Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc: Thai Nhi 30 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Bố Mẹ An Tâm Nhất? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào?
Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu kg?
Em bé trong bụng mẹ trong suốt quá trình mang thai đều trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để khỏe mạnh. Với em bé ở tuần thứ 30, bé cần được mẹ quan tâm hơn đến các chỉ số như chiều cao, sự phát triển và đặc biệt là cân nặng của bé.
Chỉ số cân nặng trong 2/3 quãng đường đầu này cần có là 1,4kg – 1,5kg, tương ứng với chiều cao chuẩn trong giai đoạn này là 26,7cm. Các tuần sau đó, thai nhi sẽ hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn nên tốc độ tăng về cân nặng sẽ rõ rệt hơn. Từ tuần 30 trở đi, mỗi tuần bé sẽ tăng từ 230kg do vậy mẹ nên thật sự cẩn trọng và ăn uống đầy đủ trong thời gian này. Nếu cân nặng ở tuần 30 của bé chuẩn, bé có thể có sức khỏe để tập các cử động hô hấp một cách dễ dàng hơn.
Sự phát triển của bé theo từng ngày ở tuần thứ 30
Ngày 1: Lúc này, cân nặng của bé bắt đầu có sự biến đổi mạnh. Bé tăng đến 250g trong tuần thứ 30. Một đứa trẻ bình thường sẽ có cân nặng khoảng 1.8 – 2kg. Lúc này, thai có nhiều biến động. Bởi vậy mẹ cần biết cách hồi phục đột quỵ (hay còn được gọi là hồi sinh tim phổi CPR) cho bé. Người bên cạnh chăm sóc mẹ bầu cũng phải rèn luyện kỹ năng này để kịp thời ứng phó trong những tình huống khẩn cấp.
Ngày 2: Tất cả các cơ quan trong cơ thể của bé đều đã đi vào hoạt động. Riêng phổi và hệ tiêu hóa hoạt động càng mạnh mẽ và tích cực hơn.
Trong giai đoạn này, mẹ nên chú ý ăn uống hơn để cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé. Mẹ nên tránh các thực phẩm chứa nhiều hóa chất như cà phê, trà thảo dược vì có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Ngày 3: Các bác sĩ nhận thấy trong giai đoạn này, tròng mắt bé đã bắt đầu xuất hiện màu sắc. Màu sắc này hoàn toàn có thể thay đổi vào tuần thứ 9.
Ngày 4: Lúc này bé chăm chỉ hoạt động và thích cựa mình hơn bao giờ hết. Bé thường xuyên thức dậy nhiều hơn.
Trong lúc bé ngủ, mẹ nên chú ý đừng hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Bạn chuẩn bị một chiếc khăn mỏng đắp lên bụng để giúp bé ấm áp và an tĩnh hơn. Trong giai đoạn này, bé rất hay giật mình bởi những va chạm mạnh.
Ngày 5: Bé bám chắc vào tử cung của mẹ và lớn lên khỏe mạnh. Mẹ nên vệ sinh cẩn thận để tránh những bệnh hậu sản khi bé chào đời.
Ngày 6: Bé đã có thể xoay đầu và cảm nhận được sự sống bên ngoài. Mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con và chuẩn bị căn phòng chào đón bé chào đời.
Tất cả những lưu ý trên chỉ là nhận định tương đối ở các giai đoạn khác nhau. Các mẹ chỉ nên tham khảo và tự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của bé.
Thể trạng mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thứ 30
Mẹ bầu cân nặng bao nhiêu kg ở tuần 30 của thai kỳ?
Theo viện Dinh Dưỡng quốc gia, mẹ bầu khi mang thai sẽ tăng cân theo chu kỳ giống thai nhi vậy. Trong 3 tháng đầu nên tăng 1 kg, trong 3 tháng tiếp theo tăng 4-5kg và trong thời gian còn lại tăng từ 5-6kg để tiếp sức cho bé.
