Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Hoạch Mang Thai: Tôi Cần Chuẩn Bị Những Gì? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sức khỏe trong thời gian mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Trừ những trường hợp ngoài dự định, thì bạn cần có một kế hoạch mang thai rõ ràng cho thai kỳ của mình. Người phụ nữ trước khi có thai 1- 2 năm nên được tư vấn. Việc thăm khám trước khi có thai sẽ giúp phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Qua tư vấn, bạn sẽ có thể quyết định có mang thai hay không và thời điểm thích hợp.
1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe của vợ chồng là điều cần thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Các vấn đề cần quan tâm bao gồm các bệnh mãn tính, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và máu.
Các bệnh mạn tính tiềm ẩn nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị và giảm nguy cơ đối với thai kỳ. Đó có thể là bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, viêm gan, lao, động kinh, rối loạn tâm thần,… Ngoài ra, tư vấn trước mang thai có thể giúp phát hiện các vấn đề di truyền, đột biến gen, dị tật thai nhi.
Vợ chồng cũng cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV. Cũng như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu, Giang mai.
Riêng đối với người mẹ, các vấn đề về bệnh phụ khoa hoặc các bất thường về cơ quan sinh sản cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai và sức khỏe thai kỳ.
Kiểm tra sức khỏe vợ chồng quyết định đến 70% khả năng thành công của kế hoạch mang thai.
2. Dinh dưỡng cho kế hoạch mang thai
Trong vòng 6 tháng trước khi mang thai, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn. Thực hiện chế độ ăn hợp lý, đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng). Mục tiêu đạt chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường từ 18,5 – 23 hoặc có cân nặng ít nhất là trên 40 kg.
Trong vòng 3 tháng trước mang thai và cho đến khi sau sinh 1 tháng, mẹ cần uống viên sắt và acid folic. Việc sẽ giúp tránh bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Người mẹ cũng cần sử dụng muối iôt, bột canh iod trong các bữa ăn hàng ngày.
Người mẹ và mọi người trong gia đình cần thực hiện tẩy giun. Uống thuốc cùng lúc trong 2 tháng trước mang thai để tránh lây nhiễm chéo.
3. Chế độ sinh hoạt cho kế hoạch mang thai
Người mẹ cần thực hiện chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, kể cả thuốc. Đặc biệt là kháng sinh mạnh và các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Trong 6 tháng trước mang thai, người mẹ và chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích. Nếu không, những chất này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi.
Trong 3 tháng trước mang thai, cần ngừng tránh thai bằng thuốc. Thay vào đó, hãy sử dụng bao cao su.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cần hợp lý và phù hợp cho mỗi cá nhân.
4. Tiêm ngừa vacxin
Các loại vacxin bạn cần quan tâm khi có kế hoạch mang thai đó là uốn ván, cúm, rubella,…
Vaccin phòng uốn ván cần được tiêm cho phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi. Ngoài ra, trong thai kỳ cũng cần thiết các mũi nhắc lại.
Trong 3 tháng trước khi mang thai, cần tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella. Vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao.
5. Phương pháp thụ thai cho kế hoạch mang thai an toàn
Đây có lẽ là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm nhất. Các phương pháp có thể bao gồm tự nhiên, thụ tinh nhân tạo,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của vợ chồng mà bác sĩ có thể đưa cho bạn lời khuyên.
Đối với phương pháp thụ thai tự nhiên, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ được hướng dẫn xác định thời gian có khả năng thụ thai cao nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể, chú ý đến tiết chất nhầy âm đạo.
Thời gian trung bình của một thai kỳ bình thường dao động từ 38 – 40 tuần. Bạn có thể dựa vào đây để tính toán ngày thụ thai và ngày dự sinh sao cho phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý, thời gian, kinh tế,… cũng cần được quan tâm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa
Những Lưu Ý Khi Có Kế Hoạch Mang Thai Sau Khi Bị Thai Lưu
GonHub ” Mẹ – Bé ” Những lưu ý khi có kế hoạch mang thai sau khi bị thai lưu
Sau khi thai chết lưu, chị em phụ nữ nên để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục để có điều kiện tốt nhất cho việc mang thai. Nếu chỉ là sảy tự nhiên một thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì nên tránh thai ít nhất 3 – 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục, niêm mạc tử cung có thể tái tạo được lại bình thường. Nếu thai đã lớn, ngoài 28 tuần mới bị chết lưu thì ít nhất là 1 năm sau mới nên có thai trở lại.
