Xem Nhiều 6/2023 #️ Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết # Top 15 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tăng cân khi mang đa thai

Thời điểm quan trọng nhất để mẹ bầu mang đa thai tăng cân là vào giữa tuần thứ 20 đến 24 của thai kì. Nếu vào tuần thứ 24, bạn tăng khoảng 10 kg thì bạn nên giảm bớt lại trước khi sinh. Sự tăng cân trong thời gian đầu là rất cần thiết cho sự phát phát triển và nuôi dưỡng bào thai, nhưng sau đó thì nên chậm lại.

Sự tăng cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, thể trạng và cân nặng của từng người. Tuy nhiên, hầu hết những phụ nữ mang song thai được các chuyên gia khuyên rằng nên tăng khoảng 15- 20kg là hợp lí nhất. Còn đối với những người mang ba thai nhi thì được khuyên nên tăng khoảng 22- 27kg.Những mẹ bầu mang đa thai trong thời gian 3 tháng đầu tiên chỉ nên tăng từ 1,8- 2,8kg. Trong những quý thứ hai, thứ ba, mỗi tuần tăng khoảng 0,2kg. Còn nếu bạn mang thai ba thì mỗi tuần cũng chỉ nên tăng khoảng 0,2kg và duy trì mức tăng cân này cho đến ngày sinh.)

Những rắc rối khi mẹ bầu mang thai đôi

Bạn nên nhớ rằng, mang đa thai là một hình thức mang thai bình thường. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi một số nguy cơ và mẹ bầu cũng như người thân phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để đối phó.

Mang đa thai, ngoài việc tăng cân một cách nhanh chóng, người mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ ốm nghén nhiều hơn. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mức hoóc môn progesterone của mẹ tăng cao, dẫn đến các chứng như táo bón, phù chân tăng nhanh. Và biểu hiện mẹ bầu bị đau lưng là rất khó tránh khỏi.

Xử lí như thế nào khi biết mình mang đa thai?

Mang đa thai

Những phụ nữ mang đa thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp đôi phụ nữ mang đơn thai 1 nửa những phụ nữ mang thai ba bị tiền sản giật.

Mẹ bầu sẽ rất dễ bị sảy thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ bị “thai hành”, thai bất thường, dị tật cũng cao hơn so với đơn thai. Phụ nữ mang đa thai có dấu hiệu phù sớm nhiều hơn do tử cung to chèn ép tuần hoàn chi dưới. Thai phụ cũng mệt mỏi, đi lại khó khăn do các cơ quan làm việc tăng cường hơn, huy động các cơ khớp, xương. Tử cung to nhanh làm thai phụ cảm thấy khó thở.

Các nhà khoa học tại Canada đã nghiên cứu, phụ nữ mang đa thai dễ bị suy tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi mang thai có thể tăng lên 4 lần. Hiện vẫn chưa rõ các thầy thuốc sẽ ứng dụng phát hiện này trong điều trị cho phụ nữ mang đa thai như thế nào.

Mang đa thai phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi song những nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu thai phụ sớm khám và theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho các mẹ.

Xử lí như thế nào khi biết mình mang đa thai?

Quả thật, cuộc sống của một bà mẹ mang đa thai đầy những niềm vui và thách thức. Hãy chăm sóc bản thân và những đứa trẻ trong bụng thật tốt vì bạn còn cả một chặng đường dài vất vả nhưng thật hạnh phúc.

Mang đa thai 2

Khi mang thai nói chung và mang đa thai nói riêng các thai phụ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. Nếu có những dấu hiệu bất thường các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần.

Mẹ bầu phải cố gắng ăn thật nhiều cho dù bụng của bạn đang lớn dần rất nhanh. Bạn có thể ăn cùng một lúc hoặc cũng có thể chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bạn có đủ năng lượng để có thể mang một chiếc bụng to quá khổ.

Nên tránh:

Không nên tập thể dục quá mức. Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, nên cẩn thận với việc tập luyện. Hoạt động aerobic sẽ khiến các cơ xương chậu của bạn bị căng. Những hoạt động ngoài trời quá căng thẳng sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, làm mệt mỏi các khớp xương và cơ bắp.

