Xem Nhiều 6/2023 #️ Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Có Bị Xử Phạt? # Top 14 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Có Bị Xử Phạt? # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Có Bị Xử Phạt? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Theo đó, phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi; thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Nguồn: baochinhph.vn

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

Điện thoại:

038.595.3737 – 

Hotline:

0973.098.987

Email: 

luatsu@fblaw.vn

Fanpage: 

Công ty Luật FBLAW

Địa chỉ:

45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng ./.

Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử phạt như thế nào? Mang thai hộ là là trường hợp sau khi thụ thai trong ống nghiệm, nếu người mẹ vì lý do..

MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Thưa luật sư, theo như tôi được biết thì Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Vậy nếu phạm tội này thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Xử phạt đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

1. Cấu thành của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

1.1. Khách thể của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm phạm trực tiếp đến chế độ hôn nhân và gia đình.

1.2. Mặt khách quan của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mang thai hộ là trường hợp sau khi thụ thai trong ống nghiệm, nếu người mẹ vì lý do sức khỏe hay vì điều kiện nào đó không thể mang thai, phải nhờ đến người phụ nữ khác mang thai và sinh đẻ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có cho phép mang thai hộ nhưng với mục đích nhân đạọ. Với mục đích là giúp cho bên nhờ mang thai hộ có cơ hội được làm bố mẹ. Đây là một việc làm nhân văn, nhân đạo nên pháp luật cho phép thực hiện. Trong quá trình mang thai, bên nhờ mang thai sẽ có những hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bên mang thai hộ nếu như bên mang thai hộ có yêu cầu.

Do đó, đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại thì pháp luật nghiêm cấm, bởi tính chất của việc mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Điều này cũng nhằm ngăn chặn việc “đẻ thuê”, “đẻ mướn” gây ra nhiều hậu quả cho gia đình mà xã hội.

Hành vi của tội tổ chức mang thai hộ là hành vi bao gồm tổng hợp của nhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích cuối cùng của người thực hiện hành vi là vì mục đích thương mại.

1.3.Chủ thể của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Thứ nhất, Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại này thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.4. Mặt chủ quan của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Đối với tội phạm này thì là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

2. Hình phạt của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi có một trong các tình tiết quy định tại khoản 2.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự,quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Xử Lý Hành Vi Mang Thai Hộ, Tổ Chức Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại

Vợ chồng chị bạn tôi lấy nhau hơn chục năm, chạy chữa cũng nhiều nhưng không có con. Nay có người môi giới mang thai hộ, với chi phí trọn gói dao động từ 500 triệu đến 01 tỷ đồng. Xin hỏi, việc mang thai hộ như trên có vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015, “là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Các bên nhờ và được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì dụ, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện như: có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện như: là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hành vi hợp pháp, nhưng cần đáp ứng các điều kiện nêu trên. Ngược lại, một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 của Luật này là “thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính”.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại, theo khoản 23 Điều 3 của Luật này, “là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”.

Người có hành vi vi phạm quy định nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, có thể bị xử lý hành chính, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

– Xử lý hành chính: Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Đồng thời, người vi phạm còn bị ap dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 của Điều này là “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”.

– Xử lý hình sự:Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Căn cứ quy định nêu trên, người có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền tối đa là 10 triệu đồng. Người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý hình sự, với mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù.

Thu Hường

Vũ Thị Thanh Tú

Phân Biệt Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo Và Vì Mục Đích Thương Mại

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Thứ nhất, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

– Mục đích: người mang thai hộ tự nguyện mà không vì lợi ích vật chất hoặc một lợi ích nào khác;

– Điều kiện được mang thai hộ: là người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc chồng người nhờ mang thai hộ; chỉ được mang thai hộ một lần;

– Điều kiện được nhờ mang thai hộ: người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không thể sinh con ngay cả khi đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thứ hai, Mang thai hộ vì mục đích thương mại

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

– Mục đích: chỉ vì các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác;

Mang thai hộ là một thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học đã và đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội. Song để vấn đề này phát triển đúng hướng, đúng ý nghĩa xã hội, thì pháp luật cần phải điều chỉnh quan hệ này một cách kịp thời, cụ thể, tránh hiện tượng lạm dụng đi ngược lại bản chất xã hội của mang thai hộ và quan trọng nhất là tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ này.

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Có Bị Xử Phạt? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!