Những thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi tuần thứ 30
Bụng của bạn ngày càng phát triển lớn hơn và khó có thể nhìn thấy đầu gối của bản thân. Ngực và đỉnh bụng lại gần bằng nhau và rốn đã bắt đầu lồi rõ hơn. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể mặc thêm áo ngực đi ngủ bởi vì ngực càng trễ và nặng hơn.
Bạn chú ý vệ sinh khe ngực vì sẽ nổi mẩn đỏ nếu đổ mồ hôi. Luôn chuẩn bị bên mình một lọ phấn rôm để hút bụi bẩn, tránh bị nấm.
Bạn sẽ để ý thấy mình hay “xì hơi” thường xuyên theo phản xạ. Đừng lo, đó chỉ là cách cơ thể phản ứng lại khi trọng lượng đè lên đôi chân quá lớn. Hãy đi lại thông thả và cố gắng kiểm soát tình trạng tốt nhất có thể.
Cân nặng của bạn có thể tăng lên theo cân nặng của trẻ. Nhưng nếu tăng cân quá đột ngột hoặc cân nặng tăng quá lớn thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng của cơ thể.
Triệu chứng mẹ thường gặp khi thai nhi ở tuần thứ 30
Khi bạn nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường và chưa gặp bao giờ. Đừng lo vì đây là những dấu hiệu thường thấy ở các bà mẹ khi thai nhi ở tuần thứ 30. Cụ thể như sau:
Kén ăn hơn, dạ dày thường xuyên ợ chua, khó tiêu và đầy hơi.
Các vùng da chỗ bụng và đùi bắt đầu có dấu hiệu bị rạn.
Tình trạng táo bón.
Thường xuyên mệt mỏi.
Bàn chân và vùng mắt cá chân có dấu hiệu bị sưng lên.
Cảm xúc mệt mỏi và thay đổi thất thường.
Trong giai đoạn này, mẹ và bé rất nhạy cảm trước sự thay đổi rõ rệt của bản thân. Bạn hãy thường xuyên đi kiểm tra tiền sản ít nhất là hai tuần một tuần để có sự chuẩn bị tốt nhất. Bạn sẽ phải liên tục được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Các yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 30
Thai nhi trong tuần thứ 30 là thời gian nhạy cảm do vậy việc tác động của các yếu tố sau cũng khiến cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng ít nhiều.
Yếu tố di truyền: Vóc dáng và cân nặng của mẹ bầu trước khi mang thai cũng quyết định phần nào sự to nhỏ của thai nhi. Mẹ có vóc dáng khiêm tốn thì ở giai đoạn này, thai nhi cũng sẽ bị hụt cân đôi chút.
Chế độ dinh dưỡng từ mẹ: Là một trong những yếu tố quan trọng để mẹ có thể bổ sung các chất chất dưỡng từ mẹ sang con, giúp con hấp thu tốt và phát triển. Chế độ ăn của các bà mẹ cần hợp lý, các chất cần được nạp đầy đủ để mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt nhất.
Tinh thần khi mang thai cũng ảnh hưởng đến cân nặng cũng như các chỉ số quan trọng khác đối với thai nhi. Khi mẹ luôn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan thì thai nhi sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, giúp cho các quá trình trao đổi chất cũng như việc hấp thu dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn.
Mẹ cần tăng đủ cân trong thai kì, theo từng giai đoạn. Mẹ nếu không tăng cân, con trong bụng sẽ bị còi, thiếu cân, tăng khả năng miễn dịch kém, sức đề kháng không tốt khi chào đời. Lúc này, bạn cần biết thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu kg để có thể tự điều chỉnh được.
Số lượng thai: Thường ta thấy các bà mẹ có 1 thai, nhiều trường hợp song thai thì các chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt sẽ khác. Đôi khi có trường hợp đa thai thì cân nặng của các bé thường nhẹ hơn trẻ bình thường.
