cử động của bé sẽ chậm hơn, nhưng bù lại sẽ lớn hơn, mạnh hơn vì bé của bạn ngày càng lớn và khỏe mạnh hơn. Tuần này, hầu hết các em bé quay đầu xuống dưới nhưng nếu bạn mang thai lần 2, quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn.. Hệ thống miễn dịch đang phát triển để cung cấp cho bé một số sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ở giai đoạn này, nhau thai đã hoàn toàn trưởng thành và sẽ bắt đầu già từ bây giờ. Nếu bạn đang lo lắng về chuyện sinh non, bạn sẽ rất hạnh phúc khi biết rằng các bé được sinh ra giữa tuần thứ 34 và 37 sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe nào khác so với khi bé ở trong bụng bạn.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong giai đoạn thai nhi 34 tuần

Ngực của bạn vẫn đang phát triển và cảm thấy rằng chúng đã rất lớn rồi, núm vú cũng sẽ lớn tương ứng. Những cơn co thắt giả kéo dài trong khoảng 30 giây rất có thể sẽ xuất hiện vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi. Bạn sẽ cảm thấy cứng bụng hoặc giống như bụng bị co chặt lại. Nếu những cơn đau diễn ra thường xuyên và trở nên mạnh mẽ hơn, bạn nên kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ. Mang thai tuần 34, tần suất đi tiểu của mẹ bầu sẽ tăng lên

Vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, nếu tình trạng giữ nước làm chân, tay, mặt và mắt cá chân của bạn hơi phù nề, đặc biệt khi thời tiết ấm và vào cuối ngày, hãy… uống nước thường xuyên và đều đặn. Bạn có thể sẽ cảm thấy thật kì lạ khi uống nhiều nước lại giúp giảm phù nề, đây hoàn toàn là sự thật. Nhất là khi thai nhi và cơ thể bạn, đặc biệt là thận cần rất nhiều nước. Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt sưng húp một cách nhanh chóng, có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật. Hãy gặp bác sỹ để xin ý kiến tư vấn tốt nhất. Thai nhi 34 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, bạn nên thực hiện chế độ khám thai hàng tuần để kiểm tra cân nặng, kích thước tử cung, cũng như nước tiểu và huyết áp, đặc biệt là kiểm tra Liên cầu khuẩn nhóm B trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ. Đây là một loại vi khuẩn có thể vô hại với cơ thể mẹ nhưng nếu lây sang thai nhi thì sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm phổi, viêm màng não hay nhiễm trùng máu. Nếu phát hiện có xuất hiện Liên cầu nhóm B này, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn sẽ được uống kháng sinh, điều này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Khi bạn mang thai 34 tuần, một số các triệu chứng khác vẫn tiếp tục từ các tuần trước như việc ngứa râm ran, mệt mỏi, mất ngủ, đau lưng, chuột rút, rạn da… Nếu không có dấu hiệu gì bất thường về mức độ hay tần suất, mẹ bầu không cần lo lắng quá về chúng. Đó là những triệu chứng bình thường mà bà mẹ nào cũng gặp phải thôi.

Lời khuyên cho mẹ mang thai 34 tuần

Đánh răng đầy đủ: Viêm lợi có thể là nguyên nhân gây ra sinh non. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển rất nhanh, nếu không cẩn thận bạn còn có thể khiến chúng lây nhiễm sang trẻ!

Nghỉ trưa không quá 1 giờ: Ngủ trưa rất quan trọng, nó giúp bạn giảm mệt mỏi và buồn ngủ, tuy nhiên ngủ quá nhiều có thể làm bạn mất ngủ về đêm, vì vậy không nên nghỉ trưa quá 1h.

Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước đó. Nếu thèm ăn vặt, hãy chọn những món giàu chất xơ, canxi, sắt, đạm, vitamin B, C. Bạn cũng có thể dự trù những món này trong tủ lạnh để sẵn sàng hâm nóng khi muốn ăn.

Tập… cho con bú: Nếu bạn mang thai lần đầu, bạn có thể thấy việc cho con bú không hề đơn giản như mình vẫn nghĩ. Đặc biệt khi bạn phải cho con bú nơi công cộng. Hãy tập làm điều này trước gương, chọn cho mình tư thế thích hợp và thoải mái. Có thể dùng tấm vải hay màng chắn nếu bạn phải cho con bú nơi đông  người.

Bạn cũng có thể phải lên kế hoạch đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp. Ghi lại tên người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và đảm bảo rằng bạn có số điện thoại của họ. Làm thế nào để bạn có thể lên kế hoạch đến bệnh viện? Nếu bạn có một chiếc xe hơi, ai sẽ lái nó và bạn có số liên lạc của người đó chứ? Bạn có sắp xếp sẵn 1 người thay thế nếu  người đó không thể có mặt? Có thể dễ dàng gọi một chiếc taxi từ chỗ của bạn hay không?

Hiểu về Chuyển dạ sớm: Nếu cơn chuyển dạ bắt đầu trước tuần thứ 37, đây thường sẽ là chuyển dạ sớm. Tỷ lệ sinh non của phụ nữ trên 35 tuổi khá là cao. Nếu bạn bị co thắt, hãy thử thay đổi tư thế hoặc đi bộ một chút. Nếu đó là một cơn chuyển dạ giả, cơn đau sẽ giảm trong một vài phút. Nhưng nếu cơn đau tiếp tục, đã đến lúc gọi bác sĩ.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

 

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 22: Thay Đổi Của Bé Và Lời Khuyên Cho Mẹ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!