Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Ngôi Mông Và Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai ngôi mông và những thắc mắc của mẹ bầu
Bên cạnh những sự lo lắng khi mang thai như con có phát triển đúng chuẩn không, mẹ có bị thiếu ối hay dư ối, vị trí nhau thai có bất thường không,… thì ngôi thai cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối của mẹ bầu.
Thông thường, khi thai nhi 32 tuần tuổi sẽ quay đầu, đầu bé nằm trong khung chậu của mẹ, đây là ngôi thai thuận (hay còn gọi là ngôi đầu) và nhiều khả năng mẹ sẽ có thể sinh tự nhiên. Tuy nhiên một số trường hợp không được thuận lợi như vậy, bé có thể xoay phần mông hoặc chân xuống dưới. Trường hợp này người ta gọi là sinh ngôi mông hoặc ngôi ngược.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế với nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc mang thai ngôi mông, lấy máu cuống rốn, lưu trữ tế bào gốc các bệnh trong thai kỳ do các mẹ bầu đặt ra trong khuôn khổ buổi Trải nghiệm tiền sản “Sinh con nay đã khác xưa” do Bệnh viện Quốc tế Ctiy tổ chức.
Một người mẹ hiện mang thai 36 tuần đặt câu hỏi “Mang thai con ngôi mông thì nên sinh thường hay sinh mổ”? Mẹ bầu này cũng cho biết bản thân mong muốn sinh thường nhưng bác sĩ tư vấn mổ; lo lắng sau ca sinh phải nằm trong phòng cách ly những giờ đầu tiên để tiêu hóa hết thuốc kháng sinh; bé không được bú sữa mẹ ngay thời điểm chào đời, phải sử dụng sữa công thức…?
Bác sĩ Kim Xuyến đã tận tình giải đáp: Sinh thường hay mổ phụ thuộc vào chỉ định y khoa bác sĩ. Tuy nhiên, sinh thường bao giờ cũng tốt hơn, do bé đi vào ống sinh dục của người mẹ, được ống sinh dục co bóp lồng ngực, trào hết dịch tiết trong phổi với nang. Bé hạn chế trường hợp ngạt sau sanh. Trong âm đạo của người phụ nữ còn có nhiều chuẩn vi trùng. Em bé sẽ tiếp cận nhiều chuẩn vi trùng có lợi để nâng sức đề kháng.
Mẹ sinh mổ thường là ngôi không thuận (thường bé quay đầu thời điểm 39 – 40 tuần. Nếu tới giai đoạn cuối nhưng bé vẫn là ngôi mông, bác sĩ khuyên người mẹ nên mổ lấy thai. Và trong quá trình khám thai, trọng lượng thai to, bất cân xứng giữa trọng lượng thai nhi và khung chậu mẹ, cũng được bác sĩ tư vấn mổ. Chỉ định mổ chủ động cũng thường gặp khi đa thai hoặc có điều bất thường ảnh hưởng đến tính mạng em bé trong lúc chuyển dạ, người mẹ mang một bệnh lý nào đó…
Đông đúc các gia đình tham gia hội thảo “Sinh con nay đã khác xưa”
Trước câu hỏi của một mẹ bầu về việc cai sữa cho con khi mang thai lần hai như: “Liệu tôi có thể vừa cho con bú và mang bầu? Điều đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng và trẻ chưa kịp lớn?”. Bác sĩ Kim Xuyến giải thích: “Khi người mẹ mang thai, se hoặc kích thích lên đầu ngực có thể tạo nên những cơn co thắt tử cung. Thai vừa đậu chưa bám chặt, dễ dàng xuất ra ngoài, có thể dẫn đến sẩy thai. Đối với thai lớn, cơn co thắt gây ra sinh non. Ở trẻ lớn hơn, một năm tuổi bé đã ăn dặm, sữa mẹ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng như giai đoạn đầu bé chào đời. Và lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng được chuyển vào sữa mẹ”.
Những câu hỏi khác cũng được nhiều mẹ bầu và gia đình quan tâm như “Thai nhi vượt chuẩn, người mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn đươc hay không? Khi thai nhi lớn, ở tuần 37 người mẹ có thể kích sinh cho bé ra đời hay đợi đến tuần 40 để sinh mổ?”
