Xem Nhiều 6/2023 #️ Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Mang # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Mang # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Mang mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chọn rắn để khởi nghiệp

Chở tôi trên chiếc ô tô Toyota Vios mới mua gần 600 triệu đồng, Trần Xuân Vượng cười bảo: “Đây cũng là tiền em bán rắn đó anh”. Riêng năm 2019, Vượng bán 13.000 quả trứng rắn hổ mang bành thu về 600 triệu đồng, bán trên 500 kg rắn thịt thu gần 300 triệu đồng. Tổng nguồn thu từ rắn cũng ngót 1 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi 600 triệu đồng. Chị Phạm Thị Bích Hường, Bí thư Thành đoàn Tuyên Quang khẳng định, mô hình nuôi rắn của Vượng đến nay được đánh giá lớn nhất thành phố và cho hiệu quả kinh tế cao. Từ con rắn đặc sản, đoàn viên Vượng đã khởi nghiệp thành công, trở thành hình mẫu về ý chí lập thân lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

Rót chén nước chè mời khách trong căn nhà xây khang trang tọa lạc trong khuôn viên 400 m2 với đầy cây cảnh, Vượng tâm sự, bố mẹ em trước kia đều là công nhân xây dựng Nhà máy thủy điện Sông Đà. Khi công trình hoàn thành, hai người về định cư tại thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm (Yên Sơn) nay là tổ Nước Nóng, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang) và xin làm công nhân hái chè Nông trường Tháng 10. Nghề mới tuy có lạ lẫm, nhưng cũng đều là công việc “đổ mồ hôi sôi nước mắt” nên bố mẹ em cũng quen dần. Gia đình chỉ có em là con trai duy nhất nên ai cũng cưng chiều, không muốn cho em đi làm xa.

Khu chăn nuôi 1.600 con rắn hổ mang bành của anh Trần Xuân Vượng. 

Thương bố mẹ lam lũ sớm chiều mà gia đình vẫn nghèo, học xong THPT Vượng theo bạn vào miền Nam đi làm thuê. Hơn 3 năm làm nghề tự do Vượng thấm thía cảnh xa nhà, ăn đậu ở nhờ, tiền lương còm cõi. Năm 2004, sau bao đêm suy nghĩ Vượng xách ba lô về nhà, quyết tâm theo học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội hệ tại chức. Tiếp tục 4 năm xa nhà nữa để chàng trai xứ Tuyên có quyết tâm, nung nấu ý chí phải tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Ra trường Vượng không có tư tưởng đi làm xa, về nhà em được bầu làm Bí thư Chi đoàn thôn, sau một năm hoạt động năng nổ Vượng được kết nạp vào Đảng và được bầu giữ chức Phó Bí thư Đoàn xã Phú Lâm, nay là phường Mỹ Lâm. Tháng 5-2020 Vượng được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường.

Từ các phong trào Đoàn, Vượng đã bén duyên, kết hôn cùng Phó Bí thư Đoàn xã Tứ Quận (Yên Sơn) Hoàng Thị Lan. Thời điểm này, Vượng mở cửa hàng tạp hóa và cửa hàng vật tư nông lâm nghiệp cho vợ quản lý. Có chút tiền lãi, hai vợ chồng nghĩ mãi không biết kinh doanh thêm nghề gì. Bởi đất đai gia đình không nhiều. Rồi Vượng nghĩ tới người bạn hồi học cùng lớp đại học quê ở làng rắn xã Tứ Xã (Lâm Thao -Phú Thọ). Người bạn này có khuyên Vượng nên nuôi rắn đặc sản và sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật. Bước đầu, Vượng gom góp thu mua của người dân được 36 con rắn để nuôi và ra xã xin giấy phép chăn nuôi động vật hoang dã.

