Xem Nhiều 3/2023 #️ Mang Thai Mẹ Bầu Cần Kiêng Cữ Những Gì # Top 6 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mang Thai Mẹ Bầu Cần Kiêng Cữ Những Gì # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Mẹ Bầu Cần Kiêng Cữ Những Gì mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao phải kiêng cữ khi mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, cứ 100 thai nhi thì có 3-5 be gặp vấn đề về phát triển. Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sơ thể người mẹ biến đổi rất nhiều. Do thai nhi còn quá nhỏ cộng thêm với việc người mẹ chưa thích nghi được với những thay đổi trong cơ thể. Bởi vậy, chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi trong bụng.

Vậy nên, trước khi mang thai và trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình đầy đủ những kiến thức về kiêng cữ để có một thai kỳ an toàn.

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần kiêng gì

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi mới hình thành và chưa ổn định nên môi trường bên ngoài rất dễ tác động đến con. Ví dụ như các loại vi khuẩn, virus… Bởi vậy, mẹ bầu cần chú ý về vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể là khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần tránh các thực phẩm sau đây:

Các thực phẩm tái, sống. Như thịt gia súc, gia cầm sống, trứng sống…Thức ăn để tủ lạnh, phô mai và sữa chưa tiệt trùng, pate đông lạnh… Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho thai nhi.

Các loại cá biển chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ, cá thu, cá kình, cá mập… Những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi

Những thực phẩm quá mặn

Trong 3 tháng đầu không nên ăn các loại rau như: rau răm, rau ngót, ngải cứu…Có thể làm co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.

Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại thực phẩm có chứa caffeine.

Khi mang thai cần kiêng hoạt động nào

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu không nên tham gia vào những công việc nặng nhọc hoặc mất sức nhiều. Đặc biệt là những tháng đầu tiên, vì lúc này tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định. Cụ thể, mẹ bầu cần tránh những việc sau:

Không được leo trèo, chạy nhảy vì giai đoạn này thai nhi còn khá yếu ớt.

Kiêng làm những việc phải gập người lên xuống nhiều lần. Vì đây là hành động có thể gây ra chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.

Hạn chế việc bắt chéo chân và gập đầu gối vì việc làm này sẽ hạn chế lưu thông máu xuống chân. Nguy hiểm hơn, việc này có gây ra hiện tượng suy giảm tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Hạn chế việc đứng quá lâu hoặc đột ngột đứng lên, ngồi xuống. Bởi có nó gây ra hiện tượng chóng mặt ở phụ nữ mang thai.

Không nên tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc xịt muỗi, thuốc côn trùng…

Thời gian mang thai, mẹ bầu không nên ngồi yên một chỗ mà hãy thường xuyên vận động, bộ. Những người thân bên cạnh, đặc biệt là chồng nên thường chia sẻ, quan tâm, động viên để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

Kiêng làm đẹp khi mới mang thai

Làm đẹp là một việc không thể thiếu đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai cần kiêng cữ gì để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu không nên nhuộm tóc: Tuy khoa học chưa đưa ra được những chất trong thuốc nhuộm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nhưng, mẹ bầu cần tránh nhuộm tóc trong thời gian đầu để đảm bảo an toàn khi thai nhi còn yếu.

Kiêng xông hơi: Tiếp xúc với nhiệt độ quá cao làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai.

Kiêng sơn móng tay: Trong sơn móng tay có chứa chất phthalates. Hợp chất này khi tiếp xúc nhiều có thể ảnh hưởng đến IQ của trẻ. Thêm vào đó, các hóa chất trong tiệm làm nail có ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng.

