Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Đeo Trang Sức Bạc Khi Đang Mang Thai Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao. Ngay cả khi mang thai, chuyện mua sắm trang phục, phụ kiện để có thể tự tin nhất với bề ngoài của mình cũng được chị em chú ý.
Tuy vậy, có một số người với quan niệm xưa lại khuyên rằng không nên đeo trang sức bạc khi đang mang bầu. Ví dụ bầu bí mà đeo dây chuyền thì con sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hay phụ nữ có thai mà làm dáng, đeo trang sức thì sinh ra con sẽ vô duyên. Vậy thực hư thế nào?
Mẹ bầu có nên đeo trang sức bạc không?
Thực tế chẳng có căn cứ khoa học nào cho những lời truyền miệng đeo trang sức bạc khi mang bầu trên. Tất cả chỉ là những lời đồn thổi được truyền miệng từ bên ngoài.
Con gái có quyền điệu. Và làm đẹp vốn dĩ vừa là sở thích vừa là đặc quyền của chị em phụ nữ. Giai đoạn mang thai, chị em thường sẽ tăng cân nhanh chóng và kém sắc hơn. Việc đeo phụ kiện như dây chuyền bạc, nhẫn bạc, lắc tay bạc trên người, kết hợp với trang phục phù hợp sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp mặn mà của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, trang sức bạc nữ có thể kỵ gió, kháng khuẩn, phòng độc… rất có lợi cho mẹ và bé yêu trong bụng. Do đó, các chị em không cần phải hoang mang, lo lắng với những quan niệm có phần cổ hủ trên.
Một số lưu ý đeo trang sức bạc khi mang thai
Tuy trang sức bạc vừa có lợi về sức khỏe, vừa có lợi về tinh thần cho mẹ bầu nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng.
9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ tăng cân nhiều, các hoocmon thay đổi khiến nhiều bộ phận cơ thể phù nề. Do đó, việc đeo các phụ kiện trang sức bạc càng khó khăn. Lúc này thậm chí không chỉ khiến mẹ bầu không thoải mái mà còn làm bị áp sát vào da thịt và ngăn cản máu lưu thông đến các chi.
Một số chị em phụ nữ khi mang thai có làn da nhạy cảm dẫn tới tình trạng dị ứng đồ trang sức bạc nữ. Làn da mẹ bầu thường xuyên mẩn ngứa và nổi mụn ở những chỗ đeo phụ kiện.
Khi này có 2 khả năng xảy ra. 1 là do hoocmon thay đổi khiến da nhạy cảm. 2 là do sản phẩm dây chuyền bạc, lắc tay bạc hay nhẫn bạc… kém chất lượng, không đúng chuẩn.
Với trường hợp 1, các mẹ bầu nên vệ sinh thường xuyên vùng da khu vực đó khi đeo trang sức bạc và cảm nhận xem vị trí đeo có phù hợp hay không. Tránh đeo quá chật để không gây ảnh hưởng đến vùng da quanh khu vực.
Ví dụ với nhẫn bạc bình thường có thể vừa tay bạn. Nhưng khi mang bầu ngón tay phù nề nên chiếc nhẫn bị chật. Khi nhẫn đã quá chật, bạn nên tháo ra không cần phải đeo tiếp. Hãy bảo quản chúng cẩn thận để sau khi sinh có thể sử dụng tiếp.
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng da do sử dụng trang sức bạc, hãy tháo ngay món đồ trang sức đó ra. Không nên tự ý điều trị bằng thuốc khi đang mang thai. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.
Hoặc nếu vẫn muốn đeo trang sức nữ thì bạn có thể chuyển sang một số loại sản phẩm được chế tác từ các loại đá quý như thạch anh, đá mắt hổ… rất tốt và có lợi mà các mẹ bầu vẫn nên đeo.
Nếu là trường hợp 2, bạn đã mua phải sản phẩm không phải bạc, hoặc bạc pha tạp, thành phần không chuẩn. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ bầu hãy mua trang sức tại những địa chỉ uy tín.
Nhiều chị em rất ngại mang thai vì cho rằng trông thật xấu xí. Nhưng MoonSilver lại cho rằng phụ nữ đẹp nhất là lúc làm mẹ. Đừng ngần ngại mà không làm đẹp cho mình, còn chất lượng sản phẩm trang sức bạc cứ để MoonSilver lo!
Mẹ Bầu Có Nên Đeo Trang Sức Không?
Trang sức là phụ kiện làm đẹp mà tất cả phụ nữ đều đam mê, muốn sở hữu, trong đó có cả các mẹ bầu. Tuy nhiên có khá nhiều luồng ý kiến tranh cãi xung quanh việc mẹ bầu có nên đeo trang sức không. Cùng Eropi tìm ra lời giải đáp ngay sau đây.
