Cập nhật thông tin chi tiết về Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Có thai sau sinh mổ 15 tháng và những nguy cơ
Ngày nay, việc sinh con theo phương pháp mổ để không còn là chuyện hiếm. Thậm chí có không ít ca bác sĩ nhận mổ đẻ theo yêu cầu. Tuy nhiên việc mổ đẻ chỉ thực sự cần thiết với những trường hợp sản phụ không thể sinh đẻ theo cách tự nhiên.
Nói đây là phương pháp bất đắc dĩ là bởi, việc mổ đẻ có thể để lại nhiều hệ lụy cho những lần sinh sau. Và sau khi mổ đẻ lần đầu, sản phụ phải cần được nghỉ một thời gian khá lâu mới có thể mang thai trở lại một cách an toàn.
1.1 Nguy cơ sản phụ phải đối mặt sau mổ đẻ
Tuy công nghệ đẻ mổ mang lại rất nhiều ưu thế như nhanh gọn, tỷ lệ sống cao, và sản phụ cùng gia đình có thể chủ động lựa chọn thời điểm sinh đẻ thuận lợi nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó sản phụ cũng phải đối mặt với những hậu quả như vết sẹo vĩnh viễn, những lần sinh tiếp theo thai sẽ có thể bám vào vết sẹo cũ, rau cài răng lược thậm chí vỡ tử cung.
1.2 Tác hại của mổ đẻ đối với sức khỏe
Việc mổ đẻ không chỉ gây tác hại tiêu cực đến sức khỏe sản phụ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Ngoài việc người mẹ phục hồi chậm, thì thai nhi được sinh ra cũng sẽ có sức đề kháng với vi khuẩn kém hơn. Do không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ.
Theo quy định của các bệnh viện phụ sản, thì các thai phụ sau lần mổ đẻ trước. Phải đợi ít nhất 2 năm mới được mang thai tiếp, mới đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên không hề có luật nào trên thế giới qui định rõ ràng như vậy. Nên nhiều trường hợp đáng tiếc do mang thai sớm hơn qui định đã xảy ra.
2. Nên làm gì nếu lỡ có thai sau sinh mổ 15 tháng
Thực tế đã có rất nhiều những bà mẹ trẻ do thiếu kiến thức về sinh sản, đã trót lỡ có thai sau khi sinh mổ 15 tháng. Điều này không quá nguy hiểm, xong vẫn gây ra tâm lý hoang mang dở khóc dở cười, do chưa đủ tiêu chuẩn chờ 2 năm. Điều khiến ai cũng lo sợ là nếu không may vết mổ nứt ra thì hậu quả sẽ khó lường. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?
2.1 Đi khám bác sỹ
Như đã nói, người phụ nữ sau khi sinh mổ phục hồi thể trạng rất chậm, thường phải mất 48 tháng (2 năm) thì cơ thể mới dần ổn định trở lại, cho lần mang thai kế tiếp. Nhưng nếu lỡ mang thai sớm hơn dự kiến, thì bạn nên đến gặp ngay bác sỹ phụ khoa để khám.
Tại đây các bác sỹ sẽ căn cứ vào số tháng mang thai, cũng như tình trạng sức khỏe, cơ địa. Để đưa ra lời khuyên tốt nhất, giúp bạn sinh con an toàn.
Một lý do khác khiến bạn nên sớm đến gặp bác sĩ là để đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai. Việc đi khám bác sỹ đều đặn để được theo dõi sức khỏe. Sẽ làm giảm các hiện tượng như cơ thể mệt mỏi, bụng đau, hay xuất huyết tử cung.
2.2 Ăn uống đầy đủ
Nếu lỡ mang thai sớm sau khi sinh mổ, thì việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là hết sức cần thiết. Vì đây là lúc cơ thể cần năng lượng và dưỡng chất hơn bao giờ hết. Những gì người mẹ hấp thụ trong lúc này, sẽ vừa để cung cấp cho con, vừa để sản sinh tế bào mới làm tăng tốc quá trình phục hồi sẹo.
Ngoài ra cũng phải chú ý ăn uống đều, không được bỏ bữa. Vì khi sinh con, cơ thể sẽ cần tốn rất nhiều năng lượng.
2.3 Sinh hoạt nhẹ nhàng
Do mang thai sớm, nên cơ thể của phụ nữ rất yếu, còn vết mổ thì dễ bị tổn thương. Các chuyên gia đều khuyên rong những tháng mang thai, người mẹ tuyệt đối không nên vận động mạnh, hay vận động quá sức. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh để vết mổ cũ bị tác động.
Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh lo lắng bất an. Nếu không tử cung sẽ bị co lại gây cản trở cho việc sinh đẻ.
Xemt hêm: Hỏi đáp: cách tính tháng thụ thai để sinh con trai
Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng
Có thai sau sinh mổ 15 tháng có gây nguy hiểm gì hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Bởi sau khi tiến hành phương pháp mổ lấy thai, cơ thể nữ giới cần nhiều thời gian phục hồi cũng như để hạn chế những rủi ro cho lần mang thai kế tiếp.
