Cập nhật thông tin chi tiết về Lái Xe Kể Chuyện Bà Bầu… Đẻ Rơi Trên Taxi, Kiến Thức Mang Thai, Cẩm Nang Việt mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đoạn đường chỉ hơn 10km nhưng anh phải đi mất cả tiếng đồng hồ còn bà bầu thì đã… sinh bé gái từ bao giờ.
Những ngày cuối năm, tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường của TP. Bất kể sáng chiều, ngay cả giữa trưa người Sài Gòn cũng muốn “phát điên” vì kẹt xe. Người đi xe máy leo vỉa hè “đẩy” người đi bộ xuống lòng đường, nhiều người len lỏi, luồn lách qua dòng xe hơi nối đuôi nhau xếp hàng chật kín trên đường.
Kẹt xe không chỉ làm người dân mệt mỏi, bực tức dưới cái nắng chói chang những ngày cuối năm mà còn ảnh hưởng đến công việc, buôn bán dịp Tết. Ngay cả xe cứu thương đôi lúc cũng bóp còi inh ỏi rồi bất lực khi “mắc cạn” giữa dòng xe cộ chật như nêm. Khi đó, tài xế đành tắt còi hụ, chỉ còn đèn ưu tiên chớp nháy như thể chấp nhận “bó tay” với kẹt xe.
Suýt chết hụt vì đẻ rơi trên xe taxi
Và khi nói đến kẹt xe, hẳn nhiều người vẫn chưa quên câu chuyện chiếc taxi chở bà bầu đến bệnh viện phụ sản khi chị bị đau bụng. Thế nhưng thay vì chỉ 15-20 phút đến bệnh viện khi đường thông thoáng, bác tài đã mất cả tiếng đồng hồ mới luồn lách ra hết con đường xe kẹt còn bà bầu đã sinh con từ lúc nào…
Người tài xế hôm đó chính là anh Phạm Giang Linh, 41 tuổi, tài xế của hãng Vinasun. Gặp tôi dịp cuối năm, anh đang bận bịu với công việc nhưng khi nhắc đến vị khách đặc biệt của mình – bà bầu và em bé, anh cười hóm hỉnh bảo: “Đúng là chuyện hy hữu, giờ nhớ lại vẫn thấy rùng mình”.
Sáng ngày 28/10/2010, anh Linh nhận được thông báo từ tổng đài Vinasun tới đường Mã Lò, khu phố 13, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân đón khách.
Tới nơi, thấy một người phụ nữ đang được người nhà đưa ra xe, anh chỉ nghĩ khách bị thương cần đi bệnh viện. Khi biết khách – chị Nguyễn Thị Kim Phương là sản phụ đang bị đau bụng, anh được yêu cầu chở trạm xá tại ngã tư Bốn Xã để sinh con. Thế nhưng khu vực này kẹt xe cứng ngắc, cả đoạn đường dòng xe ô tô, xe buýt nối đuôi nhau khiến chiếc taxi của anh như mắc vào “ma trận” kẹt xe. Đến nơi, trạm xá cho biết nơi đây không có chức năng đỡ đẻ.
Trong lúc chiếc taxi đang cố gắng thoát kẹt thì chị Phương không ngừng kêu đau bụng, rên la đau đớn. Anh Linh sốt ruột đề nghị người nhà chuyển chị đế bệnh viện Triều An, Q.6 gần đó. Thế nhưng xe của anh lại tiếp tục lạc tiếp vào “ma trận” kẹt xe tại ngã tư An Dương Vương – Tân Hòa Đông. Giao lộ này đường hẹp, xe đông buộc anh phải mở đèn ưu tiên nhưng… chẳng ai nhường.
“Tôi cố gắng hét thật to, mở gương, gập kính chiếu hậu để la xin mọi người tránh đường nhưng ai cũng vượt lên trước. Nhìn ra phía sau, chị Phương đau đớn khiến anh Phan Thanh Long, chồng chị cũng bị mất tinh thần. Một lúc sau cả tôi, anh Long và một chị đi cùng đều đồng thanh la to xin mở đường, xe mới đi nhanh hơn một chút” – anh Linh nhớ lại.
