Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với mỗi một người phụ nữ, chắc hẳn sẽ không có một hành trình nào dài như “hành trình mang thai” và không có niềm hạnh phúc nào lớn lao bằng khi tiếng con khóc chào đời. Cả quá trình này, người phụ nữ thường sẽ vừa hồi hộp mong chờ đến ngày sinh, đồng thời cũng vừa lo sợ những cơn “đau thấu trời xanh” của quá trình chuyển dạ. Và sẽ càng lo sợ hơn nhiều lần so với các cơn đau khi chuyển dạ chính là thai 39 tuần những vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị sinh.
Khi thai 39 tuần tuổi, cân nặng của thai nhi thường sẽ đạt cân nặng từ 2,8 – 3 kg, và có độ dài cơ thể từ 40 – 50 cm. Bát đầu từ giai đoạn này trở đi, bé sẽ không có thêm sự thay đổi quá nhiều về chiều dai cũng như cân nặng cơ thể. Tuy nhiên, đây là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng và rất rõ rệt về trí não của bé.
Trong thời gian này, cơ thể của bé đã bắt đầu sản sinh ra chất bôi trơn cho phổi – đây là một loại hỗn hợp giữa chất béo và protein có tác dụng dùng để ngăn hai lá phổi dính vào nhau khi bé bắt đầu hít thở. Có thể nói, giai đoạn này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng để chào đời.
Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?
Một trong những nguyên nhân đơn giản có thể giải thích lý do vì sao mẹ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, đó là tính sai ngày dự sinh. Một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, nhớ nhầm ngày trứng được thụ tinh, vì vậy sẽ dẫn đến trường hợp nhiều người lầm tưởng rằng thai nhi 39 tuần tuổi những vẫn chưa chuyển dạ.
Ngày dự sinh dù thế nào cũng chỉ là sự tính toán, phân tính và dự đoán nhờ và tình trạng của thai nhi. Chính vì là dự đoán nên nó hoàn toàn có thẻ xảy ra sai số ở một vài trường hợp. Nếu bạn luôn kiểm tra định kỳ trong quá trình mang thai và sức khỏe thai nhi luôn ổn định. Đừng quá lo lắng nếu đã đến ngày dự sinh, mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa chuyển dạ. Có thể, quá trình chuyển dạ của bạn sẽ diễn ra một vài ngày sau đó, khi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và sẵn sàng để chào đời.
Ngoài nguyên nhân chuẩn đoán ngày dự sinh bị nhầm lẫn. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến khiến cho sản phụ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dầu hiệu chuyển dạ là vì bé vẫn chưa di chuyển vị trí từ xương chậu đến cổ tử cung.
Đối với những sản phụ có khung xương chậu lớn, thời gian để em bé di chuyển từ vùng xương chậu về cổ tử cung có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Ngoài ra, những sản phụ từng là vận động viên hay những người thường xuyên vận động cũng thường xảy ra tình trạng chuyển dạ chậm.
Vậy nên, khi mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Các mẹ nên làm gì trong tuần thai thứ 39
Vào tháng cuối cùng mang thai khi thai 39 tuần tuổi, sự hồi hộp và mong chờ của các mẹ dường như càng được đẩy lên cao. Không chỉ các mẹ bầu nôn nao, mà chính những người thân và bạn bè cũng háo hức không kém.
Nếu như ở thời điểm này, bạn chưa có các dấu hiệu chuyển dạ và nhận được lời thăm hỏi từ nhiều người thân và bạn bè thì đừng nên bực dọc hoặc lo lắng. Bởi vì, bạn biết rồi đấy, không vấn đề xấu nào xảy ra đâu, chẳng qua là em bé chưa thực sự sẵn sàng, và những người thân thì cũng đang háo hức như bạn thôi.