Không nên ngâm mình trong nước nóng. Cách tắm này có thể giúp bà bầu thư giãn, tuy nhiên nó lại không được khuyến khích. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngâm mình trong nước nóng thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ có nguy cơ bị sinh non, đồng thời cũng đặt em bé vào trong tình trạng dễ bị dị tật bẩm sinh.

Không được để mất nước. Bà bầu nên đặc biệt chú ý điều này: Không chỉ bổ sung thêm những thực phẩm dinh dưỡng, bà bầu cũng cần uống thật nhiều nước. Cơ thể của thai phụ cần rất nhiều “chất lỏng”- đặc biệt là nước uống- để giúp máu lưu thông. Mất nước có thể gây nên những cơn co thắt, tiếp đó dẫn đến sinh non.

Cần Biết Khi Mang Đa Thai: Sinh Đôi, Sinh Ba…

Trên thực tế việc sinh đa thai đồng nghĩa tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và con. Do vậy, gần như đã thành một quy luật, kể từ khi có kết quả xác nhận mang đa thai, các bà mẹ thường cùng bác sĩ bắt đầu lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể. Bởi chúng ta cần phải xác định rằng sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu tối quan trọng.

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình sẽ sinh thường, và do vậy không chuẩn bị kế hoạch cho những can thiệp y tế nào cho đến khi đối mặt với thực tế. Thật vậy, khả năng cần đến sự hỗ trợ của những y cụ như kẹp hoặc dụng cụ hút, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai đối với các ca song sinh trở lên là cao hơn rất nhiều so với một ca sinh đơn thai bình thường.

Các bác sĩ sản khoa có các tiêu chí xử lý riêng cho các ca sinh đa thai. Và để đảm bảo an toàn cũng như để tránh các nguy cơ kiện tụng trên thực tế, họ chỉ đề nghị sinh mổ khi có đa thai.

Việc mang đa thai luôn cần được theo dõi chặt chẽ. Do vậy, điều quan trọng là thai phụ phải có được sự chăm sóc sản khoa cẩn thận và tỉ mỉ nhất. Cần phải sớm lập kế hoạch cho việc sinh nở ở đâu và như thế nào. Đối với những người sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa thì việc di chuyển chổ ở thường là cần thiết. Địa điểm lý tưởng để chuyến đến là các thành phố hoặc các quận huyện lớn, nơi có các bệnh viện phụ sản và các cơ sở hộ sinh uy tín.Tuy nhiên, cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy, vẫn có trường hợp phải chuyển các em bé và bà mẹ bằng đường bộ hoặc đường không đến bệnh viện phụ sản lớn ở tuyến trên.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không thể có một kế hoạch nào là hoàn hảo với tất cả các ca sinh đa thai. Tùy vào mỗi tình huống của người mẹ mà các bác sĩ sản khoa sẽ đề xuất cách thức và địa điểm để thai phụ hạ sinh các em bé tốt nhất và an toàn nhất..

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị mọi thứ sớm và kỹ càng luôn tốt cho bạn và gia đình bạn. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị “hành lý” đi bệnh viện từ sớm. Nên viết ra các việc cần làm, đồng thời lên danh sách sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của ai trong gia đình và bạn bè sau khi em bé ra đời.

Trong trường hợp sinh đa thai, nếu có khả năng tài chính thì bạn cũng nên đầu tư để cho các tiện ích hiện đại như máy rửa chén, máy sấy quần áo, hay các thiết bị gia dụng khác. Ngoài ra,cũng nên dự trữ sẵn nhu yếu phẩm trong nhà và những món cần thiết cho em bé một cách chu đáo và đầy đủ.

Nên tránh bắt tay vào việc sửa nhà vào thời gian trước ngày dự sinh. Mặc dù có nhà mới để đón em bé thật sự là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng thực tế sẽ luôn có khả năng bạn phải chi quá ngân sách và phải mất nhiều thời gian hơn cho việc này..

Những rủi ro cụ thể khi sinh đa thai

Sinh non, tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường cần sự chăm sóc đặc biệt (xem bên dưới).

Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng – thường là do tử cung chật chội không đủ chỗ cho các bé phát triển đầy đủ.

Khi bào thai phát triển thì hiện tượng tăng huyết áp ở mẹ là phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cần phải được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp huyết áp tăng quá cao.

Bong nhau thai có hoặc không có xuất huyết.

