Xem Nhiều 5/2023 #️ Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi # Top 14 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mang thai tháng thứ 3 và sự phát triển của thai nhi

03 May 2019

Khi mang thai tháng thứ 3, hầu hết các bà mẹ đã quen dần với cảm giác mệt mỏi khi cơ thể có thêm sự xuất hiện của một thành viên nữa và thay vào đó là cảm giác lo lắng, bất an cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ 3 của thai kì?

Phôi phát triển trở thành thai nhi khi bạn mang thai 3 tháng. Dây rốn nối bào thai với nhau thai và thành tử cung. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu phát triển.

Điều gì xảy ra trong tuần 9 – 10?

Phôi phát triển thành thai nhi sau tuần 10. Em bé dài khoảng 1 – 1.5 inch (21 – 40 mm). Cái đuôi biến mất. Ngón tay và ngón chân phát triển dài hơn. Dây rốn kết nối bụng của thai nhi với nhau thai. Nhau thai gắn vào thành của tử cung và hấp thu dinh dưỡng ở trong dòng máu. Dây rốn mang dinh dưỡng và Oxy tới thai nhi và lấy đi chất thải.

Điều gì xảy ra trong tuần 11 – 12?

Thai nhi bây giờ được đo từ đỉnh đầu cho tới mông, và nó được gọi là chiều dài đầu mông (CRL)

Thai nhi có chiều dài đầu mông 2 – 3 inch (6 – 7.5 cm).

Ngón tay và ngón chân giờ không còn màng nữa.

Xương bắt đầu cứng hơn.

Da và móng tay bắt đầu phát triển.

Sự thay đổi được kích hoạt bởi hóc môn, bắt đầu làm cơ quan sinh dục ngoài xuất hiện – trai hay gái. Thai nhi cũng tạo nên những vận động tự ý.

Thận bắt đầu sản xuất nước tiểu.

Tuyến mồ hôi sớm xuất hiện.

Mi mắt dính với nhau.

Thai kì có triệu chứng gì trong tháng thứ 3?

Nhiều triệu chứng thai kì xuất hiện từ 2 tháng đầu tiên vẫn còn và thỉnh thoảng nghiêm trọng hơn trong tháng thứ 3. Đặc biệt là buồn nôn. Vú tiếp tục phát triển và thay đổi. Vùng quanh núm vú có thể to hơn và đậm màu hơn. Nếu bạn có xu hướng bị mụn trứng cá, bạn có thể bị những đợt bùng phát mụn trứng cá.

Bạn chắc chắn sẽ không tăng cân nhiều trong 3 tháng đầu thai kì – thường là khoảng 2 pound (khoảng 1kg). Nếu bạn quá cân hoặc quá gầy bạn có thể tăng cân với mức khác thông thường. Bạn nên nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ của bạn về duy trì cần nặng khỏe mạnh trong thai kì của mình.

Sẩy thai:  Phần lớn xẩy thai sớm xảy ra trong quý đầu tiên thai kì. Khoảng 15% thai kì kết thúc bằng sẩy thai trong quý 1. 

Xem bài viết : Thai kỳ tháng đầu tiên và những điều nên biết

…..

Ngoài ra nếu các mẹ bầu cần tư vấn + hỗ trợ đầy đủ chi tiết cụ thể hơn về vấn đề mang thai tháng thứ ba có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline 02363811868 của chuyên khoa khám sản của Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu giải đáp , thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất

Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!

THS BS Đồng Thị Hồng Trang

Phòng khám đa khoa Pasteur

Nguồn : https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-third-month-pregnancy

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 3

Cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa trứng và tinh trùng vừa xảy ra và một hợp tử bé xíu vừa hình thành. Trong vài ngày, hợp tử sẽ hoàn thành quá trình di chuyển vào tử cung và sẽ “làm tổ” ở đây. Thai 3 tuần rồi, thời điểm này mẹ sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu mang thai rõ rệt nhất!

Tuần thai thứ 3 đánh dấu thời điểm tinh binh mạnh mẽ nhất gặp được trứng. Tới lúc này thai 3 tuần rồi, thời điểm thụ thai đã bắt đầu với một tế bào cực nhỏ chính là túi phôi.

