Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai theo từng giai đoạn
Tuần thai thứ 40
Tuần thai thứ 40 – Chào mừng con yêu đến với thế giới này!
Tuần thai thứ 39
Tuần thai thứ 39 – Dịch âm đạo của cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn
Tuần thai thứ 38
Tuần thai thứ 38 – Con đã thuần thục cách gập người trong tử cung rồi mẹ ạ! -
Tuần thai thứ 37
Tuần thai thứ 37 – Con đang tiếp tục hoàn thiện cấu trúc và chức năng não -
Tuần thai thứ 36
Tuần thai thứ 36 – Những cơn đau thắt giả sẽ tìm tới mẹ bầu Mặc dù phải tới 3 tuần nữa mới tới ngày dự sinh của bé, thế nhưng theo các …
Tuần thai thứ 35
Tuần thai thứ 35 – Vấn đề sưng phù của mẹ sẽ ngày càng nghiêm trọng - Thật tuyệt vời! Vậy là chỉ chưa đầy 4 tuần nữa thôi mẹ sẽ được gặp …
Tuần thai thứ 34
Tuần thai thứ 34 – Con đã lớn ngang một trái bí hồ lô rồi mẹ! Ở tuần thai thứ 34, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất. Bây …
Tuần thai thứ 33
Tuần thai thứ 33 – Con không còn hoạt bát như trước Tuần thai thứ 33, bé bắt đầu cảm thấy túi ối thật chật chội và khó chịu. Đây cũng có …
Tuần thai thứ 32
Tuần thai thứ 32 – Mẹ tăng cân nhanh chóng Khi bước vào tuần thai thứ 32, cơ thể bé đã đầy đặn và cứng cáp hơn. Lúc này, mẹ nên dành cho …
Tuần thai thứ 31
Tuần thai thứ 31 – Sự hiếu động của bé khiến mẹ mất ngủ Tuần thai thứ 31, bé lớn lên từng ngày. Vì vậy, bạn không thể tránh được cảm giác …
Tuần thai thứ 30
Tuần thai thứ 30 – Mẹ bầu dễ xúc động hơn bao giờ hết! Xin chào mừng bạn và bé yêu đã bước tới tuần thứ 30 của thai kỳ. Như vậy, là theo dự …
Dinh Dưỡng Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn, Từng Tháng Cho Bà Bầu
Dinh dưỡng cho 3 tháng đầu của thai kỳ là rất quan trong làm tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh sau này của thai nhi. Vì trong 3 tháng đầu là giai đoàn hình thành các cầu trúc chức năng của não bộ và các ống dẫn thần kinh hình thành nên các bộ phận của cơ thể bé.
Dinh dưỡng trong thời kỳ này không phải là một chế độ ăn gấp đôi cho cả 2 mà chỉ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé trong thời kỳ này và để đảm bảo mẹ bầu có thể quản lý cần nặng của mình trong 3 tháng đầu.
Ở giai đoạn này axit folic là chất cần thiết cho thai kỳ, nó ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh, giúp ống thần kinh đóng lại đúng cách và ngăn ngừa các dị tất của ống thần kinh. Ngoài ra việc bổ sung I-ot sẽ giúp cho việc phát triển của 2 bán cầu não được hình thành và phát triển tốt.
Sắt và vitamin B12 cũng là một dưỡng chất không thể thiếu trong thời kỳ này để đảm bảo cho sự phát triển não bộ, cần thiết cho sự tạo mãu và phát triển tế bào hồng cầu, mạch máu, các cơ khi các bộ phận của bé được hình thành.
Tuy nhiên với 3 tháng đầu là sự thay đổi về nội tiết tố gây lên các hiện tượng ốm nghén trong thai kỳ khiến việc các mẹ sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất bằng phương pháp bổ sung trực tiếp qua thực phẩm hàng ngày. Nhưng mẹ bầu cũng đừng hoang mang nhiều quá hay áp dụng cho mình các phương pháp để có thể ăn uống hợp lý hơn như:
⦁ Chia nhỏ các bữa ăn ra sẽ tốt hơn cho mẹ bầu ⦁ Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nên bổ sung sữa để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng. ⦁ Có thể lựa chọn thêm các viên uống tổng hợp để bổ sung dưỡng chất tốt nhất.
