Xem Nhiều 3/2023 #️ Mang Thai Tuần 16: Một Số Lời Khuyên Hữu Ích Cho Mẹ # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mang Thai Tuần 16: Một Số Lời Khuyên Hữu Ích Cho Mẹ # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 16: Một Số Lời Khuyên Hữu Ích Cho Mẹ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 16?

Tử cung đang tiếp tục phát triển và giờ đây có thể nặng khoảng 250gram. Nhau thai cũng đang phát triển và cơ thể bạn đang sản xuất thêm nước ối giúp bảo vệ em bé trong thai kỳ.

Khi bạn mang thai, lượng máu tăng 30-50%, dẫn đến lưu thông máu qua cơ thể nhiều hơn. Sự gia tăng lưu thông máu này sẽ làm khuôn mặt bạn sáng hơn. Đồng thời, sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể cũng làm cho da bạn đổ dầu quá mức. Nếu da bạn trở nên quá nhờn, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt và sử dụng các loại mỹ phẩm dành cho da dầu để da không bị bí và thoải mái hơn.

2. Em bé phát triển như thế nào khi mang thai tuần 16?

Khi mang thai tuần 16, vào cuối tuần này em bé của bạn xấp xỉ dài khoảng 13,5 cm và nặng khoảng 0,07 kg. Em bé đang chuẩn bị cho một sự bứt phá tăng trưởng trong vài tuần tới. Đầu của bé hiện đang cứng hơn so với những tuần trước.

Tai và mắt cũng đã di chuyển đến vị trí cân đối, nhìn đã giống một em bé thật sự. Tuy nhiên, đôi mắt bé vẫn còn rất nhạy cảm với ánh sáng. Các hệ thống xương và thần kinh đã liên kết với nhau tạo ra những sự chuyển động của các chi và cơ thể. Hệ thống xương tiếp tục phát triển nhờ có nhiều canxi lắng đọng trên xương.

Nếu thai nhi là một bé gái, hàng triệu quả trứng đang hình thành trong buồng trứng của bé ở tuần này. Ngoài ra, cơ mặt bé hiện đã phát triển gần như hoàn thiện. Bé đã bắt đầu biết biểu cảm trên khuôn mặt như nhăn nhó, cau mày, nheo mắt,.. Tuy nhiên, những cử động này hoàn toàn vô thức với bé.

Một điều đặc biệt hơn, và chắc hẳn bạn không thể cảm nhận được điều đó, rằng em bé của bạn có thể thường xuyên bị nấc cụt. Nấc cụt thường phát triển trước khi bé bắt đầu tập thở bằng phổi. Bởi vì giờ đây khí quản (đường thở từ khoang miệng xuống phối) của bé chứa đầy chất lỏng thay vì đáng lẽ là không khí.

3. Mẹ cần chú ý gì khi mang thai tuần 16?

3.1 Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch

Trên thực tế, tuần hoàn mạch máu trong cơ thể mẹ sẽ phát triển để hỗ trợ cho thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này mang lại tác dụng phụ không mong muốn. Đó chính là chứng giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch khi mang thai thường phổ biến. Do lưu lượng máu tăng lên trong thai kỳ, các mạch máu sẽ dãn ra hơn so với bình thường. Đồng thời, máu chảy từ chân đến xương chậu của bạn có thể bị chậm lại. Sự kết hợp này làm cho các van tĩnh mạch ở chân bị yếu, dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch có thể không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ cảm thấy đau chân, khó chịu, đôi khi đi kèm cảm giác nóng rát. Một điều đáng mừng là chứng giãn tĩnh mạch sẽ giảm đi sau khi sinh.

Để phòng ngừa dãn tĩnh mạch, đặc biệt nếu tình trạng này gây khó chịu cho bạn. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau:

Bạn nên tránh đứng lâu trong thời gian dài. Ngoài ra, không nên ngồi bắt chéo đùi. Bởi vì tư thế này sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn, làm trầm trọng hơn chứng dãn tĩnh mạch.

