Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Bụng Từng Cơn Khi Mang Thai Tháng Cuối Là Bị Làm Sao? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối có thể do nhiều nguyên nhân, nếu ra máu báo sinh, có cơn gò, … mẹ nên chuẩn bị tinh thần nhập viện để đi sinh.
Những nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối. Việc xem xét mức độ cơn đau và độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng từng cơn đó cần dựa trên các biểu hiện khác đi kèm.
Đau cơ và căng cơ
Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể cũng có thể thay đổi cách sản phụ đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương.
Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, sản phụ cần gặp bác sĩ nếu những cơn đau không tự biến mất.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau bụng tuần 37 thai kỳ nói riêng và trong thai kỳ nói chung cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng là đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ…
Trào ngược dạ dày
Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai.
Khi thai nhi phát triển gây áp lực bụng có thể làm cho tình trạng trào ngược axit này trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối và có biểu hiện tiêu chảy
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng.
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối và có cơn gò tử cung
Các cơn đau bụng dự báo thời điểm mẹ sắp sinh có thể nhận biết khá dễ dàng.
Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, sau đó lan dần khắp vùng bụng, có thể đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
Vùng xương chậu căng cơ, có cảm giác bị chèn ép rất mạnh.
Cơn đau khi chuyển dạ giống như đau bụng kinh, nhưng đau ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Các cơn co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi bạn thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.
Đau vết mổ cũ với mẹ từng sinh mổ
Thực tế có đến 80% các mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2, thời gian khuyến cáo mẹ bầu sinh mổ lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 năm để tử cung và vết mổ được hồi phục hoàn toàn.
Nguy cơ mẹ bầu bị đau vết mổ cũ là dấu hiệu cho thấy vết thương chưa lành hẳn, rất có khả năng xảy ra nhau tiền đạo và bong nhau non cùng một vài nguy cơ khác.
Mẹ bầu nên làm gì trong trường hợp bị đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối
Những cơn đau bụng diễn ra nhiều khi mang thai tháng cuối có thể là tín hiệu mẹ sắp đến thời điểm sinh nở hoặc của các bệnh sinh lý khác.
Theo dõi cơn đau và các dấu hiệu đi kèm (có ra máu không, có rỉ ối không, mức độ cơn đau như thế nào)
Nếu mẹ đã từng sinh mổ, hãy hết sức thận trọng
Luôn luôn theo dõi xem thai nhi có máy tốt hay không
Nếu cơn đau không giảm mẹ nên đi khám sớm để được tư vấn phù hợp.
Trẻ Em Bị Đau Bụng Quanh Rốn Từng Cơn Và Sốt Thì Phải Làm Sao?
Trẻ bị đau bụng từng cơn và sốt phải làm sao?
Các nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em
– Đau bụng cấp tính ở trẻ
Đau bụng cấp tính ở trẻ thường có các triệu chứng như trẻ quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Viêm ruột thừa là một trong những bệnh đau bụng cấp tính thường gặp nhất ở trẻ:
Viêm ruột thừa thường xảy ra ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn như: trẻ đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ C. Khi trẻ có những biểu hiện đau bụng cấp tính thì cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám. Nếu trẻ bị viêm ruột thừa, khi khám trẻ sẽ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng, đặc biệt điểm ruột thừa (điểm Mac Burney) rất đau.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khi bị viêm ruột thừa sẽ có các triệu chứng: trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái, sốt nhẹ, nôn. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng bé khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ dưới 2 tuổi khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, vì vậy rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề.
– Trẻ bị ngộ độc thức ăn
– Đau bụng giun ở trẻ
Đau bụng giun ở trẻ em thường tái đi tái lại nhiều lần với biểu hiện đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun, một số trường hợp nhiều giun đũa khi siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.
– Trẻ bị sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu ở trẻ cũng gây đau bụng, có khi rất dữ dội, tuy nhiên tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi đường tiết niệu, trẻ cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, đặc biệt các bé gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn bé trai gây nên cơn đau bụng dưới.
– Lồng ruột ở trẻ
Lồng ruột cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi, bé trai gặp nhiều hơn bé gái.
Trẻ bị lồng ruột sẽ có các triệu chứng: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Thăm khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay.
– Giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa
Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ liều lượng. Trẻ bị GCOM có triệu chứng lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM rất nguy hiểm, có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.
