Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày dự sinh là gì?

Sinh con vào tuần thứ mấy là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Theo lý thuyết, một thai kì trung bình kéo dài khoảng 40 tuần. Quá trình mang thai này được tính kể từ chu kì kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Ngày dự sinh là thời điểm được bác sĩ tính toán khi em bé đã đủ 40 tuần tuổi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ mang ý nghĩ tương đối. Ngày dự sinh của mỗi mẹ đều không giống nhau vì điều này còn tùy thuộc vào điều kiện mỗi người. Ngày dự sinh có thể thay đổi trong suốt thời gian mẹ mang thai tùy vào sức khỏe mẹ và bé thay đổi như thế nào.

Sinh con ra có đúng ngày không?

Mặc dù đã được bác sĩ tính toán cẩn thận và chính xác, có rất ít mẹ sinh con đúng ngày dự sinh. Trên thực tế, chỉ có 5% mẹ sinh con ra đúng ngày. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường nếu thời điểm sinh của mẹ bị chênh lệch so với ngày đó. Đa phần em bé đều được sinh ra sớm hoặc trễ hơn ngày dự sinh khoảng 1 – 2 tuần.

Em bé không cần phải sinh ra đúng ngày mới khỏe mạnh. Bé từ 38 tuần tuổi trở đi đã có thể dễ dàng nuôi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Theo nghiên cứu, bé tốt nhất là được sinh vào khoảng tuần thứ 39 – 41 của thai kì. Đó là thời điểm sinh thuận lợi nhất cho trẻ, khi đó tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Các bé sinh ngoài thời gian này đều có khả năng bị biến chứng cao hơn.

Nhiều mẹ khi mang thai lần đầu đều lo lắng vì đã đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có động tĩnh gì. Đừng hoảng hốt, mẹ nên bình tĩnh chờ đợi. Con sẽ cho mẹ biết lúc nào muốn được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bé vẫn không chịu ra, mẹ cần nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. Đa số trường hợp sinh muộn bác sĩ đều chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé được an toàn. Các mẹ khi đến lần sinh nở thứ hai trở đi đều không còn quá lo lắng về vấn đề này nữa.

Sinh con ra không đúng ngày dự sinh có sao không?

Sinh non

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra mà chưa đủ 37 tuần tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non. Việc này có thể là do tử cung bất thường hoặc thai nhi có vấn đề. Có khoảng 11% mẹ sinh con vào tuần thứ 20 – 37 của thai kì. Trẻ bị sinh non hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây được đánh giá là một tình trạng nguy hiểm cho bé. Thông thướng bé sinh sớm thường dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh về trí tuệ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là do thời gian được nuôi dưỡng trong bụng mẹ chưa đủ nên bé chưa được hoàn chỉnh các chức năng của cơ thể.

Sinh muộn (chửa trâu)

Nếu quá ngày dự sinh từ 2 – 5 ngày, mẹ nên tới bác sĩ để kiểm tra xem bé có bình thường hay không. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho mẹ để biết rõ tình trạng của thai nhi. Những trường hợp sinh muộn thường do một trong những nguyên nhân sau đây:

Bị thiếu hoặc dư nước ối.

Cạn ối dẫn tới bé đi ra phân su trong bụng mẹ và hít phải phân su gây nhiễm trùng.

Thai nhi quá lớn.

Thai nhi nằm không đúng chiều.

Thai bị chết lưu.

Thông thường khi thai quá 41 tuần, bác sĩ thường dùng thuốc kích đẻ cho mẹ hoặc chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Lúc này mẹ quan tâm tới việc sinh con ra có đúng ngày hay không là một điều cần thiết.

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy?

Con rạ là con thứ hai trở đi của mẹ. Khác với con so là con đầu lòng, mẹ có thể có nhiều con rạ nhưng chỉ có duy nhất một con so. Khi mang thai con so mẹ thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày hay không thì khi chửa con rạ cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, sinh con rạ thường dễ dàng hơn. Đó là do mẹ đã từng sinh nên có kinh nghiệm hơn. Cơ thể của mẹ đã có sự thay đổi nên sẽ không vất vả như lần đầu mang thai nữa.