Nhau tiền đạo : Đây là tình huống mà nhau thai nằm một phần hoặc hoàn toàn choàng qua cổ tử cung và có khả năng ngăn thai nhi di chuyển xuống qua cổ tử cung.

Người mẹ thiếu máu: tùy thuộc vào lượng sắt và các tế bào hồng cầu trong máu của người mẹ mà có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền ôxy ở các em bé.

Các rủi ro có thể xảy ra cho các em bé: gồm chứng bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể và/hoặc lượng đường bình thường trong máu, ăn uống khó khăn, và bệnh vàng da.

Sinh đa thai được kiểm soát như thế nào?

Trước tiên, bạn cần phải được ở trong hoặc gần khu vực để có thể nhanh chóng đến một bệnh viện phụ sản lớn, nơi có trung tâm hoặc bộ phận đặc biệt chăm sóc chuyên sâu cho trẻ sơ sinh.

Thông thường, vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn sẽ được tư vấn sớm rằng có thể cần phải chọn phương pháp sinh mổ. Nếu bạn đã từng sinh mổ trước đó hoặc từng gặp khó khăn khi sinh thường thì khả năng sinh mổ cho lần này là cao.

Nhiều bệnh viện phụ sản có quy định không cho phép người thân vào phòng mổ nếu sản phụ cần được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, nếu sản phụ chỉ cần gây tê ngoài màng cứng người chồng (hay người thân) luôn có thể có mặt trong phòng mổ. Bạn nên kiểm tra lại với bệnh viện của mình để biết chắc chắn về quy định ở đó.

Có thể cần phải theo dõi nhịp tim của em bé bằng dụng cụ đo tim thai trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ, để có thể phát hiện ngay dấu hiệu bất thường ở bé.

Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch (để truyền nước và thuốc) nhằm giữ nước cho cơ thể trong trường hợp có vấn đề gì đó xảy ra hoặc trường hợp cần chuyển qua mổ lấy thai.

Hầu hết các bác sĩ sản khoa khuyên nên áp dụng gây tê ngoài màng cứng ở giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ. Điều này là cần thiết trong trường hợp em bé thứ hai cần phải được chuyển sang vị trí quay đầu xuống.

Bạn cần suy nghĩ cởi mở và linh hoạt, vì mặc dù bạn có thể đã có kế hoạch sinh thường nhưng trên thực tế có khi bạn phải chọn phương pháp sinh mổ, trong trường hợp sinh thường có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính bạn hoặc em bé của bạn.

Bạn có thể yêu cầu tiêm oxytocin để kích thích co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ. Sau khi các em bé chào đời, bạn sẽ được tiêm syntometrine để giúp tử cung co lại và giảm thiểu xuất huyết.

Sẽ có nhiều nhân viên y tế có mặt trong phòng sinh hoặc phòng mổ để theo dõi, chăm sóc sản phụ và các em bé, mỗi nhóm được phân công tập trung cho một em bé. Đây là để giảm thiểu sự nhầm lẫn, giúp cho từng em bé có được sự chăm sóc tốt nhất, đồng thời cũng giúp phân biệt rõ giữa các bé và các phương pháp điều trị dành riêng cho mỗi em.

Các em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các không xảy ra vấn để gì trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ và sinh.

Nếu bé đầu tiên ra được rồi thì (các) bé sau cũng sẽ ra?

Với một ca sinh đôi hoặc sinh ba theo ngã âm đạo, mối quan tâm phổ biến thường là việc lọt lòng của em bé thứ hai hoặc kế tiếp. Ngay cả khi em bé đầu tiên đã có ngôi đầu (đầu ra trước) thì cũng không có cách nào có thể dự đoán bé thứ hai (và tiếp theo) sẽ ra như thế nào.

Các em bé trong ca sinh đa thai thường lọt lòng cách nhau 15 phút hoặc lâu hơn một chút. Hoặc chúng cũng có thể ra rất nhanh chóng. Mặc dù việc sinh nhanh chóng có thể làm cho người mẹ thấy dễ chịu hơn, song nó lại không tốt cho em bé bởi vì các bé có thể bị ảnh hưởng hoặc bị tổn thương. Có một hướng dẫn chung là, nếu em bé sau không được sinh ra trong vòng 30 phút cách em bé trước, thì cần phải chuyển qua sinh mổ.

Cách nào để dễ ra?