Những việc mẹ cần làm khi thai nhi ở tuần thứ 30
Khi đã bước vào giai đoạn này, bố và mẹ nên chuẩn bị tâm thế tốt nhất để đón con chào đời. Bạn có thể tham khảo những cách sau để cân bằng lại cuộc sống và giúp thời kỳ mang thai dễ chịu hơn:
Tham gia các lớp tập thể dục đơn giản để các cơ được thư giãn và giúp bạn chuyển dạ, sinh con dễ dàng hơn. Các bài tập yoga rất được khuyến khích tập vì giúp tránh được tình trạng chuột rút hoặc căng cơ.
Chuẩn bị quần áo thoải mái để không cảm giác nặng nề.
Trồng cây, tham gia các các câu lạc bộ mẹ bầu để chia sẻ thông tin và cảm xúc.
Chia sẻ với chồng để giảm bớt gánh nặng và giải tỏa căng thẳng.
Thai nhi bị thừa cân hoặc thiếu cân có nguy hiểm không?
Với các trường hợp trẻ bị thừa cân cũng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Bé thừa cân quá so với tiêu chuẩn sẽ dẫn đến khả năng hoạt động trong bụng khi bé bước vào giai đoạn cuối trở nên khó khăn, khi đó sẽ gây tổn thương cho mẹ khi chào đời qua đường sinh dục. Nếu bé to quá so với kích thước của mẹ còn có thể dẫn đến vỡ tử cung hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Ngoài ra các bệnh có thể gặp khi trẻ sinh ra bị thừa cân như bị suy tim, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, suy hô hấp và các bệnh khác do hệ thống nội tiết của trẻ chưa kịp điều chỉnh.
Bên cạnh việc thừa cân ở trẻ khi sinh ta cũng cần cẩn thận với tình trạng thiếu cân. Từ tuần thứ 30 của thai kỳ, cân nặng đã được ổn định là tiền đề cho các giai đoạn sau tăng cân đều. Nếu bé đến 30 tháng tuổi bị thiếu cân, rất có thể giai đoạn sau sẽ khó khăn để thu nạp dinh dưỡng từ mẹ. Bởi vậy, xác định được thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu kg là đủ là vô cùng quan trọng.
Trẻ nếu bị thiếu cân trong thời gian dài, khi sinh rất có thể sẽ bị ngạt thở, thiếu oxy do không thích nghi ngay được với môi trường khi lọt lòng và dễ mắc các bệnh như viêm phổi, hạ đường huyết…
Giải Đáp Thắc Mắc: Thai 31 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg?
28/12/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 13.066 lượt xem
Thai 31 tuần chỉ còn ít tuần nữa là bé đã chào đời. Vậy thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn cho sự phát triển của bé, mẹ đã biết chưa?
1. Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg?
– Từ tuần thai này cho đến khi bé chào đời, bé sẽ tăng cân rất nhanh, trong khi chiều cao sẽ phát triển chậm lại. Ở tuần thai 31, bé nặng khoảng hơn 1.5kg, dài khoảng 41cm. Bé sẽ tăng lên đến 500g mỗi tuần, để chuẩn bị thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ.– Trong lúc này, bé cũng đã có tóc, có móng chân, móng tay, lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đã tròn trĩnh hơn.– Mắt của bé đã có thể nhắm mở, phân biệt được ánh sáng.
2. Cuộc sống của mẹ bầu tuần thai 31 thế nào?
– Tử cung lớn dần, cơ thể bé cũng tăng nhanh kích thước, mẹ di chuyển mỗi lúc một nặng nề.
– Tử cung đẩy lên gần cơ hoành, chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể dễ bị ợ nóng. Chị em nên uống một chút sữa trước bữa ăn hoặc một vài món tráng miệng nhằm tác dụng tráng một lớp ngoài bao tử, chống lại chứng ợ nóng. Ngoài ra, để giảm khó chịu, khi ngủ mẹ hãy dựa gối cao và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ.– Khi thai lớn dần cũng là lúc mẹ cảm nhận thấy những cơn đau thắt lưng nhiều hơn do tử cung lớn dần và thay đổi hormone. Nếu cơn đau quá thường xuyên (trong 1 tiếng có đến 4 cơn) thì tốt nhất hãy gọi bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.