1 Những lưu ý khi có kế hoạch mang thai sau khi bị thai lưu:
1.1 Tìm hiểu kỹ nguyên nhân thai chết lưu lần trước là gì
Những lưu ý khi có kế hoạch mang thai sau khi bị thai lưu:
Đối với những cặp vợ chồng đang chuẩn bị mang thai sau thai lưu thì cần duy trì sự khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần để hạn chế đến mức tối đa việc thai chết lưu có thể xảy ra một lần nữa. Sau khi thai chết lưu, chị em phụ nữ nên để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục để có điều kiện tốt nhất cho việc mang thai. Nếu chỉ là sảy tự nhiên một thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì nên tránh thai ít nhất 3 – 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục, niêm mạc tử cung có thể tái tạo được lại bình thường. Nếu thai đã lớn, ngoài 28 tuần mới bị chết lưu thì ít nhất là 1 năm sau mới nên có thai trở lại.
Việc nắm bắt được nguyên nhân của việc thai chết lưu từng xảy ra là điều vô cùng quan trọng để chị em phụ nữ có thể phòng tránh và hạn chế tình trạng xấu này tiếp tục xảy ra trong lần mang thai tiếp theo. Một số nguyên nhân thai chết lưu đã được biết đến như:
– Các nguyên nhân thuộc về bản thân thai như các bất thường về di truyền tạo nên các thai nhi bị dị dạng và không thể sống được…
– Các nguyên nhân về phía mẹ như bất thường về di truyền, bất thường về miễn dịch (Hội chứng kháng phospholipid), mẹ bị các bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, hô hấp…) nên không đủ khả năng nuôi dưỡng thai, các dị dạng về tử cung của mẹ (tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn…), suy giảm nội tiết (có thể là bệnh lý tại buồng trứng hoặc tại vùng dưới đồi – tuyến yên ở trên não)… Sinh con năm 2019 – 2019, sinh con năm 2019 tháng nào tốt? Nguyên nhân khác như: dây rau cuốn cổ, dây rau thắt nút…
Thăm khám bác sĩ theo định kỳ: Sau khi lấy thai lưu ra, các chị em nên tiếp tục thăm khám bác sĩ theo định kỳ để bảo đảm sức khỏe, nhận được lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia. Vợ chồng bạn cũng nên thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, siêu âm kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng… Đặc biệt là khi có thai lại, chị em nên đến đi khám ngay lập tức tại những cơ sở uy tín.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:Trong quá trình “nghỉ dưỡng” sau khi thai chết lưu, vợ chồng bạn nên lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống thật lành mạnh và khoa học với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axit folic (400mcg/ngày trong 3 tháng trước khi mang thai) để chuẩn bị mang thai sau thai lưu được an toàn hơn.
Để chuẩn bị mang thai sau thai lưu, cả vợ và chồng nên tạm dừng những thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, sử dụng các chất kích thích… Mà thay vào đó, nên tập thể dục đều đặn và thiết lập những thói quen có lợi như uống nước ép hoa quả, đi dạo mỗi ngày… Các chị em khi bị thai chết lưu không nên tự dằn vặt bản thân mình mà nên coi đó là chuyện buồn xảy ra ngoài ý muốn. Hãy cố gắng giữ tinh thần thật vui vẻ và thoái mái để tăng khả năng thụ thai trong lần tiếp theo. Bởi nếu giữ sự căng thẳng, stress thì việc “đậu thai” cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Lên Kế Hoạch Ăn Uống Sau Sinh Cho Mẹ
Dinh dưỡng vô cùng quan trọng dù mẹ đang trong thời gian bầu bí hay đã vượt cạn thành công. Nếu khi mang thai, mẹ cần bổ sung đủ nhóm chất để con phát triển toàn diện thì sau khi sinh mẹ cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh như thế. Tuy nhiên, kế hoạch ăn uống dành cho mẹ sau sinh có thay khác so với trong khi mang thai, đó là gì mời mẹ theo dõi bài viết bên dưới.
