Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Xương Mu Ở Bà Bầu Có Sao Không? Điều Cần Quan Tâm mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau xương mu ở bà bầu được cho là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong thời kì mang thai. Hiện tượng này khiến mẹ bầu đau nhức, mệt mỏi, khó khăn trong di chuyển, vận động.
1. Nguyên nhân đau xương mu ở bà bầu
Theo cấu tạo, khớp xương mu là bộ phận kết nối với hai bên xương chậu. Khớp này có thể co giãn do được hỗ trợ bởi dây chằng. Khi mang thai, xương chậu giãn ra để sẵn sàng cho quá trình mang thai và sinh nở khiến những dây chằng tại vùng này bị kéo căng, gây ra hiện tượng đau xương mu.
Ngoài ra, khi mang thai, vùng xương mu phải nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể, bao gồm cả kích thước và sức nặng của bụng, vì vậy dễ gây nên hiện tượng đau nhức. Khi mẹ bầu vận động và di chuyển, vùng xương mu sẽ phải chịu nhiều áp lực khiến tình trạng đau xương mu trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, trọng lượng mẹ bầu tăng lên khiến cột sống của mẹ bầu phải chịu sức ép khá lớn. Lúc này, các khớp xương tại vùng này bị thoái hóa khá nặng nề khiến cho lớp nhầy ở đây bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này cũng khiến cho vùng xương mu của mẹ bầu gặp phải những tổn thương nhất định.
2. Triệu chứng đau xương mu ở bà bầu
– Cảm thấy đau nhức phần trước của xương chậu.
– Vùng xương hông, lưng và đáy xương chậu có cảm giác nóng ran và đau nhức.
– Cảm thấy đau nhức mỗi lần nhấc chân, leo cầu thang, vận động hoặc thậm chí chỉ là bước đi.
– Hiện tượng đau nhức gặp vào tối muộn, khi trở mình hoặc bước chân lên/ xuống giường.
– Khi cử động, vùng xương mu phát ra những tiếng kêu lách cách.
– Khi ngồi hoặc nằm quá lâu, lúc đứng lên, đi lại hoặc thay đổi tư thế.
3. Đau xương mu ở bà bầu có nguy hiểm không và cách xử trí
Đau Xương Mu Khớp Háng
Trước tiên bạn nên biết rằng đau xương mu khớp háng là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất ở chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những tháng cuối. Những triệu chứng đau khớp háng khiến chị em đã nặng nề trong thời gian mang thai lại thêm đau nhức, mệt mỏi hơn. Khi đó chị em cần phải biết cách chăm sóc để cải thiện các cơn đau mà không gây ra bất cứ tác động nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tại sao chị em lại bị đau xương mu khớp háng khi mang thai.
1. Lý giải nguyên nhân gây đau xương mu và khớp háng khi mang bầu
Nguyên nhân khiến chị em trong quá trình mang thai có thể bị đau xương mu và khớp háng là do những thay đổi vị trí giải phẫu trong khoảng chậu, do trọng lượng cơ thể gây sức ép lên xương chậu hay những tổn thương tại vùng xương mu và khớp háng từ trước khi mang thai…
Nhiều mẹ bầu bị đau xương mu khớp háng do trọng lượng tăng
Đối với sự thay đổi vị trí giải phẫu trong khoang chậu
Bạn cần biết rằng, trong quá thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, cơ thể có rất nhiều sự thay đổi nhất là vùng cơ quan sinh sản. Khi đó xương mu và khớp háng tham gia vào quá trình liên kết cấu trúc xương chậu từ đó dẫn đến những cơn đau nhức cho các vùng này.
Trọng lượng cơ thể tăng gia tăng sức ép cho vùng xương chậu
Vùng xương chậu của phụ nữ trong thời gian mang thai thường co giãn hết mức để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Xương mu lại giúp nâng đỡ phần cơ thể trên của mẹ bầu, khi trọng lượng cơ thể tăng là lúc thai nhi phát triển ở những tháng cuối, thai nhi xuống thấp hơn để chẩn bị chuyển dạ sinh. Khi đó xương chậu sẽ giãn, dây chằng căng, chính vì thế mà nó kéo theo các bộ phận khác như xương mu, khớp háng bị đau mỏi. Khi di chuyển thì tình trạng đau nhức khớp háng sẽ càng tăng như những gì mà bạn đang gặp phải.
