Cập nhật thông tin chi tiết về Đàn Ông Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Muốn Có Con mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng
– Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
– Dùng các chất kích thích như rượu bia, đặc biệt là hút thuốc lá quá nhiều.
– Ăn uống không đảm bảo như đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt có ga.
– Nhiệt độ do mặc quần chật, làm việc trong môi trường nóng bức, ngâm mình trong nước nóng quá lâu.
– Môi trường làm việc căng thẳng, độc hại.
Nguồn ảnh: Internet.
Những chuẩn bị cần có ở nam giới trước khi có thai
Kiểm tra sức khoẻ
– Trước khi quyết định có thai, nam giới cần đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý nếu mắc phải như: Bệnh mãn tính, bệnh di truyền và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…
– Có một số loại thuốc có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng như: Thuốc điều trị cao huyết áp, thấp khớp, động kinh… hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn có thai.
Kiểm tra tính di truyền
Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền như: máu khó đông, thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm, bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… thì cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ dinh dưỡng
Cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng và chất lượng tinh trùng như:
– Nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như: ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm (rau cải, xúp lơ xanh, rau muống), gan động vật, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu…
Nguồn ảnh: Internet.
– Thực phẩm giàu kẽm như: Hàu, thịt hải sản, trứng…
– Tránh ăn các đồ ăn nhanh trong một vài tháng trước khi thụ thai.
– Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C giúp tinh trùng vận động hiệu quả như: bưởi, cam, chanh, nho…
Đảm bảo chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý
– Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng… những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản.
– Nếu do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại thì bạn cần đảm bảo an toàn lao động. Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Chuẩn bị về mặt tinh thần
Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ giúp quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi. Hơn thế, đứa trẻ được sinh ra trên cơ sở một tình yêu nồng thắm giữa bố và mẹ sẽ có điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.
Giữ gìn sức khoẻ sinh sản
Cần tránh những điều sau:
– Không mặc quần lót, quần bò quá chật hay bó sát…
– Hạn chế đạp xe, ngồi ô tô đường dài.
Nguồn ảnh: Internet.
– Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, hoặc dùng bể tắm có xoáy nước.
– Vệ sinh tốt trước và sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn.
– Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích.
Sức khỏe tốt, tinh trùng khỏe mạnh sẽ giúp tăng khả năng thụ thai và khi nam giới chuẩn bị tốt về tinh thần sẽ giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt hơn về mặt tinh thần và trí tuệ. Nam giới cần chuẩn bị về mặt sức khỏe và tinh thần từ 3- 6 tháng trước khi mang thai, vì tinh trùng tốt cần 2 tháng để trưởng thành. Hãy thực hiện đầy đủ những lời khuyên trên để có được những em bé thông minh khỏe mạnh trong tương lai.
Đàn Ông Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Lần Đầu Cùng Vợ Ra Sao
Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cùng vợ lần đầu là việc rất cần thiết. Sức khỏe của thai nhi một phần được quyết định ngay giây phút trứng được thụ thai. Vậy nên người đàn ông cũng cần chuẩn bị kiến thức và chuẩn bị chu đáo trước khi vợ mang thai lần đầu đấy!
Cụm từ “đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai” nghe có vẻ xa lạ và hài hước, nhưng thực chất các anh cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có con cùng vợ đấy!
1. Bổ sung kiến thức về hệ sinh sản, thụ thai
Hệ sinh sản của nam có tinh hoàn là cơ quan rất quan trọng sản xuất ra Testosterone và tinh trùng. Tinh trùng sau một thời gian dài được sinh ra ở tinh hoàn sẽ chuyển sang mào tinh để phát triển khả năng bơi lội và hoàn thiện (15 – 25 ngày).
Khi xuất tinh, tinh trùng sẽ theo tinh dịch đi vào âm đạo, qua cổ tử cung của người phụ nữ, vào tử cung và đi lên ống dẫn trứng. Nếu gặp trứng sẽ xảy ra sự thụ thai. Cả tinh hoàn lẫn mào tinh hoàn đều nằm trong bìu. Bìu có tính co giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hoàn, nếu gặp nhiệt độ nóng thì bìu hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm.
