Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 9 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình trạng thai nhi ở tháng thứ 9
Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, thai nhi lúc này đã hoàn thiện hoàn toàn, đồng thời cũng đã chuẩn bị sàng để được chào đời. Thời điểm này, thai nhi sẽ có cân nặng khoảng 3kg và chiều dài cơ thể đạt khoảng 50cm (theo Bảng cân nặng, chiều dài chuẩn của WHO). Đầu của bé từ thời điểm này sẽ bắt đầu di chuyển thấp xuống vùng bụng để dễ dàng cho việc chào đời.
Việc bé di chuyển dần xuống phía dưới sẽ khiến cho tử cung của mẹ ngày một lớn dần lên, áp lực đè lên vùng xương chậu cũng sẽ tăng cao. Đây là lý do chính khiến cho hầu hết các bà mẹ trong giai đoạn này đều cảm thấy mệt mỏi, đau vai, cơ thể nặng nề và rất khó chịu phần xương chậu.
Khi mang thai tháng thứ 9 là lúc này, em bé của bạn cũng đã bắt đầu biết nháy mắt, các bộ phận trên cơ thể hoàn thiện, bộ não của bé phát triển nhanh chóng và đã sẵn sàng để gặp bố mẹ.
Những vấn đề mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai tháng thứ 9
Ở gia đoạn cuối của thai kỳ, khi mang thai tháng thứ 9, có rất nhiều thứ thay đổi đối với mẹ bầu. Những thay đổi này làm ảnh hưởng khá nhiều đến mẹ bầu khiến mẹ bầu gặp phải khá nhiều những vấn đề phiền phúc trong giai đoạn này. Một số các vấn đề mà mẹ mang thai 9 tháng gặp phải có thể kể đến như:
Bụng và tử cung của mẹ bầu càng ngày càng to ra. Sự phát triển nhanh chóng này gây sức ép khá nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim. Những tác động này cũng khiến cho mẹ thường xuyên xuất hiện các cơn đau dạ dày, tiêu hoá kém đi, thường xuyên khó thở, tim đập nhanh, thở dốc, tiểu nhiều…
Ngoài những triệu chứng kể trên, giai đoạn này, chân tay và mặt của mẹ cũng có thể bị sưng phù, kết hợp với những cơn chuột rút chân và đau lưng dữ dội. Răng và nướu cũng bị ảnh hưởng khá nhiều khi thường xuyên xuất hiện tình trạng chảy máu.
Đặc biệt, khi mang thai tháng thứ 9, giấc ngủ của các mẹ bầu bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Một giấc ngủ sâu và ngon lúc này là điều vô cùng khó khăn bởi bé rất hay đạp, cùng với cảm giác mệt mỏi, nhức mỏi chân, khó chịu khi nằm, bàng quang bì đè nén gây tiểu đêm nhiều lần. Những nguyên nhân kể trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấy ngủ của mẹ.
Để giải quyết điều này, bạn có thể kê cao chân khi ngủ, đừng suy nghĩ quá nhiều để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
Khi mang thai tháng thứ 9, mẹ bầu nên ăn gì?
Bắt đầu từ giai đoạn thai kỳ tuần thứ 35 trở đi, thai nhi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để đáp ứng cho quá trình phát triển của bé. Chính vì vậy mà thời điểm này, mẹ bầu càng cần phải chú ý hơn đến khẩu phần ăn uống, dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ còn phải chuẩn bị cho việc mất máu, tiêu hao sinh lực trong quá trinh sinh con.
Do vậy, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu với các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc, các loại cá là những loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu cho mẹ khi mang thai tháng thứ 9. Ngoài ra, giai đoạn này mẹ bầu cũng nên ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh để chống táo bón, ăn ít muối để không bị phù nề.
Đây là thời kì âm đạo có viêm nhiễm cao. Thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt, bởi khi lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Cha mẹ cần chuẩn bị gì để chào đón bé chào đời
Trong điều kiện y học ngày nay, hầu hết quá trình sinh đẻ của phụ nữ điều diễn ra thuận lợi, chuyện sinh nở là điều hết sức bình thường của phụ nữ, đừng quá lo lắng dẫn tới mệt mỏi, stress. Với những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 9 ở trên, hy vọng là ba mẹ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một bé yêu khỏe mạnh chào đời.
