Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Và Sự Phát Triển Cảu Thai Nhi mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI VÀ DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
Tháng 1: Hình thành hệ tuần hoàn, tim bắt đầu đập, gan thận bắt đầu phát triển, mắt và tai bắt đầu thành hình, hệ thần kinh và tứ chi chưa định hình rõ ràng, hệ thần kinh chuẩn bị hình thành
Dinh dưỡng cần thiết: Các loại vitamin, quan trọng nhất là vitamin A, canxi, sắt, folate
Nguồn cung cấp: rau xanh, cá, trứng, thịt …
Tháng 2: Đã có thể phân biệt được phần đầu, thân, chân tay của thai nhi, hệ thống thị giác và thính giác phát triển, nào bộ và hệ thần kinh bắt đầu phát triển, tim, gan, thận đều đã thành hình
Dinh dưỡng cần thiết: Viatamin B1, B2, A, D, hợp chất carbohydrate, sắt, magie, canxi, photpho, iốt…
Nguồn cung cấp: Rau xanh, cá, sữa, đậu đỗ, hải sản, thịt gia cầm …
Tháng 3: Hình thành ngón tay ngon chân, vân tay, khuỷu tay, và đầu gối, thận bắt đầu hoạt động, tuyến giáp bắt đầu tiết ra nội tiết tố
Dinh dưỡng cần thiết: Chất béo, đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, iôt, vitamin A, B1, B2, C…
Nguồn cung cấp: Rau màu xanh và vàng, lòng đỏ trứng, đậu nành, sữa, thịt, lòng đỏ trứng, gan động vật, cá và hoa quả.
Tháng 4 và 5: Hình thành nội tạng và tứ chi, số lượng tế bào thần kinh tăng lên, thai nhi bắt đầu hô hấp, da bắt đầu tích lũy chất béo, đây là thời kì phát triển trí não rất quan trọng
Dinh dưỡng cần thiết: Chất đạm, chất béo, kẽm, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng khác,
Nguồn cung cấp: Thịt nạc, cá, hàu, tôm, rau xanh, hạt quả óc chó, vừng, lạc
Tháng 6: Mắt và lông mày đã rõ nét, móng tay dài ra, da mỏng, đã nghe thấy âm thanh từ thế giới bên ngoài,
Dinh dưỡng cần thiết: Canxi, chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitaminD,
Nguồn cung cấp: Rau xanh, cá, trứng, sữa, váng sữa…
Tháng 7 và 8 : Thính giác, thị giác, khướu giác, vị giác và xúc giác đã hoàn thiện và bắt đầu hoạt động
Dinh dưỡng cần thiết: Vitamin nhóm B, C, E, đồng, folate, choline..
Nuồn cung cấp: Nội tạng động vật, ngô, khoai lang, đậu đỗ, thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau xanh và hoa quả
Tháng 9: Tích lũy đủ chất béo dưới da, hình thành tuyến bã nhờn dưới da, làn da có màu hồng, các cơ quan nội tạng đã hoạt động, có khả năng tự hít thở và điều tiết thân nhiệt
Dinh dưỡng cần thiết: Chất đạm, axit béo, DHA, hợp chất cacbohydrate, muối vô cơ và chất xơ,
Tháng 10: Cơ bắp, nội tạng, hệ thần kinh, bộ phận sinh dục đã hoàn thiện, phục vụ cho việc tự hít thở và điều chỉnh thân nhiệt sau khi chào đời
Dinh dưỡng cần thiết: Các dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn này là rất nhiều, đặc biệt là canxi, nhiệt lượng, chất đạm, kẽm, sắt, vitamin k, magie
Dinh dưỡng cần thiết: Rau xanh, đậu đỗ, lòng đỏ trứng, sữa chuối và các hoa quả khác.
Thai Nhi 37 Tuần Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi
Thai nhi 37 tuần tuổi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…
Thai nhi 37 tuần, bé yêu nhà bạn đã như thế nào rồi? Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37 rất quan trọng để bạn tìm hiểu và có những điều chỉnh kịp thời trong lối sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất cho bé nhé!
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần
Thai nhi 37 tuần nặng bao nhiêu?
Bước vào tuần thai thứ 37, bé thật sự đã tròn trĩnh lên rất nhiều rồi. Bé nặng khoảng 3kg và dài 50cm, có kích thước cỡ trái dưa hấu.
Sự phát triển thai nhi 37 tuần: phổi và các cơ quan của bé
Thai nhi tuần thứ 37 có phổi đã phát triển, dù chưa hoàn thiện. Thực tế, cho đến cuối tuần 38, phổi bé mới bắt đầu hoàn chỉnh để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra đời.