Hiểu được những điều này, người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu tiên cùng vợ sẽ có cách để bảo vệ cơ quan sinh sản – “cậu nhỏ” của mình một cách tốt hơn đấy.
2. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần bảo vệ thật kỹ “cậu nhỏ”
Chuẩn bị mang thai là thời điểm các ông bố tương lai nên hạn chế hoặc bảo hộ thật kỹ “cậu nhỏ” khi tham gia các môn thể thao vận động mạnh (như bóng đá, bóng rổ, bóng chày, cưỡi ngựa …) bởi nếu “cậu nhỏ” bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Theo một số chuyên gia, thậm chí đạp xe đạp quá nhiều cũng có thể gây ra vấn đề này. Áp lực của yên xe đạp tác động lên “cậu nhỏ” trong thời gian dài có thể gây tổn thương động mạch và dây thần kinh, từ đó làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
3. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần giữ mát “cậu nhỏ”
Ngoài ra, theo Dale McClure, chủ tịch Hiệp hội Sản Khoa Mỹ, giữ mát “cậu nhỏ” cũng là một việc các ông bố tương lai nên làm.
Để đảm bảo chất lượng tinh trùng, vùng chứa tinh hoàn và mào tinh phải duy trì ở nhiệt độ thấp hơi nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ. Đó là lý do vì sao chúng nằm ngoài cơ thể.
4. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần kiểm tra cân nặng thường xuyên
Nam giới có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao được cho rằng có khả năng bị hiếm muộn cao hơn người có cân nặng trung bình. Thậm chí theo các nhà nghiên cứu, cứ nặng thêm 9 ký thì nguy cơ bị vô sinh lại tăng thêm 10%. Vì vậy, người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu cần thiết nên kiểm soát thật tốt cân nặng của mình. BMI được tính như sau:
BMI (kg/m2 ) = cân nặng (kg) / [chiều cao (m) x chiều cao (m)]
Trong phạm vi BMI từ 18.5 đến dưới 25 là bình thường, cứ BMI từ 25 là bạn bắt đầu thừa cân rồi đấy.
5. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần khám sức khỏe tổng quát
Vậy nên, việc các ông bố tương lai đi khám bác sĩ là điều rất cần thiết. Khi đó, bố sẽ biết được mình có vấn đề gì về sức khỏe hay không, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc sức khỏe thai nhi hay không (như tình trạng tinh hoàn ẩn, u nang tinh hoàn, thậm chí bệnh mãn tính như trầm cảm, viêm đường tiết niệu, bệnh lây qua đường tình dục). Với một số bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chữa trị dứt điểm trước khi có ý định mang thai.
Ngoài ra, nếu bố đang dùng thuốc theo toa để chữa bệnh như cao huyết áp, trầm cảm, phì tuyến tiền liệt… hoặc một vài loại thảo dược, thuốc đông y nào đó, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ xem những loại này có ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng hay không. Thực tế, một số loại có khả năng gây rối loại chức năng cương dương hoặc giảm số lượng tinh trùng – vốn là hai vấn đề nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cùng vợ hay kế hoạch có con của hai vợ chồng.
6. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai nên tiêm vắc xin
Chồng cũng có thể kiểm tra sổ tiêm vắc xin và tiến hành tiêm bổ sung nếu được bác sĩ chỉ định để đảm bảo thật đều, khỏe mạnh trước và trong khi vợ mang thai.
Một số loại vacxin đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần tiêm là:
Viêm gan B
Viêm gan A
Viêm màng não
Tday – loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà
HPV – áp dụng cho nam từ 26 tuổi trở xuống
Sởi, quai bị và rubella
Bệnh phế cầu khuẩn
Bệnh Zona
Mọi lịch sử tiêm chủng nên được lưu giữ cẩn thận.
7. Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể (nếu cần)
Nếu tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, không chỉ mẹ mà cả bố cũng nên thực hiện xét nghiệm này để nhận được tư vấn thích hợp và kịp thời từ bác sĩ. Nhiễm sắc thể bất thường là nguyên nhân gây tăng nguy cơ sảy thai, hay dị tật ở thai nhi.
8. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần cải thiện chế độ ăn uống
Dĩ nhiên, chế độ dinh dưỡng của ông bố tương lai càng tốt thì tinh trùng sẽ càng khỏe mạnh và khả năng vợ thụ thai cũng sẽ cao hơn. Để chuẩn bị cho việc mang thai tốt hơn, bố nên chọn cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc.
9. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất
Nếu các ông bố tương lai không có thói quen ăn phong phú các loại dinh dưỡng, thực phẩm thì nên dùng thêm viên bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể dinh dưỡng thiết yếu (đặc biệt là vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, canxi, tất cả chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của tinh trùng).
10. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần luyện tập thể dục, thể thao đều đặn
Ngoài ra, bên cạnh việc ăn uống, bố cũng nên tập luyện vận động đều đặn với cường độ không quá cao và hạn chế một số môn thể thao vận động mạnh (như bóng đá, bóng rổ, …) để cho việc chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu của cả hai vợ chồng tốt hơn.
11. Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích
Đã có những nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chất gây nghiện hoặc quá nhiều đồ uống có cồn ở nam giới sẽ khiến bạn đời của họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai và nếu có thai thì thai nhi cũng không được khỏe mạnh.
Cụ thể, ma túy và rượu sẽ làm hỏng tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, rối loạn chức năng tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone… và có khi còn dẫn tới hiếm muộn.
Thậm chí, nếu các ông bố tương lai chỉ cần uống đều 2 ly rượu/vại bia hàng ngày, hoặc 5 ly rượu/vại bia chỉ vào 1 ngày trong vòng 1 tháng trước khi vợ thụ thai, cân nặng của em bé sẽ bị ảnh hưởng đấy.
12. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần hạn chế hút thuốc
Chúng ta đều đã nghe rất nhiều về tác hại của thuốc lá từ ti-vi, báo, đài…. Hút thuốc không chỉ tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới (do làm giảm số lượng tinh trùng), nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình của họ do hít phải khói thuốc. Thêm nữa, nó còn làm tăng nguy cơ đứa trẻ sau này mắc phải Hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột (SIDS).
13. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần tránh tiếp xúc với hóa chất
Hàm lượng chì và một số dung môi hữu cơ (được tìm thấy trong sơn, keo, vẹc ni, chất tẩy nhờn kim loại…), thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất khác có khả năng tác động xấu đến khả năng sinh sản của nam giới. Vậy nên, đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai nên hạn chế tiếp xúc với các chất này càng ít càng tốt.
14. Chuẩn bị tài chính cho gia đình nhỏ
Tất nhiên có con sẽ rất tốn kém, việc này nếu được lên kế hoạch hoặc được chuẩn bị trước khi mang thai thì không bao giờ là thừa! Bố và mẹ nên tham khảo những người đã sinh con về những chi phí cần thiết và bắt đầu lập quỹ để chuẩn bị cho những thay đổi trong gia đình nhỏ của mình.
15. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai rất cần được thư giãn
Thực tế, có rất nhiều thứ đáng bận tâm khi hai vợ chồng lên kế hoạch sinh em bé. Tuy nhiên, việc dành thời gian để thư giãn cũng rất quan trọng. Stress không chỉ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của hai bạn, nó còn tác động tiêu cực đến nồng độ testosterone và sự sản sinh tinh trùng. Hãy nhớ một điều, càng bớt lo lắng thì khả năng thụ thai càng cao.
Các bạn cứ thoải mái tận hưởng thời gian vui vẻ, chẳng phải phòng tránh thai gì hết. Nếu sau 6 tháng vẫn chưa có thai (nếu vợ bạn lớn hơn 35 tuổi), hoặc sau 1 năm không thấy có thai (nếu vợ bạn nhỏ hơn 35 tuổi), thì khi đó hai vợ chồng nên quay lại bệnh viện để khám cũng không muộn đâu.