Không có gì thay đổi nhiều so với lần mang thai đầu, chu kì mang thai con rạ vẫn là 40 tuần. Nếu sức khỏe mẹ bình thường, thai nhi khỏe mạnh, con sẽ được sinh ra trong trạng thái tốt. Nếu mẹ có vấn đề hay thai gặp trục trặc, bé có thể bị sinh non hoặc sinh già. Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ mà con được sinh ra sớm hay muộn.

Chờ đợi từng ngày để được đón thiên thần nhỏ chào đời là một quá trình hạnh phúc của người mẹ. Thời gian mong chờ nhìn thấy bé yêu sẽ khiến mẹ vừa hạnh phúc vừa yêu thương. Tuy nhiên đi đôi với tình yêu đó là sự lo lắng. Mẹ bầu thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày dự sinh hay không là chuyện thường tình. Hãy kiên nhẫn chờ đợi, chính con sẽ là người quyết định ngày nào con được sinh ra.

Tìm hiểu thêm:

Giải Đáp Thắc Mắc Thai Lưu Có Bị Ra Máu Không?

Mục Lục

Chị em thai phụ cần lưu ý rằng 3 tháng đầu và cuối thai kỳ cực kỳ quan trọng bởi vì rất dễ gặp tình trạng thai chết lưu. Do đó, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc các thông tin về dấu hiệu thai lưu, đồng thời giải đáp thắc mắc thai lưu có bị ra máu không?

Điểm qua một số thông tin về hiện tượng thai chết lưu

Một trong các tai biến nguy hiểm khi mang thai khiến nhiều chị em rơi vào trầm cảm bế tắc đó chính là thai chết lưu. Trước khi chúng ta cùng nhau giải đáp thai lưu có bị ra máu không? hãy điểm qua một số thông tin về tình trạng nguy hiểm này.

Thai chết lưu hay bào thai đã ngừng sự phát triển trong tử cung người mẹ thường xảy ra ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Nếu tình trạng không được phát hiện sớm dễ gây nhiễm trùng huyết đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ. Một số trường hợp tuổi thai nhỏ (khoảng 1 đến 2 tháng) tử cung sẽ tự co bóp để đưa thai lưu ra ngoài. Theo bác sĩ sản phụ khoa cho hay nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu xuất phát từ 2 yếu tố cơ bản như:

Yếu tố từ phía thai phụ

Yếu tố từ phía thai nhi

​​​​​​​ Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể (có thể do di truyền từ phía bố mẹ hoặc các quá trình tạo noãn – thụ tinh – tinh trùng bị đột biến), Đặc biệt, tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi càng tăng cao với thai phụ trên 40 tuổi.

​​​​​​​ Thai nhi bị các dị tật bẩm sinh như não úng thủy, phù rau thai, vô sọ,…

​​​​​​​ Do sự bất đồng về nhóm máu của mẹ và bé trong yếu tố Rh nên dễ mắc thai lưu vào những lần mang bầu tiếp theo.

​​​​​​​ Thai bị già tháng khiến bánh rau bị xơ hóa, bong nhau, u mạch máu màng đệm khiến thai không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến chết lưu trong bụng mẹ.

​​​​​​​ Trường hợp thai nhi bị dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn, dây rốn quấn cổ – thận – tứ chi, dây trốn bị chèn ép,….

Hiện tượng thai lưu bắt nguồn từ khá nhiều vấn đề nên cách tối ưu là đi khám thai thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe.

[Tiến hành] Giải đáp thắc mắc thai lưu có bị ra máu không?