– Thai phụ tăng cân khá nhanh trong tháng cuối thai khoảng 1.4 đến 1.8 kg, trung bình tăng khoảng 450g/ tuần. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng cao vì thế từ tuần này mẹ hãy bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, giúp bé phát triển hoàn thiện nhất. Mẹ nên bổ sung năng lượng từ từ nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó, cần tăng cường chất béo omega 3, choline, canxi, để phát triển hệ thần kinh, hệ xương. Ngoài ra mẹ đừng quên ăn nhiều rau xanh và trái cây để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế táo bón thai kỳ.
Ở thời điểm này, lượng máu của mẹ tăng 40-50% để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, sắt là dưỡng chất tuyệt đối không thể thiếu. Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, các loại ngũ cốc, các loại hạt… mẹ cần bổ sung hàng ngày.
– Những thay đổi hormone lúc này cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sốn khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi vận động đi lại, đau khi đứng ngồi trong thời gian dài, khi trở người…
Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được thông tin thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg cũng như cách chăm sóc sức khỏe của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an. Chúc mẹ bầu có luôn khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ của mình.
Giải Đáp Thắc Mắc: Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh An Toàn
1. Thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?
Thai đủ ngày chính là một trong các yếu tố quan trọng để trẻ được sinh an toàn. Các bác sĩ sẽ tính ngày dự sinh an toàn dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ hoặc siêu âm và khám sức khỏe. Ngày dự sinh cũng chính là yếu tố để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Thai nhi tuần thứ 37.
Thai khoảng đủ 40 tuần tuổi thì được cho là đủ ngày và có thể đảm bảo được sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp thai đã hơn 38 tuần tuổi cũng được tính là thai trưởng thành và có thể dễ dàng chăm sóc bên ngoài tử cung của người mẹ. Nghĩa là, trẻ được sinh ra từ tuần thứ 39 đến tuần thứ 41 sẽ có ít biến chứng nhưng nếu sinh ra sớm hoặc muộn hơn thì nguy cơ biến chứng sẽ cao.
Nếu sinh trước 37 tuần: Trẻ được cho là sinh non.
Nếu sinh từ 37 – 38 tuần: Trẻ được sinh sớm.
Nếu sinh từ 39 – 40 tuần: Trẻ sinh đúng tháng.
Nếu sinh ở tuần thứ 41: Trẻ sinh cuối thời hạn.
Nếu sinh từ 42 tuần trở lên: Trẻ sinh già tháng.
Những trường hợp quá ngày dự sinh nhưng bé vẫn chưa được sinh ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả thai phụ và bé. Nhưng đây chỉ là những trường hợp ít vì có rất nhiều phụ nữ dù sinh con sau ngày dự sinh nhưng các bé vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Nhưng bạn cũng cần hiểu rằng, không có một con số nào là tuyệt đối chính xác về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn dành cho mọi mẹ bầu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sinh con sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh khoảng 1 đến 2 tuần và những đứa trẻ này khi sinh ra vẫn được đảm bảo an toàn, khỏe mạnh. Thông thường những mẹ mang thai lần đầu, thì bé thường được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh khoảng 10 ngày.
2. Những nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non
Những phụ nữ sinh non do thai như đa thai hoặc thai quá lớn, quá nhiều nước ối,… khiến cho nước ối quá nhiều khiến cho tử cung căng và dễ gây chuyển dạ sớm.
Phụ nữ có những bất thường trong tử cung như u xơ tử cung to, hở eo tử cung, thai phụ thừa cân hoặc nhẹ cân khi mang thai hay nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao, có vấn đề về huyết áp như huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
Một số khác do không đi khám thai đều đặn, bị ảnh hưởng bởi chất kích thích khi mang thai như khói thuốc lá,… hoặc tự ý dùng thuốc mà không theo đơn của bác sĩ, hoặc không tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
3. Những dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện sớm
Xuất huyết trong âm đạo ở giai đoạn muộn của thai kỳ có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu lượng máu nhiều, thì mức độ nghiêm trọng càng tăng.