Theo thống kê, trong những năm gần đây có rất nhiều mẹ bầu lựa chọn cách sinh mổ. Bên cạnh những trường hợp thật sự cần thiết do mẹ hoặc thai nhi gặp một số vấn đề bất thường trước và trong thời gian chuyển dạ, thì còn có nhiều mẹ yêu cầu sinh mổ để có thể giảm đau đớn khi vượt cạn.
Sinh mổ bao lâu có thể mang thai?
Những vết phẫu thuật ở bụng, cũng như ở tử cung cần có thời gian nhất định để lành lại, tránh nguy cơ bị nứt ở lần mang thai tiếp theo.
Sau khi sinh mổ, cơ thể người mẹ sẽ mất máu và mất sức rất nhiều. Vì thế mẹ cần thời gian để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Trong 2 năm này, hầu hết chị em vẫn phải nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời bé cũng cần được chăm sóc đầy đủ để có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Mang thai quá sớm mẹ sẽ không có đủ thời gian và sức khỏe để vừa chăm con nhỏ, vừa dưỡng thai thật tốt.
Việc lấy lại khoái cảm sau khi sinh mổ là một quá trình tốn khá nhiều thời gian.
Những nguy cơ khi mang thai sớm sau sinh mổ
Khi có thai sau sinh mổ 15 tháng, người mẹ có nguy cơ gặp một số vấn đề sau:
Thai làm tổ trên vết sẹo cũ
Là một tình trạng khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Thai có thể bám và làm tổ ngay trên vết mổ cũ. Ở giai đoạn sớm có thể gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp bánh rau sẽ bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo, khi đó các gai rau sẽ ăn sâu gây ra tình trạng nhau cài răng lược , thậm chí xuyên thủng tử cung có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Sinh non
Những mẹ mang thai sớm (dưới 18 tháng) sau khi sinh mổ có nguy cơ sinh non rất cao. Theo đó, trẻ sinh ra thường có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn và kém phát triển hơn so với những trẻ khác.
Bục vết mổ cũ
Đây là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Nếu vết mổ cũ ở tử cung vẫn chưa hoàn toàn lành lặn, khi kích thước thai nhi lớn lên, tử cung phải giãn nở sẽ khiến cho vết mổ đó bị bục chỉ. Theo thống kê, sau một lần sinh mổ, tỉ lệ phụ nữ mang thai lại dưới 18 tháng khiến vết mổ cũ bị bục ra cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ mang thai sau 3 năm.
Tăng tỉ lệ nhau cài răng lược
Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai ra, điều này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi sinh và có thể cắt bỏ cả tử cung trong trường hợp xấu nhất.
Có thai sau sinh mổ 15 tháng được không?
Thực tế cho thấy, việc phụ nữ mang thai lại sau khi sinh mở được 15 tháng không phải là tình trạng hiếm gặp. Không nhất thiết tất cả thai phụ rơi vào trường hợp này đều phải bị chỉ định bỏ thai. Cơ hội để mẹ tròn con vuông là hoàn toàn có khả năng.
Đồng thời, trong suốt thời gian mang thai, ngay khi có biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân để kịp thời đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Việc có thai trở lại sau 15 tháng sinh mổ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Vì thế, tốt nhất trong vòng 2 năm, vợ chồng nên thực hiện những biện pháp tránh thai an toàn.
Mẹ cần làm gì khi mang thai sau 15 tháng sinh mổ?
Thăm khám ngay sau khi phát hiện có thai để bác sĩ đánh giá nguy cơ cho mẹ và bé.
Đi khám đều đặn định kỳ để theo dõi tình trạng vết mổ và sự phát triển của bé.
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, nguy cơ nứt vết mổ rất cao. Vì thế mẹ nên chú ý theo dõi nhằm sớm phát hiện những biểu hiện bất thường.
Nên chủ động khi thai được 39 tuần tuổi để tránh những biến chứng xấu.
Tóm lại, có thai sau sinh mổ 15 tháng là không an toàn, thậm chí có thể gây ra nhiều nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Vì thế sau khi sinh mổ, vợ chồng nên có những biện pháp tránh thai phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp nhỡ mang thai sớm sau sinh mổ thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Sau Sinh Mổ Cần Chú Ý Điều Gì?
Chăm sóc phụ nữ sau khi sinh mổ là một việc rất quan trọng vì việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ thường lâu và khó khăn hơn những phụ nữ sinh thường, ngoài ra nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy khi chăm mẹ bầu người thân cần chú ý và cẩn trọng từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt và thực phẩm để các mẹ sau sinh mổ có thể nhanh hồi phục hơn.
Không nên ăn quá no sau 6 tiếng khi mổ
Không nên nằm quá nhiều sau 24h sinh
Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường là cần thiết nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. 24 giờ sau khi mổ thì mẹ nên cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm. Làm cách này sẽ giúp dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.Khi ngồi dậy mẹ cũng cần tập đi nhẹ nhàng. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài.
Nằm ngửa sau khi mổ sẽ khiến tử dung co thắt
Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.
