Xem Nhiều 5/2023 #️ Dấu Hiệu Đau Bụng Đẻ, Bà Bầu Sắp Chuyển Dạ Sắp Sinh # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Dấu Hiệu Đau Bụng Đẻ, Bà Bầu Sắp Chuyển Dạ Sắp Sinh # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Đau Bụng Đẻ, Bà Bầu Sắp Chuyển Dạ Sắp Sinh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cơn đau bụng đẻ giả và những dấu hiệu nhận biết đau bụng đẻ giả

Những triệu chứng dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ, đau bụng đẻ

Cách nhận biết dấu hiệu đau bụng đẻ sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc đến bệnh viện kịp thời tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Đặc điểm, triệu chứng của cơn đau đẻ là như thế nào? Cơn đau đẻ là xuất phát từ những cơn co thắt tử cung, những cơn này không do thai phụ điều khiển, nó có thể diễn ra nhẹ nhàng, lúc có lúc không trước khi tới kỳ chuyển dạ

Đau lưng

Cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy rõ rệt các cơn đau trở nên liên tục, thường xuyên, mức độ dồn dập hơn, nhất là vùng lưng dưới và vùng xương chậu. Đau lưng thường kèm với dấu hiệu chuột rút cho mẹ bầu biết đứa con sắp chào đời.

Bụng tụt xuống

Từ 1-2 tuần cuối thai kỳ, vị trí đầu của thai nhi sẽ tụt dần xuống cổ tử cung, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự đè nén lên vùng xương chậu.

Cơ thể mệt mỏi

Khi mới mang thai, thời kỳ thai nghén đến chuyển dạ thì nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt. Nhưng đến giai đoạn cuối thai kỳ, việc nạp năng lượng chuẩn bị cho quá trình sinh nở sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn giai đoạn trước.

Cơn co thắt giả tăng dần

Những cơn co thắt giả xuất hiện ở các giai đoạn mang thai, nhưng ở tháng thứ 7, 8 thì cơn đau giả tần suất nhiều hơn, thậm chí khiến mẹ bầu co cứng. Thai phụ nên thay đổi tư thế và di chuyển để giảm đau, đây cũng là cách nhận biết dấu hiệu đau bụng để giả hay thật để kịp thời đến bệnh viện.

Đi tiểu thường xuyên

Cuối thai kỳ, cùng các dấu hiệu đau bụng đẻ, thì tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng cho biết mẹ bầu sắp sinh.

Ra dịch nâu đỏ

Thường thì 1-2 tuần trước khi sinh, nút nhày ở cổ tử cung bong ra kèm theo nhày màu đỏ ở vùng kín là dấu hiệu thông báo sắp sinh mà các mẹ bầu chú ý.

Không tăng cân

So với khoảng 3 tháng tăng cân rõ rệt, thì cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ ngừng tăng cân, thậm tụt 0,5-1kg. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, vì đây là một trong những biểu hiện bình thường trong các dấu hiệu đau bụng đẻ.

Nước ối vỡ

Là dấu hiệu rõ rệt nhất là mẹ bầu có thể nhận biết khi sắp sinh. Khi có hiện tượng vỡ nước ối, mẹ bầu cần nhanh chóng nhờ người thân đưa đến bệnh viện, vì bạn có thể sinh trong vòng 1-2 giờ nữa.

Trên là những dấu hiệu đau bụng đẻ cơ bản đã được nghiên cứu trong quá trình đau đẻ cho đến khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu hiệu đau đẻ khác nhau, nên cuối thai kỳ mẹ bầu thăm khám và theo dõi thường xuyên để tránh rủi ro đáng tiếc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hậu sản sau sinh sớm nhất

Nhiễm trùng vết thương mổ: Nguyên nhân gây tử vong của phụ nữ sau sinh

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu, nhất là những bạn nữ đang mang thai lần đầu tiên có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con và chăm sóc con.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Khi Bà Bầu Sắp Sinh

Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai thắc mắc rằng dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh như thế nào? Vào giai đoạn cuối của thời kỳ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, báo cho bạn biết bé yêu đã sẵn sàng chào đời.

Một vài tuần trước khi em bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới khung xương chậu của bạn. Ở phụ nữ mang thai lần đầu, hiện tượng sắp sinh này có phần rõ ràng hơn. Những bà bầu sinh con lần thứ 2 dấu hiệu này không rõ ràng, do khung xương chậu đã giãn nở ra trước đó.

Bụng to và tụt xuống sâu khiến khung chậu nặng nề hơn. Phụ nữ thường cảm thấy khó khăn khi đi lại, đi lạch bạch hơn.

Khi xuất hiện dấu hiệu này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thai nhi dịch chuyển gần khung xương chậu và ở trong tư thế sẵn sàng gặp mẹ trong 1-2 tuần tới.