Với thắc mắc thai lưu có bị ra máu không? thì bác sĩ chuyên khoa cho biết hiện tượng thai chết lưu hết sức nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn tính mạng của thai phụ. Thế nên, chị em lưu tâm vấn đề thai lưu có bị ra máu không, máu ra như thế nào, màu sắc ra sao,… tất cả tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, cụ thể:

Vào giai đoạn đầu (thường dưới 20 tuần tuổi): Đây được xem là giai đoạn mới hình thành nên dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng và khó nhận biết chính xác. Tuy nhiên, chị em thai phụ vẫn có thể phát hiện thai lưu thông qua một số biểu hiện như ra máu âm đạo có màu sẫm, bụng không hề to ra, giảm dần tình trạng ốm nghén, tâm trạng hồi hộp lo lắng bất thường.

Vào giai đoạn sau(trên 20 tuần tuổi): Vào giai đoạn này chị em có thể nhận biết tình trạng thai lưu có bị ra máu không cùng các biểu hiện gồm không thấy thai máy (không cảm nhận được thai đang đạp hay chuyển động), tử cung co thắt nhẹ, bụng xẹp dần, hai vú tiết sữa non, chảy máu đen ở âm đạo, bị vỡ nước ối. Ngoài ra, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, bất thường, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…

Chú ý: Không phải sản phụ cũng xuất hiện các biểu hiện trên khi bị tình trạng thai lưu mà chỉ phát hiện khi thăm khám. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý cơ thể mình đồng thời chủ động khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có định hướng xử trí phù hợp.

Liệu rằng tình trạng thai lưu có thể chữa không?

Thực tế đáng buồn không thể cứu sống thai lưu nên khi nhận kết quả xác thực chị em cần bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân. Thông thường, bác sĩ sẽ cho chị em dùng thuốc để khởi phát chuyển dạ, tống thai lưu ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp thai lớn cần tiến hành phẫu thuật khi thuốc không hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu không bắt buộc phải đưa thai nhi ra ngay lập tức (thường do biến chứng y khoa) thì chị em vẫn có thể chờ chuyển dạ tự nhiên. Các trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chú ý: Nếu chị em được chẩn đoán bị thai lưu tốt hơn hơn hết nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Với trường hợp bị vỡ ối sớm khi chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con ( tại nơi màng ối bị rách) gây ra hàng loạt căn bệnh viêm nhiễm trầm trọng. Còn trường hợp thai lưu để quá lâu trong dạ con (3 đến tận 4 tuần trở lên) khiến chị em bị rối loạn đông máu dẫn tới băng huyết, thậm chí gây tử vong.

Nếu chị em phát hiện các dấu hiệu lạ khi đang mang thai hãy tìm đến một trung tâm y khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng bất thường. Chị em đang sống tại Đà Nẵng hoặc tỉnh lân cận có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được chăm sóc tận tình cùng dịch vụ y khoa đảm bảo chuyên nghiệp phục vụ tận tình.

Hơn nữa, phòng khám còn hội tụ dàn chuyên gia sản phụ khoa giỏi hơn 20 năm kinh nghiệm cùng tay nghề thủ thuật hàng đầu. Các máy móc móc thiết bị tiên tiến được chọn lọc kỹ càng để phù hợp quá trình thăm khám và tiến hành xử lý các vấn đề thai phụ đang gặp phải. Hơn nữa, phòng thủ thuật cùng dụng cụ y khoa vô trùng tránh viêm nhiễm.

Đặc biệt, mọi khoản phí luôn được minh bạch và thu đúng theo quy định hiện hành nên không xảy ra chuyện “chặt chém” như lời đồn. Mọi thông tin chị em cung cấp luôn được hệ thống bảo mật an toàn tránh rò rỉ ra bên ngoài.

Giải Đáp Thắc Mắc: Sau Sinh Quan Hệ Có Thai Không?

