Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh Mổ: Nhanh Lành Vết Mổ, Sữa Đổ Ào Ào mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0 lượt xem
Vất vả là như thế cho nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ rất cần được chú trọng. Có 3 điều quan trọng mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ phải đáp ứng được, bao gồm:
Đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục sức khỏe. Thực đơn sau khi sinh mổ cần đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành lại, tránh các loại có thể ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt hơn. Sau khi mổ, mẹ thường phải tránh đi lại nhiều, ít vận động cùng tác động trong quá trình mổ (thuốc, mất nước, vết mổ) khiến hệ tiêu hóa vận hành kém hơn. Do đó, cần có thực phẩm giàu nước, rau xanh, các loại bổ sung lợi khuẩn để kích thích đường tiêu hóa.
Gọi sữa “nhanh” về. Đối với các mẹ sinh mổ, cần phải đợi ít nhất 2 tiếng trong phòng hồi sức sau đó mới có thể cho con bú. Đôi khi ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh và cảm giác đau đớn ở vết mổ khiến sữa về chậm hơn. Chế độ ăn giàu thực phẩm lợi sữa sẽ là giải pháp an toàn nhất lúc này.
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ – Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
Vừa mới sinh mổ, ruột đang còn chịu ảnh hưởng bị giảm vận động tiêu hóa. Nếu mẹ ăn thức ăn đặc sớm sẽ tăng áp lực lên hoạt động đường ruột gây ra đầy hơi, khó tiêu, tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới táo bón và đầy khí trong ruột. Vì thế nếu mẹ muốn ăn cần đợi ít nhất 6 tiếng sau khi mổ để chức năng ruột phục hồi, nếu mẹ cảm thấy đói quá thì chỉ nên ăn nhẹ súp, cháo trắng để tăng nhu động ruột, dễ tiêu hóa, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
Mẹ không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia thành 5 bữa mỗi ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
Thịt cá cần nấu chín kĩ để loại bỏ vi khuẩn, giun sán gây hại. Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ vitamin, hoa quả thì nên rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
Uống đủ 1,5-2 lít nước để hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh và kích thích tiết sữa.
Những thực phẩm nên bổ sung sau sinh mổ
Các mẹ có thể tham khảo danh sách sác nhóm chất cần thiết cần có trong chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để đáp ứng được quá trình hồi phục sức khỏe cơ thể mẹ và tạo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.
Nhóm thực phẩm giàu protein – Tái tạo tế bào
Protein giúp tái tạo tế bào và mô hư hại và làm lành vết thương. Bổ sung protein giúp cơ thể hồi phục lại sau quá trình sinh mổ nhanh hơn. Khi cơ thể lành lại, mẹ bớt đau hơn việc tiết sữa cũng dễ dàng hơn. Các nguồn protein mẹ có thể sử dụng như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa cùng các chế phẩm. Mẹ nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hoặc các loại protein thực vật như đậu, các loại hạt, sữa thực vật.
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin A – Ngăn ngừa nhiễm trùng
Vitamin A có tác dụng như một chất chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây rau quả có màu vàng (cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, dưa đỏ, mơ); các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina), thực phẩm khác như củ cải, trứng đậu, cá hồi, cá ngừ.
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin E – Giảm thâm sẹo mổ
Có tác dụng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo. Vitamin E có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật, rau bina, nông cải xanh, mầm lúa mì,…
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C – Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
Bổ sung vitamin C sau sinh giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Trẻ sơ sinh vốn đang có hệ miễn dịch non kém, khi vitamin C đi vào sữa mẹ giúp trẻ bú sữa mẹ tăng thêm sức đề kháng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, dưa hấu, bắp cải, súp lơ, khoai tây, rau bina, đậu hà lan.
Kẽm – Tham gia quá trình tổng hợp protein và collagen
Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ
Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những bà mẹ sinh mổ không phải món ăn nào cũng tốt cho thể trạng của mẹ lúc này. Mặt khác dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến CHẤT và LƯỢNG sữa cung cấp cho con. Do đó, ngoài đảm bảo thực đơn cung cấp đủ chất cho mẹ và bé, thì phải lưu ý kiêng một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến vết mổ và sữa mẹ.
Giống như sinh thường, sinh mổ cũng cần kiêng đồ chua, đồ lạnh. Các loại thực phẩm này làm cho mẹ dễ bị lạnh đường huyết.
Các loại rau bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, tuy nhiên mẹ không nên ăn rau cải bẹ lúc này (tính mát) vì dễ bị tiểu són.