Thấy nuôi rắn không mất nhiều thời gian, diện tích nuôi nhốt không cần rộng, trong khi giá trị kinh tế lại cao, Vượng tích cực về tận “trung tâm nuôi rắn của cả nước” tại xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) học hỏi kỹ thuật làm chuồng và mua rắn hổ mang bành con về nuôi. Vượng cho biết, chỉ chuyên nuôi rắn hổ mang bành cho tiện khâu chăm sóc, hơn nữa loài rắn này cho giá trị kinh tế cao hơn các loài rắn khác như: Rắn ráo, hổ châu, cạp nong, cạp nia. Rắn có thể bán thịt, làm mỹ phẩm, thuốc đông tây y, hàng da, ngâm rượu, nấu cao. Lúc cao điểm nhất 1 kg rắn hổ mang bành lên đến 1,2 triệu đồng. Còn trung bình từ 500 – 700 nghìn đồng/1 kg.

Trứng rắn được anh Trần Xuân Vượng vùi cát để nở thành rắn con.

Phát triển nghề

Hổ mang bành là loài động vật nguy hiểm. Một cú cắn của chúng nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây tử vong cho người nuôi. Bởi vậy, việc nắm chắc kỹ thuật xây chuồng trại, tập tục của loài rắn có vai trò quan trọng. Vợ Vượng trước kia rất sợ rắn, nhìn thấy chúng có thể khóc thét lên. Giờ chị có thể cho rắn ăn, vệ sinh chuồng, lấy trứng, bắt rắn ghép đôi cho sinh sản hay bán cho khách hàng. Gia đình luôn có đầy đủ các loại bảo hộ lao động, dụng cụ chuyên dụng nuôi bắt rắn, ngoài ra thuốc đặc trị rắn cắn luôn có sẵn trong nhà.

Cứ như thường lệ, một tuần vợ chồng Vượng cho rắn ăn hai lần. Do rắn mỗi con nuôi nhốt một chuồng nên phải đi tuần tự 1.600 chuồng. Thức ăn chính của rắn hổ mang bành là cóc, ngóe được gia đình anh mua gom của người dân quanh vùng. Dần dần cóc, ngóe khan hiếm Vượng chuyển sang mua gà, vịt, ngan con còn sống thải loại của các trung tâm giống, trang trại. Họ thịt sẵn và cấp đông. Nhà Vượng cũng phải xây dựng một kho lạnh trữ đông lớn, đảm bảo cung cấp thức ăn lâu dài cho đàn rắn. Do rắn là động vật biến nhiệt nên 5 tháng mùa đông chúng không ăn. Như vậy chỉ phải cho rắn ăn tầm 7 tháng, mỗi tháng là 8 bữa, mỗi bữa thức ăn bằng 10% cơ thể của chúng, cụ thể rắn 3 kg sẽ ăn 3 lạng thức ăn một bữa.

Trong 9 năm kinh nghiệm nuôi rắn, Vượng đã đập đi xây lại chuồng 4 lần. Lần sau cải tiến hơn lần trước đảm bảo chuồng rắn an toàn, rộng rãi, thoáng mát, dễ vệ sinh, dễ cho ăn và quan sát chúng. Khu nuôi rắn được thiết kế hai tầng bảo vệ, nếu xổng chuồng cũng không thể nào thoát ra ngoài được. Hệ thống làm mát chuồng, quạt gió được thực hiện đầy đủ. Chuồng rắn được rắc vôi, men sinh học, phun thuốc khử trùng thường xuyên để phòng chống các bệnh nấm, đường ruột và viêm phổi. Nếu nuôi tốt sau hai năm rắn có trọng lượng trên 2 kg có thể xuất bán. Ở thời điểm này, rắn cũng bắt đầu sinh sản, mỗi lứa đẻ từ 15 – 20 quả trứng. Trứng rắn có thể bán ngay 50 – 80 nghìn đồng một quả. Nếu ấp thì vùi trứng vào cát có phun nước ẩm thường xuyên, 60 ngày trứng sẽ nở thành rắn con.