Kiêng tẩy trắng răng: Tuy việc tẩy trắng răng vẫn chưa được khẳng định là có an toàn cho mẹ bầu hay không. Những bác sĩ chuyên khoa cũng không thể biết được một cách chính xác. Nhưng trong thời gian mang thai, nướu và răng của mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, mẹ bầu không nên có bất cứ tác động nào đến hàm răng của mình khi không cần thiết

Kiêng uống thuốc khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng được. Vậy nên, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc tùy tiện, ngay cả khi cảm lạnh thông thường. Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc mẹ bầu nên lưu ý:

Không tự ý kê đơn khi chưa thăm khám. Hạn chế tối sử dụng thuốc

Nhiều loại thuốc tuy an toàn cho mẹ nhưng có thể gây hại đến thai nhi, bởi thai nhi trong bụng còn rất non nớt.

Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng thuốc.

Cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, liều lượng và thời gian

Việc kiêng cữ trong thời kỳ mang thai là hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để có thể chào đón được những đứa trẻ khỏe mạnh, đáng yêu chào đời mẹ cần phải là một người thông thái và hiểu biết.

Những chia sẻ của chúng tôi về mang thai cần kiêng cữ gì hy vọng đã giúp cho mẹ bầu thêm những thông tin bổ ích và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Huyết Áp Thấp Khi Mang Thai: Cần Kiêng Cữ Những Gì?

Vì sao có sự thay đổi huyết áp khi mang thai?

Huyết áp của bạn thay đổi lên và xuống mỗi ngày tùy thuộc vào việc bạn hoạt động như thế nào, cơ thể của bạn đang ở tình trạng ra sao. Việc huyết áp thay đổi khi bạn mang thai là hoàn toàn bình thường. Bạn biết đấy, trong thai kỳ cơ thể đang sản sinh rất nhiều hormone, đặc biệt là progesterone làm mỏng đi lớp thành mạch máu và điều này khiến cho huyết áp giảm. Tình trạng huyết áp thấp này chỉ mang tính tạm thời, thường xảy ra trong 2 tam cá nguyệt thứ 1 và 2.

Khi bạn bước sang tam cá nguyệt cuối, huyết áp sẽ tăng trở lại và đạt mức bình thường như trước khi mang thai ở mốc vài tuần trước ngày bé chào đời.

Khi nào mẹ bầu được xem là huyết áp thấp?

Ở người bình thường, huyết áp tối đa (tâm thu) – ứng với số ở trên của máy đo huyết áp là khoảng 120 mmHg, huyết áp tối thiểu (tâm trương) – ứng với con số ở dưới của máy đo huyết áp thường ở mức 80 mmHg. Tuy nhiên, với mẹ bầu, 2 mốc này sẽ tụt xuống. Thông thường, tâm thu ở mẹ bầu giảm từ 5-10 mmHg và tâm trương giảm từ 10 – 15 mmHg so với người bình thường. Ngưỡng phân biệt tình trạng huyết áp thấp ở mẹ bầu và người bình thường là 90 – 60 mmHg. Các mẹ bầu bị huyết áp thấp dạng nhẹ thường có chỉ số huyết áp trong khoảng 60 – 40 mmHg. Những trường hợp nặng hơn, chỉ số huyết áp thường xoay quanh con số 50-33 mmHg.

Bà bầu huyết áp thấp cần kiêng làm gì?

Tránh gắng sức: Ngay khi bạn thấy hoa mắt, choáng váng, hãy nhẹ nhàng ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.

Chú ý khi thay đổi tư thế: Từ đứng sang nằm (ngồi) hoặc từ nằm (ngồi) sang đứng, bạn nên thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Việc thay đổi tư thế quá nhanh có thể khiến bạn choáng váng và dễ té ngã.

Không nằm ngửa: Tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi và cho toàn cơ thể.

Tránh đứng lâu: Đứng càng lâu, cơ thể bạn càng dễ mỏi mệt vì bụng bầu thường làm bạn mất cân bằng và mất trọng tâm. Hơn nữa, duy trì quá lâu một tư thế làm giảm khả năng liên lạc giữa não và tim, khiến cử động của bạn không còn chính xác, cảm giác mỏi mệt gia tăng.

Tránh uống cà phê

Tránh ăn quá no: Giúp bạn không bị tuột huyết áp sau khi ăn.