Khoảng 11h, chị Phương la thất thanh “đẻ rồi” xong ngất lịm đi, người chồng hoảng loạn tinh thần không làm được gì. Còn anh Linh cũng luống cuống chỉ biết lái xe thật nhanh đến bệnh viện…
Thế nhưng khi đến được khu vực vòng xoay Phú Lâm, xe của tài xế taxi vẫn chưa thoát ra khỏi kẹt xe do đường Bà Hom có “lô cốt” án ngữ hết nửa mặt đường. “Khi đến được bệnh viện Triều An, người vợ ngất lịm còn người chồng cũng muốn… ngất theo không biết làm gì. Tôi phải chạy vào gọi bác sỹ nhờ họ ra cấp cứu cho đứa bé cùng sản phụ ngay ở băng ghế sau của chiếc taxi” – anh Linh kể.
May mắn, cả mẹ lẫn con đều qua cơn nguy kịch. Suốt thời gian lái taxi, đây là lần đầu tiên anh chở sản phụ đi bệnh viện mà… đẻ luôn trên xe taxi vì kẹt xe.
Đến bệnh viện gặp kẹt xe: Nguy kịch!
Người tài xế chia sẻ, bây giờ ra đường kẹt xe là chuyện thường nên mình phải dự trù trong kế hoạch có cả thời gian… kẹt. Trước đây, anh từng chở vài người phụ nữ mang bầu đến bệnh viện, cũng vì kẹt xe mà có người sau khi tới được bệnh viện phải vào thẳng phòng cấp cứu do tình trạng nguy kịch.
“Lần nọ, tôi chở một sản phụ đến bệnh viện Triều An nhưng do kẹt xe trên đường Hồng Bàng, Q.11, người sản phụ đó đã bị vỡ nước ối phải đưa vào phòng cấp cứu” – anh Linh nhớ lại.
“Kẹt xe” – hai từ quá quen thuộc và dường như trở thành nỗi ám ảnh của người dân chúng tôi mỗi khi ra đường. Thậm chí, với kinh nghiệm lái xe lâu năm và từng chở nhiều… bà bầu đi sinh, anh Linh cho rằng khi bác sỹ chuẩn đoán 1,2 ngày nữa sẽ sinh các thai phụ nên đến bệnh viện nằm trước để được chăm sóc chu đáo.
“Dù có tốn tiền một chút nhưng với tình hình kẹt xe như hiện nay mà đau rồi mới đến bệnh viện e là sẽ gặp nguy hiểm. Trường hợp thai phụ đẻ rơi trên xe, tôi cũng muốn lạnh toát người bởi nếu chẳng may mẹ con chị ấy gặp nguy hiểm thì tôi mang tội, dù tội của… kẹt xe lớn hơn nhiều” – anh Linh bộc bạch.
Sau khi xuất viện, vợ chồng anh Long có điện thoại cám ơn mời đến nhà chơi rồi thậm chí còn muốn anh làm… cha đỡ đầu cho con gái may mắn của họ. Thế nhưng anh Linh chỉ cười cám ơn rồi hỏi thăm cháu bé. Anh tâm sự: “Mình làm phúc giúp được người khác là may rồi chứ ơn huệ làm gì” – anh nói.
Thậm chí, ngay tên người mẹ anh còn ngờ ngợ khi mới vào đầu câu chuyện. Tên chị Phương được anh lưu trong điện thoại là “bà đẻ” vì anh không nhớ rõ khi ra về từ bệnh viện. Chỉ bé Lọt – cô bé được đẻ rơi trên taxi là anh ấn tượng với cái tên đặc biệt này.
Anh Phan Thanh Long, ba bé Lọt cho biết con anh hiện rất khỏe mạnh. Cháu được hơn 3 tháng tuổi và đã biết lật. Anh rất cám ơn người tài xế tốt bụng đã cố gắng chở vợ anh đến bệnh viện và còn không bận tâm khi anh trả… thiếu tiền taxi.
