Xem Nhiều 3/2023 #️ Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đi bộ khi mang thai, mẹ tuyệt đối đừng quên những lưu ý sau

Lợi ích của việc đi bộ khi mang thai Đi bộ là một trong những hoạt động thể chất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt thai kỳ của mình. Không những là hình thức tập luyện dễ dàng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng, ngay cả với những chị em vốn không thích việc vận động, mà đi bộ khi mang thai còn giúp cho mẹ bầu có được sự dẻo dai ở đầu gối, mắt cá chân, tốt cho hoạt động của hệ tim mạch, mang thai khỏe toàn diện cho mẹ trong thai kỳ. Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dành khoảng 20-30 phút để đi dạo mỗi ngày. Những lưu ý khi mẹ bầu đi bộ Trong 3 tháng đầu thai kỳ 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ do đó mẹ cũng không nên vận động nhiều, tuy nhiên mẹ cũng không cần phải thay đôi việc luyện tập của mình quá nhiều, chỉ cần duy trì chế độ tập luyện hàng ngày là được, nhưng nhớ là phải bảo vệ tốt cho vùng mắt cá chân và gan bàn chân. Đồng thời, mẹ hãy đi bộ vào buổi sáng và buổi chiều để tránh ánh nắng mặt trời. Khi đi bộ, hãy mang giầy vừa vặn, thích hợp để bảo vệ đôi chân, tránh bị trơn, trượt té ngã và mang theo nước uống. Vào những ngày trời nắng nóng, mẹ nên tập luyện trong nhà hoặc những trung tâm thể dục, vì ra ngoài trời lúc này có thể khiến mẹ bầu bị kiệt sức. Trong 3 tháng giữa thai kỳ Mẹ vẫn có thể duy trì chế độ đi bộ như giai đoạn đầu. Một điều mà mẹ cần lưu ý đó là hãy cố gắng giữ thăng bằng cơ thể của mình. Bụng bầu của mẹ đã khá to nên khi đi mẹ nên nhìn thẳng về phía trước, kết hợp với vẫy 2 cánh tay và tránh dồn trọng lực về phía sau lưng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ Trong giai đoạn cuối thai kỳ này, các mẹ nên duy trì thói quen đi bộ càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, bà bầu cần tránh những đoạn đường quá xa hoặc những địa hình không bằng phẳng để tránh bị mất cân bằng gây té ngã, rất nguy hiểm. Khi gần đến ngày sinh nở, thai phụ nên cẩn trọng hơn khi đi bộ. Không nên đi bộ quá xa nhà để tránh trường hợp trở dạ bất thường và không xử lý kịp. Khi nào mẹ bầu nên dừng việc đi bộ lại?

Muốn Đưa Con Nhỏ Cùng Đi Xem Phim, Đừng Quên Những Lưu Ý Sau

Chính vì vậy mà nhiều người còn cho rằng đem theo con nhỏ khi đi xem phim là hành động “ném tiền qua cửa sổ” khi mà giá vé vào rạp không hề rẻ chút nào. Hiểu được vấn đề này, Marry Baby chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về vấn đề khi nào thì nên đưa trẻ vào rạp chiếu phim, cũng như các mẹo khi đi xem phim cùng con để bạn đọc tham khảo.

Đưa trẻ cùng đi xem phim ở rạp sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào?

Thực tế là ở Việt Nam không hề có luật hay quy định nào cấm việc đưa con nhỏ cùng đi xem phim ở rạp cả. Tuy nhiên, việc làm này của cha mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con cái. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ khá nhạy cảm nên âm thanh lớn hoặc những tiếng ồn trong phòng chiếu có thể làm hỏng màng nhĩ của bé hoặc gây ra các vấn đề về thính giác.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), đối với trẻ sơ sinh thì mức độ tiếng ồn vượt quá 45 decibel có thể dẫn đến những vấn đề về thính giác; trong khi đó, tiếng ồn trong một số bộ phim có thể vượt ngưỡng hoặc thậm chí lên đến 90 decibel.