Tránh các bài tập nặng: Khi đang có vấn đề với huyết áp, bạn chỉ nên chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng, không kích thích huyết áp lên hoặc xuống bất ngờ.

Bà bầu huyết áp thấp cần kiêng ăn gì?

Những món ăn chứa các loại đường có thể tiêu hóa nhanh: Những món ăn nhiều bột đường như bánh mì trắng, cơm gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt mau chóng được tiêu hóa và đi vào các nhánh nhỏ nhất của đường tiêu hóa. Điều này có thể gây ra tình trạng tuột huyết áp. Thay vì những món này, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Chúng được tiêu hóa chậm hơn và làm giảm nguy cơ huyết áp thấp cũng như tiểu đường.

Những thực phẩm có khả năng làm giảm huyết áp tự nhiên: Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây giảm huyết áp, bao gồm cả những món rất giàu dinh dưỡng như quả bơ, hạt quinoa hay khoai lang. Mẹ bầu vẫn nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, món ăn nào cũng trở nên có hại nếu mẹ ăn quá nhiều. Hãy lưu ý những món có thể làm giảm huyết áp như: Súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn (kale), chuối, quả đào, cá rô phi, yogurt không béo, thịt thăn heo, đậu trắng.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì? Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu rất dễ mắc chứng huyết áp thấp do sự thay đổi không ngừng của nội tiết tố progesterone trong cơ thể. Lúc này, nếu không áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé con…

Mẹ bầu cần theo dõi huyết áp thường xuyên

Mặc dù tình trạng thấp huyết áp khi mang thai là rất bình thường, bạn vẫn cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nào đứng sau tình trạng này. Bạn nên chú ý những biểu hiện của tình trạng thấp huyết áp như:

Nếu bạn đã thực hiện những bước khắc phục tình trạng thấp huyết áp nhưng những dấu hiệu kể trên vẫn tiếp tục, hãy sắp xếp thời gian gặp các chuyên gia để kiểm tra sức khỏe, kịp thời khắc phục những vấn đề có thể xảy ra.

Bà Bầu Khi Sinh Con Xong Cần Kiêng Cữ Những Gì?

1. Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ và khi tỉnh dậy thường nhễ nhại mồ hôi. Do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều, ở trong môi trường ẩm sẽ khiến da của sản phụ là nơi trú ngụ và phát triển vi khuẩn. Bên cạnh đó, sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da, dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ.

Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên.

Sản phụ nên lưu ý, không nên tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm lượng đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Thời gian tắm cũng không nên quá dài, mỗi lần chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút là đủ. Nên tắm bằng dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội. Nhiệt độ nước tắm khoảng 40- 43 độ C là tốt nhất. Nếu có điều kiện, sau khi tắm nên dùng nước khử trùng không có tính kích thích để khử trùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh. Những sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thì thể chất lúc bình thường tương đối yếu, không nên tắm sớm nhưng cũng nên lau người thường xuyên.

2. Nên đánh răng

Sản phụ thường ăn uống khá nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Vì vậy, nhiều sản phụ không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Sản phụ nên đánh răng vào buổi sáng và đánh răng lúc trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe.

3. Nên tránh gió

Khi tiết trời không nóng nực quá, sản phụ khi ở cữ thường mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì thì không nên ra ngoài. Đây là điều rất thiết yếu. Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh.

Đóng cửa, hạn chế ra ngoài để tránh mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, virus ở những nơi công cộng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật cho sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của phụ nữ sau sinh không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.

4. Không nên quan hệ chăn tình dục trở lại quá sớm

Sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn, nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục khi mang thai và sau khi sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường.

Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 đến 8 tuần, vì vậy trong thời kì sau đẻ không nên quan hệ tình dục.

Kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau khi sinh, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khoẻ mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường. Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.

Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

5. Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, có thể gây táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ. Thói quen cho sản phụ uống đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê…đều rất tốt. Nếu dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp, như thế càng có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và cho con bú.

6. Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ

Giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ có thể phòng tránh viêm nhiễm. Điều này vô cùng quan trọng đối với sản phụ. Sản phụ ra mồi hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ sinh phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ.

Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn… cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để chữa trị. Quần lót nên thay thường xuyên, quần áo mặc nên vừa vặn, mềm mại. Khi sinh nở vào mùa hè, càng cần phải xóa bỏ quan niệm cũ, cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ chống nóng bức. Vết khâu trước khi tháo chỉ nên giữ gìn sạch sẽ.

7. Không nên bó bụng sau khi đẻ

Một số sản phụ sau khi sinh con liền quấn chặt từ hông đến bụng, đến cúi lưng cũng rất khó khăn với hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Trong điều kiện bình thường, các cơ quan sinh sản trong hõm xương chậu của phụ nữ được các dây chằng và các cơ quan hỗ trợ ở đáy chậu giữ chúng ở vị trí bình thường. Trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi mang tính thích nghi. Hệ thống cơ quan sinh sản có sự thay đổi nhiều nhất, nhất là tử cung, thể tích và trọng lượng của nó lần lượt tăng khoảng 18 và 20 lần so với trước khi mang thai, các dây chằng cố định ở tử cung tương ứng cũng mềm và kéo dài ra.

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.

Tình hình trên cho thấy, bó bụng trong thời kì sau khi sinh thông thường, không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Điều này dẫn đến việc tử cung bị rũ xuống, hay nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra… Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Những Điều Cần Kiêng Cữ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ các vấn đề mang thai 3 tháng cuối. Nữ hộ sinh cảnh báo mẹ nên kiêng cữ những điều sau, đặc biệt trong giai đoạn này

Kiêng đồ tái sống

Tuy 3 tháng cuối, mẹ bầu không còn bị hạn chế nhiều về chế độ ăn uống. Nhưng mẹ vẫn cần kiêng tuyệt đối đồ tái sống. Vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, điển hình là khuẩn chúng tôi gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Không ăn cay, ngọt nhiều

Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn cay trước khi mang thai, nên đồ ăn không cay thường cảm thấy nhạt miệng. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng hạn chế ăn cay vì đồ cay không chỉ hại dạ dày mà còn gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng khi mang thai.

Ngồi hàng giờ liền

Nhiều mẹ bầu làm công việc văn phòng thường ngồi nhiều giờ liên tục. Tư thế ngồi quá lâu này sẽ gây ra đau lưng khi mang thai và tạo áp lực lên vùng bụng. Chính vì vậy, sau khi ngồi 1 – 2 tiếng, mẹ nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, cử động tay chân để khí huyết lưu thông tốt hơn.

Ở trong môi trường ồn ào

Căng thẳng

Thời điểm này tuy mẹ đã quen với sự có mặt của bé ở trong bụng nhưng cũng không tránh khỏi những lo lắng về việc sinh nở. Để cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn, mẹ hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Không làm việc quá sức hay để áp lực công việc gây ra stress. Khi bị stress, cơ thể mẹ sẽ tiết ra những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc này có thể tác động tới thai nhi khiến tâm hồn của bé trở lên buồn bã, nhạy cảm hơn khi sinh ra.

Di chuyển nhiều

3 tháng cuối, mẹ không còn phải kiêng đi lại như 3 tháng đầu. Tuy nhiên, kể từ thai nhi tuần thứ 37, bé có thể chào đời bất cứ lức nào. Để chuẩn bị tốt nhất cho ngày sinh nở, mẹ nên nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế đi xa hay đi lại nhiều.

Thận trọng với chuyện “yêu”

Với những mẹ bầu sức khỏe ổn định, hoàn toàn có thể quan hệ bình thường với một vài lưu ý như: tránh những động tác mạnh, nên dùng bao cao su hay sử dụng những tư thế phù hợp không gây áp lực lên bụng bầu.

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Mẹ Bầu Cần Kiêng Cữ Những Gì trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!