Giới Tài Xế Kể Chuyện Đỡ Đẻ Trên Xe: Là May Mắn, Chứ Xui Xẻo Gì Đâu!
Ngày đêm dốc hết sức tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở kinh hoàng tại Trà Leng, các chiến sĩ trẻ nén đau thương đào bới, rửa từng thi thể người xấu số. Họ lo lắng đồng bào ngập dưới đất đá lạnh lẽo.
Kết quả xét nghiệm ADN đã xác định danh tính thêm 3 công nhân thủy điện Rào Trăng 3. Trước đó, người nhà nạn nhân đã được vào hiện trường vụ sạt lở. Họ nghẹn ngào trong vô vọng: “Con ơi! Con ở đâu?”
Sáng 31.10, mưa lại nặng hạt ở Trà Leng. Lực lượng cứu nạn tiếp tục tìm kiếm còn những gia đình có người thân bị vùi trong núi dường như không còn chỗ bấu víu, chỉ còn biết chắp tay lạy về phía núi.
Ở vùng cao Trà Leng (Quảng Nam) những ngày này, lực lượng cứu nạn đã dốc hết sức cho cuộc tìm kiếm những đồng bào mất tích sau vụ sạt lở núi kinh hoàng trong sự đợi chờ mòn mỏi của người thân họ.
Nhận tin ngôi làng mình ở bị “xóa sổ” bởi sạt lở núi, cô học trò tức tốc chạy về thì chỉ còn 2 nấm mồ của cha mẹ được người dân chôn vội sau khi tìm thấy thi thể vào sáng 29.10.
Giữa hoang tàn đổ nát ở Trà Leng, nữ giáo viên – em gái của Bí thư xã không dám bước chân mạnh, thắp nhang khắp nơi với hy vọng sớm tìm thấy thi thể anh trai.
Vượt hơn 1000 km cùng 30 tấn hàng hóa do bà con miền Tây quyên góp, Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đã đến hỗ trợ, cùng ăn, cùng ở với bà con vùng lũ Quảng Trị trong 10 ngày qua.
Suboi xuất hiện tại Rap Việt tập 13 tối 25.10 với bộ nail ‘dây điện’ đầy ấn tượng, gây sốt cộng đồng mạng. Tác giả của bộ nail độc đáo này cho biết cô mất đến 2 tuần để hoàn thành.
Sau cơn mưa nặng hạt vào chiều tối 31.10, nhiều tuyến đường ở chúng tôi bị “cô lập” bởi mực nước cao gần nửa mét, rơi vào tình trạng ngập nặng. Người thì đội mưa, dắt bộ vì xe chết máy.
Chiều 31.10, chúng tôi bất ngờ xuất hiện mưa rất to kèm dông lốc khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ. Mưa ngập kèm triều cường ở mức báo động II, làm nhiều tuyến đường chìm trong biển nước.
Tin tức về Sạt lở vây khốn vùng cao; Làm bè cho bà con vùng lũ; Lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo số ra ngày 1.11.2020.
Quê tôi ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, bóng tà dương gác non đoài tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Miền quê nằm bên biển rộng, lắm sông dài, cá tôm phong phú.
Kể Chuyện Bị Cúm Khi Mang Thai Tuần 31 Ở Nhật.
Chào các mẹ bầu, hôm nay bài viết của mình hơi mang tính chất tự sự là chính để nhớ lại vụ làm mình hết hồn gần đây, đó là mình bị chuẩn đoán bị cúm A khi mang thai tại tuần thứ 31. Đợt này mình mang thai ba tháng cuối lại đúng vào mùa đông của Nhật. Năm nay dịch cúm influenza tại Nhật phải gọi là kinh khủng nhất từ trước đến giờ. Ngày nào trên tin tức cũng phát đi thời sự cập nhật cảnh báo dịch cúm làm mình cũng chả dám đi đâu hoặc lúc nào cũng kè kè khẩu trang bên mình.