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ thời điểm thai 37 tuần dù là thai ngôi đầu cũng không nên kích thích sanh. Em bé khi sinh nên đảm bảo đủ trong quãng thời gian 9 tháng 10 ngày, trừ trường hợp mang thai ảnh hưởng sức khỏe người mẹ. Thời điểm mổ 37 tuần, dù cho là ngôi đầu đi nữa, trẻ ra đời có thể tăng áp động mạch phổi, suy hô hấp và tử vong”.
Thông tin bệnh viện
Thai Ngôi Mông Là Như Thế Nào
Bên cạnh những mối lo khi mang thai như con có phát triển đúng chuẩn, mẹ bị thiếu ối hay dư ối, vị trí nhau thai ,… thì ngôi thai cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với các mẹ bầu. Vậy thai ngôi mông là gì? Làm gì khi được chẩn đoán thai ngôi mông?
Thai ngôi mông là gì?
Thai ngôi mông(ngôi thai ngược) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi các mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Các mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.
Các loại thai ngôi mông
Thai ngôi mông gồm có 3 loại: ngôi mông hoàn toàn, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân
Ngôi mông hoàn toàn: mông của bé yêu hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: mông của bé sẽ hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt bé, hai bàn chân rất gần nhau.
Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: một hoặc cả hai bàn chân của bé sẽ hướng xuống đường dẫn sinh.
Nguyên nhân mẹ bị thai ngôi mông
Mẹ bầu đã từng mang thai ngược
Mẹ mang đa thai;
Các mẹ đã từng sinh non trước đó;
Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, có thể làm bé có thêm khoảng trống để di chuyển hoặc không đủ chất lỏng để di chuyển trong tử cung.
Tử cung của mẹ có hình dạng bất thường hoặc có biến chứng, chẳng hạn như u xơ tử cung…
Các mẹ bị nhau tiền đạo.
Thai nhi ngôi mông có nguy hiểm không?
Thai nhi ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân có thể làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn, gây áp lực lên rốn và hạn chế lượng máu đến thai. Trường hợp thai nhi ngôi mông hoàn toàn và ngôi mông không hoàn toàn, các mẹ vẫn có thể đẻ thường nhưng phải được hỗ trợ bởi bác sĩ và các nhân viên y tế có chuyên môn cao, kỹ năng tốt.
Từ tuần 18 – 20, các mẹ nên đi siêu âm để xác định vị trí ngôi mông. Nếu được phát hiện sớm, bác sĩ có thể tác động để tiến hành xoay ngôi thai. Nếu đến cuối thai kỳ mà bé vẫn ở ngôi mông, bác sĩ sẽ cố áp dụng các thủ thuật để xoay ngôi thai một lần nữa.
Có thể xoay lại ngôi thai không?
Các mẹ bầu có thể tập một vài động tác thể dụng nhẹ nhàng giúp xoay ngôi thai.
Các mẹ nằm theo tư thế độ dốc, đầu thấp, mông cao
Cách đơn giản nhất để thực hiện tư thế này là mẹ nằm trên một mặt phẳng và kê gối cao lên mông. Các mẹ làm điều này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng không quá đói cũng không quá no và vào lúc bé đang hoạt động. Các mẹ nên cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh căng cơ bụng. Thai sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự động chuyển ngôi thai.
Nằm nghiêng
Các mẹ nằm nghiêng khi ngủ có thể giúp bé dễ xoay đầu hơn, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy nuôi thai.
Bơi lội
Bơi lội có thể giúp bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ bầu có thể bơi lội trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30.
Gập người
Các mẹ trong tư thế chống tay và chân lên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 trở về sau để giúp đổi ngôi thuận.
Nghe nhạc
Các mẹ hãy để loa nghe nhạc ở phía dưới bụng và trò chuyện hàng ngày với bé. Cách này giúp kích thích bé yêu di chuyển gần hơn đến vị trí có âm thanh và cũng giúp thai nhi quay đầu.
Lưu ý: Với những mẹ bị chẩn đoán có nguy cơ sinh non thì không nên tự áp dụng các biện pháp để xoay ngôi thai lại bình thường. Mẹ hãy theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro xấu nhất.
Can thiệp y khoa
Giải Đáp Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu” Ăn Gì Dễ Sảy Thai”?
