Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Ngoài Nhiều Khi Mang Thai Tháng Cuối mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối
Cơ thể sản sinh nhiều hormone prostaglandin chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở của mẹ bầu. Tuy nhiên, hormone này lại có khả năng thúc đẩy ruột mở ra, làm tăng nhu động ruột nhằm loại bỏ hết các chất thải có trong ruột để ruột rỗng, gây ra tình trạng đi ngoài và tiêu chảy nhiều ở mẹ bầu
Việc lạm dụng vitamin sai cách là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận, dạ dày vô cùng nguy hiểm
Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh vì bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, các loại rau, trái cây phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học đều làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu rối loạn tiêu hóa và bị tiêu chảy
Mẹ bầu bổ sung quá nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây lại chưa hẳn là tốt. Việc ăn nhiều trái cây, rau củ khiến lượng nước thừa bị loại bỏ qua hệ tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng như tiêu chảy
Do mẹ dùng một số thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh hay các loại thuốc giảm acid có chứa magie
Có thể do mẹ mắc chứng không dung nạp đường lactose (trong một số thực phẩm hoặc thuốc có thể vô tình chứa loại đường này)
Do mẹ mắc một số bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột thừa…
Theo các chuyên gia, chứng đi ngoài nhiều có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Một nghiên cứu khảo sát trên 3.682 thai phụ cho kết quả, có khoảng 14,3% mẹ bầu từng ít nhất một lần đau bụng tiêu chảy.
Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu nguyên nhân đi ngoài nhiều của mẹ được xác định là do sự thay đổi hormone thì đây là dấu hiệu sinh lý bình thường vì đây là cơ chế làm rỗng ruột của cơ thể cho phép tử cung co bóp hiệu quả khi chuyển dạ.
Mặt khác, việc liên tục đi ngoài cũng gây ra khá nhiều bất tiện, thậm chí nguy hiểm cho chị em nếu tình trạng này kéo dài với tần suất dày đặc:
Mẹ đi ngoài nhiều dễ bị mất nước, nếu không bổ sung đủ nước thì cả mẹ bầu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng
Tình trạng đi ngoài nhiều kéo dài làm mẹ mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ
Những cơn đau quặn ở bụng cùng với việc đi ngoài nhiều khiến hậu môn gặp nhiều áp lực, kích thích tử cung co bóp nhiều làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ
Đi ngoài nhiều lần khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, làm sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu gây bất lợi cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Biện pháp ngăn ngừa chứng đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối của mẹ bầu
Để ngăn ngừa tối đa nguy cơ đi ngoài nhiều ở mẹ bầu thai tháng cuối mẹ bầu cần:
Tránh các loại cá biển, tôm, ốc hoặc thực phẩm mẹ có tiền sử bị đi ngoài khi ăn
Không tiêu thụ nước trà, cà phê, các loại nước tăng lực
Uống nhiều nước, tránh uống nước ngọt có gas, thức uống nhiều đường và phẩm màu
Hạn chế ăn uống ở ngoài khi chưa thật tin cậy khâu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Mẹ nên kiêng đồ ăn như rau sống, gỏi, tiết canh, món tái và nên ăn chín uống sôi
Với những ai có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay nóng và đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ
Để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thay vì dùng 3 bữa chính. Trước khi ăn, mẹ nên rửa tay thật kỹ để tránh gián tiếp đưa mầm bệnh vào cơ thể
Nếu mẹ mắc chứng không dung nạp đường lactose, mẹ nên giảm lượng sữa tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn thực phẩm cung cấp canxi khác để đảm bảo cơ thể không bị thiếu canxi.
Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?
Đau bụng nhiều
Thấy xuất hiện chất nhờn hoặc máu trong phân
Đau đầu nghiêm trọng
Nôn mửa nặng
Sốt trên 37,8 độ C
Tiểu ít
Tim đập nhanh.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Nên Đi Bộ Nhiều Không?
Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng trong 3 tháng cuối chu kì mang thai là giai đoạn thai nhi phát triển nên mẹ cần phải chăm sóc tốt cho cả mẹ và con, đặc biệt cần chú trọng khi vận động cơ thể như làm việc nhà, nấu ăn hay đi bộ,…
Có nên duy trì đi bộ nhiều trong 3 tháng cuối ?
Trong suốt 9 tháng thai kì, đi bộ là một hoạt động an toàn nhất và có thể duy trì vì nó rất tốt cho sức khỏe. Đi bộ rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch, giúp cơ bắp săn chắc, giúp giảm nguy cơ đái tháo đường, mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, giúp mẹ bầu có một sức khỏe toàn diện. Ngoài ra theo các chuyên gia, những chị em thường xuyên đi bộ thì sẽ có quá trình sinh nở dễ dàng hơn, nhanh chóng và ít rủi ro hơn những mẹ lười vận động.
Bạn nên duy trì thói quen đi bộ nếu trước khi mang thai bạn đã thường xuyên đi bộ và đối với những mẹ bầu chưa có thói quen đi bộ trước đó thì hãy bắt đầu tập với những bài tập đi bộ đơn giản, mỗi ngày dành ra khoảng 20 – 30 phút để đi bộ, đi nhẹ nhàng như đi chơi.
Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối của thai kì bạn nên chú ý hơn trong bài tập đi bộ của mình. Nên đi bộ trên những con đường bằng phẳng tránh những nơi có địa hình không thuận lợi vì nó có thể cản trở quá trình đi của bạn, khiến bạn dễ vấp ngã, tốn nhiều năng lượng để vượt qua nó.
Khi gần đến ngày sinh, bạn vẫn có thể duy trì bài tập đi bộ nhưng cần cẩn thận hơn và nên đi đoạn đường ngắn hơn ngày thường để đỡ tốn nhiều sức, nên đi khu vực xung quanh nhà để gia đình yên tâm và có thể giúp đỡ bạn kịp thời nếu xảy ra vấn đề gì.
Mẹ bầu lên lưu ý gì khi đi bộ trong 3 tháng cuối
Đầu tiên, khi đi bộ các chị em cần chọn cho mình đôi giày chất lượng tốt, êm chân, cổ vừa ôm lấy chân, đế thấp. Tránh mua đôi quá rộng vì nó thể dễ tuột ra khỏi chân khiến mẹ bầu có thể vấp ngã. Khi mua giày cần chọn lựa và thử kĩ càng tránh những biến cố xảy ra. Bên cạnh đó chị em cũng cần chọn những bộ quần áo thoải mái nhất để có thể đi lại dễ dàng, chất liệu vải tốt có thể thoát mồ hôi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vì nếu mẹ ra mồ hôi nhiều không thoát ra ngoài được để lâu mẹ có thể bị ốm.
Trước khi đi bộ, chị em lên chuẩn bị sẵn cho một chai nước nhỏ mang theo vì khi đi bộ sẽ có nguy cơ mất nước gây co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể có thể khiến cả mẹ và bé gặp nguy hiểm.
Đặc biệt trong những ngày hè oi bức với độ ẩm không khí cao, mẹ nên đi bộ vào chiều mát hoặc đi trong những khu thương mại có điều hòa.
Hãy tự đặt ra một giới hạn cho cơ thể của mẹ bầu khi đi bộ, không đi bộ đến mức thở gấp hay khó thở. Tập hít sâu hơn không chỉ ở phần ngực mà cả ở phần bụng vì lúc này lượng oxy không chỉ dành riêng cho mẹ mà cả cho thai nhi nữa.
Các mẹ cần hạn chế đi bộ đường dài, không bằng phẳng và chú ý quan sát các vật cản để tránh vấp phải và làm bạn mất sức.
Khi phát hiện một số bất thường của cơ thể như: chảy máu âm đạo, khó thở, hoa mắt chóng mặt, rò rỉ nước ối…., mẹ bầu cần dừng ngay việc đi bộ lại và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và khám.