Hãy tạo ra thói quen nâng cao chân: Khi bạn ngồi, hãy đặt chân lên một chiếc ghế khác hoặc ghế đẩu. Nếu bạn nằm xuống, hãy nâng chân và bàn chân lên gối.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng tuần hoàn máu.

Mang vớ hỗ trợ hoặc vớ nén trong ngày: Những đôi vớ này giúp cải thiện lưu thông ở chân. Bạn có thể mua nó tiệm hoặc trung tâm bán dụng cụ y khoa, hoặc các hiệu thuốc lớn. Bạn có thể hỏi bác sỹ về loại vớ này nếu không chắc chắn về sự lựa chọn.

Nên mặc quần áo rộng xung quanh đùi và eo: Vớ và quần áo bó sát ở cẳng chân là tốt. Tuy nhiên đừng nên mặc quần áo bó ở đùi và eo. Bởi vì nó có thể cản trở tuần hoàn máu ở chân và làm suy giãn tĩnh mạch.

3.2 Đối phó với nghẹt mũi

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề phổ biến mẹ bầu hay gặp trong thai kỳ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ngay cả khi mẹ không bị cảm lạnh hay bị dị ứng. Một số phụ nữ còn có thể kèm theo chảy máu cam thường xuyên hơn. Điều này là do sự tăng lưu lượng trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai.

Khi niêm mạc mũi và đường thở của bạn sưng lên, đường thở co lại. Niêm mạc mũi cũng trở nên mềm hơn và dễ bị chảy máu. Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, nhưng đôi khi nó lại gây khó chịu cho người mẹ.

Ngoài ra, trong khi mang thai, mẹ không nên dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ. Nếu tình trạng nghẹt mũi khiến bạn có chịu, hãy áp dụng các biện pháp sau đây:

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm lỏng dịch tiết mũi.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%  giúp làm thoáng và làm sạch lỗ mũi.

Khi ngủ bạn có thể nằm gối cao kê cao đầu sẽ giúp giảm nghẹt mũi.

Khi bạn có nghi ngờ mình viêm đường hô hấp như: sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, khó thở, v.v. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi vì bác sỹ sẽ biết loại thuốc nào là an tòan cho mẹ bầu.

3.3 Hãy nhớ bổ sung chất xơ

Hầu hết các chất xơ không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên nó được coi là một thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích ruột già hoạt động, tăng khả năng tiêu hóa. Đồng thời cũng là tác nhân tham gia loại thải các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể. Điều này giúp làm giảm được nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết.

Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần ăn.

Với phụ nữ có thai, chất xơ giúp giảm táo bón, giảm ốm nghén và giúp ăn ngon miệng hơn. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ.

4. Một số lời khuyên về dinh dưỡng cho thai kỳ?

4.1 Sữa, phô mai, yaourt, loại nào là tốt cho mẹ bầu?

Giai đọan 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ. Vì thế người mẹ cần chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản. Cần bảo đảm cung cấp đủ can xi 1200mg/ngày. Vì thế ngoài chế độ ăn thông thường, mẹ cần uống thêm 6 đơn vị sữa/ngày.

Ở bài viết Mang thai tuần 14: Và những điều mẹ cần biết chúng ta đã đề cập đến bổ sung sữa, phô mai, yaourt như thế nào là đủ cho nhu cầu canxi mỗi ngày. Vậy chọn loại sữa, phô mai, yaourt nào là là tốt nhất cho mẹ bầu?

4.1.1 Lựa chọn sữa

Người mẹ có thể lựa chọn sữa tươi hoặc sữa bột dành cho phụ nữ có thai. Trong các giai đoạn này, nhu cầu các vi chất dinh dưỡng đều tăng cao hơn so với bình thường. Vì vậy khi lựa chọn sữa cần chú ý hàm lượng canxi và các vi chất dinh dưỡng bổ sung. Ngoài ra, người mẹ nên lựa chọn những sản phẩm đã được chứng minh là đủ dinh dưỡng cho bà bầu.

Đối với những người mẹ đang tăng cân quá nhiều, béo phì trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý về hàm lượng đường và chất béo trong sữa. Với phụ nữ không dung nạp đường lactose có thể tập uống sữa với lượng tăng dần hoặc thay thế bằng sữa chua và phô mai.