Phụ Nữ Dễ Bị Sảy Thai Cần Làm Gì Trước Khi Muốn Có Con?
Phụ nữ dễ bị sảy thai có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của cả hai vợ chồng. Vậy làm sao để tăng khả năng mang thai trong trường hợp này?
Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Familydoctor cho biết: Phụ nữ dễ bị sảy thai dù đã từng bị nhiều lần hay được chẩn đoán có nguy cơ cao khó có con thì vẫn có thể cải thiện tình hình, giúp mong ước làm cha, làm mẹ sớm thành hiện thực.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có rất nhiều, bao gồm thể chất bẩm sinh, bệnh tật, thói quen sống tiêu cực v.v… Hiểu được điều này, bạn nên có sự chuẩn bị tốt hơn để kế hoạch mang thai thuận lợi. Một số vấn đề cơ bản sau đây cần thực hiện tốt để giảm nguy cơ sảy thai cho phụ nữ.
Tránh tiếp xúc với các chất độc hại
Nhiều người chỉ quan tâm đến mọi vấn đề sau khi người phụ nữ đang mang thai mà ít khi chú trọng công tác chuẩn bị trước đó. Bạn cần biết rằng chất lượng trứng và tinh trùng cũng như hiệu quả thụ tinh luôn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng mang thai và sức khỏe thai nhi về sau.
Chính vì vậy, ngay cả khi bạn chưa “cấn thai” thì cả hai vợ chồng nên chủ động có những cải thiện trong môi trường sống cũng như các thói quen sinh hoạt hằng ngày, làm sao để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất độc hại, điển hình như thủy ngân, tia X, chất diệt côn trùng, Dioxin v.v…
Chú trọng kịp thời bổ sung axit folic
Thông thường, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cần được bổ sung axit folic đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Không những vậy, đối với phụ nữ dễ bị sảy thai và đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi muốn có con thì nên bổ sung chất này trước khi mang thai. Nếu có điều kiện, các chuyên gia cũng khuyến cáo cả hai vợ chồng nên tiến hành theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Cai rượu bia, thuốc lá
Trước khi muốn có con thuận lợi, hai vợ chồng nên thực hiện biện pháp cai rượu bia, thuốc lá. Hấp thụ quá nhiều hàm lượng cồn trong rượu bia sẽ làm ảnh hưởng chất lượng trứng và tinh trùng dẫn đến hiệu quả thụ tinh giảm xuống. Ngoài ra, khi tế bào trứng bị nhiễm độc cồn mà kết hợp với tinh trùng sẽ gây dị tật thai nhi.
Đàn ông uống rượu bia trong thời gian dài còn làm trở ngại chức năng sinh dục, khiến cho khoảng 70% tinh trùng phát triển không hoàn thiện hoặc năng lực di chuyển kém, bất lợi cho quá trình thụ tinh kết hợp với trứng. Phụ nữ nếu cũng có thói quen này thì tốt nhất trước khi muốn có con khoảng 2 tháng thì nên cai hẳn rượu bia.
Thuốc lá cũng là một chất độc hại làm giảm cơ hội có con cho cả hai vợ chồng. Nicotine trong thuốc lá làm giảm tác dụng tiết hormone và còn giết chết tinh trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào sinh dục lẫn phôi thai. Chuyên gia khuyến cáo 3 tháng trước khi chuẩn bị mang thai thì bạn cùng người bạn đời nên cai thuốc lá.
Thời gian chuẩn bị cho quá trình thụ tinh cần phải được thực hiện sớm và chu đáo để giảm nguy cơ ở phụ nữ dễ bị sảy thai. Bất kể là bạn dùng thuốc để điều trị bệnh gì, nặng hay nhẹ thì vẫn phải theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ về mong muốn có con sắp tới để được kê toa thuốc hợp lý hơn.
Dinh dưỡng hợp lý
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích phụ nữ muốn có con thuận lợi và khỏe mạnh có thể tăng cường tôm, cá vào bữa ăn. Các thực phẩm này thường có tác dụng bổ thận, điều chỉnh tinh khí trong cơ thể của bạn.