-Thoát vị bị nghẽn
Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Ngoài cơn đau bụng, thoát vị nghẽn cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không phát hiện kịp thời thì có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử.
Cách xử lý khi trẻ bị đau bụng
Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng?! Cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, để chuẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và có cách xử lý kịp thời, hiệu quả.
Các bậc cha mẹ cũng lưu ý khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào cho trẻ, dù đó là thuốc Tây hay thuốc Nam. Vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn, tắc, lồng ruột,… Khi trẻ đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì các mẹ cũng nên tuyệt đối tuân thủ và nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun,… và có cách xử lý bệnh hiệu quả.
Bà Bầu Đau Bụng Từng Cơn ( Bụng Trên, Bụng Dưới, Bên Trái )
Trong thai kỳ, hiện tượng đau bụng luôn khiến các mẹ bầu lo lắng, đây là biểu hiện thường thấy khi mang thai, tuy nhiên để đảm bảo an toàn các bà bầu nên theo dõi và thăm khám kịp thời. Vậy bà bầu bị đau bụng âm ỉ có nguy hiểm không.
Nguyên nhân bà bầu đau bụng
Trong những tuần đầu, khi phôi thai bắt đầu hình thành, việc bám dính vào tử cung đôi khi sẽ khiến bà bầu có cảm giác đau bụng như khi đến kỳ kinh nguyệt, có thể kèm theo một số biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn.
Theo phân tích của các bác sỹ chuyên khoa: khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ ngày một lớn để đủ diện tích nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy các dây chằng xung quanh tử cung, dây chằng bẹn bắt buộc phải căng hơn để thực hiện việc nâng đỡ tử cung.
Do quá trình sử dụng các thực phẩm bổ sung hoặc ăn nhiều chất khiến mẹ khó tiêu, lượng axit trong dạ dày nhiều hoặc nhiều bà bầu bị táo bón có thể bị đau bụng do đại tràng co thắt.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu của việc bà bầu bị đau bụng lại là biểu hiện ban đầu của các bệnh nguy hiểm, cần được thăm khám cẩn thận.
Bà bầu đau bụng như thế nào là nguy hiểm ?
1. Chửa ngoài dạ con:
Phụ nữ bị chậm kinh, khi bị đau bụng âm ỉ kèm theo một số biểu hiện nôn, chóng mặt, hoa mắt, người mệt mỏi, ra máu đen hoặc ra máu bất thường trước khi đến ngày hành kinh. Khi đau bụng sẽ kèm theo biểu hiện muốn đi vệ sinh.
Thai ngoài tử cung sẽ vỡ nếu không được phát hiện kịp thời, một số trường hợp nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Vì vậy bà bầu bị đau bụng âm ỉ nên theo dõi và được bác sỹ siêu âm kiểm tra để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
2. Dọa sảy và sảy thai:
Đây là hiện tượng nguy hiểm thường gặp nhất trong thời kỳ đầu khi bà bầu mới mang thai. Có thể do cơ địa, niêm mạc quá mỏng hoặc quá dày khiến phôi làm tổ kém, do tiền sử sảy thai trước đó, do mẹ bổ sung thiếu chất dinh dưỡng,…
Biểu hiện mà bà bầu có thể cảm nhận rõ nhất đó là bị đau âm ỉ sau đó đau từng cơn, dồn dập, cơn sau đau hơn cơn trước rồi đột ngột không còn cảm giác đau. Sau đó lại bị đau lại, quá trình có thể lặp lại nhiều lần cùng với sự xuất hiện của máu tươi chảy ra từ âm đạo.
Để hạn chế tình trạng này, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ, tuyệt đối không được xoa bụng, vân đầu ti gây kích thích tử cung đẩy thai ra ngoài. Khi bị sảy thai hoặc thai lưu, cần có sự can thiệp của bác sỹ để không để lại hậu quả cho mẹ và ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Căn bệnh này thường xảy ra đối với phụ nữ khi mang thai và dễ gây ra các biến chứng nặng nề. Khi thai nhi càng lớn, sự chèn ép lên tử cung càng nhiều từ đó gây chèn ép lên đường tiết niệu khiến cho nước tiểu bị trào lên niệu đạo từ bàng quang thay vì chảy ra ngoài, nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm do vi khuẩn xâm lấn.