Những Điều Mẹ Cần Biết Về Tháng Mang Thai Thứ 9
Thời điểm “kết thúc” thai kỳ và sẵn sàng sinh đẻ luôn mang lại cho mẹ rất nhiều tâm trạng. Cho dù những tác động từ môi trường bên ngoài hay những thay đổi sinh lý từ bên trong có thể ảnh hưởng ít nhiều đến năng lượng và sự kiên nhẫn của mẹ, khoảng thời gian sẵn sàng cho việc sinh đẻ luôn rất đáng trân trọng.
Thật khó để diễn tả thành lời tình mẫu tử trong 9 tháng mang nặng đẻ đau này. Đó là thời gian người phụ nữ dần hoàn thiên chức và trách nhiệm của một người mẹ.
Điều gì sẽ chờ đợi các mẹ trong tháng mang thai thứ 9 ?
Đây là lúc mà mẹ có những thay đổi đáng chú ý trong suy nghĩ và hành động của mình, một khoảng thời gian tuyệt vời mặc dù có gặp đôi chút khó chịu do xen lẫn những cơn co thắt bất thường ở phần bụng.
Việc mang thai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các mẹ, thậm chí có thể hình thành nên cảm giác “xa cách” kể cả với con mình sau khi sinh.
Hoạt động bài tiết vùng âm đạo sẽ tăng mạnh. Trừ khi có những dấu hiệu bất thường như gây ngứa, hay bốc mùi, đây vẫn là điều hoàn toàn bình thường, không quá đáng ngại miễn là các mẹ luôn sẵn sàng tã lót mọi lúc mọi nơi.
Sẽ có những cơn đau nhói vùng bàng quang, gây cho mẹ cảm giác như sắp “rụng trứng”.
Hãy sẵn sàng với những con co thắt chợt đến rồi chợt đi, nhất là vào thời điểm khi cơ thể sẵn sàng cho việc trở dạ.
Một số mẹ sẽ tiêu biến màng nhầy ở khu vực tử cung trong thời gian này. Dù nó như một dấu hiệu cho biết sắp đến thời điểm lâm bồn, đừng vội kết luận mẹ sắp sinh khi chưa có những dấu hiệu khác xảy ra.
Các mẹ sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa những cơn co thắt chỉ mang tính ngắn hạn với dấu hiệu mang thai thật sự vào thời điểm cuối tháng.
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào ?
Cũng trong thời gian này, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng kể:
– Các mẹ sẽ phải chịu những cơn đau lưng không dứt do sức ép ngày càng tăng lên dây thần kinh hông.
– Xương chậu sẽ dãn nở đến mức khiến mẹ cảm thấy muốn vỡ toác ra.
– Việc không kiềm chế được sự căng thẳng sẽ còn tiếp diễn khiến các mẹ nhiều lúc sẽ gặp rối loạn về tinh thần.
– Việc gia tăng bài tiết vùng âm đạo lúc này đã trở nên bình thường.
– Mẹ sẽ bất chợt cảm thấy “bừng tỉnh” kể cả khi rất lờ đờ uể oải.
– Việc tìm một tư thế nằm thoải mái ngày càng trở nên khó khăn.
– Ngực của mẹ sẻ chảy xệ do nhu cầu tiếp tục sản xuất sữa non. Hãy dùng áo nâng ngực nếu cảm thấy không tự tin.
– Cảm giác ngột ngạt sẽ tiếp tục đeo bám các mẹ từ giờ cho đến lúc sinh.
– Các mẹ sẽ bất chợt sẽ cảm thấy “lông lá”, khi lông sẽ mọc nhiều hơn ở mặt và vùng kín.
– Hình dáng của nhãn cầu sẽ thay đổi do việc tăng lưu lượng chất lỏng trong cơ thể.
Đây là thời điểm cơ thể mẹ sẽ rất nhạy cảm với các dấu hiệu sinh đẻ. Hãy để ý kỹ những dấu hiệu đấy vì chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xác định thời điểm khi nào mẹ lâm bồn.
– Cân nặng của bé sẽ dao động ở mức từ 2,5 đến 3,5 kilogram và chiều dài sẽ vào khoảng 53 cm.