Tiền sử bị tổn thương tại vùng xương mu, khớp háng
Nhiều mẹ bầu có thể bị đau xương mu khớp háng do mắc bệnh thoái hóa hay thoát vị tại khớp háng, vùng chậu. Lúc này cơ thể lại chịu thêm một trọng lượng lớn nữa khiến tình trạng tổn thương này thêm nghiêm trọng hơn và đó cũng là nguyên do khiến phụ nữ mang thai bị đau xương mu khớp háng.
2. Đau xương mu khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau khớp háng
Tùy vào nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh đau khớp háng xương mu khi mang thai mới xác định được bệnh có nguy hiểm hay không.
– Trường hợp bạn chỉ bị đau xương mu khớp háng đơn thuần như thay đổi cấu trúc giải phẫu hay do trọng lượng tăng gây ra thì đây là hiện tượng vô cùng bình thường sau khi sinh xong tình trạng này sẽ tự hết nếu được chăm sóc đúng cách.
– Trường trường hợp bạn bị thoái hóa hay các bệnh lý về xương khớp khác thì bạn cần phải đi khám để bác sĩ kiểm tra, xem xét tình trạng bệnh xem có bị tổn thương nặng nề và tiến triển mạnh hơn hay không. Từ đó giúp đưa ra cách giảm đau cũng như làm chậm quá trình tiến triển bệnh đau xương mu và khớp háng khi mang thai.
3. Phải làm gì để giảm đau xương mu khớp háng cho bà bầu?
– Để giảm đau, trước hết bạn nên giữ tư thế đi lại, đứng ngồi hợp lý cần thẳng lưng, khi ngồi có thể kê thêm gối mềm ở lưng để làm điểm tựa.
– Tập những động tác tốt cho vùng xương khớp háng, xương mu theo chỉ dẫn của chuyên viên. Tốt nhất bạn nên tập yoga, vừa giúp tâm tình thoải mái lại cải thiện những cơn đau xương mu khớp háng.
Tập yoga và thư giản là cách giảm đau nhức xương khớp hiệu quả cho bà bầu
– Thực hiện massage cho vùng bụng xương mu, vùng eo và hai bên hông.
– Không ngồi xổm, không mang vác nặng, không đứng quá lâu hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
– Tăng cường bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
– Trong trường hợp đau nhiều có thể đến cơ sở y tế để tham khảo, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau…
Trần Huế (Tổng hợp).
Mẹo Chữa Đau Xương Mu Ở Bà Bầu Hiệu Quả Ít Người Biết
Những Lý Do Khiến Mẹ Bầu Bị Đau Xương Mu
Xương mu là xương thuộc khung xương chậu. Chứng đau xương mu ở bà bầu thường thấy là những cơn đau âm ỉ ở vùng bẹn, gần háng. Cường độ đau ở mẹ bầu ở mức thấp, tuy nhiên càng về cuối thai kỳ mẹ thoáng chốc có thể gặp phải những cơn đau nhói. Tình trạng đau đớn này của mẹ bầu thậm chí còn lan rộng ra cả vùng bẹn, đau từ háng xuống đùi, quanh xương chậu.
Chứng đau xương mu của mẹ bầu có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra:
Sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai, lượng hormone Progesterone tăng đột biến gây ảnh hưởng đến sự chắc chắn, dẻo dai của các khớp xương chậu. Các cơ khớp mất đi độ đàn hồi vốn có, mẹ dễ bị đau quanh vị trí xương mu.
Trọng lượng của thai nhi tăng nhanh khiến cơ thể mẹ bầu thay đổi nhanh chóng để thích nghi. Nhất là vị trí giữa 2 chân của mẹ đang phải “chịu trách nhiệm” nâng đỡ em bé trong bụng. Vùng xương mu chịu ảnh hưởng lớn khiến mẹ bầu dễ bị đau hơn.
Do thai nhi thay đổi tư thế nằm. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có xu hướng dịch chuyển, quay đầu hướng xuống âm đạo. Điều này khiến xương mu tiếp tục bị đè nén, những cơn đau cũng xuất hiện nhiều hơn trước. Thai nhi cử động quá mạnh cũng là lý do khiến xương mu của mẹ bị đau.
Mẹ bầu bị thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến gây đau xương mu. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, hệ xương khớp trở nên yếu ớt hơn, các cơ khớp vì thế mà cũng bị kém đi. Vì vậy mà mẹ dễ bị nhức mỏi, đau cơ, đau khớp.
Mẹ có tiền sử các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cũng khiến mẹ dễ gặp phải những cơn đau xương. Khi các khớp xương của mẹ đã bị tổn thương, cộng với việc thai nhi ngày càng lớn hơn khiến tình trạng thoái hóa ngày càng nặng. Một số mẹ bầu còn gặp tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm thoát ra ngoài cột sống.
