Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 29: Mẹ Bầu Nên Bổ Sung Dha Cho Thai Kỳ Khỏe Mạnh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dinh dưỡng mang thai tuần 29: Mẹ bầu nên bổ sung DHA cho thai kỳ khỏe mạnh chính là lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đưa ra. Mang thai tuần thứ 29, tức là bạn cũng đã bước qua khoảng 1/3 chặng đường thai kỳ, bé lúc này đã lớn và hệ thần kinh cũng đã từng bước hoàn thiện hơn. Còn đối với người mẹ thì bụng bầu cũng to dần lên và kèm theo đó là các vết rạn da bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn tuần 29 này khá là quan trọng, bởi mẹ sẽ phải tìm kiếm nguồn dưỡng chất thiết yếu nhằm cung cấp một lượng DHA bổ sung phù hợp, đó có thể là sữa cho bà bầu hay các loại cá tươi chẳng hạn. Để hiểu rõ hơn về những thay đổi của mẹ và thai nhi ở tuần đặc biệt này, mời tìm đọc nội dung thông tin sau.
1. Những thay đổi rõ rệt của mẹ và thai nhi từ tuần thứ 29
Từ quý thứ 3 trở đi, mẹ bầu cảm thấy người nặng nề hơn do trọng lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên không được tăng vượt mức 10 – 12 kg. Ở giai đoạn này, một số trường hợp cảm thấy chán nãn và khó chịu. Mẹ bầu cảm thấy bụng mình ngày càng đầy và chật chội. Đôi khi nhịp thở của bạn dường như ngắn lại, thường là những lúc vội vàng. Sữa non trong suốt hoặc có màu vàng nhạt bắt đầu xuất hiện ở ti của vú.
Độ dài từ đầu đến chân của bé ở tuần 29 là 38,6 – 39cm. Đây được cho là ít hơn độ dài trung bình của bé sơ sinh mới chào đời 10cm. Chuyển động mắt của bé trở nên nhanh hơn, não bộ phát triển mạnh hơn. Các tế bào, khớp thần kinh và hàng triệu kết nối đang được hình thành. Từ đây bé có thể nhận biết được âm thanh và những tín hiệu khác từ thế giới bên ngoài. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 29, lựa chọn những thực phẩm bổ sung DHA cho mẹ bầu cần được ưu tiên hàng đầu.
2. Lợi ích của DHA đối với phụ nữ mang thai cần biết
Trong 3 tháng cuối cùng, não bộ và mắt của bé phát triển rất mạnh. Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega 3 giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và duy trì chức năng não bộ. Tăng cường bổ sung DHA trong khẩu phần dinh dưỡng của bà bầu góp phần tăng khả năng vận động của thai nhi. Nếu được cung cấp nguồn DHA cần thiết từ bây giờ, bé sau khi chào đời sẽ rất thông minh và rất nhạy trong việc tiếp thu, chú ý. Theo chuyên gia, nhu cầu axit béo omega 3 của người trưởng thành trung bình khoảng 250mg. Như vậy, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 100 – 200mg DHA so với lượng cần thiết của người bình thường.
Ăn nhiều cá tươi cung cấp nhiều axit béo Omega 3 cho cơ thể. Nó tác động trực tiếp đến não bộ và thị lực của bé. Những loại cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá cơm…là những thực phẩm nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng tuần 29 của thai kỳ. Tuy nhiên các loại cá biển không phải lúc nào cũng tốt. Vì lượng thủy ngân có trong cá biển rất dễ gây hại cho cơ thể.
Trong số đó, cá hồi được cho là thực phẩm “thân thiện” với bà bầu. Nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với trong sữa. Cụ thể cứ trong 100g cá hồi có đến 227mg DHA. Dưỡng chất này không chỉ giúp bé thêm thông minh, khỏe mạnh mà còn cải thiện được tâm trạng mẹ bầu khi mang thai.
Sữa được cho là nguồn dồi dào các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt sữa cho bà bầu vô cùng giàu DHA giúp tăng cường phát triển trí não của bé. Không chỉ thế, sữa còn chứa nhiều Omega 3, Omega 6, ARA hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
Như vậy tóm lại trong chế độ dinh dưỡng tuần 29, các mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu DHA cũng như Omega 3 để tập trung phát triển trí não và tăng khả năng vận động của thai nhi.