Trường hợp mang thai hai lần quá sát nhau, người mẹ có thể sẽ lâm vào tình huống nguy hiểm do sức khoẻ của ngườ mẹ giảm sút, dễ mắc những bệnh cơ hội và em bé sinh ra có khả năng dị tật cao. Ngoài ra, em bé cũng không có điều kiện chăm sóc tốt nhất.

Theo khuyến cáo của những bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau khi sinh nên chủ động về kế hoạch sinh đẻ và sử dụng các biện pháp tránh thai trong khi quan hệ.

Tham khảo các biện pháp tránh thai an toàn cho phụ nữ sau sinh

Đây là một trong những biện pháp tránh thai dựa trên sự không thể có thai một cách tự nhiên sau khi người mẹ chưa ra kinh và hoàn toàn cho con bú. Theo đó, hiện tượng kinh nguyệt sẽ trở lại sau sinh sớm hay muộn, phụ thuộc vào việc người mẹ có cho con bú hay không. Thông thường, với những phụ nữ cho con bú thường xuyên thì kỳ kinh lần đầu sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi. Nếu không cho con bú thì có thể có kinh trở lại vào tuần lễ thứ 3-4 sau sinh.

Để đạt hiệu quả với phương pháp này, bạn cần phải thực hiện một số quy định sau:

Trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn. Việc cho trẻ sử dụng thêm sữa bột, cháo thay vì cho con bú để có thể làm giảm phương pháp cho con bú vô kinh. Bên cạnh đó, trẻ cần được bú với khoảng cách ít nhất 4 giờ/lần về ban ngày và 6h/lần vào ban đêm.

Người mẹ phải chưa có kinh trong vòng 56 ngày kể từ khi sinh và trẻ chưa quá 6 tháng tuổi. Phương pháp này có hiệu quả đến 99% trong vòng 6 tháng sau sinh.

Dùng bao cao su được xem là biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến hiện nay. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm khoải cảm yêu ở một số nam giới, song lại có tác dụng tránh thai cao, lên đến 98%. Cùng với đó thì bao cao su còn có ưu điểm là phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

Phương pháp này đựoc áp dụng cho những phụ nữ không muốn sinh con nữa. Thắt vòi trứng được áp dụng sau khi sinh 24h hay 6 tuần đầu sau sinh, được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa và không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Dùng màng chắn âm đạo cũng là phương pháp tránh thai được sử dụng phổ biến.Màng này có dạng hình vòm, nông, có vành dẻo, được làm bằng latex để đặt vào âm đạo, bao phủ lấy cổ tử cung. Màng chắn có tác dụng tránh mang thai bằng cách ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng. Để có thể phát huy tối ưu tác dụng, màng chắn tránh thai nên được sử dụng kết hợp với chất diệt tinh trùng dạng kem hoặc bọt. Màng chắn hoạt động theo hai cách: Màng chắn ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung và các chất diệt tinh trùng có trong màng chắn ngăn ngừa sự di chuyển của tinh trùng.

Sử dụng thuốc tránh thai

Theo chia sẻ của bác sĩ Cao đẳng Dược TPHCM ( chúng tôi ) những phụ nữ cho con bú chỉ nên sử dụng thuôc tránh thai chỉ có prohestin. Thuốc được áp dụng khi có kinh trở lại và sử dụng viên thuốc đầu tiên khi có hiện tượng hành kinh va uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo chỉ định của bác sĩ. Đây là loại biệt dược có tác dụng ngừa thai lên đến 98% và không ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

Tuy nhiên, chống chỉ định cho những bà mẹ dị ứng với một trong những thành phần của thuốc và mắc các chứng như suy gan, bệnh lý về máu hay viêm tắc tĩnh mạch.

Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc sau sinh quan hệ có thai không cũng như biết cách sử dụng một số phương pháp tránh thai phù hợp.

Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ Bầu: Khi Có Bầu Xông Lá Trầu Được Không?

Lá trầu không là một vị thuốc dân gian được dùng chữa khá nhiều bệnh thông thường rất hiệu nghiệm. Thế nhưng phụ nữ có bầu xông lá trầu được không?