Việc mẹ đi lại quá nhiều, vận động không khoa học khiến áp lực lên vùng xương mu nhiều hơn. Không chỉ là những cơn đau ở vùng xương mu, mẹ còn dễ gặp đau đớn ở vùng háng, bẹn, hông, đùi và lưng.
Trọng lượng của thai nhi tăng nhanh khiến mẹ dễ bị đau xương mu
Phương Pháp Giảm Đau Xương Mu Cho Bà Bầu
Nghỉ Ngơi Đúng Cách
Mẹ nên phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn mang bầu. Việc thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ không những giúp mẹ bớt căng thẳng mà nó còn giúp mẹ giảm nguy cơ khiến xương mu bị đau. Ngay khi xuất hiện những cơn đau, mẹ bầu nên nằm nghỉ trong 1 không gian thoáng đãng.
Những bài tập thai giáo là cách giúp mẹ hạn chế những cơn đau xương, đau khớp
Khi mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu, mẹ nên hạn chế đi lại, vận động mạnh. Thay vào đó, mẹ hãy tham khảo các bài tập thiền và Yoga của Mamibabi. Việc tập luyện nhẹ nhàng, khoa học sẽ giúp mẹ giữ được sức khỏe. Không những vậy, các bài tập Yoga hệ xương khỏe mạnh hơn, mẹ sẽ không gặp phải tính trạng đau xương mu.
Thay Đổi Tư Thế
Khi hoạt động hay nghỉ ngơi, mẹ cũng nên chọn cho mình những tư thế phù hợp để giảm áp lực lên vùng xương mu.
Tư thế khi nằm: nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất đối với phụ nữ mang thai. Mẹ nằm ở tư thế bên trái sẽ thuận tiện cho việc lưu thông máu đến thai nhi. Hệ cơ xương của mẹ cũng không phải căng ra, chúng được giữ trạng thái thư giãn thoải mái.
Tư thế nằm bên trái rất tốt cho bà bầu
Tư thế khi ngồi: mẹ bầu không nên ngồi bắt chéo chân và ngồi xổm. Mẹ nên ngồi thẳng lưng, tuyệt đối đừng ngồi khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi quá lâu dễ bị tê chân, đau xương.
Tư thế khi đứng: trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ đừng nên đứng quá nhiều. Khi đứng dậy, mẹ chú ý để vai thả lỏng, 2 chân đặt song song với nhau.
Tư thế khi đi: mẹ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, đừng nên cúi đầu hoặc ngước đầu lên. Phụ nữ mang thai khi đi nên để gót chân chạm đất trước để hạn chế đau xương mu. Bà bầu không nên đi giày cao gót hoặc những loại dép đế cao để cơ xương được thoải mái.
Dùng Đai Đeo Chuyên Dụng
Mẹ có thể sử dụng các phụ kiện chuyên dụng dành cho bà bầu bị đau xương mu. Các loại đai đeo được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay, công dụng chính của chúng là để giảm áp lực từ bụng lên vùng xương chậu. Khi áp lực đè nén giảm đi, tình trạng xương mu bị đau của mẹ cũng được cải thiện đáng kể.
Trong trường hợp mẹ bị đau xương mu không chỉ dừng lại ở những cơn đau âm ỉ mà chuyển dần thành các cơn đau mạnh gây co thắt tử cung, kèm theo dịch nhờn âm đạo thì mẹ nên nhanh chóng tìm gặp bác sỹ để được thăm khám. Bởi rất có thể, đó là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm ở bà bầu.
HỎI CHUYÊN GIA
BÀI CÙNG QUAN TÂM
Bà Bầu Bị Đau Xương Mu Tháng Cuối Thai Kỳ Có Phải Sắp Sinh Không?
Nhiều mẹ bầu thường cảm thấy đau xương mu tháng cuối thai kỳ, vậy đây có phải là dấu hiệu em bé sắp chào đời hay không?
Xương mu với tên gọi tiếng anh là pubis là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước và khớp có thể co giãn nhờ hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau nhức vùng xương mu. Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau nhức này ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Đau xương mu tháng cuối thai kỳ có phải sắp sinh không?
Theo bác sĩ sản phụ khoa Đỗ Ngọc Lan (bệnh viện phụ sản Trung Ương) cho biết, đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một trong những hiện tượng phổ biến và tự nhiên ở mẹ bầu, nhất là phụ nữ mang thai ở tuần thai nhi thứ 37. Do đó, mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này. Đau xương mu vào những tháng cuối có thể do những nguyên nhân sau đây.