Một số loại thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên khi dùng cho mẹ bầu nó vô tình lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai
Thắc mắc của mẹ bầu ” Ăn gì dễ bị sảy thai ” Top 5 thực phẩm nếu ăn nhiều dễ dẫn đến sảy thai cho mẹ bầu.
Khổ qua (mướp đắng)
Trong quả mướp đắng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, với vị đắng và tính mát được người dân Việt Nam dùng trong bữa ăn hàng ngày, dùng làm trà và còn là một vị thuốc giả nhiệt rất tốt . Tuy nhiên khi dùng nhiều với mẹ bầu vị đắng của quả sẽ làm kích thích dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần.
Rau sam
Là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm mua, rau sam vừa là phương thuốc thảo dược vừa được sử dụng trong những món ăn dân dã. Tuy nhiên, không ít những ý kiến cho rằng, phụ nữ mang thai ăn rau sam nhiều sẽ kích thích tử cung rất mạnh. Điều này khiến tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn. Kết quả, nó có thể dẫn đến sảy thai.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau có trong bữa ăn hàng ngày của người Việt thậm chí nó còn là một vị thuốc bổ với các chị em mới sinh xong với công dụng giảm đau do co dạ con khi mới sinh, tính ấm giúp lưu thông khí huyết
Rau ngót
Rau ngót gây ra hiện tượng giãn cơ trơn của tử cung và có thể sẽ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy vì chứa Papaverin. Vì vậy, nếu sử dụng hơn 30 gam lá tươi, bạn sẽ có nguy cơ bị sảy thai khá cao.
Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sảy thai liên tục, sinh non hay hiếm muộn nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép lá rau ngót chưa qua chế biến.
Rau răm
Nếu đặt ra câu hỏi ăn gì dễ sảy thai thì trong câu trả lời của mẹ nhất định không được bỏ sót rau răm. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn nhiều sẽ dẫn đến mất máu.
Ngoài 5 loại rau kể trên trong suốt thai kỳ mẹ bầu cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, các loại cá biển, tránh các loại thực phầm tái sống như sushi, đồ nướng, phở tái, lòng đỏ trứng vì các món ăn này có thể chứa ký sinh trùng mà vô tình mẹ bầu có thể ăn phải.
https://phunu.info.vn/suc-khoe/mang-thai/mang-thai-3-thang-dau-nen-an-hoa-qua-gi-de-con-luon-khoe-manh.html
Quan Hệ Khi Mang Thai Và Những Thắc Mắc Thường Gặp
Quan hệ khi mang thai nên hay không?
Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc với bác sĩ phụ khoa rằng khi có thai thì có nên quan hệ tình dục nữa không? Câu trả lời là: Có. Tình dục an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách.
Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ bạn “bình thường” việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu. Thai kỳ “bình thường” là những trường hợp không thuộc nhóm nguy cơ gây sinh non hoặc sẩy thai. Với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên quan hệ.
Thực ra, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai, tinh dịch cũng không vào tử cung được vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có khoái cực, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không có hại gì.
a) Quan hệ khi mang thai dễ thăng hoa
Rất nhiều chị em than phiền rằng họ không thể đạt cực khoái mỗi lần làm chuyện ấy với chồng thế nhưng từ ngày mang bầu chuyện yêu lại thăng hoa hơn hẳn. Họ dễ dàng lên đỉnh. Nguyên nhân là do lưu lượng trong thai kỳ tăng lên sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng đạt cực khoái – điều mà bạn khó thực hiện khi chưa bầu bí.
b) Quan hệ khi mang thai giúp đốt cháy calo
Quan hệ khi mang thai là cách hiệu quả nhất để đốt cháy khoảng 50 calo trong khoảng 30 phút. Vì vậy, nếu mẹ bầu không muốn tăng cân quá nhanh và quá nhiều có thể “yêu” đều đặn 2-3 lần/tuần.
c) Quan hệ khi mang thai giúp hạn chế tăng huyết áp
d) Quan hệ khi mang thai giúp giảm đau
Cực khoái sẽ giúp cơ thể tiết ra oxytocin có thể giúp mẹ bầu tăng khả năng chị đau. Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị đau hông, đau lưng và nhức mỏi cơ thể, chuyện ấy sẽ giúp chị em ngăn ngừa những “tác dụng phụ” này.
e) Quan hệ khi mang thai giúp ngủ ngon
Chuyện ấy giúp chị em thư giãn, vì vậy nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. Những chuyển động lắc lư khi yêu cũng làm thai nhi ngủ ngon hơn đấy.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng quan hệ tình dục khi mang thai giúp làm tăng nồng động IgA – một kháng thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.