Các em bé ra sau có khuynh hướng thay đổi vị trí trong tử cung, thay vì lý tưởng là ngôi đầu (đầu hướng xuống) và sẵn sàng để ra thì bé lại di chuyển vào vị trí ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) hoặc ngôi ngược (mông hoặc chân ra trước). Do vốn đã quen với môi trường “chật chội”, việc đột nhiên có thêm chổ trống để di chuyển dễ khiến các bé thay đổi tư thế nằm trong tử cung của người mẹ. Đây là một vấn đề, bởi vì sẽ có khả năng bé bị mắc kẹt và không thể di chuyển xuống bình thường để ra khỏi âm đạo. Trong trường hợp này thì cần phải mổ để đưa em bé ra. Vì lý do này mà hầu hết các ca sinh mổ chủ động đều được lên kế hoạch xung quanh tuần thứ 38 trở đi của thai kỳ. Nếu người mẹ bắt đầu chuyển dạ trước đó và không có kế hoạch sinh thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ cấp cứu.

Trong trường hợp bạn mang thai đôi hoặc thai ba và rất muốn được sinh thường, bạn sẽ cần phải được theo dõi rất chặt chẽ bởi các bác sĩ. Việc tiêm thuốc giục sinh thường được bố trí ở khoảng tuần 37-38 vì nếu lố qua giai đoạn này, càng về sau thì bạn có thể sẽ càng cảm thấy rất khó chịu. Một vấn đề khác nữa là, khi đó thì các biến chứng sẽ trở nên phổ biến hơn.

Các nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa (sơ sinh) cũng cần phải có mặt tại phòng sinh trong trường hợp cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng sinh thường thì cũng sẽ được khuyên nên gây tê ngoài màng cứng để đề phòng trường hợp phải chuyển qua sinh mổ.

Việc phục hồi sau sinh đa thai có gì khác?

Sinh thường có thể mất nhiều thời gian để phục hồi hơn (so với sinh đơn thai).

Nếu các bé bị sinh non hoặc không khỏe, cha mẹ có thể sẽ khá căng thẳng và lo lắng.

Có thể có chảy máu âm đạo nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn so với sinh đơn thai.

Thời gian bé tập bú mẹ cũng có thể lâu hơn, đặc biệt là trong trường hợp em bé không thể bú mẹ trực tiếp và người mẹ cần phải vắt sữa ra cho con.

Có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng, bởi vì việc mang đa thai làm cho da bụng bị giãn ra nhiều hơn và dư thừa nhiều hơn.

Việc tập luyện sau sinh, đặc biệt với cơ sàn chậu và cơ bụng, vì vậy, là rất quan trọng. Và sắp xếp thời gian thế nào để có thể duy trì việc tập luyện này trên thực tế thật sự là một thử thách không nhỏ.

Có thể phải mất một khoảng thời gian để người mẹ quen dần về mặt cảm xúc và tâm lý với việc làm mẹ của nhiều em bé cùng một lúc. Nhiều bậc phụ huynh có con sinh đôi sinh ba phải trải nghiệm khó khăn với vấn đề điều chỉnh cuộc sống, đặc biệt là khi họ không có được sự hỗ trợ tích cực từ những người thân khác trong gia đình.

Nếu các con bạn được sinh sớm và cần chế độ chăm sóc đặc biệt thì bạn sẽ cần phải sắp xếp để dành thời gian cho các bé theo lịch mỗi ngày. Điều này sẽ rất mệt mỏi, đặc biệt khi bạn còn đang trong thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh.

Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn thử thách đó thì niềm hạnh phúc của có được nhiều con cùng một lúc luôn là một đền bù hết sức xứng đáng.

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi

Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai, mang thai song sinh hay mang thai đôi là phổ biến nhất. Khoảng 90% là cặp song sinh, với 10% còn lại là sinh ba, tư, năm hay sinh nhiều hơn. Ngay cả khi gia đình bạn chưa có cặp song sinh, bạn vẫn có thể có bởi vì người phụ nữ nào cũng có khả năng có cặp song sinh. Có đến 5% sản phụ phát hiện mang thai đôi ở tuần 12 của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều có thể tồn tại và phát triển.