Trong các loại thịt mẹ không nên ăn thịt trâu, thịt bò. Thịt trâu tính hàn, thịt bò thì có thế làm sẹo lồi, sẹo sẫm màu ảnh hưởng đến thẩm mĩ cơ thể.
Nên kiêng ăn các loại hải sản trong thời gian này, vì chúng có thể gây ngứa khiến vết thương lâu lành.
Thực phẩm phải kiêng ăn sau khi sinh mổ khác như: Xôi nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò… có thể kéo dài thời gian lành vết thương, gây ra sẹo lồi, mủ ở vết thương
Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có men vi sinh sống: dưa muối, cà, muối,… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và gây các vấn đề về tiêu hóa.
Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều mỡ. Sinh mổ cùng với ít vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thời gian đầu mẹ nên ăn các món dễ tiêu.
Các loại đồ kích thích như bia rượu, thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
Thực phẩm nhiều gia vị: chua, cay, nóng,… dễ làm vết thương sưng, mưng mủ.
Thực phẩm gây nhiều sắc tố đen có thể làm vết sẹo sâu hơn.
Các gợi ý món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau khi sinh giúp vết thương sớm lành, nhiều sữa cho con
Thịt nạc rim nghệ, gừng
Thịt chân giò rim gừng
Thịt lợn nạc kho tàu
Gà ác tần thuốc bắc (ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
Gà rang nghệ, gừng
Đuôi bò hầm thuốc bắc
Đậu phụ kho thịt
Đậu phụ rán
Tôm nõn rang thịt+gừng
Cá diếc kho gừng
Cá chép hấp thì là, hành
Cá quả kho tộ
Tôm nõn rim
Các loại cháo
Cháo lươn, nước gừng:
Cháo thịt lợn xay
Cháo gà
Cháo trứng
Cháo thịt bò băm (sau khi vết mổ lành có thể sử dụng)
Chân giò nấu đu đủ xanh
Canh đu đủ thịt thăn
Canh mọc nấu rau củ thập cẩm
Canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
Canh khoai tây cà rốt, xương
Canh bí xanh, sườn
Canh bí đỏ, đậu xanh, sườn
Canh rau ngót, thịt nạc
Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
Canh hoa thiên lý, thịt nạc
Canh trứng: Đậu phụ
Canh xương,ngô, nước cơm rượu (lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng
Canh rau dền
Canh ngải cứu nấu gà
Canh mọc, hạt sen, nấm
Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm
Canh đỗ đen nấu móng giò
Các món rau luộc hàng ngày
Rau: rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc.
Hoa quả: chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn, thanh long, bơ, mãng cầu.
Tráng miệng
Theo Dinhduongbabau.net
Thực Đơn Sau Sinh Mổ Chuẩn Giúp Nhanh Lành Sẹo, Gọi Sữa Ào Ào
Sinh mổ là khi người mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Trước đó, người mẹ sẽ được gây tê để mẹ không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật. Thông thường, sinh mổ được chỉ định trong trường hợp thai quá lớn, thai ngược, vỡ ối sớm hoặc các vấn đề phát sinh khác.
Người mẹ sinh mổ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường, chẳng thế mà người ta vẫn nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ.
Mất nhiều thời gian phục hồi
Vết mổ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Người mẹ phải mất hơn 1 tuần để vết thương liền chắc, 2 – 3 tháng để tạo sẹo. Các cảm giác đau ở vết mổ sẽ vẫn thỉnh thoảng xuất hiện cho đến khi chúng được 1 năm. Trong khi đó, vết khâu do sinh thường chỉ mất 1 tháng để hồi phục.
→ Thực đơn sau sinh mổ cho người mẹ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để các vết thương mau lành lại. Những thực phẩm có hại cho vết thương như đồ nếp, rau muống, đồ uống có ga, có cồn, các loại rau củ gia vị và mỡ động vật nên tránh.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mổ bao gồm ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh, mất nước, nhu động tiêu hóa giảm làm phân di chuyển khó, chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý. Ở người mẹ sinh thường, táo bón cũng phổ biến nhưng độ trầm trọng kém hơn so với sinh mổ.
→ Thực đơn sau sinh mổ phải đủ nước, nhiều rau xanh cùng các lợi khuẩn bổ sung cho đường ruột để kích thích tiêu hóa.
Do mẹ không được cho con bú ngay mà phải đợi ít nhất 2 tiếng ở phòng hồi sức. Cảm giác đau đớn ở vết mổ, ảnh hưởng từ thuốc gây tê và thuốc kháng sinh cũng làm sữa về chậm hơn, đôi khi là mất sữa tạm thời.
→ Thực đơn sau sinh mổ phải chứa nhiều thực phẩm lợi sữa.