Các cơn co thắt chuyển dạ càng mạnh càng liên tục

Bạn sẽ cảm thấy đau, quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra bên ngoài. Vài tháng trước khi sinh, bạn cũng đã gặp hiện tượng này. Nhưng đấy chỉ là dấu hiệu của những cơn co thắt giả.

Các cơn co thắt giả thường xảy ra trong thời gian ngắn, không đều và cách xa nhau. Chúng có thể hết khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.

Các cơn co thắt thật thường mạnh, đau và khó chịu không giảm dù bạn đã đổi tư thế. Tần xuất cơ co diễn ra liên tục và đều đặn. Khoàng 5-7 phút sẽ có 1 cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.

Cổ tử cung sẽ mở rộng và mỏng hơn vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Vào từng đợt khám thai, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ mở của cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu nhanh hay chậm là khác nhau. Trung bình cổ tử cung mở 10cm thì được coi là dấu hiệu sắp sinh.

Vào cuối thai kỳ, cân nặng người mẹ thường có xu hướng chậm lại, ổn định hoặc thậm chí là giảm cân.

Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống. Lúc này cơ thể bạn mệt mỏi hơn, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

Hiện tượng này là do cơ trong tử cung bạn đang giãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở, vô tình nó làm cho toàn bộ trong cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Cùng với việc thay đổi khẩu vị, chế độ ăn và các món ăn khiến đường tiêu hóa bị rối loạn. Để giải quyết vấn đề này là hãy uống thật nhiều nước. Đây là dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn bắt đầu.

Khi sắp sinh em bé, bạn sẽ thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Lúc này các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị đón em bé chào đời.

Triệu chứng sắp sinh này thể hiện rõ ràng hơn ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Thậm chí, nhiều bà bầu còn có cảm giác lưng muốn gãy làm đôi, đau nhức và mệt mỏi cơ thể.

Cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm và ngủ nhiều hơn

Bụng ngày càng to, cồng kềnh, sự chịu đựng của thận làm cho bạn khó có thể ngon giấc vào ban đêm, trong suốt những tuần cuối của thai kỳ. Các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nếu buồn ngủ thì hãy chợp mắt ngủ để có sức khỏe tốt cho cuộc vượt cạn.

Ngược lại, ở giai đoạn này có không ít bà mẹ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Lúc này, bản năng làm mẹ trỗi dậy, bạn sẵn sàng chuẩn bị tốt mọi thứ để được gặp bé yêu.

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là Relaxin. Đây là loại hormone khiến dây chằng của bạn trở nên mềm và giãn hơn. Các khớp xương trở nên linh hoạt hơn giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

Đây là phản xạ tự nhiên nhằm giúp quá trình sinh em bé diễn ra thuận lợi nên mẹ bầu không nên lo lắng.

9. Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi, tiết ra nhiều hơn.

Vào tuần thứ 37-40, thai phụ sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn. Điều này làm mất nút nhầy ở cổ tử cung nhằm dọn đường cho em bé chào đời. Dịch nhầy cổ tử cung của thai phụ trong thời điểm này có màu trong suốt, màu hồng hoặc có kèm theo ít máu.

Thai nhi phát triển trong một chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ có nghĩa là bé đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng gặp tình trạng này. Chỉ có 8-10% là thai phụ vỡ ối sau sinh.

Lượng nước ối có thể chảy nhiều hay ít, chảy thành dòng hoặc từng nhỏ giọt. Nước ối có thể màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt. Đặc biệt thận trọng nếu bị vỡ ối non trước 37 tuần của thai kỳ.

Làm gì để giảm đau các dấu hiệu sắp sinh gây ra?

Để giảm đau, xóa bỏ buồn bực, khó chịu, mẹ bầu nên áp dụng các cách đơn giản, dễ thực hiện như:

Nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chia nhỏ các bữa ăn

Thường xuyên massage cơ thể thư giãn tốt nhất

Luôn có tâm lý thoải mái, vui vẻ, suy nghĩ tích cực

Tập yoga 1 tiếng/1 ngày, đi bộ nhiều hơn vào buổi sáng và tối

Đi ngủ sớm, trước 11h đêm, không thức khuya và làm việc quá sức…

Các mẹ bầu hãy liên hệ tới đường dây nóng 0989 555 497 để được bác sĩ chuyên khoa Đông Phương tư vấn miễn phí.

5 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh Con Của Bà Bầu

Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.

Ra dịch âm đạo

Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.

Rò rỉ nước ối, vỡ ối

Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.

Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.

Chảy máu âm đạo do cổ tử cung mở rộng

Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, dịch âm đạo chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.

Cơn đau co tử cung mạnh

Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh Con Của Bà Bầu Chính Xác Nhất

1. Dấu hiệu sắp sinh con

Bụng bầu tụt xuống

Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn, riêng với những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở lên thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng “gặp mẹ”: đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là khi này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung cũng sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Nó sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Và vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Vì mỗi người mỗi khác nên tốc độ mở ở mỗi thai phụ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.