Ngoài ra, không khí và nhiệt độ trong rạp chiếu phim lại khá ngột ngạt và lạnh không thích hợp với các bé. Thêm nữa, trẻ có thể dễ bị nhiễm trùng ở những nơi đông người. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa trẻ đến nhưng nơi đông đúc như rạp chiếu phim.

Nên đưa trẻ cùng đi xem phim khi nào?

Theo các nghiên cứu thì khi được 2 tuổi, bé sẽ biết cảm thụ âm nhạc tốt hơn, đồng thời trẻ cũng sẽ thích những trải nghiệm hình ảnh. Điều đặc biệt là ở độ tuổi này hệ miễn dịch của con cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn trước nên nguy cơ nhiễm khuẩn giảm.

Những điều cần xem xét trước khi đưa con đi xem phim ở rạp

Nếu đang có kế hoạch đưa con đi xem phim tại rạp, bạn nên xem xét vài điều sau đây:

Rạp chiếu phim thường có không khí lạnh và tối nên bé có thể sẽ cảm thấy không thoải mái rồi sinh ra quấy khóc. Lúc này, bạn nên đưa bé ra ngoài, trường hợp tệ hơn bé vẫn tiếp tục khóc thì có lẽ bạn nên kết thúc sớm buổi xem phim của mình.

Một số người lạ sẽ có xu hướng thích nựng hoặc chạm vào con bạn, đôi khi điều này sẽ khiến trẻ có nguy cơ lây nhiễm một số mầm bệnh nào đó. Chính vì vậy, bạn nên cẩn thận hoặc nên đặt ra giới hạn để những người xung quanh không tiếp xúc với bé.

Bố mẹ nên tìm những bộ phim có tiết tấu chậm hoặc với thời lượng ngắn vì bé rất khó để ngồi yên trong thời gian dài. Bạn có thể xem qua trailer, tham khảo những đánh giá, nhận xét từ bạn bè và người thân để đưa ra lựa chọn.

Lời khuyên là bạn nên chọn ghế ngồi gần lối thoát hiểm hoặc cửa ra vào phòng chiếu để tiện cho bé ra ngoài đi vệ sinh hoặc ra ngoài trong những trường hợp cần thiết.

Có thể bạn nên suy nghĩ đến việc mua vé vào dịp đầu tuần thay vì cuối tuần thường sẽ đông đúc hơn. Khi rạp vắng thì lỡ may bé có quấy khóc cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến quá nhiều người.

Mách phụ huynh những mẹo khi đưa trẻ đi xem phim

Mẹ nên mang theo ti giả cho bé cùng một ít đồ ăn vặt nhẹ phòng trường hợp bé có đói bụng.

Có thể đem theo một chiếc chăn ấm và mang thêm tất, đồng thời nên che chắn đôi tai của trẻ để bảo vệ bé khỏi những âm thanh lớn hoặc tiếng ồn ào trong rạp.

Cần mang theo những dụng cụ vệ sinh tay và khăn lau để lau tay cho bé nếu lỡ may bé có chạm hoặc vin vào mọi thứ có trong rạp.

Bố mẹ cần đưa trẻ ra khỏi phòng chiếu nếu bé chợt quấy khóc khi đang giữa phim. Hãy chắc chắn khi trẻ đã bình tĩnh và thôi khóc thì bạn mới quay trở lại rạp.

Khi đi xem phim, bạn nên kiểm tra xem có bất kỳ rạp chiếu phim nào dành riêng cho các gia đình có đem theo con nhỏ hay không? Hiện nay có một số cụm rạp ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng những phòng chiếu phim dành riêng cho các gia đình có trẻ nhỏ, nơi mà các bé có thể vừa thỏa thích vui chơi, vừa tận hưởng những bộ phim hay dành riêng cho lứa tuổi của mình.

Tránh xem các bộ phim 3D, 4D và thể loại kinh dị vì những hình ảnh quá trực quan, ghê sợ có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi. Nếu bạn thấy trẻ đang trong tình trạng hoảng sợ thì chỉ cần ôm và vỗ về trấn an bé cho đến khi cảnh tượng trôi qua hoặc đưa trẻ ra ngoài.