Viên uống lợi sữa Mabio là thực phẩm chức năng dạng viên nang CỰC CHUẨN cho mẹ sau sinh mổ.
Thực đơn sau sinh mổ: Giàu dưỡng chất, nhanh liền sẹo
Dựa trên những rắc rối mà mẹ sinh mổ gặp phải, chúng ta có thể đề xuất thực đơn 1 tuần cho mẹ sau sinh mổ như sau:
– Cơm gạo lứt dành cho những mẹ muốn giảm cân sau sinh.
– Mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào sức ăn của mình, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất trong các thực phẩm kể trên.
– Khi nấu, nên tránh các loại rau gia vị như lá lốt, rau răm, gừng tỏi, bạc hà… vì chúng có thể làm giảm lượng sữa.
– Trong một bữa không nên ăn quá no, đó chính là lý do chúng tôi chia thực đơn sau sinh mổ làm nhiều bữa.
– Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ được vitamin, thịt cá phải nấu chín kỹ để loại bỏ các loại vi khuẩn và giun sán gây hại, còn hoa quả phải rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
– Mẹ cần tìm cách tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể để có thể hấp thu dinh dưỡng cũng như chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ tốt nhất. Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng, mẹ sẽ gặp phải tình trạng ăn bao nhiêu cũng không tăng cân hoặc dù tăng cân vèo vèo những vẫn không có sữa.
– Sử dụng thảo dược giúp tăng tiết sữa như viên uống lợi sữa Mabio giúp mẹ có sữa về nhiều cho con bú và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Nguồn: chúng tôi MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Sau sinh mổ đa phần các mẹ gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh hoặc sữa về rất chậm. Mặt khác, lúc này cơ thể mẹ rất yếu, nhiều mẹ sẽ rơi vào tình trạng kém ăn, khó chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp gọi sữa về và giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh như viên uống lợi sữa Mabio là điều cần thiết.
Dinh Dưỡng Sau Sinh: Bà Bầu Sinh Mổ Nên Ăn Gì &Amp; Kiêng Ăn Gì Để Vết Thương Mau Lành
Dinh dưỡng sau khi sinh: Bà bầu sinh mổ nên ăn gì và kiêng ăn gì để vết thương mau lành giúp tiết nhiều sữa cho con bú là những gì được đề cập thông qua bài viết lần này cho mẹ bầu biết mình nên có kế hoạch ăn uống như thế nào mà vừa dưỡng sức vừa chăm con tốt nhất. Sinh mổ tuy bớt đau đớn hơn sinh thường nhưng bù lại, người mẹ phải mất một khoảng thời gian khá lâu để hồi phục lại tinh thần lẫn sức khỏe, thế nên ngoài nghỉ ngơi, giữ gìn vết thương thì cần tuân theo một thực đơn dinh dưỡng bổ sung như thế nào cho thật hợp lý, nếu không cơ thể sẽ không đủ khỏe khoắn, đồng nghĩa với việc dễ bị tắc nghẽn nguồn sữa trong thời gian sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ tự nhiên. Và ngay bây giờ, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn thực đơn cho bà đẻ sau mổ, nên ăn những thức ăn, hoa quả gì và kiêng cữ như thế nào, mẹ nào chưa có kinh nghiệm hay còn mơ hồ về vấn đề này thì cứ mạnh dạn vào đây mà học hỏi nha.
Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.
1. Sau sinh mổ, bà bầu nên ăn gì để vết thương mau lành và giúp tiết nhiều sữa cho con bú?
1.1 Chế độ ăn khi cho con bú của bà mẹ sinh mổ và sinh thường cũng như nhau. Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Bạn chỉ cần thêm mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
1.2 Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh, các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng…đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
1.4 Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón
1.5 Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: Yaourt, phômai…giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
1.6 Uống nhiều nước như: Nước đun sôi, nước canh,…
1.8 Bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước…
2. Bà bầu sinh mổ nên kiêng ăn gì để giữ gìn vết thương và bảo vệ sức khỏe?
Bà bầu sinh mổ cần hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe:
2.1 Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
2.2 Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.
2.3 Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.
2.4 Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.
2.5 Bà bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà…vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
2.7 Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
2.8 Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê…nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.
2.9 Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.
3. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho bà bầu sau sinh mổ đúng cách khoa học nhất
Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ cần có nhiều khác biệt.
Bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý vào những điểm sau:
3.1 Sau khi sinh mổ, không ăn đồ tanh
Bạn nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
3.2 Sau khi sinh mổ cần tránh các thực phẩm gây đầy hơi
Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột,…để ngăn ngừa đầy hơi.