Quan hệ khi mang thai có dẫn đến sẩy thai không?
Quan hệ khi mang thai có gây hại đến thai nhi?
Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, chuyện chăn gối khi mang thai có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn.
Quan hệ khi mang thai có gây ra các cơn co dạ con sớm?
Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung. Nhưng cơn co này không đủ gây chuyển dạ. Do vậy, cực khoái do quan hệ khi mang thai không làm tăng nguy cơ sinh non. Ngay cả thai đến ngày, việc quan hệ tình dục cũng không gây khởi phát chuyển dạ.
Phần lớn phụ nữ khi có thai được chồng nâng niu hơn. Giá trị cuộc sống của người phụ nữ tăng cao, tâm hồn thư thái nên ham muốn gần chồng nhiều hơn.
Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tần suất và sự ham muốn tình dục. Sự thay đổi này thường gặp ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau:
Thai hành, mệt mỏi, nôn mửa trong 3 tháng đầu làm giảm sự hứng khởi và giảm tần suất quan hệ.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục vùng chậu (tử cung, âm đạo, âm vật) và vú, tăng tiết dịch âm đạo, do đó làm tăng cảm giác cực khoái và dẫn đến tăng kích dục.
Đến 3 tháng cuối, do tăng trọng lượng cơ thể, bụng to lên và đau lưng gây hạn chế chuyện chăn gối với bạn tình nên thường sẽ giảm ham muốn.
Sự “lãnh cảm” khi mang thai có bình thường?
Khi mang thai, sự chán ăn, ốm nghén, nôn mửa làm bạn cảm thấy không còn ham muốn chuyện ấy, thậm chí còn có cảm giác sợ hãi. Đối với một số thai phụ, khi quá mệt mỏi, lại nghĩ chính người ấy là nguyên nhân gây nên hiện tượng này nên lại có thái độ tiêu cực với người ấy và hậu quả là “lãnh cảm”.
Hầu hết, phụ nữ ngày nay đều tham gia công tác xã hội. Bên cạnh sự mệt mỏi do thai kỳ, những áp lực công việc, mâu thuẫn đồng nghiệp, cấp trên, gia đình bên chồng…cộng hưởng lại gây tâm lý nặng nề cho thai phụ. Lúc này, hơn ai hết, người chồng phải là người vỗ về, an ủi, động viên và giúp người vợ vượt qua rào cản.
Quan hệ khi mang thai thay đổi gì tới người chồng?
Vợ mang thai, sự thay đổi của người vợ về “chuyện ấy” cũng làm cho người chồng thay đổi theo chiều hướng đồng điệu với vợ tùy vào giai đoạn tuổi thai. Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thay đổi và có vẻ hấp dẫn hơn: ngực to lên, người nẩy nở hơn,.. làm người chồng sẽ tăng sự ham muốn.
Vợ chồng nên trao đổi với nhau về những khó khăn trong quan hệ. Ví dụ: trong những lúc người vợ mệt mỏi, người chồng nên cảm thông giúp đỡ, tạo cảm giác thư giãn như mát – xa, tạo một chút lãng mạn: một lời khen, một buổi dạo chơi…, một chút khôi hài làm xóa tan sự căng thẳng của vợ.
Nếu bụng vợ lớn thì nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp. Nếu không giao hợp được thì có thể vuốt ve âu yếm… Thể hiện sự yêu thương sẽ là mối liên kết bền chặt hơn nữa mối quan hệ vợ chồng. Nếu không thì tình cảm hai vợ chồng sẽ nhợt nhạt dần.
Tần suất quan hệ khi mang thai
Có thai lần đầu dễ bị giảm ham muốn tình dục vì trạng thái buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể nặng nề. Vào giai đoạn sau của thai nghén, nhiều phụ nữ mới tăng dần ham muốn tình dục do cơ thể đã thích nghi với những thay đổi về hormon và tăng thể tích máu, vú nhạy cảm hơn và tăng khoái cảm.
