Xem Nhiều 5/2023 #️ Lén Lút Tráo Đổi Tinh Trùng, Bác Sĩ Khoa Sản Khiến Ít Nhất 17 Phụ Nữ Mang Thai Cho Mình # Top 5 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Lén Lút Tráo Đổi Tinh Trùng, Bác Sĩ Khoa Sản Khiến Ít Nhất 17 Phụ Nữ Mang Thai Cho Mình # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lén Lút Tráo Đổi Tinh Trùng, Bác Sĩ Khoa Sản Khiến Ít Nhất 17 Phụ Nữ Mang Thai Cho Mình mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một bác sĩ khoa sản ở Hà Lan đã lén lút thay thế tinh trùng của người hiến tặng bằng của mình, khiến ít nhất 17 phụ nữ sinh con cho ông mà không hề hay biết.

Một bác sĩ khoa sản ở Hà Lan đã lén lút thay thế tinh trùng của người hiến tặng bằng của mình, khiến 17 phụ nữ sinh con cho ông mà không hề hay biết. Sự việc chỉ bị vỡ lở sau khi một trong những đứa trẻ lớn lên và kiểm tra ADN, nhưng lúc này người bác sĩ đã qua đời từ lâu.

Theo thông tin từ truyền thông Anh, bác sĩ trên tên là Jan Wildschute, làm việc tại Bệnh viện Sofia ở Zwolle, Hà Lan từ năm 1981-1993, nay được đổi tên thành Bệnh viện Issara.

Bệnh viện Issara cho biết trong một thông báo hôm 6/10 rằng, Wildschutey đã có ít nhất 17 đứa con được sinh ra nhờ thụ tinh nhân tạo, và mẹ của những đứa trẻ vẫn luôn cho rằng con họ đến từ những người hiến tặng ẩn danh.

Bệnh viện nói hành vi của bác sĩ Wildschute là “không thể chấp nhận được về mặt đạo đức”, đồng thời cho biết không rõ ông có còn nhiều con hơn nữa hay không vì hồ sơ lưu giữ trong bệnh viện không cung cấp nhiều chi tiết.

Tuy nhiên, họ đã tạo một tệp ADN cho Wildschute để những đứa trẻ khác được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại bệnh viện có thể kiểm tra xem vị bác sĩ này có phải là bố ruột của chúng hay không.

Truyền thông cho biết vụ việc lần đầu tiên được phát hiện bởi một trong những đứa trẻ sau khi trưởng thành. Thông qua cơ sở dữ liệu ADN, người này thấy rằng mình trùng khớp với ADN của cháu gái Wildschute.

Một người mẹ giấu tên nói với truyền thông: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ông ấy lại là người hiến tặng tinh trùng”. Bà nhớ lại trong phòng khám, Wildschute gây ấn tượng về sự thân thiện và trung thực.

Bệnh viện cho biết hiện tại, những đứa con của Wildschute được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (đã qua xét nghiệm ADN) vẫn giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhau.

Những đứa trẻ quyết định công khai sự việc vì họ muốn tránh những quan hệ ngoài ý muốn giữa anh chị em cùng cha khác mẹ.

Bác Sĩ Sản Khoa Chỉ Ra 3 Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung Phụ Nữ Cần Lưu Ý

Theo bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), nếu không xử lý kịp thời, thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thậm chí dẫn tới vô sinh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, như ống dẫn trứng (thường gặp nhất), buồng trứng, cổ tử cung, hay trong ổ bụng. Một vị trí đặc biệt khác của thai ngoài tử cung là thai bám ở vết mổ cũ đã mổ lấy thai trước đó.

Bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, tỷ lệ thai ngoài tử cung là 1 – 2 % các ca đẻ (tức là 100 ca thì có 1 – 2 ca). Mỗi ngày, bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp thai ngoài tử cung, có cả trường hợp thường gặp và trường hợp hiếm.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung

Theo BS Hùng Sơn, mang thai ngoài tử cung gồm 3 dấu hiệu lâm sàng chính:

Chậm kinh: Với thai ngoài tử cung, chậm kinh là dấu hiệu đặc biệt có giá trị khi kinh nguyệt của người phụ nữ đều.

Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và choáng.

Ra máu: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh.

Khi thăm khám lâm sàng, thấy có máu đen, cổ tử cung tím, mềm, đóng, tử cung to hơn bình thường, di động tử cung đau, bên cạnh tử cung có khối không rõ ranh giới, di động đau. Nếu khối huyết tụ thành nang, sẽ thấy tiểu khung là 1 khối dính, mật độ chắc, không di động, khó xác định được tử cung.

Khi thăm khám bụng thấy bụng chướng, có phản ứng thành bụng, có cảm ứng phúc mạc khi chửa ngoài tử cung vỡ gây lụt máu ở bụng. Trong trường hợp này, bác sĩ chọc dò túi cùng sau thấy có máu loãng không đông.

Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng và thăm khám, thai phụ cũng cần phải thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cần thiết để chắc chắn đó là thai ngoài tử cung.

” Khi xét nghiệm máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit (Hct) giảm, siêu âm (có thể siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng) không thấy túi thai trong buồng tử cung, ngoài tử cung có hình ảnh túi ối, có thể thấy mầm thai hoặc tim thai”, BS Hùng Sơn nói.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung rất dễ nhầm với một số bệnh và biến chứng khác, đặc biệt là sảy thai. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, thai phụ cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và siêu âm.Trường hợp bệnh nhân không đi khám sớm nếu thai ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến mất máu, nhiều bệnh nhân có thể sốc do mất máu, biểu hiện chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung

BS Hùng Sơn cho biết, nguyên nhân chính của mang thai ngoài tử cung gồm:

Nguyên nhân ở vòi tử cung: Thai phụ bị viêm dính vòi tử cung (chủ yếu do nhiễm Chlamydia), các bất thường bẩm sinh của vòi tử cung, phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, dính bên ngoài sau viêm phúc mạc, vòi tử cung quá dài, vòi tử cung bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường của vòi tử cung.

Các nguyên nhân khác: khối u ở phần phụ (u buồng trứng), lạc nội mạc tử cung, can thiệp vào buồng tử cung (nạo thai), sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản…

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Mỗi phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đều có tiêu chuẩn y khoa riêng. Căn cứ vào độ lớn của khối thai và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất cho thai phụ.

Điều trị nội khoa: Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp khối thai nhỏ, nồng độ Beta HCG dưới 5000 UI/ml. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc Methotrexat – MTX (thuốc diệt tế bào non). Nếu cách này thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển qua phương pháp phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa: Bao gồm mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt khối thai.

Nếu mổ mở, bác sĩ sẽ xử trí theo tổn thương, bệnh nhân có thể bị cắt cả khối thai và vòi tử cung hoặc lấy khối thai bảo tồn vòi tử cung.

Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ xử trí theo tổn thương giống như mổ mở, nhưng với nhiều ưu điểm, mổ nội soi được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để điều trị.

Cách phòng tránh thai ngoài tử cung

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản. Hiện tượng này khiến phụ nữ giảm khả năng thụ thai về sau, hoặc có thể bị thai ngoài tử cung lại vào lần mang thai kế tiếp, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế mang thai ngoài tử cung, BS Nguyễn Hùng Sơn đã đưa ra một số lưu ý cho các chị em.

Thứ nhất, khi phụ nữ phát hiện các bệnh như viêm vòi tử cung, viêm dính vòi tử cung, chỉnh sửa bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung thì cần điều trị một cách tích cực và triệt để, đặc biệt là viêm nhiễm do Chlamydia. Chú ý trong phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, tránh hiện tượng gấp khúc, xoắn của vòi tử cung.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, chị em nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới có thai trở lại. Lúc này, cơ thể người phụ nữ đã ổn định nên sẽ tránh được những biến chứng của việc bị thai ngoài tử cung trước đó.

Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Cảnh Báo: Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Không Nên Chủ Quan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích (Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn)

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Đây là băn khoăn của hầu hết những mẹ bầu. Về chuyên môn thì đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu khi gặp phải dấu hiệu tiêu chảy đều hết sức lo lắng, hàng loạt thắc mắc được nảy sinh trong đầu như:

Bà bầu bị tiêu chảy không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không? Phải xử lý ra sao? Bác sĩ sản phụ khoa sẽ phân tích ngay sau đây.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy thường có rất nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi.

Cũng có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn, ngay lúc đó thì sức đề kháng của bà bầu yếu, là dịp để vi khuẩn tấn công dễ dàng, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lưu ý với một số nhóm thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể cũng dẫn đến bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Thực tế có không ít chị em mang thai bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều chất mỡ, đạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm cho thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Biện pháp xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy

Phần đa các bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy là cho các mẹ mất khá nhiều nước, điều cần làm là giữ nước và điện giải. Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.

Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.

Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai thế nào?

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

– Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ

– Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…

– Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

– Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

– Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

– Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

– Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.

Chuyên gia khuyến cáo đặc biệt

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng kháng sinh không đúng chỉ định bác sĩ gây loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bac-si-san-phukhoa-canh-bao-ba-bau-bi-tieu-chay-khong…

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bác Sĩ Sản Khoa Giải Thích: Mang Thai Tháng Thứ 6 Có Nên Quan Hệ Không?

Bắt đầu từ tuần thai thứ 13, thai phụ bắt đầu bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, lúc này đa phần sức khỏe các mẹ bầu đều ổn định, không còn bị những cơn ốm nghén “quấy rầy” nữa. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bầu có thể chủ quan bởi đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất trong thai kỳ. Do vậy, thai phụ lúc này không chỉ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng mà còn phải đặc biệt lưu ý đến các vận động của cơ thể, sinh hoạt cá nhân, quan hệ tình dục,…

Trong đó, việc quan hệ tình dục thường được các cặp vợ chồng kiêng cữ tuyệt đối vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Thế nhưng, trên thực tế lại có một số ý kiến cho rằng việc quan hệ vợ chồng là hoàn toàn có thể làm được trong thai kỳ nếu biết cách “yêu” an toàn, đặc biệt là vào tháng thứ 6 – tháng được coi là “ham muốn” nhất của mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên quan hệ tình dục trong quá trình mang thai như: Đang trong tình trạng dọa sẩy thai, dọa sinh non, nhau tiền đạo, mang song thai hoặc đa thai, tiền sử hở eo tử cung, tiền sử sinh non, ối vỡ sớm lần mang thai trước, tiền sử bị tiền sản giật (hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén).

Lưu ý khi quan hệ tình dục ở tháng thứ 6

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nga, tuy là có thể quan hệ tình dục khi mang thai, đặc biệt là tháng thứ 6 nhưng các cặp vợ chồng vẫn cần phải nắm rõ một số lưu ý sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi:

Động tác khi quan hệ phải tuyệt đối nhẹ nhàng, các mẹ bầu khi quan hệ, nên tránh tư thế nằm ngửa gây áp lực lên bụng bầu, hơn nữa tư thế nằm ngửa tử cung có thể đè lên động mạch chủ làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu, dẫn đến giảm lượng máu đến thai nhi, không tốt cho thai.

Hạn chế “yêu” bằng đường miệng bởi nó có thể dẫn đến viêm nhiễm gây viêm màng ối gây vỡ ối.

Khi làm “chuyện ấy”, hai vợ chồng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh tinh dịch tiếp xúc trực tiếp với cổ tử cung. Chất prostaglandin trong tinh dịch có khả năng gây co bóp tử cung, dọa sảy thai.

Bạn đang xem bài viết Lén Lút Tráo Đổi Tinh Trùng, Bác Sĩ Khoa Sản Khiến Ít Nhất 17 Phụ Nữ Mang Thai Cho Mình trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!