3.3 Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
Sau khi sinh khoảng 1 – 2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3 – 4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Do cảm giác ngon miệng hơn nên có thể bổ sung thêm cá, trứng, thịt gia cầm…
3.4 Ăn chay sáu giờ sau sinh
Sau khi sinh mổ ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng.
5 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu Sinh Mổ: Nhiều Sữa, Mát, Mau Lành Vết Thương
Phụ nữ sinh mổ nên ăn chuối tiêu, trái sung, nhãn, đu đủ, mãng cầu, trái sơn trà, cam và các loại trái cây nhiều nước, có tính mát, giàu vitamin để giúp bà đẻ sớm hồi phục sau sinh, nhiều sữa cho bé bú.
Vì sao bà bầu sinh mổ nên ăn trái cây?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau khi sinh là rất cần thiết, vì đây là giai đoạn sản phụ cần bổ sung dinh dưỡng và những chất giúp tăng lượng sữa mẹ cho bé bú. Đặc biệt với các mẹ bầu sinh mổ, việc ăn đủ chất là điều kiện thiết yếu để giúp sức khỏe nhanh phục hồi, chống thiếu máu và giúp vết mổ mau lành. Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm như trứng, cá, sữa, thịt heo, thịt bò… để đảm bảo cung cấp đủ các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể thì mẹ cũng nên thường xuyên uống nhiều nhiều nước, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vì chúng chứa nhiều chất xơ, giúp phòng chống táo bón vô cùng hiệu quả.
Hơn nữa, trong trái cây cũng chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, giúp mang đến một chế độ dinh dưỡng vô cùng lành mạnh cho bạn. Đặc biệt, trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp làm đẹp da và nâng cao sức đề kháng mạnh mẽ cho cả mẹ và bé, vitamrất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, cũng như các mô liên kết collagen.
Trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ?
Chuối tiêu tốt cho bà bầu sinh mổ
Việc sinh mổ sẽ khiến bạn mất một lượng máu rất lớn và phải kịp bổ sung lượng chất sắt thiếu hụt này ngay sau khi sinh. Chuối tiêu chính là loại trái cây có hàm lượng chất sắt cao và được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng cho các sản phụ. Ăn nhiều chuối tiêu không chỉ giúp đảm bảo sắt cho cơ thể mà còn giúp làm tăng hàm lượng sắt trong sữa, giúp phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, chuối tiêu cũng chứa hàm lượng xenlulozơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn chuối tiêu sẽ giúp giảm tình trạng táo bón thường gặp ở các mẹ sau khi sinh vì việc ít đi lại và phải nằm một chỗ trong thời gian dài.
Nhãn
Nhãn là loại quả có vị thanh ngọt, thơm mát, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhãn có tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần nên rất tốt cho những sản phụ vừa sinh xong. Ngoài ra, trái nhãn cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie, sắt và là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng tuyệt vời cho thể.
Các mẹ cũng có thể uống nước đun sôi để nguội với long nhãn sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức.
Đu đủ
Đu đủ nấu giò heo là một món ăn khá phổ biến dành cho các mẹ sau khi sinh để tăng lượng sữa tiết ra, nhằm đảm bảo đủ sữa cho con bú. Ngoài ra, đu đủ cũng là loại quả hứa 2 loại hợp chất rất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành nhanh vết thương sau khi sinh mổ. Các loại vitamin A, C, E và beta carotene trong đu đủ cũng giúp nâng cao sức đề kháng và giúp hạn chế các bệnh như cảm, cúm cho mẹ một cách hiệu quả.
Mãng cầu hay còn gọi là quả na là loại trái cây rất tốt cho các mẹ bầu sau khi sinh mổ. Nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate, vitamin C có trong thành phần loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, ăn nhiều mãng cầu cũng giúp bạn chống táo bón, ổn định hệ tim mạch, tốt cho não bộ và giúp điều trị bệnh trầm cảm sau khi sinh cực kỳ hiệu quả.
Qủa sung
Trong quả sung có chứa nhiều kali nên rất tốt cho thai phụ bị cao huyết áp. Các hợp chất trong quả sung cũng có công dụng kích thích tia sữa mẹ hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó tránh được tắc tia sữa giúp sữa mẹ về nhanh và đều hơn khi cho bé bú. Nếu thấy khó ăn sống, mẹ có thể nấu cháo sung hoặc sắc lấy nước uống. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nên ăn khi sung còn tươi sẽ nhiều dinh dưỡng hơn.
Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh Mổ: Nhanh Lành Vết Mổ, Sữa Đổ Ào Ào trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!