Nhờ mỗi năm thu về gần 1 tỷ đồng tiền bán trứng và rắn thịt, mô hình kinh tế của Vượng trở thành mô hình tiêu biểu ở địa phương. Nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống, Vượng đều nhiệt tình chuyển giao. Tại địa phương từ mô hình của Vượng giờ đã có hơn 10 mô hình nuôi rắn đặc sản có hiệu quả. Như các gia đình: ông Nguyễn Công Tĩnh, tổ Nước Nóng nuôi 1.400 con; anh Ngô Văn Toán, tổ Nước Nóng nuôi 600 con; anh Tưởng Anh Tuấn, tổ 17 nuôi hơn 100 con. Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế phường Mỹ Lâm thường xuyên được nhiều đoàn viên đến học hỏi nhân rộng mô hình. Đoàn viên Ngô Văn Toán chia sẻ: “Nuôi con rắn hổ mang đòi hỏi có tay nghề kỹ thuật cao. Nếu không có người đi trước chỉ bảo, chuyển giao kỹ thuật thì khó thành công. Chúng tôi rất may khi có anh Vượng người địa phương rất tâm huyết, hướng dẫn tận tình cho bà con cách nuôi”.

Năm nay do đại dịch Covid -19, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch, công tác xuất nhập khẩu. Giá rắn hổ mang bành từ 500 – 700 nghìn đồng/1kg giảm xuống còn 320 nghìn đồng thời điểm hiện tại. Nhưng theo những người nuôi rắn chuyên nghiệp, giá xuống thấp chỉ nhất thời. Nuôi rắn vẫn là nghề có thu nhập ổn định, vững chắc. Anh Vượng tin tưởng với hướng phát triển du lịch của tỉnh, các nhà hàng đặc sản sẽ phát triển để phục vụ du khách. Hiện nay, đã xuất hiện Nhà hàng Thái rắn Km 9 đường Tuyên Quang – Hà Nội, chuyên phục vụ các món về rắn. Tại địa phương, Mỹ Lâm đã lên phường và trở thành “vùng lõi” của Khu du lịch Suối khoáng nóng Mỹ Lâm. Tập đoàn Vingroup đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Vinpeal Tuyên Quang và trong tương lai gần, suối khoáng sẽ thành trung tâm du lịch lớn của Tuyên Quang. Như vậy đầu ra cho rắn đặc sản sẽ dễ dàng và ngày càng bền vững, thúc đẩy nghề nuôi rắn đặc sản ở địa phương phát triển.

Bằng sự nỗ lực, mạnh dạn, tích cực học hỏi, mô hình nuôi rắn của Vượng là sự khẳng định quá trình vươn lên để lập thân, lập nghiệp. Từ đó, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tin Tức Liên Quan Đến Mô Hình Chăn Nuôi Làm Giàu

Nằm trên một khu đất rộng 12 ha vốn là căn cứ của quân đội Mỹ trước năm 1975 (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang), Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 (mà người dân quen gọi là Trại rắn Đồng Tâm) có thể nói là vương quốc của các loài rắn độc.

Một chuyện hy hữu đã xảy ra với một bé gái sống ở một ngôi làng nhỏ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. K hi tiến hành chụp X-quang cho cô bé, các bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên phát hiện trong ổ bụng của bé gái có 3 con rắn dài tới 30 cm. Nguyên nhân tại sao cô bé lại mang thai “3 con rắn” thì vẫn chưa có lý do chính xác.

Đó là câu chuyện có thật, con rắn hổ mang chúa đã làm bạn với lão Po – con nghiện nức tiếng xấu xa ở làng tôi.

Theo trả lời của The Naked Scientist, nọc độc mà rắn sử dụng là một loại protein được cấu tạo bởi các khối amino acid. Khi rắn nuốt những chất protein kịch độc này vào dạ dày, hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ các protein đó làm cho chúng trở nên vô hại.

