Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Hộ Có Được Pháp Luật Cho Phép Thực Hiện Tại Thái Nguyên mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi khách hàng: Xin chào Luật sư! Tôi có thắc mắc về việc mang thai hộ mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi và vợ kết hôn được vài năm nhưng do điều kiện sức khỏe nên không thể có con. Giờ vợ chồng tôi muốn nhờ bạn của vợ tôi mang thai hộ có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đơn vị tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục: Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Việt Kim (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội)
Địa chỉ: số 272 Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên
Điện thoại: 091.663.2282
Email: vinhquang.law@gmail.com
Cv tư vấn trực tiếp: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)
Đối với thắc mắc về việc mang thai hộ, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị định 10/2015/NĐ-CP; Nghị định 98/2016/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được phép thực hiện. Theo đó, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. (Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình cũng nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. (Khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo các bên cần đảm bảo được những điều kiện cơ bản sau:
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợpvà có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợpngười phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. (Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình).
Đồng thời cơ sở khám chữa bệnh cũng cần đảm bảo những điều kiện nhất định khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
Trường hợp bạn cần tư vấn thêm về vấn đề những trường hợp bị cấm kết hôn, bạn có thể tham khảo bài viết: Bấm vào đây
Hỗ trợ pháp lý của luật sư
Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Thái Nguyên, chúng tôi có thể cung cấp thêm các dịch vụ sau:
– Đại diện cho quý khách hàng trong hoạt động tranh tụng, đại diện quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách có thể sử dụng trọn gói dịch vụ với các nội dung công việc nêu trên hoặc yêu cầu cung cấp một phần dịch vụ hoặc điều chỉnh gói dịch vụ theo nhu cầu.
Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Sự hài lòng của quý khách là động lực làm việc của chúng tôi”.
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)
Người Lgbt Không Được Phép Thực Hiện Biện Pháp Mang Thai Hộ
Theo quy định của pháp luật, người LGBT có con hợp pháp bằng cách nào?
(Ảnh: Correspondent)
Trả lời:
Khái niệm “con hợp pháp” được hiểu là người con được pháp luật thừa nhận, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con và ngược lại. Theo pháp luật Việt Nam, con hợp pháp bao gồm con ruột và con nuôi.
Một số trường hợp người LGBT có thể có con hợp pháp như sau:
Thứ nhất, con ruột của một người LGBT với một người dị tính khác (trong mối quan hệ trước đó). Khi đó, người LGBT này được thừa nhận là cha hoặc mẹ của đứa bé. Tuy nhiên, khi người LGBT này xây dựng mối quan hệ như vợ chồng với một người LGBT khác, người đó không được mặc nhiên thừa nhận là cha/mẹ hợp pháp của người con.
Nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, người đó có thể làm thủ tục nhận con nuôi khi có sự đồng ý của cha, mẹ đứa bé. Khi đó, sẽ phát sinh mối quan hệ giữa cha nuôi/ mẹ nuôi với con nuôi, cũng có các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, trong trường hợp này, với một cặp đôi LGBT, một người là cha/mẹ ruột của đứa bé, người còn lại là cha/mẹ nuôi. Đồng thời, việc nhận con nuôi cũng không làm loại trừ hay hủy bỏ quyền và nghĩa vụ của người cha/mẹ ruột còn lại (người dị tính) của đứa bé.
Thứ hai, nhận nuôi con nuôi. Tương tự như trên, một người LGBT có thể xin nhận con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp, cặp đôi LGBT muốn nhận con nuôi để được thừa nhận là cha, mẹ nuôi của đứa bé, theo đánh giá cá nhân, việc này hiện tại chưa thể thực hiện được. Bởi một số lý do sau: một là, hiện nay mặc dù pháp luật không cấm nhưng vẫn chưa thừa nhận quan hệ hôn nhân của người LGBT, hai là, pháp luật về nuôi con nuôi chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề này.