Tuần Thai Thứ 29: Hãy Tăng Cường Bổ Sung Dha
Bạn đã bước vào giai đoạn thứ 3, cũng là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Hệ miễn dịch của em bé lúc này đã được hình thành. Bé có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Bé cũng nghe rõ những điều bạn nói, vì thế hãy cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe để thêm gắn kết tình cảm và rèn luyện thính giác cho bé.
Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Vào tuần này, bé nặng hơn 1,1kg và “cao” khoảng gần 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng.
Ở tuần thai này bé trông như 1 em bé đủ tháng. Bé tròn trịa ra một cách đáng yêu. Bề mặt của da mịn màng và xanh hơn vì chất béo bắt đầu phát triển. Chất béo này là yếu tố quan trọng giúp bé giữ ấm cơ thể. Bé cũng bắt đầu có lông mi và có thể chớp mắt nữa đấy.
Tuần này đánh dấu một sự kiện quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé: não đã phát triển đến mức nó có thể giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt. Dĩ nhiên, bé chưa thể tự làm điều đó một mình, bé vẫn cần độ ấm của cơ thể mẹ để giúp bé ấm áp cho đến khi chào đời.
Bé cũng tiếp tục phát triển tế bào thần kinh trong não bộ. Ngay giây phút bé chào đời thì trong não đã có hàng trăm tỷ tế bào thần kinh. Nghe có vẻ nhiều nhưng bé cần dự trữ vì não sẽ không sản sinh chúng nữa sau khi sinh.
Nhau thai tròn và bằng phẳng như một chiếc bánh giúp cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho bé cũng tiếp tục lớn hơn. Em bé của bạn có thể đã quay đầu (ngôi thuận) để chuẩn bị cho việc sinh nở. Ngay cả nếu bé vẫn đang ở ngôi mông (ngôi ngược) thì bé vẫn còn thời gian để xoay lại.
Sự thay đổi trong cơ thể bạn
Tổng trọng lượng tăng lên của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ 8 – 11 kg. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.
Một trong những tác dụng phụ của việc mang thai đó là sẽ khiến chân bạn bị phù, có nhiều người chân thậm chí còn to gấp đôi kích thước bình thường. Không những thế, một số bộ phận khác trên cơ thể cũng bị phù, rạn,… khiến bạn khá khó chịu. Nhưng không cần phải quá lo lắng, bởi những thay đổi này sẽ hoàn toàn biến mất sau khi bạn sinh con.
Nếu bạn cho rằng việc sử dụng các loại dầu, kem… sẽ làm giảm nguy cơ bị rạn da ở bụng, bắp đùi, ngực thì bạn sẽ sớm nhận ra chúng không đem lại tác dụng gì nhiều đâu. Nhiều bác sỹ cho rằng, dấu hiệu căng da là kết quả bình thường của việc thai nhi phát triển, làn da mất đi độ đàn hồi cần có, nhưng may mắn là theo thời gian, các vết rạn sẽ trắng dần với màu da.
Bạn bất ngờ thức dậy với cơn chuột rút vào ban đêm? Chuột rút là là chuyện phổ biến trong thai kỳ, mặc dù không phải tất cả phụ nữ đều bị như vậy. Các chuyên gia cũng không xác định chính xác nguyên nhân. Một số người cho rằng do trọng lượng của chân tăng lên, trong khi những người khác nghĩ rằng nó báo hiệu sự thiếu hụt canxi hoặc kali trong cơ thể, hoặc là do áp lực của tử cung đè lên các dây thần kinh dẫn đến chân.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này
Bạn cần chuẩn bị tiêm phòng uốn ván (thường được chỉ định tiêm từ tháng thứ 6 thai kỳ và tiêm mũi tiếp theo sau 1 tháng).
Lúc này, để đáp ứng cùng với sự phát triển của bé, bạn hãy bổ sung thêm vitamin C, protein, axit folic và sắt. Bạn có thể ăn pho mát, sữa chua, hoặc nước cam để làm giàu lượng canxi, vitamin trong cơ thể.
Trong tam cá nguyệt này, khi mẹ ăn, bé sẽ hấp thụ được khoảng 250mg canxi trong cơ thể mẹ để giúp cho bộ xương của bé cứng cáp mỗi ngày.