Ra nước ối âm đạo: Nếu nước ối rỉ nhiều hoặc chảy ồ ạt hoặc có những mùi tanh, nồng và hơi nhớt thì cần phải đến bệnh viện sớm vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Nếu có dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Những cơn đau bất thường ở vùng tử cung và vùng bụng dưới: Nếu những cơn co liên tục, thành chu kỳ và sau nghỉ ngơi những cơn đau vẫn không dứt thì các bà bầu không nên chủ quan và cần phải đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu sinh sớm, đặc biệt với những mẹ bầu đang ở tuần thai dưới 37.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu như sốt cao, ngất xỉu, đau đầu kèm theo khó thở, đau ngực hay nôn mửa, bất thường cử động thai,… đều là những biểu hiện nguy hiểm, cần được xử trí sớm.
4. Cách chăm sóc mẹ bầu những tháng cuối
Các bà bầu cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể sinh con an toàn và khỏe mạnh. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và lịch khám thai định kỳ là những điều không thể bỏ qua.
Mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
4.1. Về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên được bổ sung như sau:
Không nên ăn quá no hoặc để quá đói mới ăn mà nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi ngày có thể có 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tuyệt đối không bỏ bữa.
Bổ sung những thực phẩm giàu canxi theo chỉ định của bác sĩ để xương luôn được chắc khỏe và để quá trình nuôi con sau sinh được thuận lợi hơn.
Uống nhiều nước và không nên ăn mặn để phòng tránh tình trạng phù nề.
Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều.
Tiêu thụ chất béo từ những thực phẩm tự nhiên, lành mạnh.
Bổ sung nhiều rau và trái cây để phòng ngừa táo bón.
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt để tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Nên ăn cá để bổ sung omega 3 giúp phát triển trí não của trẻ một cách toàn diện.
Bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Cần tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống hay đồ chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sinh non và nguy cơ sảy thai.
4.2. Về việc khám thai định kỳ:
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chị em cũng cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề khám thai. Đây là cách tốt nhất để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của con yêu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối.
Khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín và đến khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Khám thai đúng lịch sẽ giúp kiểm soát được tình trạng của cả thai phụ và thai nhi. Trong trường hợp có bất thường thì sẽ được can thiệp điều trị kịp thời, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn hoặc để đặt lịch khám thai sớm với các chuyên gia đầu ngành.
Thai Nhi Tuần 37 Nặng Bao Nhiêu Kg?
Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa mẹ bầu mới chính thức chuyển dạ nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg? Các cơ quan của bé đã phát triển hoàn thiện hết chưa?
Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa mẹ bầu mới chính thức chuyển dạ nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg? Các cơ quan của bé đã phát triển hoàn thiện hết chưa?
Sự phát triển của thai nhi tuần 37
Bước vào tuần 37, tức là còn khoảng 3 tuần nữa ở thời điểm này thì bạn cũng có thể yên tâm vì con cũng đã cứng cáp, hầu hết các cơ quan đều hoàn thiện để đảm bảo bé có thể sống sót độc lập.
Có một điều mà nhiều bà mẹ quan tâm đó là thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg. Câu trả lời là, thai nhi 37 tuần hoàn toàn ra dáng của em bé sơ sinh, với sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé bình thường, bé có thể nặng từ 2,8 kg đến 3 kg. Chiều dài đạt từ 48-50 cm, kích thước này tương đương với một quả dưa hấu.
Các tế bào da hoàn thiện nên thai nhi 37 tuần trông khá tròn trĩnh. Phía ngoài cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp chất sáp nhờn màu trắng. Lớp chất nhờn này vẫn tồn tại cho đến khi bé chào đời.