Tuy nhiên bé lớn nhà mình đi trẻ rồi bị cúm A, mình ở nhà chăm bé luôn đeo khẩu trang sợ bị lây. Thế mà cẩn thận thế rồi tuần sau đó mình cũng dính. Cái giống cúm nó khó chịu kinh khủng, lúc đầu mình chỉ mong là bị cảm xoàng, nhưng tối đến bắt đầu sốt cao và lạnh, đầu đau và người rũ cả ra. Dù em bé trong bụng vẫn đạp nhè nhẹ nhưng thực sự lúc đó mình lo lắng rối bời lắm.
Mình nằm li bì rồi nghĩ đủ thứ, nghĩ thương bé lớn tuần trước bị ốm chắc cũng mệt như mình bây giờ, lo mình bầu bí bị ốm giờ không uống được thuốc bao giờ mới khỏi, rồi lại lo cho con trong bụng không biết có ảnh hưởng gì không, rồi lại lo ốm đau không có sức cơm nước chăm con hik hik. Có lúc cơn sốt mình lên đến 39 độ, cả người như hòn lửa mà mình đọc đâu đó là nhiệt độ mẹ tăng 1 độ là nhiệt độ nước ối của con tăng 3-4 độ, gây nguy hiểm cho thai nhi. Nghĩ vậy mình lại càng sợ và lo lắng.
Sáng sớm 8h sáng, mình đánh bạo gọi điện đến bệnh viện nơi mình khám thai định kì, xin bác sỹ cho siêu âm để kiểm tra em bé. Dù nói với bác sỹ là mình sốt đến 39 độ và rất lo cho e bé, nhưng bác sỹ chỉ hỏi mình có đau bụng không? có ra máu không? Mình trả lời không thế là họ kêu đi khám nội khoa (内科-Naika), nếu bị ra máu hoặc đau bụng thì gọi lại cho họ.
Mình kêu là không yên tâm và sợ đang bị cúm nên muốn siêu âm xem con có bị làm sao không? Hik hik ai dè bệnh viện trả lời: “Nếu mày mà bị cúm thì không được đến bệnh viện khám thai, vì sẽ lây cho các mẹ bầu khác. Nếu bác sỹ nội khoa chuẩn đoán bị cúm, mày phải ở nhà khi nào được phép ra ngoài (thông thường là phải sau 5-7 ngày) thì mới được đến bệnh viện khám thai lại. Chỉ khi nào bị ra máu, đau bụng hoặc không cảm thấy em bé đạp trong bụng thì liên lạc lại với chúng tao”
Mình cố vớt vát: “Nhưng tôi có lịch khám thai định kỳ 3 ngày nữa, chẳng lẽ 3 ngày nữa tôi cũng không được đến bệnh viện khám thai à?” Bác sỹ nghe vậy, yêu cầu mình nếu bị chuẩn đoán cúm, bắt buộc phải gọi điện lại hủy lịch khám thai định kỳ. (Hu hu hết luôn hi vọng)
Chán lắm rồi nhưng mình vẫn cố hỏi thêm: “Thế bầu đến thời điểm này rồi, giả sử tôi bị cúm A thật thì có làm sao không?” Bs trả lời: “Không sao đâu yên tâm đi! ” Rồi cúp máy 🙁
Sau khi gọi điện đến bệnh viện, dù yên tâm hơn chút nhưng mình vẫn hơi hụt hẫng, nghĩ bụng sao ở Nhật bác sỹ lạnh lùng và nguyên tắc thế. Rồi lại lo nếu con có làm sao mà mình không biết do không đi siêu âm được, lúc đó bệnh viện có chịu trách nhiệm cho mình không…
Thế rồi 9h sáng mình đến phòng khám nội khoa gần nhà khám. Lúc này virut càng mạnh hay sao ấy, cộng với cái bụng to làm mình mệt và kiệt sức cứ vật vờ ở cái ghế chờ khám. Mùa cúm nên phải đến hơn chục bệnh nhân đã chờ sẵn trong phòng khám, gần tiếng rưỡi mới tới lượt mình. Vào đến nơi, sau khi kể lại triệu chứng, ông bác sỹ lấy cái que dài có tẩm bông gòn chọc sâu vào mũi mình (sâu lắm, không thấy đau nhưng ngứa ngáy khó chịu kinh khủng) lấy dịch xét nghiệm. Kết quả đúng như mình lo lắng, mình đã bị cúm A. :(((
Dường như biết mẹ bầu mình đang lo lắng tột độ, ông bác sỹ nội khoa bèn đi lấy một quyển sách về thuốc chuyên dành cho các bà bầu, mở ra và chỉ cho mình xem là ông sẽ cho mình loại thuốc Inabiru(イナビル) và trong sách có ghi rõ là hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai.