Bạn nên có một kế hoạch tốt để chuẩn bị cho những tháng ngày sắp tới khi đón em bé chào đời. Chú ý tới sự vận động, chế độ ăn uống của bản thân để giúp cho sự phát triển đều đặn của thai nhi.
Một loại chất béo “tốt” khác rất cần được bổ sung trong giai đoạn này được gọi là docosahexaenoic acid (DHA), giúp tế bào não và thần kinh phát triển. DHA có thể được tìm thấy trong hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó và trong các loại cá béo như cá hồi.
Hãy đổi những món uống thường dùng như trà, sữa thành nước khoáng và nước tinh khiết.
Đừng nằm ngay sau khi ăn, ít nhất là 1 – 2 giờ sau bữa ăn mới nên nằm nghỉ, như thế sẽ giúp cải thiện chứng táo bón thai kỳ. Khi ngủ bạn nên tìm một chiếc gối để gác chân thì mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Vào thời điểm này, có một số mẹ bầu đang nảy sinh ý nghĩ muốn mang thai mãi vì cảm thấy sợ khi nghĩ đến lúc sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ có kinh nghiệm khác để cảm thấy an tâm hơn.
Đây cũng là lúc bạn nên đến bệnh viện nơi mình định sinh con để tìm hiểu rõ hơn về nơi mình chọn cho con chào đời. Môt lớp học tiền sản cũng tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Ở tuần thai thứ 28 em bé đã phát triển như thế nào, bạn có muốn biết?
Bổ Sung Dha Như Thế Nào Để Sinh Con Thông Minh Và Khỏe Mạnh
DHA là tên viết tắt của Docosa-Hexaenoic-Acid, một acid béo thuộc nhóm Omega-3. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được DHA mà phải bổ sung hoàn toàn từ bên ngoài thông qua thức ăn và các loại thuốc bổ có chứa Omega-3.
Tại sao bổ sung DHA lại giúp sinh con thông minh hơn?
Là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong chất xám của não và võng mạc của mắt, DHA đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển hoàn chỉnh của não bộ cũng như hoàn thiện khả năng nhìn của mắt. Sự thiếu hụt DHA trong bất kì giai đoạn phát triển nào của thai nhi cũng làm cho đứa trẻ sau này đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chỉ số thông minh thấp.
Bên cạnh đó, DHA còn giúp dẫn truyền xung động thần kinh nhanh và chính xác. Trẻ được bổ sung đủ DHA sẽ có khả năng quan sát, phản xạ và tập trung tốt hơn.
Đến nay đã có hàng nghìn các nghiên cứu khoa học chứng minh mối liên hệ giữa việc bổ sung DHA với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nghiên cứu tại Mỹ theo dõi trẻ từ lúc mới sinh đến 8-9 tuổi thấy trẻ được bú mẹ và ăn đủ DHA có chỉ số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với trẻ bú sữa bò và không cung cấp đủ DHA.
Trung tâm nghiên cứu Omega-3 Australia – New Zealand đã đưa ra đồng thuận về việc sử dụng Omega-3, trong đó khẳng định vai trò của Omega-3 đối với hệ miễn dịch của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, không chỉ có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, DHA và EPA thực sự có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tế bào miễn dịch phát triển.
Nghiên cứu của bác sỹ Newson và cộng sự trên 5144 phụ nữ mang thai chỉ ra rằng những bà mẹ có lượng Omega-3 trong máu cao hơn thì những đứa trẻ sinh ra ít bị khò khè và viêm da viêm da cơ địa (eczema).
Makrides.M và các cộng sự cũng đã chứng minh rằng DHA giúp giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân, kể cả trên những bà mẹ đã từng sinh non, đồng thời giảm tỉ lệ biến chứng tiền sản giật, cao huyết áp và trầm cảm sau sinh cho bà mẹ.
Nên bổ sung DHA từ khi nào?
Các chuyên gia khuyến cáo bà mẹ nên bổ sung DHA đầy đủ ngay từ những ngày đầu mang thai và trong suốt quá trình mang thai và cho con bú để trẻ có được sự phát triển ưu việt nhất về trí tuệ, sức khỏe, miễn dịch. Sở dĩ như vậy vì sự hình thành hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu từ rất sớm và sự phát triển não bộ của em bé trong bụng mẹ diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Sau 2 tháng, não bộ là cơ quan lớn nhất của thai nhi. Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, não bộ của thai nhi đã đạt kích thước bằng 25% so với người trưởng thành và cơ bản được hoàn thiện khi trẻ 5-6 tuổi.