Để tinh thần ổn định và thoải mái, các mẹ bầu nên thực hiện nhiều hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách và trò chuyện cùng bé. Các bài tập vận động nhẹ nhàng, chú trọng đi bộ cũng là một sự lựa chọn cho các mẹ để giúp cho cổ tử cung mở rộng, quá trình sinh diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Lên kế hoạch cho ngày bạn chuyển dạ cũng là một ý kiến không tồi. Bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm trong thời gian đầu chuyển dạ, chuẩn bị chiếc đầm bầu mà bạn sẽ mặc để khi đến bệnh viện…
Chú ý những thay đổi trên cơ thể như đi tiểu nhiều, chất dịch âm đạo ra nhiều, bụng xệ xuống thấp, đau tức lưng… Đó là dấu hiệu của việc bé đã di chuyển đến khung chậu và đang chuẩn bị để ra ngoài. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với nước chảy ra từ âm đạo một cách không kiểm soát, có thể nhiều hoặc ít, đó có thể là nước ối bị vỡ và bạn cần đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nếu sau 1 – 2 tuần sau ngày dự sinh mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu gì, tình hình này không thể kéo dài thêm và đợi chờ không còn là lời khuyên của các bác sĩ. Họ sẽ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp “giục sinh”.
Chú ý các dấu hiệu xảy ra trong những tuần thai cuối cùng:
Nếu thấy cử động của em bé trong bụng giảm dần, bạn cần đến bệnh viện khám ngay để có cách xử lý kịp thời. Dù đã qua ngày dự sinh, em bé của bạn vẫn nên hoạt động bình thường trong bụng mẹ, việc giảm các cử động của bé có thể là dấu hiệu không tốt.
Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Sinh Có Đáng Lo Hay Không?
Những ai lần đầu làm mẹ cũng sợ cơn đau chuyển dạ nhưng lại vô cùng sốt ruột khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh. Cùng tìm hiểu về vấn đề này để bớt lo hơn.
Thai 39 tuần là thời điểm con yêu đã chuẩn bị sẵn sàng để gặp mẹ. Chắc hẳn sau ngần ấy thời gian con nằm trong bụng, mẹ đang nóng lòng muốn nhìn thấy con yêu. Bởi vậy khi thấy thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, nhiều mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!
Đặc điểm thai 39 tuần tuổi
Thai 39 tuần tuổi thường có kích thước to và nặng hơn 3,3kg, độ dài trung bình vào khoảng 50cm. Dưới lớp da của bé có một lượng chất béo tích tụ thành mỡ giúp thai nhi tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể sau sinh. Phần lông tơ đã biến mất, da bé cũng mịn và hồng hào hơn.
Các bộ phận, cơ quan, não bộ, phổi, hệ thần kinh, khung xương,… của bé đã tương đối phát triển về các mô. Điều này giúp các hoạt động của bé như hít thở, tiêu hóa, hay khóc,… diễn ra một cách tự nhiên cho đến lúc bé chào đời.
Các mẹ cũng cần chú ý cử động của bé và cần báo ngay cho bác sĩ khi không thấy thai 39 tuần đạp nhiều. Vì trong giai đoạn này, em bé cực kỳ hiếu động và việc bé không đạp nhiều có thể là một dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Thông thường, thai nhi 39 tuần tuổi đã có đầy đủ điều kiện để sống trong môi trường bên ngoài. Và đây cũng chính là thời điểm xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh, thậm chí có thể sinh luôn. Thế nhưng, một số mẹ mang thai 39 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh, vậy đâu là nguyên nhân và có gì đáng lo không?
Người ta thường tính tuổi thai nhi bắt đầu từ ngày đầu tiên của lần có kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai cho đến ngày sinh. Các bác sĩ cũng dùng cách này để tính ngày dự sinh. Tuy nhiên, không ai biết được chính xác việc thụ thai diễn ra vào thời điểm nào. Do đó, ngày dự sinh có thể chênh lệch với ngày sinh thật.
Một trong những dấu hiệu sắp chuyển dạ là thai nhi di chuyển xuống khung chậu để chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cơ thể quá dẻo dai, bụng vẫn còn không gian cho bé thì việc sinh chậm trễ cũng là điều dễ hiểu.