4.1.2 Lựa chọn sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm rất tốt trong chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ có thai. Đặc biệt trong thời kỳ có thai, bà mẹ có thể bị nghén gây chán ăn. Sữa chua có các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt sữa chua rất phù hợp cho những người không dung nạp đường lactose. Bạn nên chọn sữa và sữa chua ít đường hoặc không đường.

Đặc biệt, không nên ăn sữa chua vào lúc đói dễ bị cồn ruột và các vi khuẩn có ích trong sữa chua dễ bị chết bởi độ acid cao trong dạ dày làm giảm tác dụng của các vi khuẩn có lợi. Nếu như bạn chọn lựa mua sữa chua và sữa thanh trùng, nên cần bảo quản các sản phẩm này trong ngăn mát tủ lạnh.

4.1.3 Lựa chọn phô mai

Phô mai có đậm độ chất dinh dưỡng cao trong 1 thể tích nhỏ. Điều này rất có lợi cho những bà mẹ bị nghén khi mang thai. Bà mẹ có thể ăn phô mai trực tiếp hoặc dùng phô mai để chế biến nhiều món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị và chất lượng món ăn như phô mai chiên với trứng, cá hồi sốt phô mai, súp rau củ phô mai.

4.2 Đồ ăn, thức uống nên hạn chế cho mẹ bầu?

Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi. Giảm ăn mặn nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ.

Không nên quá kiêng khem: Phụ nữ có thai không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay… Vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa chính).

Tác giả: Hoàng Yến, Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Mang Thai Tuần 19: Một Số Lời Khuyên Dành Cho Mẹ

1. Sự phát triển của bé khi mang thai tuần 19?

Khi mang thai tuần 19, da của bé giống như có một lớp phủ trơn, màu trắng, được gọi là chất gây. Lớp chất này giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé, giữ cho da không bị nứt nẻ, trầy xước.

Dưới lớp chất gây, lông tơ trên da bé vẫn còn tồn tại. Cơ thể bé đã bắt đầu tích tụ mỡ dưới da giúp giữ ấm. Lúc bé con chào đời, nhiệt độ trong tử cung và môi trường bên ngoài chênh lệch nhiều. Lớp mỡ dưới da sẽ càng ngày càng dày lên, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Thính giác của bé bây giờ được phát triển tốt hơn tuần trước. Bé đã có thể nghe được nhiều âm thanh khác nhau. Thậm chí, bé có thể nghe thấy tiếng của mẹ khi đang nói chuyện. Với bé, giọng nói của mẹ trở nên nổi bật nhất trong bất kỳ thứ tiếng nào mà con nghe!

Nếu hát hoặc nói chuyện với bé, mẹ hoàn toàn có thể nghĩ rằng bé con đang lắng nghe giọng nói của mẹ.

Ở tuần này, bộ não của bé tiếp tục phát triển hàng triệu tế bào thần kinh vận động. Điều này tạo ra sự kết nối giữa bộ não và sự vận động của các cơ. Do đó, bé bây giờ có thể thực hiện các chuyển động có ý thức, chẳng hạn như mút ngón tay cái, các cử động ở đầu và các cử động không theo ý thức khác.

2. Khi mang thai tuần 19 hoặc hơn, làm sao để mẹ giảm bớt những cơn chuột rút ở chân?

ở chân là tình trạng khá phổ biến trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Chúng thường xảy ra vào ban đêm và có thể làm mẹ thức giấc khi đang ngủ.

Một số lời khuyên dành cho mẹ để giảm bớt sự khó chịu của tình trạng này

Tập bài tập để kéo căng cơ bắp chân, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Nếu mẹ bị chuột rút, hãy kéo căng cơ bị ảnh hưởng. Mẹ hãy thử duỗi thẳng đầu gối và nhẹ nhàng uốn cong bàn chân lên.

Đi bộ trong lúc chuột rút cũng là một cách để hết nhanh chóng. Tuy ban đầu mẹ có thể thấy khó chịu, nhưng cơn chuột rút sẽ giảm đi nhanh chóng.