Rắn mào đỏ thường có huyền thoại bí ẩn về xuất xứ? Nó thực sự hiện hữu, hay chỉ là sản phẩm của ảo giác? Mỗi khi nó xuất hiện đều xảy ra câu chuyện ly kỳ rùng rợn kèm theo. Riêng cá nhân tôi, tôi cho rằng con Rắn màu xám pha vàng, trên đầu nó, vệt gì đó giông giống như cái mào đỏ là có thật.

Ông Steve Coulson, người được mời đến để bắt rắn, cho biết, đây không phải là loài rắn độc. Chúng thường làm tổ trên mái nhà. Hiện nhân viên vẫn tiếp tục tìm kiếm khoảng 8 rắn con được cho là vẫn còn trong trường.

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối Mau Lớn. Các Loại Thức Ăn Cho Rắn Mối

Rắn mối là loài bò sát sống trong tự nhiên và chỉ được thuần hóa nuôi dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt chưa lâu nên chúng chưa thích nghi cao. Tuy vậy từ quá trình nuôi thử nghiệm loài bò sát này, người chăn nuôi đã rút ra được những điều kiện cần thiết để chúng có thể sống, phát triển và sinh sản trong môi trường nhân tạo. Ưu điểm của việc nuôi loài bò sát này là chỉ với chi phí đầu tư ban đầu thấp, nhưng nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì chỉ sau vài tháng đã có thể thu lợi lớn. Nhằm mục đích giúp bà con tiếp cận với loài vật nuôi mới này, chúng tôi giới thiệu đến bà con đôi nét về kỹ thuật nuôi và các loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi chúng.

Có thể tận dụng các xô, chậu, thau… để nuôi rắn mối nhưng tốt nhất nên làm chuồng để nuôi được số lượng lớn.

Nếu làm chuồng thì nên xây dựng theo hình chữ nhật. Với diện tích chuồng khoảng 20 m 2 có thể nuôi được 1.000 con rắn mối.

Thành chuồng nuôi rắn mối cần trơn, nhẵn để rắn mối không bò ra được bên ngoài. Hiện nay thành chuồng nuôi rắn mối thường được làm như sau:

Cách 1: Trên nền chuồng xây thành chuồng bằng gạch và xi măng. Ốp gạch men bóng từ nền lên thành chuồng khoảng 40 – 60cm để rắn mối không bò ra được bên ngoài.

Cách 2: Làm thành chuồng nuôi bằng tôn phẳng, dùng các tấm tôn phẳng nối lại với nhau, tạo thành diện tích bên trong để nuôi rắn mối.

Cách 3: Dùng loại bạt trơn vây xung quanh nền chuồng để rắn mối không bò ra ngoài là được

– Nền chuồng: tốt nhất nên là nền đất. Nền chuồng nuôi phải có ống thoát nước, tránh để nước đọng lại trong chuồng.

– Bố trí bên trong chuồng: Bên trong chuồng nên chia ra 2 phần

Phần thứ nhất: lợp tôn hoặc làm mái che để che mưa, che nắng cho rắn mối. Cho vào chuồng một số viên gạch ống hoặc rơm khô, lá chuối khô, tôn, gạch ngói làm nơi trú ẩn cho chúng (dùng gạch ống xếp thành 2 tầng là tốt nhất). Các vật dụng này cần bố trí cách thành chuồng khoảng 40cm để rắn mối không bám bò ra ngoài được. Đặt vào chuồng một số máng ăn, máng uống cho rắn mối.

Phần thứ 2: không làm mái che để chuồng có ánh nắng. Phần này nên trồng cỏ để tạo môi trường tự nhiên cho rắn mối ( vào ban đêm thắp một bóng đèn nhỏ để các con sâu bọ bay tới tạo thức ăn tự nhiên cho rắn mối)

Con giống: có thể bắt ngoài thiên nhiên nhưng kích cỡ không đồng đều, nên mua ở trại để có kích cỡ đều và khoẻ mạnh.