Mẹ bầu có nên sử dụng trang sức không? Mẹ bầu có nên sử dụng trang sức không?
Quan niệm dân gian truyền miệng lại thường cho rằng nếu mẹ bầu đeo dây chuyền thì sẽ sinh khó, dễ bị nhau cuốn cổ, mẹ đeo trang sức đẹp khiến sinh con vô duyên… khiến cho các mẹ bầu (đặc biệt là người lần đầu tiên mang bầu) vô cùng hoang mang, lo sợ. Thêm vào đó các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu đeo các trang sức kém chất lượng, hóa chất trên trang sức sẽ gây tác động xấu đến thai nhi. Khoảng thời gian mang bầu, người mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều, hoocmon thay đổi khiến việc đeo các phụ kiện trang sức trở nên khó khăn hơn.
Biết kết hợp phụ kiện trang sức với trang phục đang mặc giúp mẹ bầu gọn gàng và xinh đẹp hơn.
Vậy mẹ bầu có nên đeo trang sức không? Câu trả lời là CÓ. Lý do là vì:
Làm đẹp là đặc quyền của mọi phụ nữ, không kể tuổi tác, có bầu hay không có bầu. Giai đoạn mang thai, người mẹ có thể sẽ bị kém sắc hơn. Việc mang chút phụ kiện trang sức trên người, kết hợp cùng trang phục phù hợp sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp mặn mà của mẹ bầu.
Trang sức được chế tác từ chất liệu tốt, thuộc thương hiệu uy tín đã được kiểm chứng là an toàn với mọi làn da, không gây độc hại. Ví dụ như trang sức bạc còn có tính kháng khuẩn, kỵ gió… rất có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Chỉ khi mẹ bầu sử dụng trang sức không rõ nguồn gốc, thành phần kém chất lượng, chứa chất độc hại mới đáng lo lắng.
Các quan niệm dân gian chưa được chứng thực nên không có căn cứ chứng minh chúng hoàn toàn đúng. Thực tế, rất nhiều mẹ bầu biết cách làm đẹp bằng trang sức vẫn sinh con khỏe mạnh.
Đeo trang sức đá mắt hổ rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Khoa học đã chứng minh có rất nhiều các mẫu trang sức chế tác từ các loại đá quý như thạch anh, đá mắt hổ… rất tốt và có lợi mà các mẹ bầu nên đeo.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đeo trang sức
Nhẫn cưới là món trang sức mà mẹ bầu thường hay đeo nhất. Lúc mới kết hôn, có thể chiếc nhẫn vừa với tay bạn nhưng khi mang bầu, do tăng cân quá nhanh nên chiếc nhẫn bị chật. Khi nhẫn đã quá chật, bạn nên tháo ra không nên đeo tiếp. Hãy bảo quản chúng cẩn thận để sau khi sinh có thể sử dụng tiếp.
Khi mang thai, nhẫn cưới thường là trang sức dễ bị chật nhất.
Khi mua mới lắc tay, lắc chân, mẹ bầu nên chọn loại có dây điều chỉnh để dễ dàng tăng, giảm khi cần thiết.
Mẹ bầu có thể đeo bất cứ loại trang sức chế tác từ chất liệu gì nhưng hãy chắc chắn là chúng an toàn, không chứa niken độc hại. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ bầu hãy mua trang sức ở những địa chỉ uy tín.
Khi mang bầu, không nên đeo trang sức cơ thể như khuyên rốn, bởi chúng sẽ gây sự vướng víu, ảnh hưởng tới sự chuyển dạ khi sinh.
Mẹ bầu không nên trưng diện trang sức quá phô trương, đôi khi tình trạng cướp giật đồ cũng có thể xảy ra. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của cả bạn và thai nhi. Hãy chọn những mẫu trang sức phù hợp, tạo điểm nhấn nhá lịch sự, không nên đeo quá nhiều trang sức trải dài trên khắp bộ phận của cơ thể.
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng da do đeo trang sức, hãy tháo ngay món đồ trang sức đó ra. Không nên tự ý điều trị bằng thuốc mua ngoài, hãy đi khám để được tư vấn tốt nhất.
Mẹ bầu cũng cần làm đẹp và làm đẹp bằng trang sức là điều đương nhiên. Eropi hy vọng các mẹ bầu sẽ luôn xinh tươi và thoải mái trong suốt quá trình thai kỳ của mình.