Đây không phải là thuốc uống hàng ngày mà là một loại thuốc hít vào họng. Mang đơn thuốc đến hiệu thuốc dược sỹ sẽ hướng dẫn cách hít thuốc tại hiệu thuốc và chỉ cần đúng một liều đó, không cần mang thuốc về nhà hay uống thêm loại thuốc nào khác. Khi mang đơn ra hiệu thuốc, mình hỏi thêm lần nữa thuốc này phụ nữ mang bầu uống được không? Ông dược sỹ khẳng định lại lần nữa là an toàn mình mới dám nhắm mắt hít ống thuốc vào họng.
Hít hai ống thuốc và thanh toán hết khoảng 1600 yên tiền thuốc (bảo hiểm đã hỗ trợ 70%). Thuốc trông như thế này này:
Về nhà, mình sẵn mệt và chắc có tý thuốc nên ngủ li bì. Đến chiều tối người mình toát hết mồ hôi và bắt đầu hạ sốt dần dần. Tuy nhiên người vẫn khá mệt và chân tay mỏi rã rời trong cả gần hai tuần sau đó. Hầu như hai tuần bị ốm, mình không ăn uống được gì và gần như chỉ nằm trên giường lúc không phải chăm bé lớn hoặc làm việc nhà.
Hết hạn bị cấm túc (nghĩa là 7 ngày sau khi bị sốt) mình mới được bệnh viện khám thai đồng ý cho đi siêu âm lại thì đúng là thai trong bụng tăng cân ít hơn hẳn. Bình thường 2 tuần bé tăng đều 400gr thì khi mình bị ốm bé chỉ tăng hơn 300gr trong 3 tuần 🙁 Nhưng may là bác sỹ kiểm tra kêu em bé vẫn khỏe và trong giới hạn chuẩn cân nặng nên mình tạm thời yên tâm chút. Sau đó hai tuần khi khỏe hẳn lại mẹ ăn uống được thì em bé lại tăng cân bình thường (trộm vía hai tuần bé tăng gần 500gr).
Đến bây giờ nhớ lại lúc bị cúm, mình vẫn còn ngán vì quả thật là nó mệt mỏi và làm mình xuống tinh thần kinh khủng. Đúng là quá trình mang bầu sinh con của người phụ nữ thật lắm gian nan, lo từ khi mới mang bầu cho đến khi sinh bé. Chỉ khi con chào đời khỏe mạnh mới có thể thở phào “nhẹ” một cái. Tại sao lại gọi là thở “nhẹ”, hi hi vì vừa thở xong lại lao vào vào công cuộc chăm con, bỉm sữa, lo con ốm, lo con còi… đúng không các mẹ.
Để túm lại bài viết này, mình xin được có vài dòng lưu ý các mẹ:
– Khi mang thai, mẹ nhớ hàng ngày rửa tay súc miệng và tránh hết sức có thể việc bị lây cúm từ người khác. Nếu có thể hãy cách ly khi thành viên trong gia đình bị cúm, dù biết là ở Nhật khó lắm ai ơi :((
– Khi có dấu hiệu cảm cúm, hãy cứ mạnh dạn đi khám bác sỹ và xin thuốc uống. Mình nghĩ y học giờ tiến bộ rồi, thay vì chịu đựng mẹ nên mạnh dạn uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để mau chóng bình phục.