Sau khi sinh, thói quen ăn uống của mẹ cần thay đổi nhất là những mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để vừa nhanh chóng hồi phục hậu vượt cạn vừa có nhiều sữa cho con. Một kế hoạch ăn uống cân bằng cần được lên theo mốc thời gian tuần hoặc tháng vì quỹ thời gian của mẹ vốn dành hết cho bé con vừa chào đời.
Chính vì thế việc lập kế hoạch cho thực đơn ăn uống theo tuần, tháng là giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cũng như tránh được tình trạng thừa thức ăn. Mẹ lại còn được nhiều thời gian chăm sóc con thơ hơn là phải lăn tăn về việc hôm nay nấu món gì, ngày mai phải chế biến cái gì, … Lợi đủ trăm đường thế thì mẹ còn ngần ngại gì nữa?
Lí do mẹ sau sinh nên lên thực đơn tuần
Có con bồng con bế trên tay rồi mẹ mới thấm thía thời gian nhàn rỗi một mình như trước kia quả là chuyện xa xỉ nhất trên đời. Từ việc mẹ dành hết quỹ thời gian của mình cho con khiến chuyện ăn uống trở nên qua loa với mẹ. Mẹ gần như nuốt vội nuốt vàng thức ăn chỉ để cho nhanh và bế con, dỗ con thay vì nhâm nhi thức ăn như trước.
Nhưng mẹ nên nhớ rằng, mẹ có khỏe thì con mới phát triển toàn diện. Thời điểm này bé con được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không có lí do gì khiến mẹ lơ là chuyện ăn uống của mình cả. Lập kế hoạch ăn uống trong tuần trong vỏn vẻn mươi phút là mẹ đã giúp ích cho chính sức khỏe của bản thân cũng như góp phần giúp con yêu được hấp thu nguồn dưỡng chất đầy đủ nhất cho sự phát triển của bé.
Không quá mất thời gian cho việc lập kế hoạch thực đơn ăn uống cho một tuần. Mẹ có thể ngồi nhà lên danh sách thực phẩm cần mua rồi nhờ ông xã đi chợ. Việc lập kế hoạch như thế giúp các ông chồng đi mua thuận tiện, không thiếu, không thừa mà lại tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh khi được ăn uống đủ chất. Khi thực phẩm đã được mua sẵn, mẹ chỉ việc vào bếp loáng cái là xong bữa ăn, không còn phải lăn tăn về việc hôm nay ăn gì nữa.
Cách lập kế hoạch thực đơn
Sau khi đã có danh sách thực phẩm, mẹ bắt đầu lên kế hoạch ăn uống cho một tuần. Mẹ có thể xem qua lịch để loại trừ những ngày có thể vắng nhà để đỡ phải mua dư thừa thực phẩm. Ghi sẵn các món sẽ nấu cho từng ngày, nguyên liệu là xong. Mẹ có thể mua nhiều đồ khô, đồ đông lạnh để dự trữ phòng trường hợp thiếu nguyên liệu.
Việc viết ra giấy danh sách các thức cần mua trong tuần giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho gia đình. Hơn nữa, mẹ còn có thể tính toán được nên ăn gì vào mỗi ngày, không phải bận tâm suy nghĩ về vấn đề đó nữa thay vào đó là dành thời gian cho bé yêu.
Một chế độ ăn uống sau sinh hoàn hảo được vạch ra giúp mẹ tiết kiệm được kha khá thời gian, tâm sức và tiền bạc lại góp phần làm bữa ăn trở nên nhẹ nhàng với mẹ. Chưa kể là nhận được sự giúp sức của ông xã, mẹ sau sinh sẽ thấy hạnh phúc vì được quan tâm nhiều hơn. Bữa ăn cũng đầy đủ chất cho mẹ có nguồn sữa tốt, giá trị dinh dưỡng cao nuôi bé con chóng lớn.
Từ khóa được tìm kiếm:
chế độ ăn uống của mẹ sau sinh
chế độ ăn uống sau sinh cho bà bầu
do an cho ba me sau sinh
lập kế hoạch thời gian cho tháng
thực đơn ăn uống cho bà mẹ sau sinh
thực đơn ăn uống của bà bầu sau sinh
Chuẩn Bị Mang Thai Cần Chú Ý Những Gì?