– Chức năng của phổi đã phát triển đầy đủ, có thể hô hấp qua buồng ối.
– Não và các cơ quan chức năng phát triển đầy đủ.
– Chuyển động của bé chậm lại do không còn không gian thoải mái trong tử cung.
Nên: 1. Ngâm mình trong bể bơi
Thả mình vào một bể bơi giữa ngày hè nóng nực luôn là một trải nghiệm sảng khoái vì cảm giác không trọng lực trong nước sẽ giúp mẹ thư giãn. Ngoài ra, bơi lội cũng là bài tập thể chất hoàn hảo để sẵn sàng cho việc sinh đẻ.
2. Tắm rửa bằng nước ấm
Tắm dưới vòi nước ấm cũng là một cách dưỡng sinh rất tốt. Nước ấm sẽ giúp một cơ thể đau nhức trở nên thoải mái nhưng mẹ lưu ý đừng nên để nước quá nóng vì có thể kích thích tử cong co bóp, dẫn đến sinh non.
3. Thực hiện các bài tập Kegel
Kể cả khi đã cận kề ngày đẻ, các mẹ vẫn nên duy trì các bài tập Kegel. Chúng sẽ giúp phần cơ xương chậu khỏe hơn và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi sinh con.
4. Dành nhiều thời gian cho gia đình
Hãy dành nhiều thời gian sum vầy và vui vẻ bên gia đình mình để giữ một điểm tựa tình cảm và tinh thần trước thời khắc “trọng đại” của mẹ.
Sự rối loạn hormone trong những tháng mang thai có thể khiến tâm trạng của các mẹ thay đổi thất thường. Vì thế, gIữ cho mình một suy nghĩ tích cực và vui vẻ là một điều rất quan trọng trước khi sinh. Các mẹ có thể lên dây cót tinh thần bằng cách:
– Nghĩ đến lần vượt cạn sắp tới suôn sẻ trơn tru.
– Nghĩ đến cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên được nâng niu trên tay hình hài bé nhỏ xinh xắn vẹn toàn – thành quả 9 tháng mang nặng đẻ đau của mình.
6. Dành nhiều thời gian giải trí
– Xem một bộ phim, hẹn hò với bạn bè, đọc một quyển sách – hoặc làm bất cứ thứ gì mẹ muốn ngay từ bây giờ bởi mẹ sẽ không còn nhiều thời gian cho bản thân sau khi sinh.
– Làm đẹp cho bản thân bằng những việc như cắt móng tay, hay chăm sóc da mặt sẽ giúp mẹ cảm thấy vui vẻ và sảng khoái.
7. Chăm lo cho các bé lớn
Nếu mẹ đã có một con và đây là lần mang thai thứ 2, hãy chuẩn bị cho các bé lớn sẵn sàng bằng những cách sau:
– Hãy nói trước cho bé thời điểm mẹ vào viện, đồng thời sắp xếp người trông trẻ trong thời điểm đó.
– Dành sự yêu thương cho bé lớn cũng là điều rất quan trọng, đảm bảo không có sự cách bức về mặt tình cảm khi mẹ sinh bé thứ hai.
8. Đặt tên cho bé
Dù là bé gái hay bé trai, chọn một cái tên phù hợp nhất để đặt cho bé là điều các mẹ thường xuyên phải lưu tâm:
– Việc đặt tên cho bé phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định cá nhân.
– Nếu mẹ được tự do trong việc đặt một cái tên đặc biệt cho bé, hãy đặt ngay cái tên đấy.
9. Sắp xếp đồ đạc cho bé
Việc thu xếp đồ đạc, kể cả những vật dụng nhỏ nhất, như chuẩn bị ghế lăn, đóng cũi, hay các tiện nghi khác cho bé cần phải được hoàn thành càng sớm càng tốt. Hãy đảm bảo sắp đầy đủ đồ cần thiết khi vào viện vì bạn có thể sinh bất cứ lúc nào trong tháng cuối thai kỳ.
10. Lưu ý thời điểm lâm bồn và sinh con
Kể cả khi đã trang bị kiến thức từ trước, các mẹ vẫn nên đọc kỹ một lần nữa quá trình trở dạ và sinh con. Nếu đây là ca sinh đầu tiên, các mẹ nên nói chuyện với bố để có thể lường trước những gì xảy ra trong phòng đẻ, để tránh gây sốc cho cả hai khi mẹ lần đầu trở dạ.