Việc mang thai đôi của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ khác. Không có một tiền lệ hay công thức chung nào cho việc mang thai đôi. Ngay cả khi một người phụ nữ đã sinh đôi, lần mang thai tiếp theo có thể sẽ khác. Tuy vậy một số bà mẹ đã dự đoán trước và lo lắng cho cặp song sinh của mình.

Dấu hiệu mang song thai

Các dấu hiệu của việc mang song thai sẽ xuất hiện sớm hơn khi mang thai. Điều này là do nồng độ cao của hCG – nội tiết tố gây ra các triệu chứng thai sớm như buồn nôn và ói mửa.

Đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do trọng lượng của tử cung đè lên bàng quang. Hiện tượng này xảy ra cho đến khi tử cung được nâng cao hơn ra khỏi khung xương chậu.

Nhận biết được thai đạp sớm, tim thai đập nhanh và rõ hơn , thậm chí có thể nhận biết sớm hơn 15 tuần thai.

Bụng to sớm hơn bình thường. Tử cung có thể nâng lên và ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp các triệu chứng như khó thở. Điều này là do các cặp song sinh đã phát triển rất nhiều bắt đầu chiếm không gian co giãn của phổi.

Suy tĩnh mạch, trĩ, chân đau, phù lên và đi lại khó khăn.

Mang thai đôi khác nhau như thế nào?

Mang thai đôi và mang thai đơn có nhiều điểm khác nhau. Các triệu chứng mang thai đôi có thể nhiều hơn, bứt rứt, khó chịu. Khả năng gặp biến chứng cũng cao hơn. Nhưng không phải cứ mang song thai là có vấn đề, nhiều bà mẹ mang thai song sinh có một thời kỳ thật tuyệt vời và rất thoải mái. Tuy nhiên bà mẹ và song thai cần phải được theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Khi siêu âm, bạn có thể không biết đang mang thai với cặp song sinh cùng trứng (giống hệt nhau) hoặc khác trứng (không giống hệt nhau). Hai trường hợp này không khác biệt nhau về triệu chứng mang thai nhưng khác nhau về nguy cơ biến chứng thai đôi.

Một trong những yếu tố làm tăng khả năng thụ thai cặp song sinh là độ tuổi của người mẹ. Nếu bạn là một người mẹ lớn tuổi đã có con thì kinh nghiệm của bạn về một kỳ mang thai sinh đôi có thể khác với một người mẹ trẻ tuổi và mang thai lần đầu tiên. Trong quá trình mang thai có thể rất mệt mỏi, đặc biệt là khi mang song thai. Bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi trong khi bạn còn có con nhỏ cần chăm sóc.

Các biến chứng của song thai

Những rủi ro mà bà mẹ mang song thai và em bé của họ gặp phải có thể cao hơn các bà mẹ mang đơn thai và em bé của họ. Những rủi ro này có xu hướng tăng với mỗi tuần của thai kỳ khi những thai nhi lớn hơn và cơ thể người mẹ có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thời kỳ mang thai đôi.

Sẩy thai một hoặc hai thai.

Sinh non: điều này là phổ biến nhiều trong khi mang thai đôi. Người ta ước tính rằng ít hơn 50% các ca mang thai đôi được sinh khi hơn 38 tuần.

Sự bất thường trong cặp song sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn ở cặp song sinh cùng trứng.

Cặp song sinh dính liền nhau. Bà mẹ sẽ được thông báo về điều này khi có một chẩn đoán siêu âm trong thời kỳ mang thai.

Nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung. Cặp song sinh thường nhỏ hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với những bé sinh đơn có tuổi thai tương ứng.

Nguy cơ mổ lấy thai hoặc sử dụng các hỗ trợ khác như dùng kẹp hoặc giác hút tăng cao. Bà mẹ có hiện tượng sinh ngả âm đạo với cặp song sinh cần phải gây tê ngoài màng cứng và cắt tầng sinh môn. Điều này giúp cho các bác sĩ và nữ hộ sinh kiểm soát chủ động sự ra đời của các em bé, giảm thiểu các biến chứng. Sinh ngả âm đạo chỉ được xem xét nếu em bé đầu tiên là ngôi đầu (đi xuống) và em bé thứ 2 nặng hơn bé đầu tiên 500gr.

Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Hiện tượng này xảy ra khi một thai nhi trở nên lớn hơn khác thường do có một chia sẻ không đồng đều của dòng máu giữa chúng. Khả năng là khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng sẽ có gặp TTTS.