Bổ sung DHA đúng cách
Việc bổ sung DHA trong quá trình mang thai là rất cần thiết nhưng không ít bà mẹ chưa biết cách bổ sung DHA bao nhiêu thì đủ dẫn đến vừa lãng phí lại không hiệu quả.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ có thai và cho con bú nên bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA có thể bổ sung từ nguồn thực phẩm và các viên uống bổ sung.
Một số loại thực phẩm giàu DHA có thể kể đến bao gồm cá và dầu cá biển như cá hồi, cá thu, cá ngừ… Lòng đỏ trứng gà và thịt cũng chứa một lượng nhỏ DHA. Một số loại thực vật có thể dùng để bổ sung như bơ, lạc, quả óc chó… nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn bổ sung DHA từ cá, dầu cá.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa DHA, vậy nên lựa chọn sản phẩm như thế nào là câu hỏi mà chắc hẳn mẹ nào cũng quan tâm.
Điều đầu tiên các mẹ cần quan tâm là hàm lượng DHA trong sản phẩm phải gần với lượng khuyến cáo là 200mg/ngày. Nếu chế độ ăn của bà mẹ đã giàu DHA thì không nhất thiết phải uống bổ sung thêm quá nhiều.
Trong các loại Omega-3, bên cạnh DHA còn có EPA là một thành phần giúp DHA vận chuyển được qua nhau thai tốt hơn và có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh. Tỷ lệ DHA:EPA lý tưởng bổ sung cho bà mẹ mang thai, cho con bú phải đạt khoảng 4-4,5:1 hoặc ít nhất DHA cần bổ sung nhiều hơn EPA.
Loại Omega-3 từ dầu cá cô đặc dạng Triglyceride là dạng tự nhiên, cao cấp, có khả năng hấp thu tốt hơn, có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với dạng Ethyl Ester thường được bán trên thị trường. Lưu ý khi chọn mua sản phẩm có Omega-3 nếu nhà sản xuất sử dụng dạng Triglyceride thì sẽ được ghi rõ trên bao bì để giúp người dùng không bị nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn cao như tiêu chuẩn của FDA, Úc, Nhật, Châu Âu.
Tóm lại: việc cung cấp đầy đủ DHA trong quá trình mang thai và cho con bú là giúp bà mẹ sinh con thông minh và khỏe mạnh, đồng thời hạn chế các nguy cơ trong quá trình mang thai như sinh non, nhẹ cân, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh,… Mỗi ngày bổ sung một viên uống PM Procare cùng chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cung cấp đủ 200mg DHA và EPA cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Vui Bầu: Mang Thai Tuần Thứ 21 Nên Ăn Gì Để Con Khỏe Mạnh Thông Minh Và Những Nguyên Tắc Bổ Sung Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết * Tovui.com
Mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì để mẹ và bé đều khỏe. Ảnh: Internet
1. Thai nhi tuần 21 đạt tốc độ phát triển như thế nào?
Có thể mẹ chưa biết, vào tuần tuổi thứ 21, không chỉ các cơ quan quan trọng của bé phát triển mạnh mẽ mà nhiều trong số đó cũng đang hoạt động để chuẩn bị cho từng chức năng của chúng sau khi bé chính thức chào đời.
Ở thời điểm tuần thứ 21, bé sẽ đạt chiều dài khoảng 18cm, tương đương với một củ cà rốt và cân nặng lúc này khoảng 320g. Tay chân của bé cũng đã cân đối hơn lúc trước và hệ tiêu hóa của bé cũng bắt đầu hoạt động. Mang thai tuần 21, em bé của mẹ đã bắt đầu nuốt dịch màng ối và hấp thu lượng nhỏ đường từ đó, chính lượng đường nhỏ này sẽ qua hệ tiêu hóa để góp một phần nhỏ trong việc cung cấp dinh dưỡng nuôi bé. Và hầu hết các dưỡng chất cho thai nhi được cung cấp sẽ thông qua nhau thai và dây rốn.