Nói tóm lại, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là chuyện không quá nguy hiểm, mẹ bầu đừng lo lắng.
Thai 39 tuần mổ được chưa?
Các ca sinh khi thai nhi trước 38 tuần tuổi được xem là sinh non. Một số bà mẹ thắc mắc vậy thai 39 tuần tuổi mổ được chưa? Câu trả lời đây là thời điểm tương đối an toàn để mẹ có thể sinh mổ cũng như phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm sau sinh. Vì vậy trong trường hợp bác sĩ nhận định rằng mẹ có thể sinh mổ dù tuần thai chưa đủ thì mẹ cũng có thể yên tâm tuyệt đối.
Mỗi bà bầu có cơ địa khác nhau. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán ngày dự sinh tương đối chính xác cho các mẹ.
Thai 39 tuần đau cửa mình, thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh?
Thai 39 tuần tuổi là thời gian bé có thể chui ra ngoài bất cứ khi nào. Do đó, mỗi khi thấy đau cửa mình hoặc thai gò nhiều cũng đủ khiến mẹ lo lắng.
Tuy nhiên, thai 39 tuần gò nhiều và liên tục không hẳn là một dấu hiệu sắp sinh. Đó đơn giản chỉ là việc cơ thể mẹ đang phản ứng lại với sự phát triển quá lớn của thai nhi, hay còn gọi là cơn gò sinh lý. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ để có phương pháp xử lý đúng cách cho từng trường hợp.
Thông thường, các cơn gò sinh lý thường xuất hiện do sự chuyển động của thai nhi, khi bàng quang đầy, cơ thể mất nước hoặc sau khi quan hệ.
Cơn gò chuyển dạ gây đau bụng âm ỉ, đau lưng, vùng xương chậu bị căng cơ, đau đùi, khiến mẹ khó chịu,…
Một số mẹ bầu xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo.
Cơn gò chuyển dạ có tần suất cao, 5-10 phút một lần theo nhịp điệu riêng biệt. Mặc dù mẹ đã thay đổi tư thế, cơn gò vẫn không có dấu hiệu giảm đi.
Mang Thai Tuần Thứ 39: Dấu Hiệu Chuyển Dạ Và Sắp Sinh Con
Từ tuần 39 trở đi, thai nhi được coi là trưởng thành và sẵn sàng để chào đời
Bước vào tuần thai thứ 39 trở đi, thai nhi có độ trưởng thành, được gọi là thai đủ tháng. Thai nhi đủ tháng được đánh giá dựa trên siêu âm bởi các số đo đường kính trên cơ thể thai nhi phù hợp với thai nhi trưởng thành, đặc điểm của nước ối có nhiều phản âm và nhau có sự trưởng thành độ 3. Đó là thời điểm mẹ chuẩn bị cho ngày chào đón bé yêu. Càng đến gần ngày sinh, các mẹ càng băn khoăn và lo lắng nhiều hơn. Làm thế nào mẹ có thể biết được dấu hiệu sắp sinh xảy ra như thế nào, bản thân mẹ có nhận biết được hay không? Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần bao gồm những dấu hiệu gì? Nhận biết rõ các dấu hiệu sẽ khiến mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, và lo lắng.
Bé dịch chuyển xuống dưới: Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Đối với các mẹ bầu sinh con lần 1, dấu hiệu này được nhận biết rõ ràng hơn. Từ lần sinh thứ 2 trở đi dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.
Bong nút nhầy tử cung: vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
Xuất hiện cơn gò tử cung: gọi là cơn gò Braxton Hicks ngày một nhiều hơn, cảm giác của mẹ sờ trên bụng gò cứng, nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này sẽ giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt hơn. Chính cơn gò này giúp thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung, thuận tiện hơn trong quá trình sinh nở. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ khi thường gặp nhất đối với mẹ mang thai lần đầu tiên (con so). Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 (con rạ) trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.