Cái chết của một trong hai song thai. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng giai đoạn nguy cơ cao nhất là trong qúi 1 và qúi 3.

Gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và cao huyết áp do mang thai gây ra (PIH), polyhydramnios – đầy ối (quá nhiều dịch ối), thiếu máu và thiếu sắt.

Sa dây và cuốn dây. Hiện tượng này khiến nhau thai cuốn cổ thai nhi và làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 em bé.

Cẩn thận trong khi mang thai sinh đôi

Khi mang thai sinh đôi, bạn cần phải kiểm tra và siêu âm thai nhiều hơn. Rất khó khăn để sàng lọc thai nhi vào tuần thứ 18, đặc biệt là khi thai song sinh không nằm ở những vị trí tốt nhất để có thể nhìn thấy rõ ràng. Bạn cũng cần phải có kiểm tra Doppler để xem xét lưu lượng máu truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.

Phải theo dõi khối lượng nước ối để đảm bảo thận của các bé đang làm việc có hiệu quả.

Cặp song sinh thường phát triển ở mức tương tự như em bé đơn cho đến giữa 32 và 35 tuần. Sau giai đoạn này của thai kỳ, không gian trở thành một vấn đề không đơn giản cho sự phát triển. Ở giai đoạn này, các bà mẹ đang mang thai với cặp song sinh có thể bắt đầu trở nên rất khó chịu và cảm thấy khó có thể hoạt động dễ dàng. Vết rạn da cũng rất phổ biến trong quí thứ 3 khi các sợi collagen trong da không giãn ra được nữa.

Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà hoặc nhập viện để theo dõi. Đây là một cách để có thể theo dõi huyết áp thường xuyên và cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Nếu bạn có nhóm máu âm tính, bạn có thể cần phải có sự đề phòng hình thành kháng thể Anti-D trong quí thứ hai và thứ ba khoảng 28 và 34 tuần. Bạn cần được bác sĩ sản khoa hướng dẫn cụ thể về điều này vì không có một phương pháp nào phù hợp để áp dụng cho tất cả các bà mẹ.

Nếu bạn có nguy cơ sinh sớm, bạn cần ít nhất một liều corticosteroid. Thuốc sẽ giúp phát triển phổi của thai nhi để chúng không phải hỗ trợ thở khi sinh non.

Bạn cần làm gì trong thời gian mang song thai?

Tầm quan trọng của việc mang thai song sinh làm cho các bà bầu nhiều lúc cảm thấy mình không được quan tâm trong thời gian mang thai mặc dù các nhân viên sản khoa luôn cố gắng không để xảy ra việc đó. Chính vì vậy, các bà bầu phải có ý thức cho việc chăm sóc cho bản thân mình.

Tự chăm sóc bản thân, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang song thai.

Hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Đảm bảo cơ thể bạn có đủ axit folic, protein, sắt và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi.

Dành thời gian để thư giãn. Cơ thể bạn đang làm việc 24 giờ mỗi ngày để phát triển và giúp hai bé trưởng thành. Điều đó có nghĩa sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn không làm việc nhiều.

Cần hoàn thành công việc tại Công ty của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thai nhi được hơn 6 tháng. Xem xét ngày nghỉ phép của bạn với phòng nhân sự. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy lấy giấy chứng nhận từ bác sĩ. Lên kế hoạch và thông báo cho sếp của bạn khi bạn cần nghỉ sớm.

Tham gia các cuộc họp và trò chuyện với các bậc cha mẹ khác trước khi bạn sinh. Họ sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quý báu.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn cách thức sinh của bạn. Đọc những gì bạn có thể và hỏi rất nhiều câu hỏi. Các thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn vượt qua được sự lo lắng một cách dễ dàng.

Nếu bạn đã có con lớn, hãy gửi chúng đến nơi tin cậy để chúng được chăm sóc tốt hơn. Hai vợ chồng bạn cần có khoảng thời gian riêng tư trước khi sinh để chuẩn bị cho khoảnh khắc mừng đón cặp song sinh chào đời.

Các Dấu Hiệu Mang Thai Đôi Hay Đa Thai

Thực ra có không ít phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu, đôi lúc có suy nghĩ rằng có khi nào mình mang thai đôi (mang song thai) và có một cặp song sinh không? Vậy thì có dấu hiệu mang thai đôi nào mà bạn có thể tự kiểm chứng để biết trước điều này?