Trở thành một người mẹ sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả công việc hàng ngày. Dành thời gian cho em bé của bạn là điều quan trọng. Nếu bạn làm việc nhiều giờ và hoạt động xã hội nhiều, bạn có thể cần phải giảm bớt. Hãy thay đổi lối sống ngay từ bây giờ để mang lại khởi đầu tốt cho thai kỳ sắp tới. Thời gian trước khi thụ thai là cơ hội để bạn học cách sống lành mạnh, thư giãn và hòa hợp với chồng bạn.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của bạn:
Quá nhiều Stress
Nghèo chất dinh dưỡng
Luyện tập quá mức
Các yếu tố về tâm lý, tình cảm
Quan hệ tình dục không thường xuyên hoặc không đúng thời điểm
Thức quá khuya, làm việc quá mức hoặc kiệt sức
2, Ngừng thuốc tránh thai
Sau khi đã ngừng thuốc tránh thai, tùy vào loại thuốc và thời gian dùng thuốc mà cơ thể bạn cần thêm một khoảng thời gian để trở về bình thường. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng viên uống trong 5 năm thì có thể cần tới vài tháng để cơ thể khôi phục lại trạng thái cân bằng hormon.
3, Thực phẩm tốt cho thụ thai
Trong thời gian chuẩn bị để có thai, cả bạn và chồng đều cần có sức khỏe tốt. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh.
Bạn nên bắt đầu bằng việc thêm những thức ăn có lợi cho cơ thể vào thực đơn hàng ngày như: các sản phẩm dinh dưỡng cho cả vợ và chồng bao gồm acid folic cho vợ và kẽm cho chồng, các loại thịt đỏ, cá hồi hoặc cá ngừ, thực phẩm ít chất béo bão hòa, ăn nhiều rau, ngũ cốc, các loại quả và hạt. Đồng thời cần tránh hoặc giảm dần những thức ăn không tốt cho thai kỳ như: thức ăn rán, nhiều dầu, đồ ăn nhanh và chất béo bão hòa; không nên dùng rượu và thuốc lá, cá có chứa thủy ngân, cafeine (hơn 200mg/ngày), thuốc kích thích,…
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2015, có tới 37,7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu thiếu sắt, hơn 50% thiếu kẽm và chỉ có 27,3% phụ nữ Việt Nam được khảo sát có đủ I-ốt. Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng, dồi dào nhất cho cơ thể là do sự tổng hợp ở da dưới tác dụng của của ánh sáng mặt trời (chiếm 80%). Nhưng ngày nay, do thói quen và nhu cầu thẩm mỹ, phụ nữ thường hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chính điều đó khiến cho tỷ lệ phụ nữ thiếu Vitamin D tăng cao lên tới trên 50%.
Chính vì vậy, cùng với chế độ ăn phù hợp, các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia sản khoa cũng khuyến cáo người phụ nữ lưu ý bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp ngay từ khi có ý định mang thai để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
4, Xét nghiệm chuẩn đoán khả năng thụ thai
Khi có ý định mang thai, kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng là điều rất quan trọng. Việc kiểm tra này bao gồm các xét nghiệm thường quy về hormon, xét nghiệm về trứng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B,C, giang mai. Đối với nam giới, xét nghiệm về chất lượng tinh trùng gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động cũng như mật độ của tinh dịch.
Các xét nghiệm này cho bạn nhiều thông tin về việc liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa và để phát hiện xem có thể có vấn đề gì không? Nếu bạn đã cố gắng một vài lần và có sẵn tất cả các xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm.
5, Các rào cản thường gặp đối với việc thụ thai
Hội chứng không rụng trứng hoặc kinh nguyệt không đều
Trứng dự trữ ít (AMH)
Hội chứng buồng trứng đa nang
Yếu tố RH không tương thích
Tế bào diệt tự nhiên (NK)
Lạc nội mạc tử cung
Chất lượng tinh trùng kém và số lượng tinh trùng ít
Khiếm khuyết pha hoàng thể
U xơ tử cung
Vô sinh vô căn
Như vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh trước hết bạn cần chuẩn bị sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái cùng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, bạn sẽ có một thai kỳ hoàn hảo.
chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Kế Hoạch Mang Thai: Tôi Cần Chuẩn Bị Những Gì? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!