Mang thêm tã lót, quần áo để thay cho bé khi tã cũ đã bẩn, để không gây mùi ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Bạn cũng có thể đem theo một món đồ chơi yêu thích của con như thú bông vào rạp. Nguyên nhân là nhiều bé thường có thể có xu hướng ngủ sau khi mải nghịch ngợm món đồ chơi của mình.

Luôn giữ bé trong tầm tay vì rạp chiếu phim khá tối, bé có thể bị ngã ở cầu thang hoặc lọt thỏm trong những lối đi.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu con bạn khóc hoặc làm phiền ai đó trong rạp, hãy xin lỗi mọi người và đưa con bạn ra ngoài cho đến khi trẻ có thể bình tĩnh lại.

Marry Baby

Tập Yoga Cho Bà Bầu An Toàn Tuyệt Đối: Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

Lợi ích khi thực hiện các động tác yoga cho bà bầu

Lợi ích của yoga cho bà bầu

Yoga giúp mẹ bầu tăng tính linh hoạt và chuyển động dẻo dai, giúp các dây chằng và cơ bắp thai phụ trở nên đàn hồi hơn, làm giảm nguy cơ bị chuột rút và đau nhức vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Yoga cho bà bầu giúp mẹ giảm stress và hạn chế lo lắng. Nhờ vậy sẽ khiến cho thai phụ ổn định tâm lý, đối phó được những cơn đau khi chuyển dạ.

Các động tác yoga thích hợp còn giúp giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quang. Tạo sự cân bằng về nội tiết cho mẹ bầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu các vấn đề về giữ nước và phù.

Tăng cường thể chất, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn.

Yoga cho bà bầu giúp kiểm soát được cân nặng, không tăng cân quá nhiều. Đồng thời cũng giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau sinh.

Giúp giảm nguy cơ sinh non, dễ dàng lấy hơi khi rặn đẻ huyết áp cao và duy trì lượng nước ối vừa đủ.

Lợi ích cho bé khi mẹ bầu tập yoga

Bà bầu tập yoga trong suốt thai kỳ sẽ sinh ra bé có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh

Tập yoga giúp mẹ được thư giãn, tâm trạng thoải mái sẽ tránh được những tổn hại mà stress gây ra cho thai nhi.

Giúp cải thiện lưu thông máu, tăng lượng oxy qua nhau thai đến với thai nhi qua việc mẹ bầu thường xuyên luyện tập hít thở sâu.

Kích thích chức năng não bộ của em bé ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan để trẻ nhanh hoàn thiện trí tuệ.

Ngoài ra, yoga còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con cả khi em bé chưa chào đời.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu?

Hầu hết mẹ bầu vẫn nên bắt đầu sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì giai đoạn 3 tháng đầu là khoảng thời gian khá nhạy cảm, mẹ rất dễ ốm nghén và việc vận động thường bị hạn chế.

Bà bầu tập yoga ở đâu thì tốt?

Bà bầu có thể tập yoga ở nhà hoặc phòng tập yoga chuyên nghiệp. Nếu mẹ được tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện yoga thì sẽ an toàn hơn nhiều. Bởi mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những bài tập riêng phù hợp cho mẹ và bé.

Nếu bà bầu tự tập yoga mà chưa trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thì có thể sẽ tập phải những động tác không phù hợp với giai đoạn của thai kỳ và thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

Ngay đối với những mẹ trước đây đã luyện tập yoga thì vẫn có khả năng gặp khó khăn trong một vài tư thế dành cho bà bầu. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về yoga, mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn với em bé trong bụng.

Khi đã tập luyện thuần thục tại phòng tập mà không cần đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên thì mẹ bầu có thể tự tập luyện ở nhà, tại nơi thoáng khí và rộng rãi.

Cường độ tập yoga cho bà bầu như thế nào là thích hợp?