Trường hợp mẹ hay đứng nhiều trong ngày, hãy cân nhắc mang vớ y khoa. Loại vớ này thường được sử dụng cho những người có dãn tĩnh mạch dưới chân. Vớ sẽ giúp mẹ lưu thông máu ở chân tốt hơn.

Để ít tốn kém hơn, mẹ nên vận động thường xuyên. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Mẹ nên vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.

Thường xuyên mát xa bắp chân cũng là một cách giúp giảm và phòng ngừa chuột rút.

Khi ngồi, mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.

Nên tránh mang giày cao gót. Thay vào đó, giày đế bằng hoặc thấp sẽ tốt cho đôi chân của mẹ hơn.

Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây chuột rút. Mẹ nên uống 8 ly nước/ngày.

Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng những cơn chuột rút vẫn không thuyên giảm, mẹ cần nói điều này với bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần đến cơ sở sản phụ khoa càng sớm càng tốt nếu thấy các vấn đề tắc mạch ở chân trầm trọng như: sưng, đỏ hoặc tê đau không giảm ở chân.

3. Một số câu hỏi mà mẹ thường thắc mắc khi mang thai tuần 19

3.1. Nếu tôi bị vấp té và ngã, tôi có cần phải đi đến bệnh viện ngay?

Mẹ sẽ cực kỳ hoảng loạn và lo lắng khi mình bị vấp té. Tuy nhiên, mẹ có thể an tâm bởi vì đứa bé trong bụng được bảo vệ rất kỹ càng. Nếu bé bị tổn thương, chắc hẳn đó phải là một chấn thương nghiêm trọng như: tai nạn giao thông, té cầu thang từ trên cao… mới có thể ảnh hưởng đến bé.

Trên thực tế, đứa bé trong bụng mẹ được giữ ở trong thành tử cung. Cấu tạo của nó là lớp cơ dày, khỏe giúp giữ bé an toàn bên trong. Ngoài ra, ở những tuần đầu thai kỳ, tử cung vẫn còn nằm bên trong xương chậu. Vì thế, em bé sẽ khó bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, ở khoảng tuần 23 thai kỳ, khi bụng mẹ đã đủ lớn và hướng ra bên ngoài, một cú va đập trực tiếp vào bụng sẽ tăng nguy cơ tổn thương hơn so với những tuần đầu thai kỳ.

Sau khi té, vấp ngã, mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của đứa bé trong bụng. Hãy đến cơ sở sản phụ khoa để bác sĩ thăm khám và đánh giá.

Tuy nhiên, với một số trường hợp, mẹ cần tìm đến cấp cứu ngay lập tức nếu như có các dấu hiệu bất thường, bao gồm:

Cú vấp ngã khiến mẹ đau bụng dữ dội hoặc có chảy máu trực tiếp ở bụng.

Mẹ có kèm theo chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối.

Có dấu hiệu lâm bồn khi xuất hiện cơn gò tử cung thường xuyên, kèm theo đau bụng.

Cảm nhận của mẹ về thai máy không rõ ràng như trước đây. Thai máy chính là sự chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi mang thai tuần 19, cảm nhận này chưa rõ ràng. Thai máy sẽ thường xuyên và đều đặn hơn ở khoảng tuần thứ 26 thai kỳ.

Mẹ nên yên tâm, nếu chỉ là té ngã nhẹ, trong hầu hết trường hợp em bé đều an toàn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ kiểm tra lại bằng cách đo cơn gò và tim thai, hoặc thăm khám đường sinh nở để chắc chắn hơn.

3.2. Có an toàn khi sử dụng bồn nước nóng và phòng xông hơi khi mang thai?

Tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn và giảm đau cơ mà không gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mang thai, cần tránh việc xông hơi và ngâm mình trong nước.

Trên thực tế, nếu mẹ dành hơn 10 phút ngâm mình trong bồn nước nóng có thể làm tăng thân nhiệt lên đến 40°C. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai và dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh sẽ tăng nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ngoài ra, khi thai càng lớn, mức độ huyết áp của mẹ sẽ thấp hơn bình thường. Tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho huyết áp càng xuống thấp hơn. Tình trạng này có thể làm giảm việc cung cấp oxy cho bé và khiến mẹ bị chóng mặt, thậm chí dễ té ngã.