Thai nhi 3 tuần sẽ phát triển như thế nào?

Tuần này là khởi đầu thực thụ cho sự phát triển của thai nhi. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp nào vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.

Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: Nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

Nhau thai sơ khai cũng tạo thành hai lớp. Các tế bào của nhau thai tạo đường nối vào niêm mạc tử cung, tạo đường dẫn cho máu chảy để cuối tuần này khi nhau thai hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng, ô-xy cho bé.

Có mặt đồng thời là túi ối, ngôi nhà đầu tiên của bé cùng nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên và túi noãn hoàng xuất hiện, trong đó sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đến khi nhau thai phát triển hoàn chỉnh sẵn sàng để tiếp nhận nhiệm vụ này.

Thai 3 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?

Nếu như 2 tuần đầu, việc mang thai chỉ là những hình dung rất mơ hồ thông qua việc cảm nhận về sự thay đổi nho nhỏ của cơ thể thì ở tuần thai thứ 3 đã có bước chuyển biến rõ ràng. Thai nhi thực sự tồn tại, dẫu cho đó chỉ là sự tồn tại rất nhỏ của một hợp tử. Kích thước của hợp tử chỉ từ 0,35 -0,6mm.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Tuần này, mẹ có thể biết mình có thai hay chưa? Để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên đợi đến cuối tuần rồi hãy dùng que thử. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể thử bây giờ nếu muốn. Nếu kết quả dương tính, nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

Mẹ không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi, trừ khi có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề với lần mang thai trước hoặc đang có những triệu chứng bất thường. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, có chỉ định hoặc không kê toa, mẹ cần trao đổi với bác sĩ ngay để được tư vấn.

Bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu có sao không?

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất thường bị nhiều phụ nữ bỏ qua. 3 tuần đầu, bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ thai thành công do phôi đang bám vào tử cung. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Bạn đã thực sự có thai rồi, niềm vui pha lẫn những nỗi lo. Có thai nên ăn gì, kiêng gì, quan hệ tình dục ra sao… Nhiều câu hỏi cứ lặp đi lặp lại khiến mẹ thêm lo lắng.

Có bầu 3 tuần nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng cho tam cá nguyệt đầu tiên. 3 tuần đầu thai kỳ mẹ nên bổ sung a-xít folic, sắt và vitamin B1 – ba dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai sớm. Mẹ có thể bổ sung theo dạng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn hàng ngày.

Nếu mẹ đã bổ sung a-xít folic 400mcg/ngày trước khi mang thai, bây giờ sẽ cần nhiều hơn một chút, 600mcg mỗi ngày.

Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4mg.

Khi biết tin có thai, nhiều mẹ đã ngay lập tức bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Quá nhiều vào thời điểm này là không cần thiết. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.

Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella. Những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi.

Mang thai 3 tuần có quan hệ được không?

Với phụ nữ mang thai lần đầu thường có tâm trạng lo lắng, đặc biệt sợ quan hệ tình dục mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, kiểu như có thể “làm tổ trứng sẽ rơi mất”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thời gian đầu thai kỳ, nếu không có dấu hiệu hoặc tiền sử dọa sảy thai, sảy thai… thì vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Thai 3 tuần tuổi siêu âm đã thấy chưa?

Thực ra, bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại, bạn có thể nhìn được hình ảnh bào thai đang làm tổ trong tử cung từ sau 20 ngày kể từ ngày thụ thai rồi đấy.

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt bình thường không?

6 tuần tiếp theo sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nhau thai và dây rốn đã hoạt động để cung cấp dinh dưỡng và ô-xy cho bé. Qua nhau thai, bé nhận dưỡng chất từ cơ thể mẹ, hãy chắc chắn bạn cung cấp những thứ tốt nhất cho cả mình và bé. Nếu kết quả thử que âm tính, hãy thử lại vào tuần sau nếu vẫn chưa thấy kỳ kinh. Nhiều kết quả thử nước tiểu không đủ để phát hiện ra sự thụ thai ở tuần thứ 3.