Chắc chắn răng tam cá nguyệt thứ 2 này là khoảng thời gian thoải mái , dễ chịu nhất với mẹ bầu khi mà các triệu chứng ốm nghén đã giảm bạn đã có thể thấy cơ thể bạn nhiều năng lượng hơn, các hoạt động có vẻ như linh hoạt hơn. Và đây cũng là giai đoạn phát triển nhanh của trí não, kích thước và trọng lượng của não bộ phát triển tăng lên gấp 6 lần so với kỳ trước.
Tuy nhiên thời kỳ này mẹ bầu đã có sự thay đổi về ngoại hình cồng kềnh và cần nặng đã tăng lên rất nhiều so với kỳ trước, vậy nên việc thực hiện chế độ ăn hợp lý hạn chế đồ mặn, tránh các thực phẩm chiên dầu mỡ, các loại thực phẩm muối chua. Bên cạnh đó mẹ bầu nên uống nước thường xuyên.
Vì vậy trong thời kỳ này mẹ bầu cần phải chú tâm các chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung đầy đủ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và vẫn có thể quản lý tốt việc tăng cần của mình. Nhu cầu cần bổ sung thêm lúc này là năng lượng, protein đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp xây dựng cấu trúc mô của thai nhi, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất toàn diện cho thai nhi sau này.
Nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển trí não là 70%, các cần hỗ trợ cho phát triển trí não như choline cũng rất quan trọng, các vitamin nhóm C,B cần thiết cho sự tổng hợp mô tế báo diễn ra tốt. ngoài ra trong thời kì này mẹ bầu nên bổ sung thêm kẽm để tăng cường sức đề kháng cho thai nhi.
Ở giai đoạn này thì tầm quan trọng của DHA là không phủ nhận cho sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài việc tốt cho việc phát triển não bộ thì DHA còn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thị giác và bảo về sự toàn vẹn của hệ thần kinh. Tương tự như DHA thì choline cũng có tác dụng tương tự.
Vitamin D và canxi trong thời kỳ này giúp thai nhi phát triển tốt các hệ cơ xương và răng. Ngoài ra chất được khuyến cáo bổ sung trong thời gian này là chất xơ để đảm bảo tăng cường lợi khuẩn, tăng hệ miễn dịch cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai cần được bổ sung đầy đủ nhưng phải cần bằng để không thừa cũng không thiếu là điều mẹ bầu phải chú tâm nhiều nhât. Kết thúc thai ký bạn sẽ tăng khoảng 11-15kg tính từ đầu thai kỳ tới giờ, nên mẹ bầu nên tạo cho mình một chế độ ăn hợp lý để quản lý tốt cần năng giảm những ảnh hưởng khi sinh.
Hãy like và share bài viết nếu thấy nó hữu ích!
Cơ Thể Mẹ Thay Đổi Thế Nào Khi Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn?
Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi mang thai theo từng giai đoạn? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em thai phụ hiện nay để nhanh chóng có biện pháp đối phó, chuẩn bị tinh thần lẫn sức khỏe mà trải qua một cách suôn sẻ thuận lợi nhất. Theo tính toán cụ thể thì mỗi thai phụ sẽ phải mang nặng trong khoảng từ 280 – 283 ngày và chia thành 3 tam cá nguyệt rõ ràng. Và tất nhiên là mỗi một tam cá nguyệt thai kỳ sẽ có một vài thay đổi nhất định trên cơ thể người mẹ bởi em bé sẽ phát triển lớn dần từng ngày. Có thể trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ bị nghén, bị nôn khá nhiều nhưng qua tam cá nguyệt thứ hai, tình trạng khó chịu bớt dần đi cho tới tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian cần nghỉ ngơi nhiều hơn trước lúc sinh nở.
Sự thay đổi cơ thể của bà bầu khi mang thai qua từng giai đoạn tam cá nguyệt
3 giai đoạn trong suốt thai kỳ của mỗi thai phụ tương ứng với 3 tam cá nguyệt, đó là tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 0 – 12), tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 – 25) và tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26 – 40). Ở từng tam cá nguyệt, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi được xem là đặc trưng cho tam cá nguyệt đó tuy nhiên mức độ nhanh hay chậm là phụ thuộc vào thể trạng mỗi thai phụ.
1. Tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 0-12)
Thai nhi bắt đầu có những bước hình thành và phát triển trong tử cung của mẹ vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này. Đây là thời điểm quan trọng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Với người mẹ thì khoảng thời gian 3 tháng đầu này chính là lúc mẹ phải thay đổi dần các thói quen sinh hoạt để đảm bảo sao cho cơ thể mẹ bắt đầu đáp ứng với việc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.
Hormone hCG – hormone mới xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất là nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén và mót tiểu. Bên cạnh đó, sự gia tăng của hormone progesterone cũng góp phần làm mẹ bầu mệt mỏi, táo bón, sỏi mật. Tâm trạng của mẹ cũng vì thế mà dễ bị xáo trộn lúc vui lúc buồn, lúc phấn khích lúc hậm hực.
Cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất rất yếu nhất là 2 tháng đầu tiên mang thai bởi mẹ bầu cần thiết phải đảm bảo sao cho tạo ra được một môi trường sống an toàn cho bé cưng trong bụng.
Tùy vào từng thể trạng mẹ bầu mà mức độ nghén có thể nhiều ít khác nhau. Thông thường mẹ nghén nặng nhất ở vào giai đoạn từ tuần 8-12 của thai kỳ. Ngoài biểu hiện buồn nôn, chán ăn hay thèm ăn bất thường của mẹ bầu bị nghén thì ngực của mẹ trong khoảng thời gian này cũng cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi lỡ tay chạm vào ngực thì rất đau, hai bầu ngực của mẹ bầu trông có vẻ đầy lên còn quầng vú thì chuyển màu sậm trong khi núm ti cứng.
Lượng đường trong máu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên rất thấp, máu lên não cũng ít khiến mẹ bầu dễ cảm thấy đau hơn khi đứng lên, ngồi xuống một cách đột ngột.
Về mức tăng cân trong tam cá nguyệt thứ nhất này thì không quá đặt nặng việc mẹ buộc phải tăng cân nhiều. Mẹ bầu có thể tăng 1-3kg hoặc không tăng đều rất bình thường. Có nhiều trường hợp mẹ bầu sút cân do nghén nặng, không ăn uống được gì.
Mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu cần nhiều cẩn trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt bởi nguy cơ sảy thai, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất cao, đặc biệt với những thai phụ trên 35 tuổi.
Tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm vàng để mẹ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy để các bác sĩ chẩn đoán liệu thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.
2. Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13-25)
Đây là giai đoạn được đánh giá là “dễ thở” nhất với hầu hết bà mẹ mang thai bởi không cần quá kiêng khem như tam cá nguyệt đầu lại chẳng phải bụng to vượt mặt, khó di chuyển như tam cá nguyệt cuối. Mẹ bầu cũng đã dần quen với việc mình đang mang thai.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ này, nhiều mẹ bầu may mắn thoát khỏi cảnh ốm nghén hành hạ, cũng không còn mệt mỏi dưới tác động của hormone nữa. Chính vì thế, mẹ bầu có thể ăn uống, tẩm bổ nhiều hơn để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giai đoạn này của bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với các vấn đề khác như ợ nóng, khó thở, phù tay chân, mỏi lưng, đau nhức tay chân … Nguyên nhân là do tử cung ngày càng phát triển làm đè nén dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức. Estrogen được tiết ra từ buồng trứng là thủ phạm gây đỏ, ngứa lòng bàn tay, chân của mẹ bầu. Để xử lý các vấn đề này, mẹ bầu nên uống nhiều nước và chia nhỏ khẩu phần ăn.
3. Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 26-40)
Giai đoạn nước rút nên mẹ bầu cần tăng nhiều từ nửa ký đến một ký mỗi tuần đảm bảo sao cho cân nặng của mẹ phải tăng khoảng ¾ trọng lượng mẹ cần tăng trong suốt thai kỳ khi chạm mốc tuần thai 36 và 37.