Bị chuột rút và đau lưng

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

Các khớp được dãn ra

Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã làm cho bạn đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

Ngừng tăng hay giảm cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn có xu hướng chậm lại và có khi bạn sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống và lúc này cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, bạn sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Thời điểm này, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sẽ bong ra trong tử cung. Tuy nhiên, nút nhầy này chỉ có thể mất đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ và nó là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Cũng có vài trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu

Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn

Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế

Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn

Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

Chắc hẳn có nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Bạn sẽ dễ dàng thấy những cảnh đó trong một bộ film nào đó. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh trên phim thôi!. Thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Cho đến lúc này nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng vì không biết khi nào là “lên đường” để gặp mặt con thì bạn cũng đừng quá căng thẳng. Bác sĩ và những người hộ lý sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu quan trọng trong những lần khám vào cuối thai kỳ.

Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?

Đối với giai đoạn ��về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.

Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.

Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:

Bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt

Bạn bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.

Bạn cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

2. Lưu ý khi sắp sinh con

Đừng quá lo lắng căng thẳng

Nhiều bà bầu thiếu kiến thức nên có tâm lý sợ sệt quá mức cần thiết về chuyện sinh nở. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Trong điều kiện y học hiện đại, chỉ cần kiểm tra kỹ trước khi sinh, tính an toàn của ca sinh nở gần như được đảm bảo 100%.

Ăn uống no trước khi vào viện

Khi sinh nở tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh nhất định phải ăn no, ăn ngon. Lúc này gia đình nên nghĩ cách cho bà bầu ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên để bụng đói mà vào phòng sinh.

Tránh bị mệt mỏi quá độ

Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở.

Điều tra cho biết, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc bà bầu có phiền phức rất lớn hoặc có thể phát sinh ra một số việc không may mắn ngoài ý muốn, tất cả đều làm cho tinh thần bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm. Tâm trạng tiêu cực này có thể làm cho sinh nở không thuận lợi. Đặc biệt, một số người chồng hoặc mẹ chồng rất mực hi vọng sinh con trai, gây áp lực vô hình cho tâm lý bà bầu, đây cũng là một nhân tố dẫn đến khó sinh nở.

Đừng quá vội vàng chờ ngày sinh

Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường. Tục ngữ nói: “dưa chín mới rời cuống” cho nên bà bầu không cần vội.

Không nên đi xa

Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.

Đừng qua loa, đại khái

Một số bà bầu tính tình “phóng khoáng”, đến kỳ cuối sinh nở vẫn cho rằng sinh nở là việc tự nhiên, có gia đình, bác sỹ nên an nhiên “thư giãn”. Kết quả trước khi sinh thường chuẩn bị không đủ, chân tay vội vàng, như vậy rất dễ gây ra lỗi lầm.

Gia đình cần động viên

Thông thường, trước khi sinh bà bầu hay có cảm giác lo lắng, căng thẳng ở một mức độ nào đó, lúc này họ rất hi vọng sự động viên từ gia đình, đặc biệt là người chồng.Vì vậy, trước khi sinh, người chồng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn nữa ở bên cạnh bà bầu, tự mình chăm lo ăn uống ngủ nghỉ của vợ, làm cho vợ cảm thấy chồng đang cùng mình chào đón trải nghiệm mới. Đây là sự trợ giúp tốt nhất của người chồng dành cho vợ trước khi sinh, làm cho vợ có cảm giác thoải mái khi vào phòng sinh nở.

Vượt qua nỗi lo lắng sẩy thai

Một số bà bầu lo lắng sẩy thai, thời kỳ cuối mang thai sợ sinh sớm, vì vậy suốt cả thời gian mang thai không dám hoạt động. Một số bà bầu lại vì lười biếng không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế, bà bầu hoạt động quá ít trong thời kỳ mang thai càng dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì vậy, khi mang thai bà bầu không nên quá lười, cũng không nằm nghỉ trên giường thời gian dài.

Thời gian tốt nhất để nằm viện chờ sinh

Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa nên cho bạn một số chỉ thị rõ ràng, nói cho bạn biết rõ khi nào cần vào viện chờ sinh. Chỉ thị này dựa vào tình trạng sức khỏe của ban, ví dụ bạn có nguy cơ nguy hiểm hoặc biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là thai đầu tiên không? Thời gian bạn vào viện gần đây nhất là khi nào?

Nếu tình trạng mang thai của bạn không phức tạp, bác sỹ cho biết bạn chờ đến khi tử cung co bóp mỗi lần 1 phút, 5 phút/lần mới đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sỹ khuyên bạn trước khi sinh nên đến viện sớm.

Nếu triệu chứng trước khi sinh không rõ ràng, nhưng bạn đã cảm thấy mình sắp sinh rồi, bạn có thể đi bệnh viện. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên ở nhà quan sát và tĩnh dưỡng

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Đau Bụng Đẻ, Bà Bầu Sắp Chuyển Dạ Sắp Sinh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!