11. Thoải mái trong các vấn đề giường chiếu
Có nên làm “chuyện ấy” khi mang thai hay không là vấn đề từ lâu đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều mẹ thường lo sợ việc “yêu” khi thai kỳ bước sang tam cá nguyệt cuối. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng vấn đề giường chiếu không những không gây ảnh hưởng mà còn có ích cho việc sinh đẻ:
– “Yêu” khi mang thai hoàn toàn vô hại miễn là nó không gây áp lực lên tử cung. Hơn nữa, “chuyện ấy” đã được chứng mình giúp kích thích các cơn co thắt vào 2 tuần cuối trước khi sinh.
– Trường hợp các mẹ bị huyết áp cao, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay các triệu chứng y tế đặc biệt khác, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra giải pháp phù hợp nhất.
Không nên 1. Làm những việc gây căng thẳng
Bên cạnh việc làm theo những khuyến cáo ở trên, hãy đảm bảo các mẹ giữ một thói quen sinh hoạt thư giãn.
– Đừng để những suy nghĩ như chuẩn bị sinh con như thế nào, tương lai sau khi sinh ra sao… ám ảnh tâm trí của mẹ. Không cần thiết phải tạo áp lực tâm lý từ những vấn đề như vậy.
– Đây là thời điểm để mẹ xả hơi, “bung lụa”, nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy thoải mái chờ đợi những điều sắp tới khi thời gian trôi đi.
2. Hoạt động thể chất quá nhiều
– Tuyệt đối không tham gia vào những hoạt động thể chất quá sức.
– Hãy để người thân chăm lo vào công việc gia đình, không được thúc ép bản thân phải làm mọi thứ.
– Các mẹ cần phải có sự khuyến cáo từ chuyên gia trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào gây sức ép cho bản thân.
3. Phản ứng quá bất chợt
– Không được đứng hoặc ngồi bất thình lình vì chúng sẽ gây hạ đường huyết cho mẹ.
– Với các mẹ bầu, các phản ứng nhanh còn có thể gây chuột rút.
– Cố gắng chậm và chắc khi làm những công việc thường ngày.
Hy vọng các mẹ có thể làm theo những lời khuyên như trên để tháng mang thai cuối của mình diễn ra an toàn. Sau tất cả, hãy để cho cơ thể được sẵn sàng và tâm trí được thoải mái, quá trình vượt cạn của các mẹ sẽ diễn ra suôn sẻ.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.
Theo Việt Anh (Dịch từ Momjunction) (Khám phá)
Mang Thai Tháng Thứ 7 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
Lúc này bạn đã đi được 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn này sẽ làm bạn ngạc nhiên vì 12 tuần còn lại sẽ qua rất nhanh. Những điều bạn tưởng vẫn còn xa phía trước thật ra rất gần.
1. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Ở tuần lễ này, bé yêu vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn thiện một số bộ phận còn lại. Lúc này chị em có thể cam nhận rõ ràng các cú đạp mạnh của bé, nhiều trường hợp cú đạp của bé khiến chị em cảm thấy rất đau và ngạt thở. Tuy nhiên, cảm nhận được thiên thần bé nhỏ của mình đang cử động chị em sẽ vô cùng hạnh phúc, thậm chí còn muốn âu yếm bé yêu nữa.
Trong tuần, các tuyến sữa của chị em đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non. Loại sữa này có màu vàng, đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất chính cho cho bé yêu trong những ngày đầu sau khi sinh.
3. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
Tại thời điểm này, cơ thể bạn đã tăng thêm từ 7-9 kg. Có lẽ bạn cũng cảm thấy mình nặng nề hơn rồi đúng không? Nếu bây giờ MarryBaby khuyên bạn nên tăng cường thêm chất béo cho cơ thể, liệu bạn có lắc đầu lè lưỡi không?