Mức tăng cân chuẩn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là tứ 10-12 kg. Riêng những mẹ thừa cân hay nhẹ cân sẽ có mức tăng cân khác để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Sức ép và sức nặng của bụng bầu khiến mẹ đau lưng nhiều hơn trong giai đoạn này. Tình trạng phù nề chân do giãn tĩnh mạch cũng chuyển biến nặng nề hơn. Mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở. Để xử lý tình trạng phù nề mẹ nên mang giày thoải mái, ngủ đủ giấc mỗi đêm và tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, không được gác chân khi ngủ. Uống nhiều nước cũng là cách xử lý hữu hiệu cho tình trạng này nhưng tránh uống nhiều vào ban đêm vì dễ làm mẹ mất ngủ do phải đi toilet.
Khi chuyển sang tuần thai thứ 37 mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng bởi kể từ lúc này, bé con có thể chào đời bất kỳ lúc nào.
Tóm lại, mỗi một giai đoạn của thai kỳ trôi qua sẽ là những thay đổi nhất định trong cơ thể người mẹ, có thể khỏe hơn nhưng cũng có thể là kiệt sức, là stress vì nôn liên tục, là căng thẳng khi đối mặt với hàng loạt triệu chứng bất lợi không mong muốn. Quan trọng hơn cả là trước khi mang thai, cần nghiên cứu nắm rõ mọi kiến thức thai kỳ theo từng tam cá nguyệt, có như vậy thì mới chủ động được trong bất kỳ trường hợp nào và đảm bảo một kỳ thai diễn ra suôn sẻ thành công. chúng tôi chúc các mẹ xem tin vui!Mẹ – Bé – Tags: cẩm nang bà bầu
Đồ Ăn Vặt Cho Bà Bầu Ngon, Bổ Theo Từng Giai Đoạn
Một số mẹ bầu khi mang thai luôn nghĩ đến đồ ăn. Ngoài những bữa chính, bữa ăn vặt với những bà bầu thèm ăn khá quan trọng. Việc chọn lựa món ăn vặt không đúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Chị em có thể bị thừa cân béo phì, hay cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Mẹ có thể dùng để nhâm nhi mỗi khi thấy thèm ăn mà vẫn đảm bảo không tăng cân quá mức, bổ sung đủ dưỡng chất cho thai kỳ đấy.
Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu
Thức ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu cần phải chọn lọc kỹ càng. Vì đây là thời gian “nhạy cảm”, thai nhi còn yếu ớt và rất dễ bị sảy nếu như bị ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn các đồ ăn vặt sau đây:
Các loại phô mai đã tiệt trùng là lựa chọn lý tưởng để bổ sung canxi cho bà bầu cũng như năng lượng và dinh dưỡng.
Táo rất có ích cho các bà bầu bị ợ nóng. Nó cũng cung cấp nguồn vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào.
Đẹp da, đẹp dáng và lại rất thơm ngon, có lý do gì để mẹ có thể cưỡng lại món sữa chua cơ chứ?
Trong một quả trứng có nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin A và đây cũng là một món ăn vặt tốt cho mẹ bầu.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa các loại vitamin cần thiết, khoáng chất, axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi .
Bên cạnh đó, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, ăn ngũ cốc có thể giúp mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng.
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm tự làm đồ ăn vặt cho bà bầu với món khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn.
Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.
Ngọt dịu và đầy dinh dưỡng, cà rốt cũng là một lựa chọn thích hợp cho các mẹ bầu. Chỉ cần rửa kỹ, mẹ có thể nhấm nháp một thanh cà rốt tươi, hoặc chế biến thành món nước ép, cà rốt tẩm chút mật ong thơm nức.
Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng giữa
Bà bầu giai đoạn 3 tháng giữa luôn phải cẩn thận trong quá trình chọn thực đơn hằng ngày của mình vì đây là giai đoạn quan trọng của thai nhi. Để đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho cả mẹ và bé thì nên chú ý các món ăn phụ cho bà bầu sau:
Đậu nành nói riêng và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen đều chứa lượng protein phong phú.
2. Các loại rau xanh và củ quả
Việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng cũng gây hại bằng việc kéo theo các vấn đề về tiêu hóa. Do đó chất xơ từ các loại thực phẩm như rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lợi ích của trái cây đối với bà bầu là rất nhiều. Trái cây có thể cung cấp rất nhiều các vitamin cần thiết. Theo thống kê cho thấy khi mẹ bầu ăn trái cây nhiều thì con sinh ra cũng thông minh hơn.