Cập nhật ngày 7/6/2019: Con trai mình đã chào đời được gần 3 tháng, hoàn toàn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Em bé sinh ra ở tuần 38 nặng 3kg2. Khi mang bầu mình có bị cảm hai lần nhưng không uống thuốc, chụp X quang lúc bầu 5 tháng và cúm A lúc 31 tuần. Nói vậy để ủn mông các mẹ, hãy yên tâm chuẩn bị đón con nha! Chúc các mẹ nhiều sức khỏe!
Phụ Nữ Mang Thai Nên Và Không Nên Làm Gì Khi Lái Xe Ô Tô?
Khi mang thai, phụ nữ phải đặc biệt cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt khi lái xe. Vậy phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì khi lái xe ô tô?
1. Phụ nữ mang thai có thể lái xe trong giai đoạn nào?
Các chuyên gia nhận thấy mẹ bầu hoàn toàn có thể đi tự di chuyển bằng phương tiện ô tô chỉ có điều do đặc điểm của phụ nữ mang bầu thường bị đau lưng, nhu cầu vệ sinh, lên xe xuống xe sẽ khó khăn hơn vì bụng bầu lớn nên thường bất tiện và không khả quan.
Với nhiều mẹ bầu có sức khỏe tốt việc tự lái xe sẽ dễ dàng hơn, nhiều mẹ bầu sức khỏe yếu không nên lái xe ô tô. Đặc biệt với nhiều thời điểm mẹ bầu tuyệt đối không nên tự lái xe ô tô: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Ba tháng đầu nhiều mẹ bầu thường bị nghén, mệt mỏi, buồn ngủ, ngồi trong ô tô lâu máu huyết không được lưu thông, ngồi nhiều tử cung bị chèn ép…điều này dễ làm mẹ bầu mất tập trung dẫn đến va chạm lại càng nguy hiểm.
Ba tháng cuối: Lúc này bụng bầu quá lớn, khó khăn khi lên xuống xe, khó ngồi lái xe ảnh hưởng đến thai nhi, mất an toàn.
Thời điểm ổn định nhất nếu bạn muốn lái xe ô tô không thời kỳ mang thai đó chính là và khoảng trung tuần 14 đến 28. Tuy nhiên nếu bạn là người có sức khỏe không được tốt, hay chóng mặt, chuột rút hoặc mẹ bầu thiếu máu dễ bị ngất xỉu thì không nên lái xe.
2. Phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì khi lái xe ô tô?
2.1. Những việc không nên làm
Không nên lái xe khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn nôn
Hóc-Môn trong người phụ nữ khi mang thai tăng cao khiến cơ thể rất dễ mệt mỏi hoặc bị ốm. Do vậy, giống như bất kỳ người lái xe buồn ngủ khác trên đường, điều này rất nguy hiểm và không an toàn. Đặc biệt, không nên lái xe khi đang đau bụng sinh.
Tránh sử dụng điện thoại
Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa tai nạn là để tránh mất tập trung là hãy tránh nghe điện thoại. Hãy chờ cho đến khi thật an toàn mới thực hiện điều này.
2.2. Những việc nên làm
Chọn vị trí ngồi thoải mái
Điều chỉnh vị trí ghế lái và vô lăng hợp lý khi lái xe, tay lái nên để xa bụng bầu. Điều chỉnh gương, chỉ ghế ngả bớt về phía sau một chút cho tư thế ngồi được thoải mái hơn, dễ dàng đạp chân ga và chân phanh hơn. Đặt một chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc cuộn một chiếc khăn mềm kê sau lưng để cảm giác đau lưng được giảm bớt.
Các mẫu xe Lexus với thiết kế nội thất đẹp, khoang ngồi cả trước và sau đều rộng, phù hợp với bà bầu và gia đình đông thành viên. Giá bán xe Lexus giao động từ 2,5 tỷ đến 8,3 tỷ đồng, bạn có thể xem bảng giá chi tiết tại Giá xe ô tô Lexus.