Bé có thể nắm tay rất chặt và mẹ sẽ sớm cảm nhận được điều này khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã hoàn thiện gần thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Thai nhi 37 tuần đạp nhiều?
Lúc này, tử cung cũng chật chội nên thai nhi ít đạp hơn trước nhưng bạn vẫn cảm thấy được con vẫn thường ngọ nguậy. Nếu cảm thấy bé quá im ắng trong giai đoạn này, bạn cần lập tức đến bác sĩ để được kiểm tra.
Mang thai 37 tuần là bao nhiêu tháng?
Nếu bạn mang thai 37 tuần, bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là bạn gặp bé rồi!
Tập luyện giây phút chào đời
Thai nhi 37 tuần đang tập luyện cho lần ra mắt lớn của mình. Bé bắt đầu hít vào và thở ra nước ối, mút ngón tay cái, chớp mắt, mở mắt lớn dần và xoay người từ bên này sang bên kia.
Cử động tay khéo léo
Nói về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37, bạn chắc chắn phải biết rõ lúc này các ngón tay bé đã biết phối hợp nhịp nhàng hơn. Bé học cách nắm, giữ những thứ như dây rốn và bàn tay của bé.
Thai nhi 37 tuần tuổi đã biết mút ngón tay cái. Đây cũng là cách để bé chuẩn bị cho việc bú sữa sau khi được sinh ra.
Đầu bé rất lớn
Đầu của em bé vẫn đang phát triển. Khi sinh ra, đầu em bé sẽ có cùng chu vi với ngực.
Thai nhi 37 tuần đã quay đầu chưa?
Sự phát triển thai nhi tuần 37 được đánh dấu bằng tình trạng thai nhi quay đầu. Đầu của bé có thể bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu của mẹ và gây ra hiện tượng sa bụng. Nếu bé vẫn chưa quay đầu, các bác sĩ sẽ cho bạn biết và đưa ra các cách để giải quyết vấn đề này.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 37?
Sưng ở một số vị trí trên cơ thể
Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.
Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.
Kiểm tra độ giãn nở của tử cung
Để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung từ độ giãn, mở cho tới vị trí của chúng. Ngoài ra, khoảng cách của em bé với xương chậu cũng được xem xét.
Khi thai nhi 37 tuần tuổi, cổ tử cung của bạn dễ bị kích thích. Do đó, một vài đốm máu trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là bình thường, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nhiều máu, hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở nhau thai.
Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi. Hãy thử giảm tình trạng khó chịu này bằng cách chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước.
Sự thay đổi của bà bầu ở tuần thứ 37 có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết sọc (rạn) mới trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi bạn đang tăng cân nhanh. Ngoài ra, di truyền cũng là 1 trong những yếu tố được kể đến. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.
Rất nhiều phụ nữ mang thai khó ngủ trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Các hoạt động như yoga và thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn này.
Buồn nôn hoặc tiêu chảy
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi có thể chèn đường tiêu hóa của bạn. Từ đó, bạn dễ mệt mỏi, đồng thời cũng dễ cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đây còn có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Các cơn co thắt Braxton Hicks
Các cơn co thắt cổ tử cung diễn ra thường xuyên hơn khi quá trình mang thai bước vào tuần thứ 37. Một số bác sĩ tin rằng những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của bạn.
Bí quyết cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 37
Massage tầng sinh môn
Việc massage tầng sinh môn (vùng da giữa âm đạo và trực tràng) có thể giúp kéo giãn nhẹ nhàng vùng đáy chậu, từ đó có thể tránh được tình trạng rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh bé.
Trước tiên hãy đảm bảo tay của bạn (hoặc tay người massage sạch sẽ và móng được cắt ngắn. Tiếp theo, bôi trơn ngón tay trỏ và ngón tay cái bằng dầu ô liu – không được dùng dầu khoáng hay vaseline – và đặt chúng vào bên trong âm đạo của mẹ bầu, sâu khoảng 5 – 6 cm. Trượt ngón tay từ từ về phía hậu môn. Mở hai ngón tay thành hình chữ V để kéo căng đáy chậu (khi nào thấy ngứa ran nhẹ thì ngưng).
Điều này giúp kéo căng da, giống như cách mà đầu bé chui ra khỏi âm đạo. Bạn có thể massage tầng sinh môn hàng ngày cho đến khi đến lúc sinh con.