Có cách nào nhận biết mình mang song thai hay đa thai không?

Thắc mắc: “Đã từng mang thai, mẹ có thể nhận biết mình mang đa thai trong những tháng đầu?”

Điều này không chắc nhưng một số mẹ cũng có thể cảm nhận được. Phụ nữ thường dễ so sánh giữa các lần mang thai với nhau, và nếu kích thước của bụng hoặc việc tăng cân dường như nhiều hơn so với lần mang thai trước, thì ý nghĩ mang song thai có thể thực sự làm một số mẹ khá lo lắng hoặc cảm thấy hào hứng.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà phụ nữ cần biết là trong những lần mang thai về sau, thì thai kỳ có thể trông lộ rõ nhanh hơn vì tử cung và các dây chằng đã bị kéo dãn do những lần mang thai trước.

Bật mí dấu hiệu nhận biết mang thai đôi, thai ba cho mẹ bầu

Dù dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng những dấu hiệu mang thai đôi và đa thai phổ biến bao gồm:

Tăng cân nhanh và nhiều hơn khi mang thai. Tăng cân sớm lên đến 4.5kg trong 3 tháng đầu có thể do lượng máu tăng và kích thước tử cung tăng.

Đến cuối tam cá nguyệt thứ 2, hầu hết các mẹ mang song thai tăng 6,8 tới 11kg, trong khi mang đơn thai thường tăng khoảng 4,5 tới 9kg.

Tử cung lớn hơn. Nếu tử cung dường như tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, có thể bạn đang mang đa thai. Tuy nhiên các nguyên nhân khác có thể làm tử cung lớn hơn mong đợi bao gồm: tính nhầm ngày dự sinh, quá nhiều dịch ối hoặc bị u xơ tử cung.

Thai nhi lớn so với tuổi thai. Kích cỡ tử cung tăng có thể là 1 biểu hiện rõ của việc mang đa thai. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp tử cung sẽ lớn hơn và mẹ sẽ bộc lộ mang thai sớm hơn ở những lần mang thai về sau.

Ốm nghén nặng hơn. Hơn phân nửa các mẹ mang đa thai có biểu hiện ốm nghén trầm trọng hơn so với mang đơn thai.

Thai nhi cử động sớm. Đây là điều còn gây sự tranh cãi ở các chuyên gia, nhưng nhiều mẹ nói rằng đây là bằng chứng đầu tiên mà họ biết mình có thể mang đa thai.

Nhiều hơn 1 nhịp tim được phát hiện vào khoảng 10-12 tuần đầu mang thai. Tùy thuộc vào vị trí của các thai nhi, bác sĩ có thể nghe nhiều nhịp tim riêng biệt. Tuy nhiên, vì nhịp tim của 1 thai nhi có thể nghe ở nhiều vị trí khác nhau, nên nếu các nhịp tim thai nghe được khác nhau về nhịp đập mới chẩn đoán là đa thai.

Kết quả AFP cao. Đây là xét nghiệm một loại protein tiết ra bởi gan thai nhi. Càng nhiều thai thì nồng độ protein này trong máu của mẹ sẽ cao hơn. Nhưng đây có thể cũng cho thấy có sự bất thường nếu mẹ thực sự chỉ mang đơn thai. Do đó, bác sĩ thường sẽ tiến hành 1 cuộc siêu âm để có các nhận định chính xác hơn.

Mệt mỏi tột độ. Nuôi dưỡng một thai nhi đã hút hết năng lượng của mẹ rồi, nếu nhiều thai nhi trong bụng thì càng làm mẹ kiệt sức hơn nữa, đây có thể là vấn đề đáng than phiền nhất của các mẹ mang đa thai, dù rằng việc đánh giá mức độ mệt mỏi này do đa thai mang lại hay không còn tùy vào trải nghiệm của mẹ ở kỳ mang thai trước.

Trữ nước. Các bà mẹ sinh đôi thấy rằng họ trữ nước nhiều hơn so với khi mang đơn thai.

Các triệu chứng thai kỳ dữ dội hơn. Khi mang song thai, các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng của thai kỳ có thể được khuếch đại lên nhiều.

Bạn đang xem bài viết Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!