Nếu bạn cố gắng để có thai nhưng chưa thành công trong một năm hoặc hơn (hoặc 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi), nên gặp bác sĩ kiểm tra cho cả vợ và chồng để tìm hiểu các vấn đề về khả năng sinh sản. Nên tìm hiểu vấn đề càng sớm càng tốt để giúp bạn bắt đầu việc điều trị và sớm có thai.

Hãy thử que lần nữa: Nếu kết quả thử que là âm tính, bạn đừng vội thất vọng, kiên nhẫn đợi thêm khoảng 1 tuần và thử lại. Nên thử vào sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy, kết quả sẽ chính xác nhất.

Tuần Thai Thứ 7 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi

Ở tuần thai thứ 7, mẹ có thể đã tăng vài cân hoặc thậm chí giảm cân do ốm nghén. Mụn trứng cá, các cơn ốm nghén và tâm trạng thất thường là những điều có thể mẹ đang trải qua. Cùng với những sự thay đổi đó, bên trong em bé cũng phát triển nhanh chóng từng ngày.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 7

Ở tuần thai thứ 7, bé dài khoảng 1 đến 1,3 cm. Đó là kích thước của quả việt quất tiêu chuẩn. Tuy còn rất nhỏ nhưng vào cuối tuần này, bé đã tăng gấp đôi kích thước so với tuần trước.

Khi mang thai 7 tuần, thú vị nhất là em bé phát triển các đặc điểm trên khuôn mặt và thể chất quan trọng. Hệ thống cơ quan trong cơ thể và các hình thái bên ngoài của bé tiếp tục phát triển.

Khuôn mặt của bé trở nên rõ nét hơn khi mẹ mang thai tuần 7. Miệng, lỗ mũi và tai của bé bắt đầu xuất hiện.

Lớp giác mạc trong mắt bé bắt đầu hình thành và màu mống mắt hiện rõ.

Não của bé phân hóa phức tạp hơn trong tuần thứ 7 thai kỳ. Hộp sọ bảo vệ não lúc này trong suốt và tròn.

Mí mắt và lưỡi đang bắt đầu hình thành.

Dây rốn đang hình thành. Nó kết nối bé với nhau thai để mang máu, chất dinh dưỡng và oxy đến đồng thời mang đi chất thải từ em bé.

Bàn tay, bàn chân đã phát triển thêm những ngón tay, chân có màng so với tuần trước.

Xương cụt đang dần co lại và sẽ sớm biến mất vào cuối tuần này.

Thay đổi mẹ bầu ở tuần thai thứ 7

Đối với mẹ, ốm nghén và đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu hay gặp nhất trong tuần thai thứ 7. Cùng với đó, mẹ cũng có thể nhận thấy những thay đổi trên da, dịch tiết âm đạo và khứu giác như:

Ra chất nhầy cổ tử cung

Sự gia tăng của hormone và lưu lượng máu trong thai kỳ làm tăng sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Nó như một chất lỏng, màu trắng đục, không mùi. Chất nhầy cổ tử cung kết dính lại với nhau. Nhiệm vụ của nó là bịt kín lỗ mở cổ tử cung. Điều này sẽ bảo vệ mẹ và em bé đang lớn, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung.

Da sáng và mọc mụn

Đó có thể là dấu hiệu mang thai bên ngoài duy nhất của mẹ ngay bây giờ. Máu lưu thông tốt hơn giúp khuôn mặt mẹ có một làn da hồng hào, căng bóng hơn trước. Trong khi đó, sự gia tăng hormone thai kỳ có thể làm cho làn da mẹ tiết nhiều bã nhờn và mọc mụn nhiều hơn.

Táo bón, đầy bụng ở tuần thai thứ 7

Dù bụng mẹ nhìn bên ngoài chưa có thay đổi gì nhiều, nhưng mẹ có thể cảm thấy nó to hơn bình thường vì bị đầy hơi và táo bón. Nguyên nhân là do sự gia tăng hóc môn thai kỳ progesterone. Nó giúp các tế bào cơ trơn thư giãn làm cho ruột non và ruột già hoạt động chậm hơn. Dần dần dẫn đến việc hấp thụ nước nhiều hơn và phân cứng hơn. Gây ra tình trạng táo bón và đầy hơi hay gặp trong thai kỳ.