Thứ ba, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bao gồm thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Cách này, dưới góc độ pháp lý, không phải là dễ dàng. Bởi lẽ, người thực hiện phải đáp ứng các điều kiện nhất định và phải tuân theo trình tự thủ tục như được quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
Một trong những điều kiện cơ bản và đầu tiên, đó là người áp dụng biện pháp này phải là cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữa độc thân và bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nghĩa là, không phải tất cả người LGBT đều có thể áp dụng biện pháp này.
Ngoài những cách thức nêu trên, hiện nay một số người LGBT cũng quan tâm đến việc mang thai hộ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và Nghị định 10/2015/NĐ-CP, người LGBT không thể thực hiện biện pháp này để có con hợp pháp. Hai văn bản vừa nêu không trực tiếp đưa ra điều cấm đối với người LGBT. Tuy nhiên có thể giải thích dựa vào quy định về các điều kiện mang thai hộ.
Người được áp dụng biện pháp mang thai hộ phải là cặp vợ chồng vô sinh (nghĩa là vợ chồng hợp pháp sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai – Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP) và đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà vẫn không thể mang thai được (Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình 2014). Trong khi đó, pháp luật hiện nay chưa thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người LGBT.
Luật sư Nguyễn Trung Trực
(Văn phòng luật sư Phan Law Việt Nam)
Tranh Cãi Xung Quanh Dự Luật Cho Phép Mang Thai Hộ Tại Mỹ
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn báo New York Times cho biết, dự luật này được nhiều người coi là cấp tiến và giúp sửa sai cho một luật khác của bang trước đó đã cấm mang thai hộ, vốn bị các đôi vợ chồng đồng tính hoặc hiếm muộn phản đối và bị cho là có sự kỳ thị đối với những phụ nữ không thể có con.
(Nguồn: LifeSiteNews)
Tuy nhiên, ngay sau khi Thượng viện thông qua luật mới, nhiều nữ nghị sỹ đã lên tiếng phản đối, cho rằng mang thai hộ có trả tiền biến cơ thể người phụ nữ trở thành những món hàng và khiến những phụ nữ nghèo buộc phải chọn để có thêm thu nhập.
Theo một báo cáo của trường Đại học Luật Columbia, chi phí cho một ca mang thai ở Mỹ trong khoảng 20.000-200.000 USD.
Bản thân ông Hoylman là nghị sỹ duy nhất của bang New York đã công khai mình là người đồng tính và có hai con gái được sinh bằng phương pháp mang thai hộ.
Trước đó, bang Washington và New Jersy cũng vừa hợp pháp hóa dịch vụ mang thai hộ năm ngoái và khoảng hơn một chục bang khác cũng đã thừa nhận dịch vụ này.
Ngoài ra, nhiều bang khác cho phép mang thai hộ với từng hoàn cảnh cụ thể hoặc chưa có luật về vấn đề này, và như vậy việc mang thai hộ vẫn có thể được tiến hành vì pháp luật không cấm.
Tại Mỹ, trong giai đoạn 1999-2014 đã có 18.400 trẻ sơ sinh được sinh bằng phương pháp mang thai hộ mà người mang thai không có quan hệ huyết thống với thai nhi.
Trong số đó, 10.000 bé được sinh ra sau năm 2010, theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của nước này.
Mang thai hộ hiện bị coi là bất hợp pháp ở hầu hết các nước châu Âu. Ở Ấn Độ, nơi được coi là có ngành du lịch “sinh con” mang lại doanh thu khoảng 400 triệu USD/1 năm, cũng vừa cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại năm ngoái.
Quy Định Cho Phép Mang Thai Hộ: Nhiều Vướng Mắc Khi Thực Hiện
Các chuyên viên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Tại hội thảo triển khai Nghị định số 10/2015/NĐ-CP do Bộ Y tế tổ chức tại TP Hồ Chí Minh mới đây, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, một trong ba bệnh viện của nước ta được phép thực hiện kỹ thuật MTH cho biết, bệnh viện vừa nhận được lời năn nỉ của một cặp vợ chồng xin làm thủ tục đăng ký MTH. Theo trình bày thì người con đầu của vợ chồng trên bị di chứng Down, người mẹ sau sinh nở gặp tai biến sản khoa phải cắt bỏ tử cung nên không còn khả năng sinh con. Họ rất mong được làm thủ tục MTH để có thêm người con thứ hai. Tuy nhiên, bác sĩ phải từ chối vì theo quy định chỉ được sử dụng kỹ thuật MTH cho các vợ chồng vô sinh và chưa có đứa con chung nào.