Bên cạnh đó, cũng có một số ít phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cảm thấy hoàn toàn không ham muốn nữa. Thai kỳ của phụ nữ có thể chia làm ba giai đoạn:
– Giai đoạn 2: Khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của kỳ mang thai. Đa số thai phụ có tăng cường độ thỏa mãn và sự đòi hỏi hơn mức bình thường đôi chút, do tâm lý được ổn định. Đặc biệt có một số người, nhu cầu về thỏa mãn tình dục tăng cao gần gấp đôi hơn trước thời kỳ mang thai.
– Giai đoạn 3: Kể từ tháng thứ bảy đến cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, do nhiều yếu tố tác động và bản năng bảo vệ của người mẹ nên nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất hẳn sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái.
Quan hệ khi mang thai nên dùng bao cao su không?
Thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ đến thai kỳ (vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối, sinh non…) và đến thai nhi (nhiễm trùng bào thai, thai non tháng…). Do vậy, nếu bạn tình mang bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần thiết phải mang bao cao su.
Mặt khác, có những thai phụ có thể quan hệ với những bạn tình khác nhau và không biết rõ ràng về sức khỏe của bạn tình mới thì rất cần thiết cho người ấy dùng bao cao su.
Quan hệ khi mang thai bằng miệng?
Quan hệ khi mang thai bằng miệng có thể được. Tuy nhiên có 1 vài điểm cần lưu ý khi “yêu” bằng miệng:
Người bạn tình không nên thổi khí vào bộ phận sinh dục thai phụ. Với lực đẩy, khí có thể xâm nhập vào âm đạo và vào tuần hoàn thai phụ gây thuyên tắc khí. Điều này hiếm xảy ra nhưng nếu có thì rất nguy hiểm cho tính mạng cho cả mẹ và con.
Đảm bảo người bạn tình không bị herpes miệng. Khi giao hợp bằng miệng có thể làm lây truyền những bệnh như Herpes (nếu người bạn tình có herpes vùng miệng), virus herpes sẽ xâm nhập vào đường sinh dục thai phụ và gây bệnh.
Quan hệ khi mang thai vị trí nào thoải mái nhất?
Tư thế thoải mái là sự lựa chọn của hai vợ chồng. Tùy thuộc vào sự khoái cảm, thuận lợi và ưa thích của cả hai. Trong trường hợp thai lớn, bụng to lên thì tư thế người vợ nằm trên là thuận lợi hơn. Có thể tư thế nằm nghiêng về một bên, vợ nằm trước, chồng nằm sau, tư thế này không làm người chồng đè vào bụng vợ đồng thời cũng kiểm soát được độ sâu khi giao hợp.
Quan hệ khi mang thai như thế nào cho đúng?
Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Spooning (Úp thìa)
Tư thế spooning không gây áp lực lên bụng của bạn nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của em bé. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa bạn và anh ấy. Bạn nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và anh ấy nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn.
Tuy nhiên, Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Spooning (Úp thìa) có một nhược điểm là không cho phép thâm nhập sâu nhưng lại có ưu điểm là không tạo áp lực lên bụng của người phụ nữ.
Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Side-by-side (Mặt đối mặt)
Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng của thai phụ. Bạn và đối tác nằm đối diện nhau, anh ấy có thể nằm thấp hơn một chút so với bạn hoặc là bạn có thể đặt chân lên người anh ấy để cho thoải mái và dễ thực hiện.
Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Woman on Top (Phụ nữ ở trên)
Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Doggie (US)
Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và anh ấy quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, chị em có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào. Tránh vị trí quan hệ tình dục này trong vài tuần cuối của thai kỳ.
Quan hệ khi mang thai bằng tư thế Mép giường
Bạn có thể nằm ngửa ở gần mép giường với đôi chân để thõng theo thành giường hoặc chân để dưới sàn nhà. Anh ấy có thể đứng hoặc cúi. Tư thế này không thể vào sâu nhưng cũng tránh được áp lực cho bà bầu.
Bất kỳ tư thế “yêu” nào gây áp lực lên bụng của thai phụ đều phải tuyệt đối tránh. Vì vậy, ngoài tư thế đè lên bụng bà bầu là không được phép, các tư thế còn lại đều có thể giúp các cặp đôi vẫn được tận hưởng đời sống tình dục tuyệt vời trong khi đang mong chờ một “tình yêu bé nhỏ” chào đời.
