Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nước Tiểu Của Bé Có Màu Vàng mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nước tiểu của bé có màu vàng
15-03-2012
Con gái tôi được 3 tháng tuổi, hiện nay cháu đi tiểu tôi thấy nước tiểu của bé có màu rất vàng. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là bình thường hay có vấn đề gì với cháu hay không ? Tôi xin cám ơn (N.D.H)
Trả lời: Chào bạn, theo sinh lý hệ niệu của trẻ em, chức năng lọc của thận ở trẻ bắt đầu từ lúc 9 tuần tuổi thai, sau đó tiếp tục hoàn chỉnh sau sanh và khi trẻ được 3 tuổi chức năng lọc của thận bằng người lớn. Khi sinh ra và trong vài tháng đầu sau sinh, chức năng lọc của thận còn rất yếu, chỉ tốt trong trường hợp trẻ khỏe mạnh nhưng không đủ để điều chỉnh nước và điện giải khi trẻ bị bệnh. Bé gái bạn 3 tháng tuổi nước tiểu có màu vàng là 1 tình trạng cần tìm nguyên nhân để điều trị. Các nguyên nhân của nước tiểu vàng như sau:
A. Các nguyên nhân về dinh dưỡng: nước tiểu vàng không kèm vàng da
1. Do trẻ bú chưa đủ sữa làm nước tiểu cô đặc hơn
– Khi trẻ bú sữa mẹ: nếu trẻ bú mẹ đủ sữa sẽ bú trong vòng từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ ngủ yên và 3 giờ sau thức dậy đòi bú tiếp. Trong lứa tuổi từ 2 đến 6 tháng trẻ tăng cân 20 – 25g/ngày. Do đó nếu chúng ta cân trẻ cùng thời điểm mỗi ngày sẽ biết là trẻ bú đủ hay còn thiếu. Nếu còn thiếu sữa cần cho bú tăng cữ lên
– Khi trẻ bú sữa bình: ở lứa tuổi này nên đảm bảo cho trẻ bú khoảng 150ml sữa /kg/ ngày
2. Do mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, trẻ bú sữa mẹ nước tiểu có thể sẽ có màu vàng
3. Do mẹ ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ bú mẹ nước tiểu cũng có thể có màu vàng
B. Nước tiểu vàng có kèm vàng da. Vàng da là do tăng Bilirubin trong máu. Các nguyên thường gặp là:
1. Viêm gan
2. Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: tán huyết có thể do bệnh về hồng cầu di truyền, do thiếu men G6PD, do có Hb bất thường (Thalassemia)
3. Thuốc: một số loại thuốc có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở 1 số bệnh lý chuyển hóa
4. Nghẽn đường mật: Tắc đường mật do hậu quả của huyết tán cấp làm tắc mật trong gan hoặc do tắc đường mật bẩm sinh: trong 1 tháng đầu sau sanh, triệu chứng vàng da có thể chưa nặng. Tháng 2-3 vàng da sậm, nước tiểu sậm màu. Cần điều trị sớm vì để lâu dễ gây suy gan
– Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác gây hiện tượng này. Nước tiểu vàng và vàng da lúc đầu khó nhận ra bằng mắt thường, phải xét nghiệm nuớc tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý. Gia đình sớm mang cháu đến khoa nhi các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị kịp thời
Chuyên Khoa Nhi – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nước Tiểu Có Màu Vàng Khi Mang Thai Là Bệnh Gì?
Nước tiểu bình thường ở một người khỏe mạnh là khi nó trong hoặc có màu vàng nhạt. Điều đó thể hiện bạn uống đủ nước, mọi hoạt động của cơ thể diễn ra tốt đẹp và không có gì phải đáng lo ngại. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn khỏe mạnh, đôi khi nước tiểu cũng có sự thay đổi từ trong đến vàng nhạt sang vàng đục nếu bạn uống ít nước, uống thuốc hoặc ảnh hưởng của loại thực phẩm nào đó mà bạn ăn. Khi gặp những trường hợp như thế, bạn đừng nên lo ngại.
Cụ thể, khi bạn ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng đục. Cạnh đó, những thực phẩm quen thuộc như củ cải đường, nước cam hay rượu bia cũng làm màu nước tiểu kém trong. Chúng sẽ trở lại bình thường khi bạn thay đổi khẩu phần mỗi ngày.
Trong trường hợp này, bạn chỉ cần cung cấp đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày là nước tiểu sẽ trở lại màu bình thường. Lưu ý một điều là bạn cũng đừng vì thế mà uống quá nhiều nước, điều đó sẽ khiến thận phải làm việc quá tải và đôi khi bạn bị ngộ độc nước. Tiếp đó, trong thời gian bạn uống một loại thuốc nào đó như vitamin C, B1, B2… nước tiểu của bạn cũng sẽ bị đổi màu. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn ngưng dùng thuốc.