Về góc độ luật pháp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế Nguyễn Hồng Hải cũng phân vân, nếu đồng ý thì đồng nghĩa chúng ta coi trẻ bị Down, hay dị tật là những đứa trẻ không được bình thường. Điều này thể hiện sự phân biệt đối xử với trẻ em. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương, khi người MTH đến bệnh viện để sinh thì bệnh viện không biết sẽ ghi tên sản phụ là ai. Vì thực tế, nếu ghi tên người MTH, người mẹ nhờ mang thai sẽ không được cấp giấy chứng sinh để sau này làm thủ tục khai sinh cho con. Nếu không ghi tên cho người MTH thì các chế độ thai sản của họ sau này sẽ bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, thời gian qua nhiều người gọi điện hoặc hỏi tư vấn trực tiếp tại bệnh viện đề nghị MTH, khiến các bác sĩ rất mất thời gian để giải thích cho họ hiểu, luật pháp chỉ cho MTH vì mục đích nhân đạo đối với các cặp vợ chồng vô sinh đã tìm mọi cách điều trị nhưng không thể sinh con. Qua đó cũng cho thấy, có một bộ phận không nhỏ phụ nữ không muốn mang thai. Chính vấn đề này khiến nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng đẻ thuê tương tự như nhiều nước cho phép MTH.
Ông Nguyễn Viết Tiến cũng thừa nhận, Bộ Y tế đã có những lo ngại khi Việt Nam thực hiện cho phép MTH. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đi sau nên sẽ rút kinh nghiệm từ nhiều nước khác, sẽ quán triệt tình trạng MTH vì mục đích thương mại. Nhờ đặc điểm này mà các cấp quản lý của Bộ Y tế và Bộ Tư pháp đều khá tự tin sẽ dẹp bỏ nguy cơ đẻ thuê ở Việt Nam. Đơn cử, chỉ với quy định người MTH phải là người đã sinh con và chỉ được phép MTH 1 lần, khó thể lọt kẽ hở pháp luật để thực hiện hành vi đẻ thuê.
Bên cạnh đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế Nguyễn Hồng Hải cho biết, hiện Bộ Tư pháp đã soạn dự thảo luật hình sự để xử lý hành vi tổ chức MTH theo mục đích thương mại. Dự kiến, những người tham gia tổ chức MTH vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt tối đa 7 năm tù giam. Đối với cán bộ y tế tham gia vào đường dây này sẽ nhận thêm án phạt bị cấm hành nghề 5 năm. Ông Nguyễn Hồng Hải cho rằng, với mức án phạt nặng như trên các y bác sĩ sẽ không dám đánh đổi lương y lẫn tương lai nghề nghiệp để bắt tay với đường dây tổ chức thực hiện kỹ thuật MTH nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Vấn đề lại đặt ra, theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP và Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định cấm MTH cho người nước ngoài, vậy trên tinh thần luật không cấm thì có thể thực hiện? Trước khúc mắc này, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết, cách đây vài năm, một tổ chức đẻ thuê ở Thái Lan bị bắt, trong đó phát hiện một số phụ nữ ở Việt Nam đang MTH. Những người này đã bị buộc trở lại Việt Nam và hậu quả nặng nề là đứa trẻ sinh ra vô thừa nhận phải gửi vào trung tâm từ thiện. “Pháp luật không cấm, nhưng Bộ Y tế không khuyến khích các bệnh viện làm vì có nguy cơ để lại hậu quả xấu trong xã hội”, ông Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Hộ Có Được Pháp Luật Cho Phép Thực Hiện Tại Thái Nguyên trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!