Sử dụng hiệu quả thời gian sắp sinh
Với nhiều phụ nữ, những tuần tiếp theo trong quá trình mang thai dường như là một trò chơi chờ đợi. Sử dụng khoảng thời gian này chuẩn bị phòng cho bé hoặc để mắt đến những việc cần thiết mà bạn có thể sẽ không làm được ngay sau khi sinh.
Mẹ hãy ngủ, đọc sách và dành thời gian riêng với bố khi có thể.
Gợi ý cho tuần thai thứ 37
Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.
Tuần Thai Thứ 7 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi
Ở tuần thai thứ 7, mẹ có thể đã tăng vài cân hoặc thậm chí giảm cân do ốm nghén. Mụn trứng cá, các cơn ốm nghén và tâm trạng thất thường là những điều có thể mẹ đang trải qua. Cùng với những sự thay đổi đó, bên trong em bé cũng phát triển nhanh chóng từng ngày.
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 7
Ở tuần thai thứ 7, bé dài khoảng 1 đến 1,3 cm. Đó là kích thước của quả việt quất tiêu chuẩn. Tuy còn rất nhỏ nhưng vào cuối tuần này, bé đã tăng gấp đôi kích thước so với tuần trước.
Khi mang thai 7 tuần, thú vị nhất là em bé phát triển các đặc điểm trên khuôn mặt và thể chất quan trọng. Hệ thống cơ quan trong cơ thể và các hình thái bên ngoài của bé tiếp tục phát triển.
Khuôn mặt của bé trở nên rõ nét hơn khi mẹ mang thai tuần 7. Miệng, lỗ mũi và tai của bé bắt đầu xuất hiện.
Lớp giác mạc trong mắt bé bắt đầu hình thành và màu mống mắt hiện rõ.
Não của bé phân hóa phức tạp hơn trong tuần thứ 7 thai kỳ. Hộp sọ bảo vệ não lúc này trong suốt và tròn.
Mí mắt và lưỡi đang bắt đầu hình thành.
Dây rốn đang hình thành. Nó kết nối bé với nhau thai để mang máu, chất dinh dưỡng và oxy đến đồng thời mang đi chất thải từ em bé.
Bàn tay, bàn chân đã phát triển thêm những ngón tay, chân có màng so với tuần trước.
Xương cụt đang dần co lại và sẽ sớm biến mất vào cuối tuần này.
Thay đổi mẹ bầu ở tuần thai thứ 7
Đối với mẹ, ốm nghén và đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu hay gặp nhất trong tuần thai thứ 7. Cùng với đó, mẹ cũng có thể nhận thấy những thay đổi trên da, dịch tiết âm đạo và khứu giác như:
Ra chất nhầy cổ tử cung
Sự gia tăng của hormone và lưu lượng máu trong thai kỳ làm tăng sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Nó như một chất lỏng, màu trắng đục, không mùi. Chất nhầy cổ tử cung kết dính lại với nhau. Nhiệm vụ của nó là bịt kín lỗ mở cổ tử cung. Điều này sẽ bảo vệ mẹ và em bé đang lớn, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung.
Da sáng và mọc mụn
Đó có thể là dấu hiệu mang thai bên ngoài duy nhất của mẹ ngay bây giờ. Máu lưu thông tốt hơn giúp khuôn mặt mẹ có một làn da hồng hào, căng bóng hơn trước. Trong khi đó, sự gia tăng hormone thai kỳ có thể làm cho làn da mẹ tiết nhiều bã nhờn và mọc mụn nhiều hơn.
Táo bón, đầy bụng ở tuần thai thứ 7
Dù bụng mẹ nhìn bên ngoài chưa có thay đổi gì nhiều, nhưng mẹ có thể cảm thấy nó to hơn bình thường vì bị đầy hơi và táo bón. Nguyên nhân là do sự gia tăng hóc môn thai kỳ progesterone. Nó giúp các tế bào cơ trơn thư giãn làm cho ruột non và ruột già hoạt động chậm hơn. Dần dần dẫn đến việc hấp thụ nước nhiều hơn và phân cứng hơn. Gây ra tình trạng táo bón và đầy hơi hay gặp trong thai kỳ.
Nhạy cảm với mùi
Mang thai có thể biến khứu giác mẹ thành một siêu năng lực. Đó là một dấu hiệu mang thai thú vị, được tin rằng sẽ giúp mẹ tránh được nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Nhưng, nó có thể gây rắc rối nếu mẹ đang vật lộn với ốm nghén và một chút mùi khó chịu có thể khiến mẹ buồn nôn.