Các động tác yoga cho bà bầu nên thực hiện hàng ngày. Mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 30 phút. Nếu không có thời gian để tập hằng ngày thì tối thiểu mẹ bầu cũng nên thực hiện 3 lần/1 tuần.

Nếu tập ở nhà, mẹ bầu nên bắt đầu từ những kỹ thuật tập thở nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút, sau đó khởi động 5 phút và thực hiện tập các tư thế yoga trong khoảng 20 phút.

Sau đó, mẹ sẽ massage khoảng 10 phút đồng thời trò chuyện cùng thai nhi giúp kết nối tình mẹ con thêm sâu sắc, cuối cùng là thư giãn 5 phút sau buổi tập.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp tập yoga cùng với ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội nhưng cần phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Những động tác yoga cần tránh cho bà bầu

Thai phụ cần tránh những động tác mẹ cảm thấy là rất khó và không đủ khả năng để tập. Những động tác đòi hỏi phải vặn mình quá nhiều cón nguy cơ gây tách nhau thai ra khỏi niêm mạc tử cung rất nguy hiểm.

Thêm vào đó, mẹ nên tránh các bài tập có các động tác cần phải lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh, tuyệt đối không tập động tác trồng cây chuối.

Không tập các động tác cần kỹ thuật nín thở, thở nhanh, thở mạnh. Tránh các động tác gập bụng phía trước, tránh chèn ép bụng gây áp lực lên thai nhi.

Bà bầu nào không nên tập yoga?

Mẹ bầu không nên tập yoga khi phát hiện có những triệu chứng như sau:

Thai phụ bị tăng huyết áp hoặc đã được chẩn đoán là mắc tiền sản giật.

Thai phụ đã từng sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai cao.

Thai phụ có màng ối bị vỡ hoặc bắt đầu quá trình chuyển dạ.

Thai phụ bị chảy máu âm đạo bất thường hoặc cảm thấy khó chịu.

Thai phụ thường xuyên buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.

Những lưu ý khi tập yoga trong từng giai đoạn của thai kỳ

3 tháng đầu

Khi quyết định tập yoga từ sớm, trong 3 tháng đầu mẹ nên tập hít thở và khởi động nhẹ là chính để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi, tránh sảy thai.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu không bị hạn chế quá nhiều về kích cỡ vòng bụng. Tuy nhiên, giai đoạn này khá nhạy cảm, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ những quy tắc an toàn khi thực hiện các động tác yoga.

Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập để tránh cơ thể bị thiếu nước.

Luôn bắt đầu với những động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập những động tác khó hơn và phải đảm bảo các động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Chọn trang phục tập luyện thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi.

Nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút để duy trì năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi tập.

3 tháng giữa

Giai đoạn 3 tháng giữa, bụng của mẹ bầu đã to lên rất nhiều, các khớp xương cũng bắt đầu nới lỏng làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần tránh các động tác đòi hỏi khả năng thăng bằng hay phải đứng bằng một chân để giảm khả năng bị ngã.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế các động tác nằm ngửa, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm mẹ bầu dễ bị chóng mặt, khó thở và buồn nôn đồng thời cũng hạn chế máu lưu thông đến thai nhi.

3 tháng cuối

Vào ba tháng cuối, mẹ nên lựa chọn những bài tập khớp hông, khớp háng nhiều để mở khớp háng, giúp dễ sinh nở.

Bên cạnh đó, rất khó để mẹ bầu tập được các động tác đòi hỏi sự kết hợp phức tạp. Mẹ bầu nên tránh các động tác ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Những động tác kéo giãn căng người cũng không còn phù hợp trong giai đoạn nước rút cuối cùng của thai kỳ.

Có thể thấy, yoga cho bà bầu mà một bộ môn giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, những lưu ý nêu trên sẽ giúp mẹ nhận được trọn vẹn hơn các lợi ích mà yoga mang đến.

Những Việc Mẹ Tuyệt Đối Đừng Làm Khi Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ

Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ cần đặc biệt chú ý để kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng sức khỏe của bé và khả năng sinh thường ở mẹ.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ có những biểu hiện gì và nguy hại thế nào?