Bé yêu quay đầu: Như các bạn cũng biết, vùng xương mu thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Chính vì vậy, vào những tuần cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn. Đây chính là thời gian, lượng hormone Relaxin được điều tiết nhiều nhằm giúp vùng xương chậu và dây chằng giãn nở nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời. Do đó, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng xương mu vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm khi bé yêu quay đầu hoàn toàn.
Do vận động, đi lại nhiều: Vào những tháng cuối của chu kỳ thai nhi, người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn mức bình thường và hạn chế đi lại, vận động. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ gây áp lực lên dây chằng, xương mu và gây đau nhức. Cảm giác đau nhức thường tập trung chủ yếu ở vùng khớp háng, bẹn, hông và đùi,…
Thiếu canxi ở mẹ bầu: Theo các chuyên gia khoa dinh dưỡng và khoa sản, việc mẹ bầu bị đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối thai kỳ có thể là do thiếu canxi. Bởi thiếu canxi mật độ xương sẽ bị loãng và trở nên yếu ớt, dễ bị đau nhức và mệt mỏi.
Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp háng: Nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp háng hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm thì tình trạng đau xương mu tháng cuối thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Bởi cột sống phải gánh đỡ trọng lượng cơ thể quá nặng dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị thoát ra ngoài và xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn gây đau nhức.
Thở dễ dàng hơn và kèm theo triệu chứng đi tiểu nhiều: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở do thai nhi đè lên cơ hoành. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn do thai nhi tụt sâu xuống vùng xương chậu giúp giải phóng áp lực hệ hô hấp. Song song với quá trình này, bàng quang bị đè nén dẫn đến hiện tượng bà bầu đi tiểu nhiều.
Ra dịch nhầy: Dịch nhầy thường đảm nhận vai trò bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu co giãn và mở ra. Lúc này, lớp dịch nhầy sẽ rò rỉ và chảy ra ngoài. Dịch nhầy thường xuất hiện vài phút trước khi mẹ bầu lâm bồn và có màu trong suốt hoặc màu hồng nhạt kèm theo những tia máu.
Mẹ bầu bị vỡ ối: Hiện tượng này thường rất hiếm khi xảy ra, chỉ 1 /10 phụ nữ mang thai mới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, có thể bạn sắp sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cảnh giác với tình huống đau xương mu tháng cuối nếu biểu hiện đau từ âm ỉ chuyển sang đau co thắt mạnh vùng tử cung và có kèm theo dịch nhờn âm đạo. Bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn có nguy cơ sinh non.
⇒ Kết luận: Dựa vào câu trả lời nêu trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau: Đau xương mu tháng cuối thai kỳ không phải là dấu hiệu sắp sinh mà có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý những biểu hiện kèm theo để có hướng chủ động hơn trong quá trình lâm bồn.
Cách giúp cải thiện cơn đau xương mu tháng cuối thai kỳ
Các triệu chứng đau nhức vào những tháng cuối thai kỳ như đau xương mu, khung xương chậu hay đau khớp háng,… thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bà bầu nên tham khảo và áp dụng những giải pháp sau đây để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra.
Bổ sung đủ nước, lượng canxi và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơn đau xương mu tháng cuối thuyên giảm hiệu quả.
Bên cạnh đó, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng tại nhà bằng các động tác yoga dành riêng cho mẹ bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng và chậm rãi vừa giúp giảm đau nhức vừa giúp mẹ bầu dễ sinh.
Ngồi và đứng đúng tư thế giúp mẹ bầu cải thiện cơn đau hiệu quả. Bà bầu nên ngồi với tư thế sao cho chân vuông góc với sàn nhà giúp máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, khi đứng mẹ bầu nên đứng thẳng tránh trường hợp đứng cong vẹo, nghiêng sang một bên khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn và gây đau nhức dữ dội hơn.
Với câu trả lời cho câu hỏi đau xương mu tháng cuối có phải mẹ bầu sắp sinh không mà chúng tôi đề cập trên, bà bầu không nên lo lắng mà hãy giữ cho tâm lý thật thoải mái để giúp quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn.
BTV: Khả Ngân
➥ Tìm hiểu ngay: Bà bầu bị đau khớp háng nên làm gì mau khỏi?
Bạn đang xem bài viết Đau Xương Mu Ở Bà Bầu Có Sao Không? Điều Cần Quan Tâm trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!