Trường hợp chọn tắm trong bồn nước nóng khi mang thai, để tránh ảnh hưởng đến mẹ và con, mẹ nên tắm trong bồn nước dưới 10 phút. Nên ra khỏi bồn nước nóng nếu mẹ bắt đầu đổ nhiều mồ hôi và cảm thấy khó chịu. Trường hợp mẹ đang có thân nhiệt cao hơn bình thường, như đang sốt, vừa mới tập thể dục… thì không nên sử dụng bồn tắm nước nóng.

3.3. Chụp X quang khi mang thai có an toàn không?

Trên thực tế, chụp X quang khi mang thai thường là an toàn. Nếu cần thiết phải dùng X quang, lợi ích của kết quả lớn hơn các rủi ro tiềm ẩn.

Trong trường hợp mẹ chụp X quang ở bụng khi mang thai, em bé sẽ tiếp xúc với bức xạ. Điều này làm tăng nguy cơ thay đổi các tế bào bên trong cơ thể bé. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh chẳng hạn như bệnh rối loạn về bạch cầu.

Hầu hết X quang ở các bộ phận khác như tay, chân, đầu, ngực đều ở mức an toàn. Ngoài ra, trước khi chụp, mẹ nên bảo vệ phần bụng bằng chiếc áo, tạp đề sẽ giúp chặn tia bức xạ tốt hơn.

Nếu cần chụp X quang, hãy cho bác sĩ biết rằng bạn đang hoặc nghi ngờ có mang thai. Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng siêu âm thay cho X quang.

Đừng lo lắng nếu mẹ đã đi chụp X quang trước khi biết mình có thai. Nguy cơ rủi ro là rất nhỏ.

3.4. Nếu tôi bị cảm lạnh, nên được điều trị như thế nào?

Cảm lạnh có thể làm cho mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ không nên sử dụng các thuốc như thuốc xịt thông mũi, xi-rô ho và những thuốc kháng dị ứng khác. Phần lớn nguyên nhân gây ra cảm lạnh là do nhiễm virus. Vì vậy, thay vì dùng thuốc, mẹ hãy áp dụng các biện pháp đẩy lùi virus nhanh chóng, bao gồm:

Uống nhiều nước hơn trong ngày: Nước hoặc nước trái cây, canh súp đều là những lựa chọn tốt. Chúng sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể trong quá trình tiết ra nhiều chất nhầy ở mũi và bị mất nước khi sốt.

Nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi cảm lạnh, cơ thể bạn sẽ thấy mệt mỏi hơn. Mẹ hãy nghỉ ngơi và đừng quá sức.

Đảm bảo căn phòng đủ ấm và ẩm: Trường hợp đang trong mùa khí hậu khô nóng, mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng. Điều này sẽ giúp mẹ giảm nghẹt mũi.

Nếu mẹ có kèm theo ho, súc họng với nước muối sinh lý là một liệu pháp tuyệt vời. Súc họng sẽ giúp làm sạch, dịu cổ họng và giảm ho hơn hẳn. Mẹ cũng có thể sử dụng nước sinh lý để rửa mũi, sẽ giúp lỗ mũi thông thoáng hơn.

Trường hợp mẹ có biểu hiện sốt cao và đau nhức cơ thể: Thuốc giảm đau Acetaminophen là một trong những thuốc an toàn có thể sử dụng trong thai kỳ.

Thai Nhi Tuần Thứ 29 Và Một Số Lời Khuyên Dành Cho Mẹ Bầu

Cân nặng và chiều cao của thai nhi tuần thứ 29 ?

Thai nhi tuần thứ 29, em bé vẫn tiếp tục lớn nhanh trong bụng mẹ bầu. Cân nặng của bé vào khoảng 1,3 kg ước tính bằng một quả bưởi. Bé có chiều dài khoảng 36,8 cm.