Thật ra, trong giai đoạn này, bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Vì vậy, bổ sung thêm axit béo trong bữa ăn hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Không cần nhiều, bạn chỉ cần thêm một ít dầu thực vật khi chế biến món ăn. Các loại dầu thực vật là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hạt bí, hạt hướng dương… cũng rất thích hợp để bạn nhâm nhi cho đỡ buồn miệng.
Đây cũng là thời điểm bạn phải tăng cường bổ sung thêm canxi cho cơ thể. Vì trong tháng thứ 7 này, xương cuả bé đang bắt đầu hoàn thiện dần. 250mg canxi mỗi ngày có thể giúp xương bé cứng chắc hơn nhiều. Bạn có thể thêm sữa hoặc thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa chua… trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
5. Lưu ý khi mang thai tháng thứ 7
– Đi khám thai đều đặn: Cứ mỗi hai tuần một lần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời bạn cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn về tình trạng của bạn trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, bạn sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.
– Hãy lập danh sách các câu hỏi bạn thắc mắc khi đi khám thai vì có thể bạn sẽ quên những điều quan trọng khi gặp bác sĩ. Bạn cũng nên tránh tối đa những cảm giác sợ hãi, buồn rầu hay tiêu cực.
– Mua sắm vài thứ cần thiết: Đây là thời điểm thích hợp để lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh. Tã và khăn em bé là một trong những thứ bạn nên ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị đồ dùng dành riêng cho bé như: bấm móng tay, nhiệt kế, dụng cụ hút mũi, bột giặt…
Theo DanViet
Mang Thai Tháng Thứ Tám Và Những Điều Cần Biết
1. Điều chỉnh tâm trạng khi mang thai tháng thứ tám
Tháng thứ tám của thai kỳ, do gánh nặng lên cơ thể và tâm lý ngày một nặng nề hơn nên tâm sinh lý của thai phụ có nhiều biến đổi lớn. Chỉ một việc nhỏ cũng khiến thai phụ lo lắng không yên, vì vậy, điều quan trọng là phải giữ gìn tâm lý khỏe mạnh cho thai phụ.
Thời gian này do ngực căng trướng, tiểu nhiều, táo bón, buồn nôn, nôn ọe, kén ăn… nên thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Thêm vào đó, nỗi sợ sinh con làm tâm trạng của thai phụ hay biến động. Để đảm bảo có thể cho con bú sau khi sinh, thai phụ phải giữ được trạng thái tâm lý tốt, tự tin với việc làm mẹ.
Vai trò của người chồng lúc này lại càng trở nên quan trọng, chồng phải tạo điều kiện tốt cho vợ trong sinh hoạt, khuyên giải vợ về mặt tâm lý, giúp vợ xua tan nỗi sợ sinh con, vượt qua thời kỳ này trong trạng thái tâm lý tốt đẹp.
2. Hấp thụ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám trở đi, thai nhi lớn rất nhanh, đây là thời kỳ tăng cân chính của bé. Đặc điểm chủ yếu là não bộ, khung xương, mạch, cơ đều hoàn toàn hình thành trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng phát triển hoàn thiện, da dần trở nên chắc chắn, lượng mỡ dưới da tăng lên. Nếu thai phụ hấp thu dinh dưỡng không hợp lý hoặc hấp thu quá nhiều sẽ làm thai nhi quá lớn, gây sinh khó. Vì vậy, cần sắp xếp hợp lý chế độ ăn uống cho thai phụ trong thời kỳ này.
Điểm quan trọng trong chế độ ăn uống thời kỳ mang thai tháng thứ tám là ít về lượng nhưng phong phú, đa dạng về chất. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn vừa phải, đặc biệt, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein và chất béo khiến thể trọng của thai nhi quá lớn, gây khó khăn nhất định cho việc lâm bồn.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong thực phẩm béo khá cao, quá nhiều cholesterol tích tụ trong máu sẽ làm độ đông của máu tăng lên nhanh chóng, thêm vào đó là tác dụng của chất độc thai nghén làm huyết áp tăng cao, nghiêm trọng có thể gây xuất huyết não. Vì thức ăn nên thanh đạm một chút, hạn chế ăn quá mặn, lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nên khống chế trong khoảng 6g, không nên uống quá nhiều nước.