Chọn giống: nên chọn những con khoẻ mạnh không dị tật, dị hình không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chọn những con khoẻ và di chuyển nhanh và không dị tật. Nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian này rất nhiều.

Chăm sóc rắn mối

Rắn mối từ lúc được sinh ra đến 5 tháng là trưởng thành. Khoảng 6 -7 tháng là rắn mối có khả năng sinh sản. Thời gian mang thai của rắn mối từ 70-80 ngày, sau đó sinh ra một bọc rắn mối con và tự rắn mối con cắn bọc chui ra, mỗi lần sinh sản từ 7-15 con, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần.

Để rắn mối sinh sản được nhiều con chúng ta nên chia tỉ lệ đực cái là 1 – 1 hoặc 1 – 2, để tăng khả năng thụ thai của rắn cái.

Khi rắn mối cái mang thai thì nên tách rắn cái sang một chuồng dùng riêng để nuôi rắn mối mang thai và chú ý theo dõi, khi rắn mối cái sinh sản ra rắn mối con thì bắt rắn cái sang chuồng ở chung với rắn đực để tiếp tục phối giống, đồng thời cho rắn mối con sang chuồng khác nuôi riêng.

Cần vệ sinh chuồng rắn mối thường xuyên để tạo môi trường sạch cho rắn môi sinh sản và phát triển tốt. Tốt nhất là 2 – 3 ngày dọn chuồng một lần.

Ngoài ra phải định kỳ khử trùng chuồng trại nuôi rắn môi bằng các loại thuốc sát trùng.

Rắn mối là loài bò sát ăn tạp, các nhóm thức ăn chính của rắn mối bao gồm:

Các loại côn trùng bao gồm các ụ mối, dế, châu chấu, trứng kiến, ấu trùng ong, đuông dừa, gián, giun đất…

Các loại thức ăn có mùi tanh bao gồm tôm tép, thịt, trứng gà, ruốc, mỡ heo, thịt gà

Các loại thức ăn có vị ngọt như xoài, dưa hấu, các loại chuối xiêm, chuối sứ …

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của rắn mối mà nguồn thức ăn dành cho chúng cũng sẽ cần phải khác nhau.Và tùy từng giai đoạn cần phối hợp nhiều loại thức ăn với nhiều kích cỡ khác nhau cho phù hợp.

Cho rắn mối ăn 3 lần trong một ngày, thay thức ăn hàng ngày và tránh cho chúng ăn thức ăn ôi, thiu, mốc… Cũng cần cho rắn mối uống nước, thay nước sạch thường xuyê tránh để phân rơi vào máng uống.

Rợn Người Nuốt Bào Thai Rắn Tăng Lực Của Dân Nhà Giàu

Trứng, hà nàm lục xà vương và rắn hổ ngựa với lời đồn “bổ dương” chuẩn bị phục vụ các quí ông

Tôi nghe vậy, vội dựng xe rồi bước vào chòi lá, nơi có 4 ông khách đang ngồi quanh chiếc bàn tròn, trên giữa bàn là nồi nước lẩu bắt đầu sôi, bốc hơi nghi ngút. Theo lời giới thiệu của Quang thì 4 vị khách đều là những tay có “máu mặt” ở địa phương. Trong đó một vị là cán bộ, còn lại là chủ doanh nghiệp và đại gia cao su. “Mấy ổng đến quán mỗi tuần một lần. Trước khi đến lại gọi điện đặt trước mấy món độc khác nhau”, Quang nói nhỏ.