Bé sẽ tiếp tục tích đủ số cân nặng đủ theo tiêu chuẩn là bằng một nửa sau khi bé được ra đời. Một số cơ quan chức năng của bé vẫn tiếp tục được phát triển như phổi và cơ bắp. Mẹ bầu lúc này sẽ luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều.  Do bé yêu cần thêm năng lượng để phát triển mỗi ngày.

Bé đạp rất nhiều lần trong bụng mẹ

Thai nhi tuần thứ 29 phát triển thế nào ?

Đầu

Đầu bé dần nặng hơn và chiếm một phần trọng lượng lớn trong cơ thể. Não của bé đang phát triển một cách nhanh chóng và dần hoàn thiện.

Tư thế

Tư thế tuần thứ 29 của bé là đầu hướng xuống phía tử cung mẹ. Bé sẽ nằm dọc cơ thể mẹ để chuẩn bị cho lúc chào đời.

Các cơ quan

Các cơ quan trong cơ thể bé tiếp tục hình thành và dần hoàn thiện hơn. Não bé tiếp tục phát triển nên đầu bé cũng sẽ to ra. Bé của bạn đã có thể nghe được tiếng nói của mẹ, âm thanh xe cộ, âm nhạc… Cảm nhận được ánh sáng hay bóng tối trong khoảng 10 cm.

Bé yêu của mẹ lúc này đã có thể tự điều chỉnh được nhiệt độ trong cơ thể bé rồi đấy. Bé đã có thể nhắm mắt và mở mắt một cách thành thục hơn. Cơ bắp, phổi cũng phát triển nhanh chóng và dần trở nên hoàn thiện hơn. Phần lông nhung trên da bé sẽ mất dần đi nên da bé sẽ trở nên mượt và mịn màng hơn.

Cơ thể mẹ bầu tuần thai 29 có những thay đổi gì ?

Thai nhi tuần thứ 29 cân nặng của mẹ sẽ tăng lên. Theo ước tính trung bình tăng khoảng 8,5 đến 11,4 chúng tôi bình thường mỗi ngày mẹ bầu sẽ nạp khoảng 500 kcal. Tuy nhiên giai đoạn này trung bình mỗi ngày mẹ bầu sẽ nạp khoảng 2.400 kcal . Mẹ bầu cảm thấy dễ tăng cân do hóc môn của mẹ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó mẹ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch và ngực mẹ cũng bị đau.

Bước vào giai đoạn thai kì này bụng mẹ sẽ ngày một lớn. Mẹ sẽ chẳng nhìn thấy bàn chân của mình. Bụng mẹ bầu giai đoạn này sẽ xuất hiện những vết rạn da ngày càng nhiều và lớn. Lượng nước ối trong bụng mẹ tăng thêm khoảng 9cm quanh rốn của mẹ. Tử cung của mẹ có bề cao là từ 26 đến khoảng 35 cm.

Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 29

Chứng báo bón liên tục xuất hiện đi kèm với đau bụng, phân rắn và đầy hơi sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu. Hai chân của mẹ sẽ xuất hiện chứng suy giãn tĩnh mạch. Mẹ nên đi tất chân y tế theo khuyến cáo của bác sĩ và để phòng trừ biến chứng của bệnh này.

Do kích thước tử cung ngày càng tăng lên nên mẹ sẽ hay cảm thấy khó thở. Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi cho thật tốt. Hãy gọi bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ nếu mẹ bầu liên tục bị khó thở nhiều lần trong ngày.

Thai nhi tuần thứ 29, mẹ bầu hãy hết sức cẩn trọng với chứng tiền sản giật. Biến chứng của chứng bệnh này là huyết áp sẽ tăng cao và gây ảnh hưởng rất xấu đến gan và thận của mẹ. Đi kèm với tiền sản giật là các biểu hiện : chân sưng, đau đầu kéo dài, có cảm giác buồn nôn.

Ngày sinh đang đến gần kèm thêm là những thay đổi cơ thể nên lúc này cảm xúc của mẹ bầu dễ thay đổI. Mẹ sẽ liên tục thấy khó ngủ và đôi khi còn vụng về nữa. Nhưng mẹ bầu cùng đừng buồn hay cáu giận vì đây là những biểu hiện bình thường của thai kì.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi tuần thứ 29

Để giảm cơn đau đầu mẹ có thể nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh và hãy tắt hết đèn sáng. Và có cách khác là mẹ bầu hãy thử chườm lạnh lên cổ hoặc trán cơn đau sẽ giảm đáng kể.