Nhạy cảm với mùi

Mang thai có thể biến khứu giác mẹ thành một siêu năng lực. Đó là một dấu hiệu mang thai thú vị, được tin rằng sẽ giúp mẹ tránh được nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Nhưng, nó có thể gây rắc rối nếu mẹ đang vật lộn với ốm nghén và một chút mùi khó chịu có thể khiến mẹ buồn nôn.

Lời khuyên mẹ bầu ở tuần thai thứ 7

Ăn uống khoa học, ngon miệng trong thai kỳ

Để cơ thể khỏe mạnh và bé phát triển tốt nhất, lời khuyên đầu tiên chính mẹ hãy ăn uống thật tốt.

Uống nước, ăn nhiều rau

Để giúp giảm đầy hơi và giảm bớt sự khó chịu, hãy tiếp tục uống nhiều nước, tập thể dục một chút và ăn nhiều chất xơ không hòa tan, chẳng hạn như lúa mì, hạt lanh, trái cây có vỏ, rau, gạo lứt và đậu lăng để cải thiện tình trạng táo bón mẹ đang gặp phải.

Chăm sóc cho làn da

Da sáng hơn trong thai kỳ có thể là do sự gia tăng lưu lượng máu. Nhưng hormone thai kỳ song hành khiến da có nhiều mụn trứng cá hơn hẳn. Mẹ hãy dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ dùng mỗi ngày. Kèm theo đó là một kem dưỡng ẩm an toàn cho mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có thể sử dụng một số loại sản phẩm trị mụn trực tiếp như benzoyl-peroxide, một số loại kem hoặc dung dịch kháng sinh nhất định được coi là an toàn.

Nhưng nhớ rằng tuyệt đối không dùng axit salicylic, Retin-A (tretinoin), Accutane (isotretinoin), và các loại dẫn xuất vitamin. Chúng gây ra những dị tật thai nhi không mong muốn.

Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa?

Theo sự phát triển thai nhi qua từng tuần thì từ ở tuần thai thứ 5 hệ tuần hoàn bé đã hình thành, thai 5 tuần đã có tim thai và bác sĩ có thể căn cứ vào đó để xác định tình trạng sức khỏe của bé sớm nhất. (Có thể xem lại tại: Tuần thai thứ 5 và sự phát triển của thai nhi)

Sang tuần thai thứ 6, ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim bé để đánh giá sức khỏe.

Ở tuần thai thứ 7, tim bé đã phân chia buồng tim trái và phải, đến tuần 12-14 thì tim thai mới đập mạnh mẽ và rõ nét nhất.

Nên thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai rõ ràng. Nếu bé siêu âm không thấy tim thai, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm như beta HCG để kiểm tra kĩ hơn tình trạng của bé. Nếu các kết quả bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Chủ yếu là do mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Nên dù có tim thai muộn hơn so với bình thường cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thai nhi 7 tuần tuổi đã máy chưa?

Thai máy tức là thai có cử động, quẫy, đạp trong bụng mẹ. Mẹ sẽ căn cứ vào thai máy để tự theo dõi sức khỏe thai nhi.

Ở tuần thai thứ 7-8 thai kỳ, giai đoạn thai máy đầu tiên rất nhẹ nhàng. Các cử động của bé còn rất nhẹ nên nhiều trường hợp mẹ không nhận ra. Hoặc có trường hợp mẹ thấy có hôm thai máy rất nhiều, có hôm không. Do mỗi bé có sự vận động và phát triển khác nhau nên dù không cảm nhận thai máy ở tuần thai thứ 7, mẹ cũng không phải lo lắng.

Trong tuần thai thứ 7, mẹ có thể vẫn tiếp tục ốm nghén đầy mệt mỏi. Việc ốm nghén khi mang thai là hết sức bình thường. Nhưng nếu lo lắng có thể gặp bác sĩ xin tư vấn. Khó chịu khi mang thai sẽ tiếp tục trong tuần thai thứ 8 tới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của bé. Trong tuần thứ 8, phôi thai nhỏ bé bắt đầu trông ngày càng giống một con người nhỏ bé.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 22

Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.

Sự phát triển của thai nhi Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

Tuần này, bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao? Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.

Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.

Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.

Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.

Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!