Trên bàn, có 2 chiếc đĩa to, trong mỗi đĩa có một con rắn đã làm thịt, cuộn tròn, ở giữa là bộ lòng, trứng và bào thai của chính con rắn vừa bị làm thịt. Một con là rắn lục đuôi đỏ có cái đầu hình tam giác và đuôi màu đỏ. Con còn lại là rắn hổ ngựa màu xám. Thấy tôi nhìn con rắn trên bàn bằng ánh mắt e ngại, ông khách giới thiệu tên Hải nháy mắt cười, bảo: “Chắc chú em chưa thấy, chưa ăn món này bao giờ đúng không? Con này gọi là lục xà vương đuôi đỏ, cực hiếm. Ăn đi, tối về biết liền. Tụi anh lớn tuổi lại mập nữa, phải nhờ nó mới “dẻo dai” được”.

Nói rồi ông gắp một con rắn nhỏ xíu, còn đang ngọ ngoạy bên trong cái bọc nhầy nhầy, nhúng vào nồi nước đang sôi sùng sục. Ông không thả xuống nồi nước mà vẫn giữ cái bào thai ở đầu đũa, khua khua vài cái rồi nhấc lên, bỏ vào miệng… Nuốt xong con rắn gần như sống nguyên, ông nâng ly rượu cụng với mọi người rồi ngửa cổ uống.

“Rượu này cũng là rượu ngâm lục xà vương đấy. Phải như vậy nó mới đủ bộ”, tợp xong ly rượu nhỏ, ông Hải nói. Sau màn khai vị này, cả 3 người đàn ông còn lại bắt đầu gắp, nhúng, nhai và uống. Tôi nhìn họ, thấy có lúc chưa kịp nhúng cho tái, họ đã vội bỏ vào miệng. Mùi tanh bốc lên nồng nặc, bao trùm căn chòi lá thấp tè.

Sau khi “giải quyết” xong bộ lòng, hà nàm của 2 con rắn, những người đàn ông tiếp tục “xử lý” phần thân của 2 con rắn nãy giờ vẫn đang cuộn tròn trên đĩa chờ đợi.

“Tôi nghe nói đây là bài thuốc của Từ Hy Thái Hậu bên Trung Quốc dùng cho đàn ông trong cung để phục vụ bả. Hiếm lắm, ăn một lần thì thấy sức lực khác hẳn, nó làm thân thể rạo rực, khoản ấy thì miễn chê luôn”, sau khi đã ăn no nê, người bạn nhậu ngồi kế bên ông Hải tên Hùng, vừa lau miệng vừa nói.

Tiễn mấy ông khách sộp ra về, Quang cười bảo: “Mấy ổng có tiền, nhiều lúc đến đây đặt hàng món ăn “quái đản” lắm, cứ đòi tôi kiếm cho mấy con nằm trong “Sách đỏ” không, làm sao tôi dám. Tôi làm quán gần 20 năm nay rồi mà nhiều khi còn thấy gớm chứ đừng nói anh. Rắn lục xanh, đầu gồ, đuôi đỏ thì hơi hiếm. Ăn kiểu như mấy ông vừa rồi thì cũng mới có thời gian gần đây thôi”.

Hà nàm chuột cũng xơi

“Chú mày nói muốn nhậu món hà nàm chuột lâu lắm rồi, giờ có rồi đấy, lên đi. Trong vòng 40 phút phải có mặt nha”, một ông anh khá thân, chủ một xưởng chế biến khoai mì ở Củ Chi (TP.HCM) gọi điện cho tôi nửa thông báo nửa ra lệnh như thế. Tôi mừng thầm: “Vậy là có dịp chứng kiến rồi”, tôi nghĩ thầm rồi lật đật xách xe đi.

Khi tôi đến nơi thì công tác chuẩn bị cho bữa tiệc hà nàm chuột đang đến giai đoạn cuối. Trên bàn nhậu, ngoài chiếc rổ nhựa đựng những bộ bào thai chuột, còn có một bình rượu bằng sành mà theo anh bạn thì bên trong ngâm bào thai chuột. Anh bảo: “Đây là chuột mang từ Đồng Tháp lên. Phải dặn lâu lắm mới có đấy”.