Tóc của bé mọc nhiều và có màu rõ rệt. Bé biết nắm chặt tay đồng thời mắt có phản ứng với ánh sáng bằng cách quay đầu về phía có ánh sáng phát ra. Các giác quan của bé cũng đã Não cùng các các dây thần kinh vẫn không ngừng tăng lên về kích cỡ. Ở tuần 37, hầu như bé sẽ ít đạp mẹ do đã ở một vị trí cố định trong bụng mẹ. Thông thường là đầu thai nhi quay xuống dưới hay còn gọi là ngôi thai thuận để chuẩn bị tốt nhất cho việc chuyển dạ.
Thận trọng với tình trạng rỉ ối trong tuần thai thứ 37
Lượng nước ối ở mỗi bà bầu là khác nhau và tăng giảm theo từng giai đoạn mang thai. Ở tuần 20, lượng nước ối mới chỉ đạt trên 300 ml. Tuần 25-26 tăng lên 670 ml. Khi thai bước vào tuần 32-37 lượng nước ối có thể đạt khoảng 800 ml.
Riêng ở tuần thai 37, nước ối đạt mức cao nhất có thể lên đến 1000ml. Màu sắc nước ối cũng trở nên đục dần (giống màu nước vo gạo) và xuất hiện cặn lắng lẫn trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên cũng có những trường hợp từ tuần 37 trở đi lượng nước ối sụt giảm.
Nếu nước ối giảm còn dưới 60 mm hoặc tăng trên 120 mm thì cần lưu ý theo dõi vì có thể bạn bị thiếu ổi hoặc đa ối. Hai hiện tượng này đều rất nguy hiểm cho mẹ bầu khi đã gần sát ngày sinh.
Đặc biệt một vấn đề nữa mà mẹ bầu cần đặc biệt theo dõi khi bước vào tháng cuối sinh nở đó là hiện tượng rỉ ối.
Rò rỉ nước ối có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào trong thai kỳ. Tuy nhiên với mẹ bầu có biểu hiện ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, rau tiền đạo, đa thai, hở eo cổ tử cung, viêm màng ối… thì cần phải quan tâm hơn. Rò rỉ ối nếu xảy ra trước tuần 37 có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo mẹ có thể sinh non. Còn nếu xuất hiện từ tuần 37 trở đi thì không cần lo lắng thái quá. Bạn có thể chuẩn bị sẵn giấy quỳ ở nhà để thử xét nghiệm giữa nước ối và nước tiểu. Bạn có thể thông báo việc này cho bác sĩ chuyên khoa vì những tuần cuối gần sinh dường như bà bầu nào cũng cần phải đi khám thai liên tục.
Khi có dấu hiệu vỡ ối, mẹ bầu cần nhập viện càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu em bé sắp ra đời trong vài giờ tới.
Mẹ bầu nên làm gì khi bước vào tuần thai 37?
Mẹ đã biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và có thể yên tâm về sự phát triển của con yêu rồi đúng không. Tuy nhiên với sức khỏe của bản thân, các mẹ cũng cần đề phòng các dấu hiệu tiền sản giật như sưng phù nặng ở mắt cá chân, bàn tay, mặt. Có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, mắt nhìn mờ, đau đầu, chóng mắt.
Nếu không có dấu hiệu bất thường nào, bạn vẫn cần tuân thủ yêu cầu đi khám thai thường xuyên của bác sĩ, có thể 1 tuần/lần để kịp thời kiểm tra chỉ số nước ối, dấu hiệu các cơn co… Và quan trọng hơn, các mẹ không cần quá lo lắng, căng thẳng sốt ruột ngày gặp con yêu. Hãy thả lỏng cơ thể và để tinh thần thoải mái, kiểm tra một lần nữa đồ dùng, giấy tờ cần thiết mang vào viện đi sinh lần cuối. Tâm thế chuẩn bị sẵn sàng trong niềm vui và sự lạc quan sẽ giúp mẹ sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều.
Cẩm nang y học chúng tôi Theo (Dịch từ Webmd) (Khám Phá)
Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Thắc Mắc: Thai Nhi 30 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Bố Mẹ An Tâm Nhất? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!