Thai phụ nên chọn thực phẩm có thể tích nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao như thực phẩm động vật, tránh ăn thực phẩm thể tích lớn, giá trị dinh dưỡng thấp như khoai tây, khoai lang để giảm cảm giác đầy bụng.
Đặc biệt, cần hấp thu đủ lượng canxi và vitamin D, nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như gan động vật, dầu gan cá, trứng gia cầm… Thai phụ khi sử dụng thuốc bào chế từ vitamin D phải chú ý không dùng quá liều để tránh ngộ độc. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm chứa đủ lượng vitamin B1.
Lúc này, cân nặng của thai phụ không nên tăng quá 500g một tuần. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về loại và lượng thực phẩm hàng ngày trong thời kỳ này như sau: món chính (gạo tẻ, bột mì, kê, ngô và lương thực phụ) 370 – 420g, trứng (trứng gà, vịt, trứng cút) 50g, sữa bò 500g, thịt và cá 150g, gan động vật 150g (mỗi tuần một lần), đỗ 60g, rau 500g, hoa quả 100g, dầu ăn 20g.
Cần chú ý là giai đoạn cuối thai kỳ rất dễ xuất hiện chứng cao huyết áp thai nghén. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sinh non và gây tử vong cho thai nhi, trẻ sơ sinh cũng như thai phụ. Do biểu hiện chủ yếu là phù nề, cao huyết áp, xuất hiện protein (đạm) trong nước tiểu nên càng cần phải chú ý vấn đề ăn uống.
Thông thường, nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ tám là hấp thu đủ protein chất lượng cao và axit mỡ thiết yếu. Những thai phụ có protein niệu (tiểu đạm) cao nên hạn chế hấp thu protein, nước và muối ăn, ăn nhiều dầu thực vật.
Chú ý cân bằng dinh dưỡng, hạn chế hấp thu muối trong bữa ăn, không nên ăn quá nhiều món chính có lượng calo cao, món ngọt, ngô, gạo, bánh mì; phải ăn nhiều thực phẩm giàu protein chất lượng cao như trứng, sữa bò, thịt và các chế phẩm từ đậu … đồng thời cũng cần xem xét thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng khác.
3. Vận động hợp lý khi mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám bụng thai phụ lúc này to lên rõ rệt, cử động đi lại nặng nề, rất dễ mệt mỏi. Một số thai phụ vì vậy không làm gì, cả ngày nằm trên giường, cách làm này là sai lầm. Trong thời gian này, vận động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giúp thai nhi được hít thở không khí trong lành vừa rèn luyện cơ bụng và cơ xương chậu của thai phụ, hỗ trợ lâm bồn thuận lợi.
Vận động thích hợp nhất với thai phụ trong thời kỳ này là đi bộ, lao động vừa sức, giảm lượng vận động so với mấy tháng trước một cách hợp lý, nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt. Thai phụ có thể bắt đầu học và tập luyện một số động tác hỗ trợ lâm bồn vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối và buổi trưa trước khi đi ngủ để có thể phối hợp với các bác sĩ lúc lâm bồn, giúp bản thân sinh con thuận lợi.
Lâm bồn có thuận lợi hay không phần nhiều quyết định ở chỗ thai phụ có biết cách dùng sức, nghỉ ngơi, hít thở hay không, do đó, thai phụ nên tiến hành luyện tập ba phương diện này khi mang thai tháng thứ tám.
Hít thở sâu bằng bụng thích hợp sử dụng khi bắt đầu lâm bồn, tiến hành khi cảm thấy tử cung co thắt, có thể giảm nhẹ đau đớn khi cơn đau đẻ xuất hiện.
Phương pháp cụ thể là: thai phụ đặt bằng hai vai, nằm ngửa, nhẹ nhàng đặt tay lên bụng, không ngừng hít thở sâu, đầu tiên thở toàn bộ hơi ra ngoài, sau đó chầm chậm hít vào làm bụng phình lên; sau khi hít đủ hơi, lại nín thở, thả lỏng toàn thân, cuối cùng từ từ thở toàn bộ hơi ra.
Hít thở bằng ngực và hít thở bằng bụng có tác dụng giống nhau, nhưng phải chú ý: khi hít vào, cả hai bên ngực đều phải phồng lên, xương ngực nổi lên; sau khi hít đủ hơi co ngực lại, thở ra.