Tôi thắc mắc: “Chuột đẻ nhiều thế, làm gì mà hiếm vậy? Mà ở đây gần Campuchia, chuột nhiều lắm, sao phải đặt xa vậy?”. Anh đáp: “Chuột từ Campuchia không đảm bảo. Đúng là chuột đẻ rất nhiều, nhưng chuột thịt thì có chứ món hà nàm này lúc nào cũng đắt hàng. Dân nhậu bây giờ cũng sành ăn lắm, món nào ngon là tụi nó “xí” hết ngay. Giá mắc gấp mấy lần chuột thịt mà còn không có mua nữa đấy”.

Vừa nói anh vừa kêu mọi người ngồi vào bàn, rồi nhanh chóng gắp một con thả vào nồi nước lẩu, chừng 2 phút sau, anh gắp con chuột lên, bỏ vào miệng vừa nhai vừa hít hà. Tợp một ly rượu ngâm hà nàm chuột xong, anh khà một cái rõ to rồi nói: “Ngon! Món này là sạch nhất đấy. Nó còn trong bụng mẹ, đã ra ngoài đâu”.

Trong lúc chúng tôi đang ngồi vừa ăn uống vừa nói chuyện rôm rả, bất ngờ một thành viên trong bàn nhậu đứng bật dậy, đi nhanh ra vườn sau nhà khiến mọi người ngạc nhiên chẳng hiểu chuyện gì. Ít phút sau, anh bạn đi vào, mặt mày tái nhợt. Anh bạn chủ xị hỏi có chuyện gì, anh bạn ấp úng: “Em nhúng con chuột chưa chín, tanh quá nên mắc ói”!

Quả thật, nhìn những con chuột non đỏ hỏn nằm trong bọc bào thai, tôi không thể nào đủ can đảm cầm đũa gắp nó lên. May mắn là ngoài món chuột hà nàm, còn có cả chuột thịt nướng. Tuy nhiên, đến lúc cầm ly rượu ngâm chuột lên, tôi suýt ói vì không chịu nổi cái mùi vô cùng khó chịu, rất khó diễn tả của nó, vừa nồng, hăng hắc, lại có cả mùi tanh… Nhìn nét mặt nhăn nhó của tôi, anh bạn cười: “Nè, rượu ngâm hà nàm chuột là bài thuốc của Trung Hoa đấy, không phải ai cũng biết đâu. Vừa bổ dương, vừa tăng cường khí huyết lưu thông”.

Rồi anh thao thao giảng về thang thuốc rượu chuột này: Loại chuột dùng để ngâm rượu phải là chuột còn nằm trong bào thai, nếu không thì vừa đẻ xong là hốt cả ổ mang về, rửa bằng rượu trước khi ngâm. Sau đó hạ thổ từ 1 năm trở lên mới khui lên dùng.

“Bài thuốc này anh lấy ở đâu?”, tôi hỏi. “Anh có ông bạn làm thuốc đông y dưới Q.5 (TP.HCM) cho”. Tôi hỏi: “Anh uống vào thấy sao?”. Anh ngập ngừng một hồi rồi đáp: “Thú thực với chú là anh chưa thẩm định được, nhưng mấy anh bạn anh ai cũng nói có công hiệu”.

“Trong đông y, rắn là một vị thuốc bổ âm, chữa các chứng bệnh về xương, khớp, phong thấp. Còn món hà nàm rắn là một món ăn giàu đạm, nhưng phải nấu chín. Còn bổ dương thì chỉ là lời đồn chứ chưa có cơ sở khoa học. Riêng bào thai chuột mà ăn như vậy thì nguy hiểm lắm. Chuột là loài có thể truyền cho người những căn bệnh rất nguy hiểm như thận, lao, dịch hạch…”,bác sỹ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Y học Dân tộc TP. HCM.

(Nông nghiệp Việt Nam)

Nguyễn Tuấn Anh @ 20:41 11/03/2014 Số lượt xem: 1390

Bạn đang xem bài viết Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Mang trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!