Nước tiểu có bọt: Nếu nước tiểu của bạn màu vàng sậm, nổi bong bóng hoặc nhiều bọt, khó tan, thì lúc này cơ thể của bạn đang dư thừa protein. Đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ: Đây có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu sát, nhiễm trùng, nhiễm độc thủy ngân. Nếu trong nước tiểu có kèm máu đỏ thì bạn đã bị viêm nhiễm niệu đạo. Nếu nước tiểu có máu, đồng thời bạn bị đau vùng eo hoặc lưng, có người đau bụng từng cơn thì rất có thể đã bị sỏi thận. Lúc này, cần đi khám bác sĩ kịp thời.
Nước tiểu vàng sẫm: Khi nước tiểu có màu vàng sẫm rất có thể vi khuẩn, virus đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện nữa của nhiễm trùng đường tiết niệu là đau, nóng rát khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu chuyển màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài, bạn cần tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang gặp phải chuyện gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì bạn đã bị mắc bệnh viêm gan. Nước tiểu trắng như màu nước gạo: Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, ví dụ viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.
Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục, bệnh nhân còn bị tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.
Nếu là tiểu dưỡng chấp, thì trên bề mặt nước tiểu màu trắng đục còn có thêm những váng mỡ. Để lâu cho lắng lại sẽ xuất hiện những mảng keo, trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này không xảy ra liên tục mà theo từng đợt.
Nếu là tiểu phosphate (có nhiều phosphate trong nước tiểu) thì thường là buổi sáng nước tiểu có màu trắng đụng, để lắng lại thấy có cặn như vôi. Trong ngày đi tiểu màu nước tiểu lại bình thường. Nếu tình trạng này để kéo dài lâu sẽ dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.
Vấn Đề Của Thai Kỳ: Bầu Nước Tiểu Vàng Đục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến màu sắc nước tiểu của bà bầu bị thay đổi trong kỳ thai. Từ các tác nhân tự nhiên như thiếu nước, thức ăn, lượng vitamin, thuốc được kê đơn hoặc do tình trạng bệnh lý mẹ đang mắc phải. Vậy bầu nước tiểu vàng đục phải làm sao?
Sự thay đổi màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ
Những nguyên nhân khiến nước tiểu vàng đục
Trong quá trình trao đổi chất, nước tiểu là chất lỏng cơ thể thải ra. Vì vậy, bầu nước tiểu vàng đục có rất nhiều nguyên nhân từ thói quen quen sinh hoạt hoặc đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh tiềm ẩn trong người thai phụ.
Nguyên nhân lành tính
Thiếu nước: đây là nguyên nhân phổ biến gây ra nước tiểu đục. Uống không đủ nước thì cơ thể không lọc hết được những cặn bã cần đào thải bằng đường tiểu, làm cho nước tiểu có màu đục và mùi nồng hơn bình thường
Môi trường ngoài: Dưới tác động của môi trường và vi khuẩn cũng có thể làm biến chất nước tiểu từ dạng trong, hơi ngả vàng nhẹ sang đục dần.
Thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc chứa photpho như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C cũng làm cho bầu nước tiểu vàng đục.
Một số loại thuốc cũng gây ra tình trạng bà bầu nước tiểu vàng đục
Nguyên nhân ác tính
Bệnh lậu, chlamydia: ngoài vấn đề nước tiểu bị đục, người mắc bệnh còn gặp các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi tiểu, bồn chồn đi tiểu nhiều.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường gặp ở phụ nữ mang thai với dấu hiệu là đi tiểu nóng rát, nước tiểu đục, nhưng nếu mẹ không chữa trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và bàng quang.
Tiểu dưỡng chấp: đây là dấu hiệu cho biết đã có một lỗ rò từ đường bạch mạch vào đường tiết niệu. Lúc này chất dịch sẽ bị lẫn trong nước tiểu và làm cho nước tiểu bị đục
Nhiễm trùng đường tiết niệu cần được chữa trị ngay để không gây hại đến thận
Cách điều trị vấn đề bầu nước tiểu vàng đục
Nếu tình trạng bà bầu nước tiểu vàng đục diễn ra nhiều hơn hai ngày thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tại đây bạn nên trình bày rõ với bác sĩ về các triệu chứng, thời gian đã kéo dài được bao lâu, loại thuốc đang sử dụng và chế độ ăn uống hằng ngày. Sau quá trình trao đổi, bác sĩ sẽ tìm ra hướng giải quyết và phác đồ điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Đặc biệt, với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phải chữa trị sớm và dứt điểm vì những bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Mẹ bầu bị thiếu nước phải thay đổi thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng để bù lại lượng nước bị thiếu theo từng giai đoạn thai kỳ như sau:
Giai đoạn đầu của kỳ thai mẹ bầu nên uống từ 1,8 đến 2 lít nước mỗi ngày
Giai đoạn cuối thai kỳ: phải tăng lượng nước uống nhiều hơn từ 2 đến 2,5 lít nước
Uống đủ nước để cơ thể mẹ luôn khoẻ mạnh
Tuy nhiên, các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu mẹ thấy cơ thể cần uống nhiều hơn thì cứ bổ sung thêm vì mỗi người có một thể trạng khác nhau.
Cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ thai ngược, dây rốn bị quấn cổ và nồng độ phân tử trong chất lỏng bị tăng lên. Uống nước thường xuyên còn giúp mẹ bầu giảm được tình trạng ợ nóng, khó tiêu, duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm niệu đạo, táo bón, trĩ và phù nề.
Đoán Bệnh Qua Màu Nước Tiểu
Nước tiểu bình thường thường trong hay có màu vàng nhạt ở một người khỏe mạnh. Tuy nhiên sẽ có lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp đổi màu nước tiểu khác, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe.
Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Thành phần trong nước tiểu có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ trong suốt của nó.
Màu vàng nhạt tự nhiên của nước tiểu là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng thật nhạt (gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước) cho đến màu cam hay vàng đậm (khi cơ thể đang thiếu nước).
Nước tiểu bình thường thường trong hay có màu vàng nhạt ở một người khỏe mạnh. Tuy nhiên sẽ có lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp đổi màu nước tiểu khác, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe.
1. Nước tiểu đổi màu không đáng ngại
Nước tiểu vàng do thực phẩm
Các loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn có ảnh hưởng đến màu sắc đến biểu hiện của nước tiểu. Ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng đục. Ngoài ra, nước cam, sữa, rượu, củ cải đường cũng làm mất đi độ trong của nước tiểu. Ăn nhiều hoa quả, trái cây và rau sẽ làm nước tiểu trong và không có mùi. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cho nước tiểu trở lại bình thường.
Nước tiểu vàng do uống không đủ nước
Một trong những nguyên nhân làm cho nước tiểu bị đục là do uống không đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ để lọc hết những gì bên trong đường tiết niệu. Nếu đảm bảo uống từ 1-2 lít mỗi ngày, nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Không nên uống quá nhiều vì nếu không sẽ khiến thận phải làm việc nhiều.
Nước tiểu vàng do uống thuốc
Có thể loại thuốc bạn dùng cũng làm ảnh hưởng đến màu nước tiểu như vitamin B, C có chứa phốtpho hoặc các loại thuốc trị đái tháo đường. B2 cũng làm nước tiểu của bạn đổi màu.
2. Nước tiểu đổi màu cần được lưu ý
Nước tiểu màu vàng sẫm
Vi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.
Nước tiểu nổi bọt
Nếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu vàng như trà đặc
Nếu ống dẫn từ túi mật bị viêm, kết sỏi tắc nghẽn, gan bị tổn thương, viêm gan đều làm cho nước tiểu có màu vàng. Nếu trong thời gian dài nước tiểu có màu vàng như trà đặc, bạn phải lưu ý đến các triệu chứng khác như vàng mặt, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức ở bụng trên. Nếu có các biểu hiện trên thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
Nước tiểu có màu trắng đụng như nước vo gạo
Có 3 khả năng sau đây:
Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia
Ngoài triệu chứng nước tiểu đục trên, các bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, đau lưng hông, sốt, tiểu có mủ. Khị bị những triệu chứng trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có được chấn đoán chuẩn xác.
Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi.
Tiểu dưỡng chấp
Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.
Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Có nhiều tháng bệnh nhân tiểu bình thường (lúc này xét nghiệm nước tiểu sẽ bình thường), sau đó bị lại.
Triệu chứng kèm theo là đau quặn thận gặp khoảng 54% trường hợp, tiểu gắt buốt gặp khoảng 24% trường hợp, do các cục dưỡng chấp gây tắc ở niệu quản hay niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh sẽ có triệu chứng toàn thân như suy kiệt, sụt cân.
Tiểu phosphate
Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thường thì đi tiểu vào buổi sáng, nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo khi để lặng đọng lại thì thấy cặn như vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Tiểu phosphate không phải là một bệnh lí. Nhưng tình trạng đó kéo dài ngày và uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.
Đi tiểu ra máu
Trong nước tiểu kèm theo màu đỏ thì rất có khả năng bạn bị viêm nhiễm đường niệu đạo. Thông thường khi nước tiểu màu đỏ còn kèm theo cả triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, hay buồn tiểu, đau từng đợt ở bụng, lưng…
Nếu khi đi tiểu ra máu kèm theo đau nhức ở vùng eo lưng hoặc đau từng cơn ở vùng bụng thì có khả năng bị sỏi thận hoặc đường ống dẫn niệu kết sỏi. Nếu đi tiểu ra máu kèm theo chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết da thì có thể là do tiểu cầu trong máu giảm, bệnh hắc lào do dị ứng, thậm chí cả bệnh máu trắng. Vì vậy, khi có triệu chứng này phải ngay lập tức đi khám bác sỹ.
Lưu ý: Ăn cà rốt hoặc các loại rau quả có màu sắc đỏ tự nhiên thì có thể làm cho nước tiểu của chúng ta có màu đỏ. Nhưng hiện tượng này chỉ là tạm thời, uống một vài ly nước lọc vào là màu nước tiểu sẽ trở lại như cũ.
chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Khi Nước Tiểu Của Bé Có Màu Vàng trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!