Đi Tiểu Nhiều Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Đi tiểu nhiều khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là vấn đề bình thường do nhiều yếu tố gây ra và có khá nhiều cách để khắc phục, hạn chế tình trạng này.
Nhà vệ sinh có thể không phải là nơi có chỗ ngồi tốt nhất trong nhà, nhưng đối với phần lớn các mẹ mang thai thì đây lại là nơi mà mẹ phải vào ngồi thường xuyên nhất. Hãy đối mặt với việc đi tiểu nhiều khi mang thai.
Khi có nhu cầu thì mẹ phải đi vệ sinh thôi, và hãy chuẩn bị tinh thần vì trong thời gian mang thai này mẹ sẽ phải đi rất thường xuyên đấy. Và nếu bình thường việc phải đi tiểu không ngừng nghỉ này rất bất tiện, thì nó lại là việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai.
Tại sao mẹ đi tiểu nhiều khi mang thai?
Điều gì là nguyên nhân gây ra tình trạng phải đi tiểu nhiều khi mang thai này? Đi tiểu nhiều như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? là những câu hỏi không ngừng xuất hiện trong đầu mẹ.
Có ba nguyên nhân chính:
Một là, các hóc môn kích hoạt (hCG) không chỉ sự gia tăng về lưu lượng máu mà còn gia tăng về cả lưu lượng nước tiểu nữa.
Hai là, trong thời gian mang thai thì hiệu quả làm việc của thận được cải thiện, giúp cho việc thải bỏ đi các sản phẩm dư thừa cặn bã một cách nhanh chóng hơn (bao gồm các chất thải của cả em bé nữa, nghĩa là mẹ đang phải đi tiểu cho cả 2 người).
Nguyên nhân sau cùng là do tử cung ngày càng to lên đang chèn ép vào bàng quang của mẹ, khiến cho không gian trữ nước tiểu của bàng quang bị giảm đi và làm kích hoạt cảm giác có nhu cầu phải đi tiểu của mẹ.
Sự chèn ép này thường giảm đi một khi tử cung của mẹ to lên hơn nữa và đi vào trong ổ bụng trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ. Sự chèn ép cũng sẽ không quay trở lại cho đến khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi đầu của em bé lọt xuống khung chậu vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Sự sắp xếp của các cơ quan nội tạng có thể hơi khác nhau giữa các mẹ, nên mức độ đi tiểu ở mỗi mẹ cũng sẽ khác nhau. Một vài mẹ có thể hoàn toàn không nhận thấy tình trạng đi tiểu thường xuyên này; một số khác lại bị tình trạng này kéo dài trong hầu như suốt 9 tháng mang thai.
Đối mặt với tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai
Tư thế ngả người về phía trước khi đi tiểu sẽ giúp đảm bảo rằng mẹ có thể làm trống hoàn toàn bàng quang.
Sau khi mẹ đi tiểu xong, thì hãy ráng rặn thêm một chút nữa.
Còn nếu mẹ không đi tiểu nhiều khi mang thai thì đây cũng là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt là nếu lúc bình thường mẹ đã có thói quen đi tiểu khá thường xuyên. Nhưng hãy đảm bảo rằng mẹ đang uống đầy đủ lượng nước cần thiết (ít nhất là 8 ly nước (240ml) mỗi ngày – hoặc uống nhiều hơn nữa nếu mẹ đang bị mất nước qua nôn ói).
Không những việc uống nước quá ít có thể gây ra tiểu ít mà nó còn có thể dẫn đến tình trạng mất nước và nhiễm trùng tiểu.
Mang Thai Tháng Cuối Ra Nhiều Khí Hư
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là tình trạng rất thường gặp. Vậy nguyên nhân khiến khí hư ra nhiều do đâu? Tình trạng này có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng 2bacsi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư – Nguyên nhân do đâu?
Lượng khí hư ở phụ nữ mang thai thường tăng tiết nhiều hơn so với đối tượng khác. Bởi:
Trong giai đoạn “bầu bí”, lượng hormone trong cơ thể chị em có sự thau đổi.