Nếu trĩ đau không giảm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kì loại thuốc nào trong thai kì vì có thể ảnh hưởng đến bé.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 30

Đau Hông Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Một Số Bài Tập Hữu Ích Cho Mẹ Bầu

Đau hông trong quá trình mang thai là tình trạng rất thường gặp. Cơn đau thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt đầu sớm ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Thống kê cho thấy, khoảng 32% phụ nữ mang thai báo cáo tình trạng đau hông tại một vài thời điểm trong quá trình mang thai. Cơn đau có thể tập trung ở vùng bên hông hoặc phía sau vùng hông, hoặc ở vùng khung chậu nói chung. Tính chất đau có thể là đau nhói, đau âm ỉ. Cơn đau xuất hiện dần dần hoặc đột ngột.

Khớp hông là một khớp lớn trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chịu sức nặng của cơ thể, cũng như sự chuyển động của cơ thể. Vì vậy, việc đứng trong thời gian dài, ngồi hoặc nằm ở một vài tư thế có thể làm nặng thêm triệu chứng đau hông khi mang thai.

Nhiều nguyên nhân gây đau hông khi mang thai đã được xác định. Triệu chứng này thường không phải là dấu hiệu của một biến chứng nào hay bạn đã làm sai điều gì đó. Cùng điểm qua năm nguyên nhân gây đau hông khi mang thai thường gặp.

Như đã nói, khớp hông đóng vai trò hỗ trợ, chịu sức nặng cơ thể trong khi nghỉ ngơi hay hoạt động. Vì vậy, việc tăng cân trong thai kỳ sẽ gây nhiều áp lực hơn cho xương và khớp của bạn. Tăng cân quá mức có thể dẫn đến đau hông hoặc những khó chịu khác.

Phụ nữ mang thai cần được kiểm soát và theo dõi sự tăng cân trong thai kỳ. Các bác sĩ khuyên bạn nên tăng cân từ 11 đến 15 kg. Tuy nhiên, đây là con số chung. Số cân nặng tăng lên còn phụ thuộc vào cơ địa, bệnh lý của mẹ bầu.

Mẹ bầu cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc tăng cân khi mang thai. Không cố gắng giảm cân khi mang thai trừ khi được khuyến cáo đặc biệt và có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất nhiều hormone relaxin (thư giãn). Như tên gọi của nó, hormone relaxin giúp thư giãn các mô liên kết và làm giãn dây chằng tử cung. Vùng chậu hông cần được mở rộng để thai kỳ lớn lên. Điều này có thể dẫn đến những cảm giác khó chịu vùng chậu hông, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông.

Cân nặng chủ yếu tập trung vào vùng quanh bụng của mẹ bầu có thể làm thay đổi tư thế đáng kể. Không những vậy, vị trí của em bé trong bụng thiên về một bên nào đó hơn,. Điều này cũng gây nên đau nhức vùng hông.

Tư thế xấu còn xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Bế một em bé trên hông hoặc mang các vật nặng với tư thế không thích hợp có thể dẫn đến đau hông.

Hãy cố gắng luyện tập cho mình một tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Giảm số lượng vật nặng mà mẹ bầu nâng hoặc mang theo. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi đi bộ.

Trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh để tránh gây thêm áp lực cho khớp và cơ bắp.

Loãng xương thoáng qua

Mẹ bầu có thể bị đau ở vùng hông hoặc khớp háng. Để có được chẩn đoán chính xác, bạn sẽ cần đến chụp cộng hưởng từ (MRI).

Tình trạng loãng xương thoáng qua này thường cải thiện hơn ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, gãy xương hông có thể xảy ra. Điều này cần nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Tư thế ngủ nghiêng một bên có thể góp phần vào cơn đau hông. Bởi vì tư thế này khiến tăng áp lực lên khớp của bạn. Tuy nhiên, trong những tư thế ngủ của mẹ bầu thì ngủ nghiêng bên có lẽ là sự lựa chọn thoải mái nhất.