Trên thực tế, đa số tình trạng dây rốn quấn cổ trong khoảng thời gian một tuần đầu tiên sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng hay bất lợi cho thai nhi, do thông thường vào lúc này, dây rốn sẽ không quấn và siết quá chặt.

Chỉ một số trường hợp hiếm gặp có thể thai nhi sẽ bị dây rốn quấn quá chặt hoặc dây rốn quá ngắn có thể sẽ gây ra thiếu oxi trước khi bé chào đời, biểu hiện rõ chính là tim thai sẽ giảm đi nhiều.

Đây cũng chính là lý do tại sao các lần siêu âm, xét nghiệm định kỳ trong thời gian mang thai lại có vai trò cực kỳ quan trọng, vì nó giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của thai nhi và kịp thời can thiệp.

Khi bị dây rốn quấn quanh cơ thể, đặc biệt là phần cổ quá chặt sẽ khiến thai nhi cảm thấy khó chịu. Bé có xu hướng “vận động” đạp tung trong bụng mẹ để tìm vị trí thoải mái hơn.

Trong quá trình bé trồi đạp, xoay chuyển sẽ khiến dây rốn tự nhiên nới lỏng hoặc bung ra giúp bé được nghỉ ngơi trở lại. Tuy nhiên nếu dây rốn quấn cổ nhiều vòng thì ngược lại sự “cựa quậy” của bé có thể làm tình hình nghiêm trọng hơn.

Trong tình huống dây rốn chỉ quấn thai nhi bình thường và không ảnh hưởng đến lưu thông máu thì đa số bé sẽ không có biểu hiện khác thường rõ rệt.

Nhưng nếu dây rốn quấn cổ bé quá chặt đến nỗi khiến mạch máu bị áp lực, tuần hoàn máu bị cản trở sẽ khiến tổ chức não của thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxi, làm bé phát triển chậm, nghiêm trọng có thể tử vong do ngạt trong tử cung.

Không những vậy, trong quá trình mẹ sinh thường, dưới áp lực của sức co thắt tử cung mà thai nhi sẽ dần chuyển vị trí xuống phía dưới nơi cổ tử cung đã mở sẵn, lúc này dây rốn cũng dần được kéo căng.

Trong tình huống bình thường thì dây rốn đủ dài để giúp em bé ra ngoài an toàn, nhưng nếu dây rốn quấn cổ thai nhi, độ dài của nó sẽ giảm, dễ làm bé bị ngạt do thiếu oxi trong quá trình chào đời. Do đó, nếu dây rốn quấn cổ thai nhi trên 3 tuần không được nới ra, hoặc dây rốn quấn cả cơ thể bé thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ sớm để đảm bảo an toàn.

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên cố gắng đừng làm những việc này Tránh ngồi ở tư thế “lười”.

Mang thai là cả một giai đoạn nặng nề, vất vả cho mẹ. Đa số thời gian này, mẹ bầu được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng đồng thời cũng chính vì vậy, mẹ dễ có thói quen ngồi ở tư thế “lười”, bao gồm cả tư thế ngồi gù lưng hoặc tư thế nằm ngủ khiến thai nhi bị chèn ép.

Nếu bé đang bị dây rốn quấn cổ mà mẹ không biết và hoạt động ở những tư thế này sẽ khiến bé chịu áp lực nhiều hơn. Thai nhi sẽ vùng vẫy kịch liệt hơn để thoát khỏi cảm giác khó chịu và vô tình làm tình trạng dây rốn quấn cổ nghiêm trọng hơn.

Tránh hoạt động thể lực quá mạnh và khiêng nhấc vật nặng.

Có thể do điều kiện không đủ tốt nên nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen làm việc nhà. Vận động vừa phải đích thực có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Nhưng nếu mẹ hoạt động quá mạnh hay khiêng nhấc vật nặng sẽ khiến thai nhi không thoải mái mà quẫy đạp nhiều hơn. Lúc này, tử cung sẽ co thắt mạnh làm dây rốn quấn cổ bé càng chặt.

Bạn đang xem bài viết Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!