Thắt dây an toàn đúng cách
Phần lớn những rủi ro không đáng có xảy ra là do đeo dây an toàn chưa đúng cách. Dây an toàn sẽ giúp giữ chặt những phần cơ thể, như phần thân trên, khung xương chậu, qua đó giúp bảo vệ phần mềm như phần bụng mang thai nhi. Việc đeo dây không đúng cách sẽ đặt nhiều áp lực lên bụng thai phụ. Dây an toàn nên được bám sát vào người.
Khi thắt, vòng dây đai lưng xuống bên dưới bụng càng thấp càng tốt, phù hợp nhất là vị trí nang xương hông, sẽ khiến cho phần bụng dễ chịu hơn và nâng đỡ thai nhi trong suốt hành trình. Tránh để dây an toàn áp sát vào bụng trên, vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nếu có một cú nhấn ga mạnh hay phanh gấp.
Trang bị túi khí phù hợp
Ngoài dây an toàn, trên xe còn được trang bị túi khí. Trang thiết bị này đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt nếu được kết hợp cùng với đai an toàn, tất nhiên với điều kiện người lái ngồi đúng cách, tức là khoảng cách vừa đủ với túi khí. Khi vận hành xe, các mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách bằng 2 gang tay từ bụng đến túi khí và tuyệt đối không sử dụng gối hoặc đệm để thay đổi vị trí ngồi.
Ngả ghế để có vị trí ngồi lái thoải mái
Hạ ghế về phía sau giúp giảm căng thẳng phía sau lưng, tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu, nhờ đó có thể điều khiển xe dễ dàng và an toàn hơn. Hơn nữa, những dòng xe gia đình nhỏ có thể giúp người lái dễ dàng chỉnh sửa ghế ngồi và dây đai an toàn.
Khi tham gia giao thông, phụ nữ mang thai nên hạ ghế về phía sau, sau đó chỉnh gương xe cho phù hợp với tầm mắt, nếu có thể, mẹ bầu nên chọn các dòng xe thấp và khi vào số không nên dùng quá nhiều lực ở lưng.
Lái xe cẩn thận
Việc lái xe an toàn là điều tối quan trọng khi các bà bầu thường di chuyển trong những con đường đông đúc. Điều khiển xe ở tốc độ vừa phải, hạn chế những đoạn đường xóc hoặc uống những chất kích thích chính là những điều phải luôn ghi nhớ khi các bà bầu điều khiển chiếc xe của mình.
Ở những chặng đường xa thì phụ nữ mang thai phải lưu ý nhắc nhở người điều khiển xe cũng nên thực hiện những điều tương tự như trên và đặc biệt hơn là cần quan tâm đến sức khoẻ của thai phụ để có thể kịp thời xử lý, điều khiển trong điều kiện an toàn nhất.
Hệ thống an toàn trên xe BMW luôn làm tất cả mọi người cảm thấy hài lòng, chế độ cân bằng thân xe cực tốt cho các vòng cua đánh lái dễ dàng. Mẫu xe này phù hợp cho bà bầu, bạn có thể tham khảo giá chi tiết tại Bảng giá xe BMW.
Mang theo nước uống, thức ăn nhẹ
Chuyện thường xuyên “đói khát” với bà bầu là điều rất bình thường. Thai nhi luôn tạo cho bạn cảm giác thèm ăn và đặc biệt thời tiết nóng có thể cần phải bổ sung nước khi cần thiết. Hãy nhớ chuẩn bị tối thiểu là vài chai nước, tốt hơn là kèm thêm ít hoa quả, bánh ngọt để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ lẫn thai nhi trong những chuyến đi xa.
Như vậy, để an toàn nhất, phụ nữ mang thai chỉ nên lái xe trong giai đoạn 2 thai kỳ (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Khi lái xe, nên chọn chỗ ngồi thoải mái, rộng rãi, không thắt dây an toàn quá chặt.
Bạn đang xem bài viết Lái Xe Kể Chuyện Bà Bầu… Đẻ Rơi Trên Taxi, Kiến Thức Mang Thai, Cẩm Nang Việt trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!