Nếu tư thế này gây khó chịu cho vùng hông, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối. Mục đích là để chân của mẹ bầu thẳng hơn trong khi ngủ.

Động tác kéo giãn trong yoga có thể giúp nới lỏng sự căng của vùng hông và giảm đau. Yoga cũng có thể là một bài tập tốt cho mẹ bầu vì những động tác khá nhẹ nhàng và cường độ thấp.

Tuy nhiên, một số hình thức yoga không phù hợp với phụ nữ mang thai. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng người hướng dẫn của mình biết bạn đang mang thai để hướng dẫn những bài tập phù hợp.

Tư thế khởi đầu: quỳ bằng hai bàn tay và hai đầu gối. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Giữ đầu ở vị trí thoải mái, mắt nhìn hướng lên trên.

Hít vào. Đẩy mông lên cao, lưng võng xuống. Mở ngực, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà. Chú ý siết hông hướng lên trên, siết cơ bụng hướng xuống.

Giữ tư thế trong vài giây hoặc lâu hơn có thể.

Thở ra, nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.

Lặp lại tư thế 5 – 6 lần.

Tư thế khởi đầu: quỳ bằng hai bàn tay và hai đầu gối. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Từ từ hạ thấp phần trên cơ thể ra phía sau sao cho phần mông ngồi lên bàn chân và đầu chạm vào mặt sàn.

Có một vài bài tập trị liệu mẹ bầu có thể thử tại nhà để giúp giảm đau.

Tư thế khởi đầu vẫn là quỳ 4 điểm. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt song song vuông góc với sàn.

Trượt đầu gối một bên ra trước càng xa càng tốt về phía tay đối diện. Đồng thời, trượt chân còn lại ra phía sau cho đến khi bạn cảm thấy căng vùng phía dưới của chân phía trước.

Giữ tư thế này trong 30 – 60 giây

Lặp lại với bên đối diện.

Ngồi trên một chiếc ghế ổn định.

Nắm cổ chân của một chân đặt lên đùi chân đối diện, tạo thành hình số 4.

Ngồi thẳng, giữ cho cột sống của bạn thẳng trục.

Nghiêng vùng chậu về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy căng.

Giữ trong 20 – 30 giây.

Lặp lại bên đối diện.

Tác dụng nhiệt từ nước ấm hoặc đồ mang lại nhiều lưu lượng máu đến vùng hông hơn. Ngoài ra, nó cũng làm giảm triệu chứng cứng khớp và co thắt cơ bắp.

Thư giãn trong bồn tắm nước ấm có thể làm giảm triệu chứng đau hông của mẹ bầu. Hãy đảm bảo nhiệt độ của nước phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Mặc dù đau hông khi mang thai có thể bình thường nhưng nếu cơn đau đang cản trở cuộc sống hằng ngày thì bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy chú ý. Đau và đặc biệt kèm theo các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của sinh non. Các cơn co thắt có thể cảm giác như bị co thắt dạ dày, cách nhau 10 đến 12 phút hoặc gần hơn. Một dấu hiệu khác là dịch tiết âm đạo, màu hồng hoặc nâu.

Duy trì lối sống tích cực trong suốt thai kỳ của bạn. Những bài tập cường độ thấp, như đạp xe đạp, đi bộ, bơi lội có thể phù hợp để tránh đau hông.

Tăng cân có kiểm soát.

Mang giày đế bằng, có hỗ trợ vòm bàn chân tốt trong khi tập thể dục hoặc các hoạt động sống hằng ngày.

Luôn duy trì tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nâng hoặc mang vật nặng.

Tránh những hoạt động có thể làm nặng thêm cơn đau hông. Ví dụ như bắt chéo chân, đứng trong thời gian dài, nâng vật nặng.

Có thể dùng đai hỗ trợ vùng chậu để làm giảm áp lực lên vùng chậu.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng trong suốt thai kỳ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay những vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 16: Một Số Lời Khuyên Hữu Ích Cho Mẹ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!