Đồ ăn vặt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Giai đoạn 3 tháng cuối t hai kỳ là khoảng thời gian bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến thực đơn ăn uống hàng ngày để bồi bổ cơ thể, cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa cho thai nhi.
Cảm giác ốm nghén không còn, bà bầu có thể chế biến các món ăn phụ cho bà bầu ngon, giàu dưỡng chất để cân nặng của thai nhi vượt chuẩn sau khi chào đời.
Chỉ cần một vốc nho nhỏ là đủ để xoa dịu cái bụng đang trống trơn của mẹ. Mặt khác, hạnh nhân còn mang đến nguồn chất khoáng phong phú. Đây là một ứng cử viên thích hợp cho cuộc “bầu chọn” món ăn vặt cho bà bầu.
Những chiếc cracker có thể giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén, đồng thời cung cấp một ít tinh bột để giảm đói. Tuy nhiên, chúng có thể chứa nhiều muối.
Là một chế phẩm từ đậu phộng, bơ đậu phộng cũng là món lý tưởng để mẹ bầu nhấm nháp trong những giờ ăn nhẹ.
Món bỏng ngô rất dễ ăn và mẹ lại còn có thể chia sẻ chúng với bạn bè của mình nữa chứ!
Thỉnh thoảng mẹ vẫn có thể làm phong phú thực đơn của mình với những món ngọt. Pudding và custard cực kỳ giàu năng lượng và chúng sẽ đem đến cảm giác no nhanh chóng.
Nếu mẹ đang tìm nguồn vitamin C, thì đó chính là ớt chuông. Loại quả này cũng ít vị ngọt nên không gây hại cho mẹ. Tuy thế, mùi của chúng có thể gây ra đôi chút khó chịu.
Có rất nhiều loại trái cây thơm ngon như bơ, mãng cầu, hồng xiêm, dâu, cơm dừa có thể được dùng để chế biến các món sinh tố hấp dẫn. Chúng mang đến năng lượng, vitamin, chất khoáng và trên hết là cảm giác dễ chịu cho các mẹ bầu.
Món ăn vặt không béo cho bà bầu
Giai đoạn mang thai, mẹ nào cũng không tránh khỏi tình trạng thèm ăn liên tục. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng việc ăn vặt có thể khiến cân nặng của bản thân tăng lên một cách không thể kiểm soát đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nhưng trên thực tế, ngoài bữa ăn chính, bữa ăn phụ cũng rất quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Nếu biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, vẫn có rất nhiều món ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng mà lại tốt cho sức khỏe.
Trái cây sấy khô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong bản thân trái cây đã chứa nhiều đường.
Vì thế khi ăn trái cây sấy khô thì nên lựa chọn loại không hoặc ít đường giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Được làm từ bột ngũ cốc, thanh lương khô vốn là loại thực phẩm dự trữ truyền thống của người dân khắp nơi trên thế giới. Tất nhiên, mẹ cũng có thể dự trữ chúng cho những giờ ăn nhẹ của mình.
Dù là món ăn dân dã nhưng bắp lại chứa chất béo, protein, carbohydrate, omega-3, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và bé.
Chúng có thể giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, táo bón, ung thư, tiểu đường đồng thời còn rất tốt cho da và mắt của mẹ bầu.
Mẹ có thể sử dụng bắp thường xuyên nhưng tránh ăn vào chiều tốibởi hàm lượng chất xơ trong bắp cần thời gian dài để có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt giúp mẹ bầu chống lại các cơn ốm nghén rất hiệu quả. Vì vậy, sữa chưa được xem là món ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích nhất.
Nó cung cấp lượng lớn Canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương của thai nhi. Các lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ làm việc tốt hơn.
Những đồ ăn vặt tốt cho bà bầu nơi công sở
Các món ăn cho bà bầu công sở dù trong bữa chính hay bữa phụ đều rất quan trọng.
Nếu các bữa chính được chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thì bữa phụ gồm các đồ ăn nhẹ và món ăn vặt đơn giản hơn nhưng vẫn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên bị nhạt miệng và mau đói, nhất là các chị em đang làm công sở. Đó là lúc cơ thể bạn cần nạp thêm dưỡng chất bởi nhu cầu dinh dưỡng khi có thêm em bé đã thay đổi.