Công dụng của lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, thơm và có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn… Vì thế, lá trầu không thường sử dụng để điều trị các vết thương. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng điều trị khó tiêu, trị hôi miệng. Người bị viêm họng, bệnh trĩ, viêm phế quản cũng có thể dùng trầu không để chữa trị. Đối với chị em phụ nữ, lá trầu không cũng được sử dụng rất thường xuyên. Nó được xem là vị cứu tinh trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, hôi nách…

Công dụng của lá trầu không cũng được chứng mình qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Ví dụ như nghiên cứu vào năm 1956 của trường ĐH Y dược Hà Nội cho thấy lá trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh. Đặc biệt là đối với các loại vi trùng như subcilit, trực trùng coli, tụ cầu. Một nghiên cứu khác của viện Vi trùng học năm 1961 cũng khẳng định về tính chất kháng sinh của lá trầu không.

Cách thức sử dụng lá trầu không khá đa dạng. Ta có thể là hơ nóng lá, vò nhuyễn, đâm nát hoặc nấu nước xông. Trong đó, cách xông lá trầu được mọi người áp dụng thường xuyên hơn cả. Xông lá trầu thường được áp dụng để chữa bệnh trĩ, trị mụn. Với phụ nữ, phương pháp xông là trầu có thể giúp trị bệnh phụ khoa, làm se khít âm đạo … Không ít thai phụ cũng sử dụng phương pháp này để vệ sinh. Tuy nhiên liệu điều đó có an toàn hay không?

Xông hơi khi mang thai – lợi bất cập hại

Xông hơi là một phương pháp chữa bệnh cũng như hỗ trợ sức khỏe rất tốt. Đối với người bình thường, thời gian xông hơi được khuyến khích là từ 10-15 phút/lần và 1-2 tuần thì xông 1 lần. Tuy vậy không phải ai cũng có thể xông hơi. Và việc xông hơi quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe như chóng mặt, thiếu oxy…

Đối với bà bầu, xông hơi được xem là một phương pháp không an toàn. Bởi nó sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, nước ối bị nóng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến quá trình chuyển oxy cho bé. Khi nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ C thì thai nhi dễ bị khuyết tật ống thần kinh. Các bác sĩ cũng khuyên thai phụ không nên xông hơi ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Có bầu xông lá trầu được không?

Xông lá trầu là phương tức chữa bệnh rất tốt. Thế nhưng như kết luận ở trên, phương pháp này không thích hợp với mẹ bầu. Vì vậy, đáp án của câu hỏi “có bầu xông lá trầu được không?” là KHÔNG.

Vậy nếu mẹ bầu vẫn muốn dùng lá trầu để giảm ngứa ngáy và vệ sinh vùng kín thì sao? Câu trả lời ở đây chính xác là mẹ nên dùng lá trầu không theo cách khác. Mẹ có thể lấy lá trầu không rửa sạch, cho vào nước cùng ít muối. Sau đó mẹ hãy đun nước trong khoảng 5-10 phút.

Khi nước lá trầu âm ấm thì có thể sử dụng để rửa vùng kín. Sau đó, các mẹ bầu để yên trong vòng vài phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng mẹ hãy dùng khăn mềm, lau nhẹ nhàng xung quanh bên ngoài vùng kín thật khô ráo.

Ngoài ra, mẹ bị ngứa vùng kín cũng có thể vệ sinh bằng các phương pháp khác. Rửa bằng nước muối pha loãng, nước lá chè xanh là một số cách khá an toàn và hiệu quả.

Các mẹ bầu lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Khi đun nấu nước trầu không để vệ sinh vùng kín, mẹ cần chọn lá sạch và tươi. Mẹ phải đảm bảo trên lá không tồn đọng chất bẩn hay hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật.

Nếu tình trạng không thuyên giảm thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Đây là cách giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con hiệu quả nhất.

Tạm kết

Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!