Hơn nữa, khung xương chậu và thành âm đạo của mẹ bầu sẽ trở nên mềm hơn. Do đó, khí hư sẽ tăng tiết nhiều hơn, tăng nguy cơ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ngứa. Nếu như chị em không chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khung xương chậu. Đây là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi chị em còn có cảm giác tiết dịch đột ngột giống như cơn tiểu rắt.
Những tuần cuối cùng, nếu chị em quan sát thấy khí hư gồm cả dịch nhầy lẫn máu. Thì đây là dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ.
Nhận biết khí hư bất thường ở tháng cuối thai kỳ
Khí hư là hiện tượng sinh lý bình thường khi có màu trắng trong, hơi dai như lòng trắng trứng gà. Huyết trắng sinh lý chỉ ra nhiều ở giai đoạn rụng trứng, trước giai đoạn kinh nguyệt, khi có kích thích tình dục, phụ nữ đang mang thai.
Trường hợp khí hư bất thường, khi khí hư có sự thai đổi về màu sắc, lượng và chất. Đồng thời, kèm theo biểu hiện ngứa rát vùng kín. Cụ thể như:
Khí hư có mùi chua, màu vàng hoặc trắng xanh, có bọt khí:
Có khả năng chị em bị nhiễm nấm âm đạo, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Bà bầu nên thăm khám kịp thời để tránh ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Khí hư có màu xanh, ra nhiều, có sủi tăm, cảm giác ngừa ngáy, khó chịu khi đi tiểu:
Có thể chị em có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.
Miêu tả chi tiết tình trạng bệnh của bạn tại đây , bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hợp lí và an toàn nhấtKhí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, âm hộ sưng đỏ, tấy, có dịch vón cục như bã đậu:
Có khả năng mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo, nấm. Chị em cần tới cơ sở y tế để khám, đặt thuốc để tránh viêm nhiễm lan rộng, gây ảnh hưởng tới cơ thể và quá trình sinh nở sau này.
Khí hư có màu nâu:
Đây là biểu hiện của chứng rối loạn nội tiết tố, nghiêm trọng hơn là ung thư buồng trứng hoặc cổ tử cung. Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, chị em nên lưu ý theo dõi và khám tại các cơ sở y tế để phòng ngừa và xử lý.
Khí hư có mùi hôi nồng:
Đây là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đã bị viêm nhiễm nặng, cần khẩn trương khám và điều trị phụ khoa. Nếu không xử lý kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp khí hư có mùi hôi là biểu hiện của viêm lộ tuyến tử cung, nặng hơn là u xơ tử cung.
Khí hư ra nhiều kèm máu, nhầy:
Đây là hiện tượng chuyển dạ sớm, chị em nên chuẩn bị đồ đạc để nhập viện, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Cách phòng tránh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai tháng cuối
Để duy trì cơ thể khỏe mạnh trong suốt những ngày cuối cùng của thai kỳ. Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
Có lối sống tình dục an toàn. Tốt nhất, nên quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất và đảm bảo cả 2 đều không mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
Thường xuyên vệ sinh vùng kín. Không tự ý thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Giữ cho cơ quan sinh dục luôn được khô ráo.
Lựa chọn những loại quần lót làm bằng chất liệu cotton, giúp thấm hút mồ hôi. Nên mặc đồ lót phù hợp với cơ thể mình.
Không nên sử dụng các sản phẩm có mùi hương và chất khử mùi trên vùng âm đạo. Không sử dụng bọt tắm vì có thể gây kích ứng vùng âm đạo và cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
Không nên làm việc quá sức, tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, trái cây để tăng sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Tới cơ sở y tế để thăm khám định kì, kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để xử lí.
Hi vọng rằng, những thông tin bài viết mà 2bacsi cung cấp trên đây đã giúp chị em giải đáp thắc mắc về vấn đề mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, để chào đón bé yêu chào đời.
Bạn đang xem bài viết Đi Ngoài Nhiều Khi Mang Thai Tháng Cuối trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!