Một điểm đáng chú ý đó là, không phải gan và lá lách mà tủy xương của bé sẽ trực tiếp tiếp nhận công việc tạo ra các tế bào máu. Chính vì các tế bào thần kinh nối với não tiếp tục phát triển và các cơ bắp cũng phát triển mạnh hơn nên các di chuyển của bé cũng sẽ trở nên nhịp nhàng hơn.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21. Ảnh: Internet
2. Mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì? Gợi ý các món ăn ngon bổ dưỡng cho bà bầu tuần 21
Muốn biết, mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì cho tốt, trước tiên mẹ hãy tham khảo qua các món ăn với nguyên liệu và công thức chế biến cụ thể sau đây:
Chân giò là một món ăn có nhiều trong bữa cơm hằng ngày của phụ nữ mang thai. Do chân giò chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin (A, B,C) giúp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của tuyến sữa và giúp mẹ phục hồi nhanh sau sinh nên thai phụ cần ăn nhiều chân giò.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Chân giò rút xương 800g, 15 cây nấm hương, lá chuối, hạt tiêu, hành khô và các loại gia vị không thề thiếu như bột nêm, mì chính, nước mắm,…
Giò bò hầm nấm hương ngon bổ dưỡng cho bà bầu tuần thứ 21. Ảnh: Internet
Cách thực hiện: Với những công đoạn sơ chế nguyên liệu và các bước thực hiện cụ thể sau.
Trong cá diếc có chứa một lượng axit béo và omega3 đáng kể, đây cũng chính là những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ, thị giác của thai nhi. Thêm nữa, cá cũng có ít chất béo bão hòa, nhiều vitamin D, protein và các dưỡng chất quan trọng khác cần cho sự phát triển của thai nhi tuần 21.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá diếc tươi 200gram, măng khô trắng 50gram, mỡ heo chín 40gram, nấm hương 50gram, hành 20gram, gừng 25gram, một chút tiêu hột và một ít muối.
Mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì và cá diếc hầm là món bổ nhất. Ảnh: Internet
Cách thực hiện: Với những công đoạn sơ chế nguyên liệu và các bước thực hiện cụ thể sau.
Mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì? Một trong những món ăn mà bà bầu vẫn yêu thích đó là món cháo lươn. Món này cũng kích thích khẩu vị của mẹ rất tốt và hạn chế hiệu quả hiện tượng chảy máu cam. Ngoài ra, thịt lươn cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao nên giúp bà bầu duy trì mọi hoạt động bình thường của cơ thể và hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300gram lươn tươi, 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, nước hầm xương (hay nước luộc gà), 3 củ hành khô, rau răm, rau thì là, mùi ta.
Cháo lươn cho bà bầu chưa biết mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì? Ảnh: Internet
Cách thực hiện: Với những công đoạn sơ chế nguyên liệu và các bước thực hiện cụ thể sau.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 21 theo lời khuyên từ chuyên gia
Thay vì ăn 3 bữa chính trong một ngày như bình thường, mẹ bầu nên chia thành 6 bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Đồng thời cũng hạn chế phần nào mọi cảm giác khó chịu khi mang thai như chứng buồn nôn, chán ăn, ợ nóng hay ăn uống khó tiêu.
Trong suốt 40 tuần thai chứ không phải riêng gì tuần thứ 21, các mẹ cần chú ý không được ăn kiêng quá mức. Bởi việc ăn kiêng khi mang thai sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây bất lợi cho cả mẹ lẫn bé. Vì vậy, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống cân đối, đủ chất, không thừa không thiếu, lành mạnh và khoa học để thai nhi thật sự khỏe mạnh khi chào đời.
Mang thai tuần thứ 21 nên ăn gì? Thức ăn nhẹ các loại sẽ rất tốt cho bạn trong tuần thai này, tuy nhiên nên lựa chọn chúng một cách khoa học đúng đắn nhất. Thêm nữa là các mẹ cũng cần tránh ăn vặt vì chúng rất dễ tăng cân, hàm lượng calo nhiều nhưng lại không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.
Mang thai tuần 21 mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn sao cho hợp lý. Ảnh: Internet
Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 29: Mẹ Bầu Nên Bổ Sung Dha Cho Thai Kỳ Khỏe Mạnh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!