Một lý do nữa là việc ít uống nước, bổ sung không đủ nước khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, bà bầu sẽ có nhìn thấy nước tiểu bị đục, có mùi hôi, đi tiểu khó, tiểu buốt, nặng hơn có thể tiểu ra máu, bà bầu sẽ bị đau bụng âm ỉ… Việc điều trị cần có sự chỉ định cụ thể của bác sỹ chuyên khoa.
Sức khỏe của bà bầu trong suốt thai kỳ vô cùng quan trọng cho chính bản thân người mẹ và cả sự phát triển toàn diện của em bé. Vì vậy, các bác sỹ luôn khuyên thai phụ nên chú ý, quan tâm và lắng nghe cơ thể mình. Bất cứ dấu hiệu khác thường nào xảy ra đều cần được khám, được tư vấn và điều trị đúng cách để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Mang Thai Tháng Cuối Bị Đau Vết Mổ Cũ Là Bị Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
Mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đặc biệt là tình trạng đau âm ỉ báo hiệu nhiều biến chứng mẹ có thể gặp phải trong lần sinh mổ kế tiếp này.
Câu chuyện về mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ, đau bụng nhiều
Đau vết mổ cũ, một trong những dấu hiệu đáng lo ngại của những thai phụ từng trải qua phương pháp sinh mổ nhiều lần.
Mẹ bầu N.T.N.N. (34 tuổi, quê ở Cần Thơ) cũng từng phải cấp cứu khẩn cấp vì điều này.
Khi còn 7 tuần nữa là đến ngày dự sinh, chị bị đau bụng khá nhiều. Các bác sĩ nghi ngờ chị N. có thể bị vỡ tử cung trên đường rạch tử cung trước đây. Chị N. ngay lập tức được đưa vào phòng mổ.
Trong ổ bụng lúc này có tình trạng chảy máu với khoảng 300ml máu đỏ tươi nhưng không phải xuất phát từ vết mổ cũ ở tử cung.
Sau khi thám sát, các bác sĩ phát hiện lượng máu chảy ra từ một vết nứt ở góc bên trái tử cung. Nguyên nhân là do nhau thai ăn sâu vào đến gần hết lớp cơ tử cung, tạo ra một vết nứt ở tử cung. Nếu không cấp cứu kịp thời, tử cung sẽ vỡ.
Mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau vết mổ cũ – Những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu cần cẩn trọng
Khi thực hiện sinh nở bằng phương pháp sinh mổ, các bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo một vết mổ kéo dài cả ở bên trong và bên ngoài tử cung.
Rất nguy hiểm cho mẹ và con nếu có bám 1 phần hay bám hoàn toàn sẹo thì các gai bánh rau sẽ ăn sâu qua lớp tử cung và xuyên vào cả bàng quang khi vào trường hợp này các mẹ cần phải phẫu thuật mổ lấy thai hay nạo hút thai ra ngay thậm trí phải cắt bỏ tử cung để giữ an toàn cho người mẹ.
Rau cài răng lược
Là trường hợp mẹ bị rau tiền đạo và rau bám thấp mặt trước nếu có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị rau cài răng lược rất cao. Do vậy khi đến ngày sinh mẹ cần phải mổ lấy thai để tránh nguy cơ cắt vào tử cung, hay ảnh hưởng đến ruột, bàng quang do bánh nhau xâm chiếm lên các cơ quan này.
Nứt vết mổ
Nếu mẹ bầu bị đau vết mổ cũ có nhiều nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ. Đặc biệt là hiện tượng bục vỡ tử cung do vết mổ bị giãn quá căng dẫn đến không chịu được sức ép từ thai nhi
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi gần đến ngày sinh?
Khi người phụ nữ có vết mổ đẻ cũ thì những nguy cơ đối với lần mang thai sau sẽ cao hơn so với phụ nữ sinh thường.
Nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, thai phụ cần đến bệnh viện theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với mẹ bầu.
Với trường hợp mẹ bầu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì bà mẹ sẽ được sinh mổ từ tuần thứ 39 trở đi, trước khi có cơn đau chuyển dạ vì những cơn co thắt có thể làm ảnh hưởng đến vết sẹo do lần sinh đầu tiên.
Bạn đang xem bài viết Đau Bụng Từng Cơn Khi Mang Thai Tháng Cuối Là Bị Làm Sao? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!