Quan hệ khi mang thai theo từng giai đoạn của thai kỳ
Quan hệ khi mang thai với thai kỳ dưới 4 tháng
Một số phụ nữ mang thai thấy mất hứng thú trong quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu tiên của thai kì. Các triệu chứng ốm nghén khi có thai của họ quá nhiều khiến họ không còn sức lực để nghĩ đến bất cứ điều gì khác.
Cùng với chuyện buồn nôn, ợ hơi, đi tiểu thường xuyên, bị đầy hơi, chị em cảm thấy mình không còn chút quyến rũ nào cả. Nhưng hãy bình tĩnh. Ham muốn sẽ trở lại với cả hai người khi bạn bước vào giai đoạn 3 tháng thứ hai và 3 tháng thứ 3 thai kì và hai người lại có thể mặn nồng bên nhau.
Chú ý: Nếu bạn là người có tiền sử khó có thai hoặc từng bị chảy máu hay bị sinh non, bạn nên cẩn trọng hơn để không dẫn đến việc gặp nguy hiểm tiềm ẩn nào đó. Bạn hãy tìm hiểu thêm thôn tin ờ phần quan hệ tình dục an toàn trong thời gian mang thai
Quan hệ khi mang thai với thai kỳ từ 3-7 tháng
Khi mẹ đã mang thai từ 3-7 tháng, cơn ốm nghén đã dịu dần. Nhiều chị em cảm thấy ham muốn của mình quay lại và thực sự muốn được gần gũi chồng hơn bao giờ hết. Bạn có thể thấy ngực mình vẫn còn rất mềm mại, âm đạo căng và nhạy cảm hơn. Điều đó cũng có nghĩa là chị em rất dễ bị kích thích và có ham muốn nhiều hơn trước những âu yếm của chồng.
Trong thời gian này, lượng nội tiết tố trong cơ thể của bạn cũng sẽ ổn định dần. Bạn và chồng cần một khoảng thời gian để có thể quen với việc bạn đang có thai. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng và bớt buồn nôn hơn trong chu kỳ thứ nhất. Như thế cơ thể bạn sẽ dễ chịu hơn và đón nhận những ham muốn gần gũi mới bên chồng theo một cách hoàn toàn mới.
Quan hệ khi mang thai với thai kỳ sau 7 tháng
Cơ thể bạn sẽ thay đổi nhiều trong 3 tháng cuối của thai kì. Đôi khi bạn cảm thấy mình không còn thân hình hấp dẫn, to bự và vụng về. Nhiều thai phụ bị rạn da và tăng cân rất nhiều, nên thường cảm thấy mình không còn xinh đẹp như xưa nữa.
Khi mang thai, bạn đang giữ một vẻ đẹp và sự gợi cảm rất đặc biệt, khiến cho người chồng ở bên bạn cảm thấy người vợ mang bầu của mình có một vẻ quyến rũ không cưỡng được. Có thể chồng bạn cảm thấy đầu vú đang thâm đen, bụng tròn căng và vòng 3 nở nang lúc này của bạn thật gợi cảm và hấp dẫn với họ.
Người chồng say đắm bạn bởi vì bạn đang cho anh ấy thấy khả năng sinh sản, là thứ khiến cho bản năng trong mỗi người đàn ông thực sự thích thú nhiều hơn bao giờ hết. Một số anh chàng lại thấy tình dục có thể xâm hại khoảnh khắc trong sáng lúc đó của vợ và em bé con mình trong bụng
Nhiều phụ nữ cảm thấy ham muốn tình dục tắt hẳn khi sắp đến ngày sinh. Chị em có thể quá lo lắng chuẩn bị cho em bé sắp chào đời hoặc ngủ nhiều hơn để được nghỉ ngơi. Lúc này, thai phụ không muốn quan hệ tình dục nữa. Các anh chồng nên cố gắng nhận diện giai đoạn này là bình thường và nên chia sẻ với vợ nhiều hơn.
Quan hệ khi mang thai và những nguyên tắc khi “Yêu”
Việc sinh hoạt tình dục phải do người phụ nữ hoàn toàn quyết định. Nhu cầu và cảm nhận tình dục của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hormone, sức khỏe, tâm lý. Nếu người vợ muốn thì hãy “yêu”, còn không muốn thì đừng cố chiều chồng.