Ép lên thắt lưng sử dụng khi cơn đau đẻ trong giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn, có thể giảm nhẹ đau đớn ở thắt lưng. Phương pháp là nằm ngửa, co gối khoảng 45°, hai tay nắm chặt vòng ra sau lưng đặt ở vị trí eo, mu bàn tay hướng lên trên, dùng lực ép mạnh.
Mát-xa có thể tiến hành song song với thở sâu bằng bụng khi các cơn co thắt tử cung trong giai đoạn lâm bồn đầu tiên ngày càng tăng. Hai tay đặt giữa bụng, khi hít vào hai tay mát-xa kiểu nửa vòng tròn hướng lên trên. Ngoài ra, còn kiểu mát-xa cân bằng bụng dưới, khi hít vào tiến hành mát-xa từ chính giữa bụng sang hai bên trái phải, khi thở ra mát-xa ngược trở lại.
Sau cơn đau bắt đầu lâm bồn, lúc này thai phụ nên dùng lực một cách tự nhiên như khi đi đại tiện. Dùng lực là một vận động mạnh có sự tham gia của toàn bộ các cơ trên cơ thể. Nêu dùng lực thỏa đáng, bụng sẽ chịu một sức ép rất mạnh, từ đó đẩy thai nhi ra ngoài qua đường sinh; nếu dùng lực không chuẩn xác, tất cả lực tập trung ở thân trên sẽ không có hiệu quả, chỉ làm tiêu hao thể lực của thai phụ.
Phương pháp dùng lực chính xác là: nằm ngửa, cong hai gối, hai chân dạng ra, hai tay nắm chặt thành giường, lưng sát mặt giường, cằm hạ xuống, hít hơi thật sâu rồi nín thở, sau đó dùng lực như khi đại tiện. Lúc này quan trọng nhất là không được để lưng và eo nhấc lên, đầu ngoẹo sang một bên hoặc thân trên cong lại.
Theo tiến trình lâm bồn, khi đầu thai nhi 1ộ ra thai phụ cần sử dụng phương pháp thở ngắn và gấp, cách thở này có thể loại bỏ lực căng của hội âm, không làm âm đạo bị rách khi thai nhi chui ra khỏi đó.
Tư thế giống cách thở bằng bụng, hai tay đan vào nhau đặt trên ngực, miệng mở to, hít vào từng hơi từng hơi, phải nhanh và liên tục, khi thở không có tiếng động, thở sâu hay nông không quan trọng, quan trọng là bản thân thai phụ phải thả lỏng, như vậy sẽ giảm nhẹ đau đớn.
Phương pháp thả lỏng mang lại hiệu quả rất tốt trong giai đoạn tử cung co thắt và mở ra. Nó hoàn toàn ngược lại với phương pháp dùng lực khi lâm bồn, lúc luyện tập, trước tiên bắt đầu từ một bộ phận cơ thể, nắm chặt bàn tay sau đó xòe ra, duỗi và thả lỏng cả bàn tay, lặp lại nhiều lần, làm động tác bẻ cổ tay về phía sau rồi thả lỏng, khi làm lực phải đồng đều. Co rồi giãn những bộ phận chủ yếu trên cơ thể như chân, cơ bụng, đầu… lặp lại nhiều lần.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu hai cách loại bỏ lực căng vô ích của cơ bắp khi lâm bồn, để giảm tiêu hao thể lực không tác dụng trong quá trình lâm bồn của thai phụ.
Thở nông: Nằm ngửa như khi sinh, hai tay nắm vào nhau, tập trung thể lực thở ngắn, gấp và liên tiếp để tập trung lực ở bụng làm đầu thai nhi từ từ chui ra.
Phương pháp co giãn cơ: Dùng sức cơ khớp khuỷu và khớp gối rồi duỗi thẳng, sau đó thả lỏng, bài tập này lợi dụng sự khác biệt của cảm giác căng cơ để thả lỏng cơ.
Khi đã mang thai tháng thứ tám, thai phụ nên kiên trì tập luyện động tác hỗ trợ lâm bồn mỗi ngày một chút. Thai phụ đã được bác sĩ chẩn đoán là có khả năng sinh non thì tuyệt đối không thể luyện tập.
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 9 Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!