Nếu Bạn Đang Thắc Mắc Mang Thai Có Nên Đeo Kính Áp Tròng Không Thì Đây Là Câu Trả Lời
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên thực tế, đeo kính áp tròng khi mang thai không gây sẩy thai hay gây bất cứ tổn hại nào cho thai nhi. Vì vậy khi mang thai, nếu cần thiết, mẹ bầu vẫn có thể đeo kính áp tròng.
Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ mang thai phàn nàn rằng đeo kính áp tròng trong thời gian dài khiến họ cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Tại sao bạn cảm thấy khó chịu?
Phụ nữ khi mang thai do nội tiết tố thay đổi dẫn đến chức năng chuyển hóa, tim mạch và khả năng miễn dịch thay đổi và mắt cũng không phải là ngoại lệ.
Trong thời kỳ mang thai, hệ thống nội tiết của mẹ sẽ thay đổi, mô giác mạc cũng bị phù nề nhẹ, tăng độ dày. Đeo kính áp trong thời kỳ mang thai sẽ ngăn sự tiếp xúc giữa giác mạc và không khí, gây tình trạng thiếu oxy giác mạc, dễ bị tổn thương giác mạc cấp. Ngoài ra, khi mang thai, khả năng lưu thông máu trong cơ thể người phụ nữ giảm, nếu bạn đeo kính áp tròng, nguy cơ nhiễm bệnh viêm kết mạc sẽ cao hơn bình thường.
Vì vậy, đeo kính áp tròng trong thời gian mang thai, mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ dễ mắc các bệnh về mắt. Do đó, mẹ bầu không nên đeo kính áp tròng trong thời gian dài.
Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng khi mang thai
– Thay vì kính áp tròng, bạn nên sử dụng kính thông thường
– Nếu bạn muốn đeo kính áp tròng, hãy dùng kính sử dụng dùng một lần
Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy đến gặp bác sỹ nhãn khoa càng sớm càng tốt.
– Không nên phẫu thuật mắt khi mang thai
Một số bà mẹ nghĩ rằng đeo kính không thoải mái nên muốn phẫu thuật mắt khi mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều này. Trước hết, kháng sinh và hoormone sẽ được sử dụng trong quá trình phẫu thuật có thể lây truyền qua nhau thai, ức chế sự phát triển bình thường của thai nhi. Thứ hai, bởi vì lượng hoormone cơ thể của bạn rất thay đổi so với bình thường nên hiệu quả phẫu thuật không thể được như mong muốn. Cuối cùng, mang thai sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của người mẹ, khả năng chống nhiễm trùng kém hơn dễ dẫn đến các vấn đề hậu phẫu.
Xây Nhà Khi Đang Mang Thai Có Nên Không?
(Lichngaytot.com) Để tìm ra câu giải đáp cho câu hỏi: Xây nhà khi đang mang thai có nên hay không còn phụ thuộc vào quan niệm của từng người, vào từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Xây nhà khi đang mang thai theo phong thủy
Theo quan niệm dân gian xây nhà khi đang mang thai là việc cần tránh và theo các chuyên gia, việc kiêng xây nhà khi vợ mang thai không phải là không có cơ sở, mặc dù vậy vẫn có thể cân nhắc đến từng trường hợp để có quyết định đúng đắn, tránh ảnh hưởng việc lớn.
Phong thủy về cơ bản chính là sự tương tác giữa con người và môi trường. Theo chúng ta biết, giữa con người và những sự vật hiện diện quanh ta đều tồn tại một sự liên kết nhất định. Sửa chữa, xây cất nhà tức là thay đổi sự tương tác môi trường sống có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu lên con người trong đó.
Khi xây sửa nhà, thay đổi môi trường sống thì sự tương tác đối với các cá nhân trong ngôi nhà đó sẽ khác đi và tất nhiên cơ thể cũng phải có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với môi trường mới, sự tương tác mới. Và điều này cơ thể cần phải có thể trạng tốt để thích nghi.
Đối với sản phụ và thai nhi mà nói, trừ phi có yếu tố bất lợi thì việc duy trì luồng khí và sự ổn định là quan trọng nhất. Trong thời kì người mẹ mang thai, không nên động thổ cũng như lắp đặt, sửa sang bếp núc, cũng không nên đổi phòng và di dời giường ngủ.