Bên cạnh đó, thức ăn giàu protein có lợi cũng cần bổ sung hợp lý, thường mỗi ngày nên hấp thu khoảng 40 – 60g để tăng cường đảm bảo sự phát triển bình thường của trứng và tinh trùng. Ngoài ra, chất béo cũng là thành phần không thể thiếu để tham gia quá trình cấu tạo các tổ chức tế bào. Bạn nên dùng chất béo từ thực vật để hạn chế những tác dụng phụ từ chất béo động vật.
Bổ sung muối vô cơ và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm v.v… để tăng cường hiệu quả phát triển và bảo vệ xương, tạo máu, nâng cao trí lực và cân bằng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, các loại vitamin cũng cần đảm bảo để hỗ trợ hiệu quả thụ tinh cũng như sự phát triển thuận lợi của thai nhi.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/phu-nu-de-bi-say-thai-can-lam-gi-truoc-khi-muon-co-co… Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/phu-nu-de-bi-say-thai-can-lam-gi-truoc-khi-muon-co-con-d227042.html
Theo Eva
Cần Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Mang Thai?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.
Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp hay điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.
2. Tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng?
Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng thường xuyên để phát triển, thay thế các mô bị bào mòn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày, chính vì vậy nên lên kế hoạch ăn uống một cách hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Để chắc chắn rằng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người phụ nữ cần biết những chất nào có trong thực phẩm ăn hàng ngày.
3. Thừa cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng Macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ, gây hạ đường huyết sơ sinh thậm chí có thể gây đột tử cho em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Nếu có trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi qua kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.
Làm thế nào để giảm cân nếu bị thừa cân?
Để giảm cân, người phụ nữ cần phải biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Bước đầu tiên là cắt giảm số lượng calo tiêu thụ thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên.
Thiếu cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.
4. Có nên bổ sung vitamin?
Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Vì sao nên cung cấp đủ lượng axit folic trước khi mang thai?
Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.
Vì sao nên cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai?
Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.
5. Lối sống ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây hại đối với sức khỏe thai nhi. Thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của những chất này là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.
Môi trường ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì (trong son môi, mỹ phẩm), thủy ngân (từ một số loại cá biển …), thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.
6. Sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Một số loại thuốc, bao gồm bổ sung vitamin, thuốc làm đẹp da, thuốc không kê đơn và thuốc thảo dược, có thể gây hại cho thai nhi và không nên dùng trong khi đang mang thai. Một điều đáng chú ý là thai phụ nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trong quá trình kiểm tra chăm sóc trước khi sinh để đảm bảo thuốc đó không có hại cho thai kỳ.
7. Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Nhiễm trùng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc bệnh tật cho trẻ.
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) ảnh hưởng đến khả năng mang thai và gây lây nhiễm cho thai nhi. Nếu bạn hoặc đối tác bị mắc STIs, hãy đi xét nghiệm sàng lọc các bệnh xã hội và điều trị ngay để không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.
8. Tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi mang thai, người mẹ nên được tiêm một số loại vắc – xin cần thiết để bảo vệ người phụ nữ và em bé sau này tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, Sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…
Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc – xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một lựa chọn tin cậy để đảm bảo chất lượng khám và tiêm phòng trước khi mang thai với đầy đủ các loại vắc-xin được nhập khẩu từ các công ty uy tín như GSK (Bỉ), Sanofi (Pháp), MDS (Mỹ), … và được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm, đồng thời theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.
8. Các vấn đề trong lần mang thai trước có ảnh hưởng tới việc mang thai sau không?
Một số vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tương tự trong lần mang thai sau. Những vấn đề này bao gồm sẩy thai sớm, thai lưu, sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, khả năng gặp các rủi ro sẽ không bị lặp lại lần nữa.
Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai và cần chú ý:
Đối với người vợ, nên:
Đối với người chồng, nên:
Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ này tại Vinmec, vui lòng đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang xem bài viết Đàn Ông Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Muốn Có Con trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!