Đau mỏi lưng, và đau bụng ở mọi tư thế: do nội tiết tố thai kỳ làm cho các khớp ở vùng chậu dãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống được dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều thì đau bụng và ngồi lâu thì đau lưng.
Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, buốt ở phần mu kèm tiêu chảy: Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của mẹ sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau nên tạo cảm giác mẹ đi cầu.
Vùng kín của mẹ sưng nề: Do kích thích của ngôi thai lớn, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ sinh.
Vỡ ối: Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn. Nhưng khi có dấu hiệu vỡ ối mẹ bầu cần di chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Khi nhận thấy một trong những dấu hiệu sắp sinh ở trên mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho người thân và tới bệnh viện phụ sản gần nhất để được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa để ca sinh nở được thuận tiện và dễ dàng.
Thai 40 Tuần Vẫn Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Mẹ Phải Làm Sao?
Tình trạng mang thai 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh là điều khiến hầu hết các mẹ bầu vô cùng lo lắng vì sợ thai nhi đang gặp vấn đề bất thường.
Chỉ số thai nhi 40 tuần
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, thai 40 tuần thường có cân nặng khoảng 3,3-3,6kg (bằng khoảng một quả dưa hấu) và dài 51-52cm. Bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “giục sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.
Thay đổi cơ thể mẹ khi thai 40 tuần tuổi
Mẹ bầu sẽ được kiểm tra lại vài lần để xem ngày dự sinh có thực sự chính xác hay không.
Tuần này, bạn có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.
Bạn cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
Bạn có thể phải đi tiêu thường xuyên hơn, do áp lực của thai nhi 40 tuần đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé gây áp lực lên trực tràng. Bạn cũng sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường hơn. Vì bàng quang cũng không còn nhiều chỗ trống để chứa nữa.
Bạn có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến.
Tại sao thai 40 tuần rồi mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Trong đó, hầu hết đến từ việc mẹ bầu cung cấp sai thông tin ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối nên bác sĩ dự đoán sai ngày dự sinh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân thai 40 tuần chưa sinh cũng có thể do mẹ đi khám thai quá muộn. Cụ thể, do mẹ bầu khám thai lần đầu khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu thì bác sĩ sẽ rất khó xác định chính xác ngày dự sinh. Bởi lúc này thai nhi đang phát triển rất nhanh, có thể vượt mức tiêu chuẩn trong từng tuần thai.
Ngoài ra, mỗi thai nhi sẽ có một mức độ phát triển khác nhau nên việc chào đời của bé cũng không thể giống nhau hoàn toàn so với bảng tiêu chuẩn.
Nếu thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở, chưa có dấu hiệu sinh, mẹ bầu nên tham khảo một số bí quyết kích thích chuyển dạ sau:
Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân.
Ăn nhiều dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung
Quan hệ: Trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, giúp bé nhanh chóng chào đời. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối.
Kích thích vùng ngực: Khi bạn dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ) sẽ giúp sản sinh oxytocin, giúp bé yêu mau chào đời.
Đi bộ: thai 40 tuần bụng vẫn cao thì khi đi bộ, lực hấp dẫn sẽ giúp đẩy em bé xuống gần tử cung của mẹ bầu.
Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ?
Nhiều mẹ thắc mắc thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thư giãn như xem phim, đọc sách, nghe nhạc hoặc ngủ, tránh vận động liên tục dẫn đến kiệt sức. Tốt nhất, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện để được theo dõi kỹ càng.
Khi đó, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra thai nhi. Xét nghiệm có thể cho thấy em bé khỏe mạnh và lượng nước ối bình thường hay không để quyết định chờ đến khi chuyển dạ hay cần kích thích cho sản phụ sinh.
Khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào của mẹ hoặc của thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
Trong quá trình mổ lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ, nếu bé không có phản ứng gì tiêu cực, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24 – 48 giờ và hoàn toàn có thể sinh thường sau đó.
Như vậy, khi thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, các mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi tình hình sức khỏe thai nhi để có cách xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo theAsianparent Singapore
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang xem bài viết Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!