Lời khuyên mẹ bầu ở tuần thai thứ 7
Ăn uống khoa học, ngon miệng trong thai kỳ
Để cơ thể khỏe mạnh và bé phát triển tốt nhất, lời khuyên đầu tiên chính mẹ hãy ăn uống thật tốt.
Uống nước, ăn nhiều rau
Để giúp giảm đầy hơi và giảm bớt sự khó chịu, hãy tiếp tục uống nhiều nước, tập thể dục một chút và ăn nhiều chất xơ không hòa tan, chẳng hạn như lúa mì, hạt lanh, trái cây có vỏ, rau, gạo lứt và đậu lăng để cải thiện tình trạng táo bón mẹ đang gặp phải.
Chăm sóc cho làn da
Da sáng hơn trong thai kỳ có thể là do sự gia tăng lưu lượng máu. Nhưng hormone thai kỳ song hành khiến da có nhiều mụn trứng cá hơn hẳn. Mẹ hãy dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ dùng mỗi ngày. Kèm theo đó là một kem dưỡng ẩm an toàn cho mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có thể sử dụng một số loại sản phẩm trị mụn trực tiếp như benzoyl-peroxide, một số loại kem hoặc dung dịch kháng sinh nhất định được coi là an toàn.
Nhưng nhớ rằng tuyệt đối không dùng axit salicylic, Retin-A (tretinoin), Accutane (isotretinoin), và các loại dẫn xuất vitamin. Chúng gây ra những dị tật thai nhi không mong muốn.
Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Theo sự phát triển thai nhi qua từng tuần thì từ ở tuần thai thứ 5 hệ tuần hoàn bé đã hình thành, thai 5 tuần đã có tim thai và bác sĩ có thể căn cứ vào đó để xác định tình trạng sức khỏe của bé sớm nhất. (Có thể xem lại tại: Tuần thai thứ 5 và sự phát triển của thai nhi)
Sang tuần thai thứ 6, ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim bé để đánh giá sức khỏe.
Ở tuần thai thứ 7, tim bé đã phân chia buồng tim trái và phải, đến tuần 12-14 thì tim thai mới đập mạnh mẽ và rõ nét nhất.
Nên thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai rõ ràng. Nếu bé siêu âm không thấy tim thai, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm như beta HCG để kiểm tra kĩ hơn tình trạng của bé. Nếu các kết quả bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Chủ yếu là do mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Nên dù có tim thai muộn hơn so với bình thường cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Thai nhi 7 tuần tuổi đã máy chưa?
Thai máy tức là thai có cử động, quẫy, đạp trong bụng mẹ. Mẹ sẽ căn cứ vào thai máy để tự theo dõi sức khỏe thai nhi.
Ở tuần thai thứ 7-8 thai kỳ, giai đoạn thai máy đầu tiên rất nhẹ nhàng. Các cử động của bé còn rất nhẹ nên nhiều trường hợp mẹ không nhận ra. Hoặc có trường hợp mẹ thấy có hôm thai máy rất nhiều, có hôm không. Do mỗi bé có sự vận động và phát triển khác nhau nên dù không cảm nhận thai máy ở tuần thai thứ 7, mẹ cũng không phải lo lắng.
Trong tuần thai thứ 7, mẹ có thể vẫn tiếp tục ốm nghén đầy mệt mỏi. Việc ốm nghén khi mang thai là hết sức bình thường. Nhưng nếu lo lắng có thể gặp bác sĩ xin tư vấn. Khó chịu khi mang thai sẽ tiếp tục trong tuần thai thứ 8 tới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của bé. Trong tuần thứ 8, phôi thai nhỏ bé bắt đầu trông ngày càng giống một con người nhỏ bé.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 28
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Em bé của mẹ đã bước vào tuần thai thứ hai mươi tám, tuần đầu tiên của quý thứ ba. Dù thai kì còn kéo dài trong hơn mười hai tuần nữa, nhưng mẹ nên bắt đầu chuẩn bị cho ngày bé đến bên mẹ ngay từ bây giờ.
1. Thai nhi 28 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Giai đoạn này, bé đã phát triển một cách tương đối, những cơ quan nội tạng, mô và dây thần kinh bắt đầu phát triển, nhưng bé đã có đầy đủ các hệ cơ quan cần thiết để sống sót ngoài bụng mẹ. Từ đây đến cuối thai kì, em bé bắt đầu nhận biết những âm thanh và giọng nói thân quen. Vì mẹ sẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hãy tận dụng thời gian này để nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, gắn kết tình mẫu tử thật nhiều trước khi sinh.