Đây là những món ăn mẹ bầu có thể tự chuẩn bị từ tối hôm trước và trước khi đi làm có thể hâm nóng và bỏ vào cặp lồng giữ nhiệt hoặc quay nóng lại bằng lò vi sóng ở công sở. Dùng giữa giờ buổi sáng khi mẹ đói.
Trong một lát bánh mì nướng sẵn theo công thức cổ điển của Ý, chứa chuối với 300 calo và 3gr chất béo. Mẹ có thể nướng sẵn ở nhà và hâm nóng tại lò vi sóng của công ty hoặc bảo quản trong túi nilon để bánh giữ được độ giòn.
Đây cũng là món ăn vặt có lợi cho bà bầu nghén ngọt. Nếu thích, mẹ cho thêm anh đào, nho hay mơ giúp bổ sung chất xơ.
Cũng là lát bánh mì nướng, bạn có thể kẹp thêm một số loại rau đã luộc chín như rau cải xanh, cải bắp hay đậu Hà Lan nấu chín, nghiền kỹ. Phần ăn này dễ dàng chuẩn bị và dùng để ăn bữa lỡ rất ngon miệng.
Mùa nào thức nấy, mẹ bầu có thể linh hoạt chọn lựa các loại trái cây và “mix” chúng với nhau như dưa hấu, xoài, nho. thanh long. Thêm chút sữa chua không đường có ngay món ăn nhẹ ngon miệng, nhiều năng lượng và đa dạng chất dinh dưỡng.
Mẹ có thể tìm mua loại đậu này dễ dàng ở siêu thị hoặc các khu chợ. Tự chế biến cho mình một hộp đậu ngâm chua ngọt, bảo quản trong tủ lạnh và mang theo đến công sở.
Cây họ đậu chứa rất nhiều chất đạm, axít folic, chất xơ, ít chất béo giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và mẹ bầu duy trì được một trọng lượng an toàn bởi, quan trọng hơn là cảm giác no lâu.
Ngoài 4 bữa ăn chính, bà bầu nhớ đừng quên bổ sung dinh dưỡng thông qua đồ ăn vặt cho bà bầu trong ngày. Lựa chọn những món ăn vặt cho bà bầu lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất chính.
Những món ăn vặt không tốt cho bà bầu
Theo nghiên cứu, mẹ bầu có sở thích nạp những thức ăn vặt nhiều đường và chất béo sẽ lây thói quen ăn uống này sang con. Điều này có nghĩa bé rất dễ bị “nghiện” những món ăn dạng này.
Sở dĩ như vậy, vì khi tiêu thụ đường và chất béo, cơ thể bạn sản sinh ra hormone “đánh lừa” não bộ rằng đó là một cảm giác tốt. Để cảm giác này không bị mất đi, não bộ đành phải phát tín hiệu thèm ăn các loại thực phẩm này nhiều hơn. Kéo theo đó, bé con sau này cũng có sở thích ăn uống tương tự để thỏa mãn thứ cảm giác không lành mạnh này.
Các đồ ăn vặt nhiều đường và dầu mỡ mẹ bầu nên tránh bao gồm:
Bánh, kẹo
Nước uống có gas
Đồ chiên xào ngập dầu mỡ
Thức ăn nhanh
Mẹo hạn chế cơn thèm ăn vặt “nguy hiểm”
Cảm giác thèm ăn ở bà bầu không đáng bị “lên án”. Đôi khi, chỉ những món ngọt, béo mới có thể cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, hạn chế ăn ít nhất có thể. Chỉ nên nạp 1-2 phần nhỏ lượng thức ăn này hằng tuần. Vì tương lai của hai mẹ con!
Tập ăn những món lành lạnh khác như trái cây, các loại hạt, rau củ. Cơ thể sẽ dần thích ứng nếu mẹ kiên trì ăn những món tốt cho sức khỏe.
Tự chế biến bữa ăn cho mình. Chẳng hạn thèm khoai tây chiên, bạn có thể nướng. Thèm bánh ngọt, nên tự nấu tại nhà, bớt ngọt, thêm trái cây, thành phần “thân thiện”.
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!