Giảm thiểu động tác kích thích tình dục: Trước khi “yêu”, người chồng không nên làm vợ bị kích thích quá mạnh, nhất là khu vực quanh nhũ hoa.
Không thô bạo: Cần phải nhẹ nhàng trong khi quan hệ, tốt nhất là để cho nam giới chủ động giao hợp, nếu hành động thô bạo quá, và các hiệu ứng kích thích tình dục khiến cho vùng mông xung huyết, tử cung co bóp dễ khiến bị sẩy thai.
Trước và sau khi quan hệ, cả hai vợ chồng cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục. Đặc biệt là người chồng phải đảm bảo vệ sinh sẽ và không có viêm nhiễm sinh dục để tránh nhiễm cho vợ, cũng là bảo vệ cho con. Tốt nhất bạn nên dùng bao cao su.
Khi quan hệ giao hợp không nên quá lâu: Giảm thiểu thời gian quan hệ tình dục, bởi vì sự co bóp của tử cung và sự xung huyết trong thời gian này dễ gây sẩy thai. Đồng thời nên chú ý, dương vật không nên cho sâu vào âm hộ.
Cần chú ý không nên xuất tinh vào trong âm đạo.
Khi quan hệ mà xuất hiện những bất thường như xuất huyết âm đạo hay cảm giác khó chịu, tốt nhất vợ chồng bạn nên ngưng quan hệ và hỏi ý kiến bác sĩ.
Tư thế giao hợp của đôi bên: Bất luận là chính diện, sau lưng hay nghiêng đều được, trong thời gian này bụng chưa to lắm nên không ảnh hưởng đến tư thế giao hợp.
Những trường hợp cần tránh quan hệ khi mang thai
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do nội tiết tố thay đổi, ốm nghén, cộng với tâm lý lo lắng nên hầu hết phụ nữ không thấy có ham muốn. Vợ chồng nên chia sẻ với nhau, không nên vì chiều chồng mà chấp nhận quan hệ, để rồi thêm lo lắng, bất an, thậm chí dẫn tới sợ hãi và lãnh cảm sau này. Người chồng cần động viên, an ủi, đừng trách móc hay giận dỗi khi bị vợ từ chối.
Người vợ có tiền sử sảy thai, đẻ non ở lần có thai trước nên cẩn thận khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này, vì sẽ kích thích làm tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài. Nếu thấy đau bụng hoặc ra huyết sau khi quan hệ thì phải dừng chuyện ấy lại ít nhất 2 tuần sau đó và đi tư vấn bác sĩ.
Nhau tiền đạo: Cùng với sự phát triển của thai nhi, bánh nhau được hình thành và chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai bám bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nhau tiền đạo được chia thành nhiều mức độ nhưng trong phần lớn trường hợp bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế “giao ban”.
Nhau bong non xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nhai thai tách ra khỏi thành tử cung, làm gián đoạn quá trình truyền ô-xy và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Quan hệ khi mang thai có thể làm quá trình bóc tách của nhau thai diễn ra nhanh hơn.
Cổ tử cung của mẹ bầu trong thời gian mang thai hầu như khít và chỉ mở dần ra khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng lớn của thai nhi, cổ tử cung của một số mẹ bầu có hiện tượng bị mở dần ra. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai cao nên mẹ bầu cần tránh quan hệ.
Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp,có vấn đề bất thường cổ tử cung… nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Với các trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng cần cân nhắc khi quan hệ tình dục. Do tinh trùng có chứa hormone prostaglandin kích thích sự co bóp, do vậy muốn thực sự an toàn, khi sinh hoạt vợ chồng nên dùng bao cao su.
Trường hợp mẹ bầu hoặc anh xã bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần tránh không quan hệ, vì có thể truyền vi khuẩn qua cho thai nhi. Trước khi điều trị dứt điểm bệnh, nên nói “Không” tuyệt đối với việc quan hệ.
Một điều mà các bà bầu cần đặc biệt chú ý là việc theo dõi xem sau quan hệ tình dục cơ thể có những phản ứng đặc biệt không. Nếu có bất thường như đau bụng, ra huyết… phải phản ánh kịp thời với bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Ngôi Mông Và Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!