Thai nhi 28 tuần tuổi đang lớn chừng một quả dừa, nặng khoảng 1 kg. Từ đầu đến ngón chân, bé dài tầm 38 cm.
Bé đang chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh trong vài tháng kể từ bây giờ. Bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải. Nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ, bác sĩ sẽ gọi đây là ngôi trước chẩm trái.
Mắt của bé vẫn đang phát triển trong giai đoạn này, bé vẫn có khả năng nhìn trong trường hợp sinh non. Các cột mốc phát triển não quan trọng đang diễn ra tại thời điểm này, như các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động.
Em bé của mẹ đang ổn định vị trí thích hợp cho ngày sinh. Mặc dù bé vẫn vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung, phần lớn thời gian đầu bé sẽ hướng xuống và chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ, vì bé sẽ gây sức ép lên cơ hoành mỗi khi bé duỗi chân, thậm chí làm chứng ợ nóng có sẵn của mẹ nặng thêm.
Bé có thể ở ngôi mông (20% các trường hợp ngôi mông thai nhi có ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Một hoặc hai chân của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, Thai nhi ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ngay phía trước mặt bé, hai bàn chân đặt sát nhau, chiếm khoảng 50-75% các trường hợp, Thai nhi ngôi mông hoàn toàn: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại thành tư thế ngồi bắt chéo chân, chiếm khoảng 5-10% các ca ngôi mông), nhưng khoảng 80% các bé sẽ tự chuyển sang ngôi chỏm trong tuần thai thứ ba mươi tám, còn rất sớm để mẹ lo lắng về ngôi sinh.
2. Sự thay đổi của mẹ trong tuần thai thứ 28
Khi bụng mẹ càng lúc càng lớn, mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để chọn được tư thế ngồi hoặc nằm thật thoải mái. Da bụng căng ra sẽ khiến mẹ thấy ngứa, nên mẹ hãy dưỡng ẩm và bôi kem dưỡng hoặc dầu dưỡng nhiều lần trong ngày. Trong tuần thai này, mẹ có thể trở nên “lú lẫn”, có thể do thiếu ngủ, nội tiết dao động và áp lực kéo dài trong cơ thể, mà trí nhớ của mẹ thật tệ, khiến mẹ phải ghi ra tất cả những việc cần làm để không quên những cuộc họp hoặc những công việc quan trọng.
Mẹ có thể thấy vú rỉ sữa non, chứa đạm, chất béo, IgA và cá khoáng chất. Nồng độ IgA cao trong sữa non cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh và bảo vệ bé chống lại vi khuẩn đường ruột.
3. Vấn đề nên hỏi bác sĩ
Khi thăm khám, mẹ nên hỏi bác sĩ về chứng tiền sản giật, đặc biệt là tiền sản giật nhẹ, vì bệnh lí này có thể trở nặng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào, mẹ hãy đảm bảo hiểu rõ các triệu chứng sớm như tăng huyết áp hoặc sưng nề.
Trong trường hợp mẹ đang mắc phải hội chứng Chân không yên (RLS), mẹ nên kiểm tra bằng xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu sắt không. Bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về những phương pháp thật tự nhiên để điều trị các triệu chứng, như cảm giác râm ran nơi chân và các khớp.
Thời điểm cuối quý thứ hai cũng là mốc đánh dấu sự bắt đầu của những tuần cuối trước khi mẹ được gặp bé yêu. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn và cần lên kế hoạch để nghỉ ngơi. Vì bé đang tăng tốc trong quá trình phát triển, mẹ sẽ cần nằm và nghỉ ngơi nhiều hơn, và mẹ hãy luôn ăn những thức ăn nhẹ và lành mạnh. Carbonhydrate như mì ống, bánh ngọt, khoai tây, gạo và đường chỉ làm tăng nguồn chất béo cho mẹ và bé, mà cũng chẳng có lợi ích nhiều cho sức khoẻ. Từ giai đoạn này trở đi, mẹ hãy chú ý chăm sóc bản thân, tìm hiểu về việc phục hồi sức khoẻ sau sinh và tạo mối gắn kết tình mẫu tử .
Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:
Bác sĩ Trần Thị Mai Hương đã có 25 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, phẫu thuật đường dưới,phẫu thuật nội soi. Đã giữ chức vụ phó trường khoa Sản bệnh lí, phó Trưởng phòng đẻ – bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Có chuyên môncao và thế mạnh trong lĩnh vực:
Phẫu thuật đường dưới
Phẫu thuật nội soi
Các phẫu thuật sản khoa khó
Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Và Sự Phát Triển Cảu Thai Nhi trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!