Trong tháng đầu không để cơ thể nhiễm lạnh
Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…Vậy nên mẹ có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý.Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
“Yêu” sớm trước 6 – 8 tuần khiến vết mổ dễ rách, lâu khỏi
Trong khi làm “chuyện ấy”, nếu không được kiểm soát, hai vợ chồng có thể sẽ có những hành động quá khích gây đau đớn cho sản phụ đặc biệt là đối với vết thương mổ đẻ. Mẹ đẻ mổ nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy trong khoảng 6-8 tuần. Mẹ cũng nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
Vận động nặng trong 3 tháng đầu khiến mẹ dễ mất sức, ảnh hưởng tới vết mổ
Chị em cần đặc biệt lưu ý rằng sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng phải được quan tâm hàng đầu. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Theo thống kê, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi. So với sinh thường, việc chăm sóc và hồi phục sau khi sinh mổ đòi hỏi mẹ phải chú ý hơn nhiều…
Hi vọng rằng những thông tin trên, Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh sẽ giúp các mẹ và gia đình có thêm những kiến thức bổ ích, để có thể hỗ trợ các mẹ sớm phục hồi sau sinh hơn.Trong trường hợp các mẹ có vấn đề khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh. Với Chuyên khoa mũi nhọn - Sản Phụ Khoa – Với đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ luôn
Chúc các mẹ luôn khỏe!!!
Biên tập – Sưu tầm
Có Thai Sau Khi Sinh Mổ 5 Tháng Mẹ Phải Đối Mặt Với Điều Gì?
Các bác sĩ cho biết, việc mang thai liền kề có thể gây ra nguy hiểm đối với các sản phụ, đặc biệt với những sản phụ sinh mổ. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nội dung liên quan đến vấn đề có thai sau khi sinh mổ 5 tháng. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Mẹ sẽ gặp những nguy hiểm gì nếu có thai sau khi sinh 5 tháng?
Sinh mổ liền kề mẹ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như là nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau thai cài răng lược…
Có thai sau khi sinh mổ 5 tháng mẹ cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng nứt, rạn vỡ tử cung. Khi thai nhi ngày một phát triển trong bụng mẹ, tử cung ngày một co giãn hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân có thể khiến mẹ bị bục vết thương mổ cũ.
Mang thai gần nhau đồng nghĩa với việc sức khỏe của mẹ bầu cũng bị suy giảm đáng kể vì liền 1 lúc phải chăm sóc bản thân cùng 2 em bé.
Ngoài ra, mẹ có thai sau khi sinh mổ 5 tháng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết thương nếu không được chăm sóc đặc biệt. Đồng thời, sau lần sinh mổ tiếp theo này, mẹ bầu sẽ phải mất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe hơn bình thường.
Cuối cùng, với những trường hợp có thai ngay sau khi sinh mổ thường sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật sinh mổ sớm hơn bình thường để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng.
Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo với các sản phụ sinh mổ sau từ 3 – 5 năm hãy nên mang thai lại. Đây là thời gian an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và điều quan trọng là để vết thương sinh mổ lành trở lại.
Cho nên, với những trường hợp có thai sau khi sinh mổ 5 tháng các mẹ có thể gặp phải những nguy hiểm như sau:
Cơ thể mệt mỏ i: Vì vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng nên chắc chắn rằng, trong thời gian này, cơ thể mẹ thường uể oải, mệt mỏi. Do đó, lúc này, các mẹ cần chia sẻ công việc chăm sóc con với người thân trong gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Bé có thể bỏ bú : Mặc dù có thai sau khi sinh mổ 5 tháng không làm tuyến sữa của mẹ dừng hoạt động. Tuy nhiên, khi mang thai, trong cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng hormone khiến cho sữa không còn chất lượng như ban đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các em bé bỏ bú mẹ.
Việc có thai liền kề sau khi sinh mổ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của phụ nữ. Điều quan trọng, các mẹ cần giữ bình tĩnh và thoải mái tư tưởng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Một số vấn đề mẹ có thể gặp phải khi có thai sau khi sinh mổ 5 tháng
Khi có thai sau khi sinh mổ 5 tháng, lúc này, các mẹ thường sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
Điều đầu tiên, các mẹ nên đi gặp bác sĩ và thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với sức khỏe của các mẹ bầu.
Việc mang thai liền kề sau khi sinh mổ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường đau bụng, xuất huyết âm đạo… cần phải đến cơ sở y tế bệnh viện gần nhất để thăm khám.
Ngoài ra, trong trường hợp bác sĩ chỉ định thai nhi có thể giữ để sinh thì các mẹ cần lưu ý thường xuyên thăm khám thai nhi theo các giai đoạn để theo dõi cân nặng và sự phát triển của thai nhi.
Có thai sau khi sinh mổ 5 tháng mẹ cần phải làm gì?
Khi có thai sau khi sinh mổ 5 tháng các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là những chia sẻ giải đáp về vấn đề có thai sau khi sinh mổ 5 tháng. Hy vọng với những kiến thức này các mẹ có thể nắm rõ được mức độ nguy hiểm của việc mang thai liền kề. Mọi thắc mắc có thể liên hệ hòm thư Mebeaz.com để được giải đáp chi tiết nhất. Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết này!
Bạn đang xem bài viết Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!