Đối với người thường có thể điều chỉnh, thích nghi được dễ dàng, nhưng đối với thai nhi khả năng thích nghi chậm hoặc không kịp thích nghi với những sự tương tác mới. Hơn nữa, cơ thể của người mẹ cũng có những thay đổi để phù hợp với môi trường mới nên thai nhi vừa phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường, vừa phải điều chỉnh để thích nghi với thể trạng mới của người mẹ nên bị ảnh hưởng rất lớn. Trường hợp sức khoẻ người mẹ kém lại thêm sự thay đổi nhà cửa quá lớn thì có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai hoặc sinh con yếu đuối, non yểu…
Những tình huống xảy ra bất ngờ khi làm nhà tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ nhưng tâm lý bất an của chồng chắc chắc ảnh hưởng đến họ. Và những vất vả này phần nào tác động đến thai nhi. Đối với người có tiền sử không tốt về thai nhi có thể gây sảy thai. Chính điều này đã gây nên những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống…
Một lý do nữa không nên xây nhà khi đang mang thai đó là phạm vào điều kiêng kỵ: thai phụ không được động đến vị trí thai thần (linh hồn của thai nhi). Theo phong thủy, trước lúc sinh và trong khoảng một tháng đầu sau khi sinh, thai thần luôn di chuyển quanh thai nhi, tại mỗi thời điểm, vị trí thai thần sẽ khác nhau.
Thông thường, vị trí thai thần trong từng tháng sẽ khác nhau, ứng với đối tượng, đồ vật khác nhau, phụ nữ mang thai và sau khi sinh không được đóng đinh, gõ đồ vật, lắp đặt, tu sửa hay tạo ra những chuyển động lớn, nếu không sẽ làm động thai thần, ảnh hưởng đến thai nhi, gây bất lợi cho thai nhi. Để biết vị trí cụ thể của thai thần.
Vị trí của Thai Thần theo tháng ( Âm lịch)
Tháng Chạp, tháng Giêng: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ của thai phụ.
Tháng 2, tháng 3, tháng 9, tháng 10: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào và cửa sổ.
Tháng 4, tháng 6, tháng 11: Thai Thần ngụ tại phòng bếp, xem xét điều kiện sống của gia đình.
Tháng 5: Thai Thần ngụ ngay bên mình thai phụ.
Tháng 7: Thai Thần ngụ tại cối xay.
Tháng 8: Thai Thần ngụ tại nhà vệ sinh.
Nếu là bất khả kháng
Nhưng tất nhiên đối với mỗi người khác nhau thì có những lời khuyên khác nhau, chẳng hạn nếu người mang thai có sức khoẻ, không có tiền sử về vấn đề xấu trong sinh nở, thai đang ở giai đoạn ổn định… mà nhà đã xây dở mới biết chuyện bầu bí thì vẫn có thể làm nhà mới bình thường, đương nhiên việc làm nhà trực tiếp nên để chồng hoặc người thân trong gia đình gánh vác.
Ở nhà mới cũng là một điều tốt cho thai nhi vì khi sinh xong bé có một không gian tốt để phát triển. Ngoài ra phải lưu ý, xây nhà mới thật hợp mệnh, tốt hướng và hợp với phong thủy, môi trường không ô nhiễm thì bạn có thể dọn đến ở ngay vì đó là một điều kiện tốt.
Và có mẹo nhỏ là khi chuyển nhà xong, người mang thai hãy cầm cây chổi mới mua để quét nhà một lần rồi có thể yên tâm sang nhà mới mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Khi chuyển nhà người mang thai có thể tránh mặt đi một lúc không nên lui tới hay cư ngụ để tránh khói bụi và tiếng ồn, sau khi chuyển xong và sạch sẽ thì mẹ hãy đến nhà mới.
Đồng thời khi xây nhà bạn nên tìm hiểu những điều kiêng kỵ đặc biệt là về hướng nhà như: có nên mua nhà hướng Tây, mua nhà hướng Tây Bắc, mua nhà hướng Nam hay có nên mua nhà hướng Đông hay không? Điều này là cực kỳ quan trọng bởi hướng nhà quyết định đến phong thuỷ, đến vượng khí mang đến cho gia chủ rất nhiều.
Bạn hãy cân nhắc, xem xét kĩ càng mọi vấn đề đặc biệt là khi trong nhà đang có người mang thai vì vậy hãy chọn một môi trường tốt nhất để bé phát triển hoàn thiện.
Việc dịch chuyển khí trong nhà có ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi và sản phụ. Vì vậy, việc sắp đặt bố cục nhà sản phụ phải lấy trọng điểm là đón khí, trong đó đón ánh mặt trời và vượng khí là tốt nhất. Vì thế, khi xây nhà mới có một số lưu ý sau:
Sắp đặt lại giường ngủ
Giường nghỉ và ngủ của sản phụ cũng cần phải chú ý. Thông thường, cần giữ cho giường sạch sẽ và gọn gàng. Nếu dưới gầm giường có khoảng trống nhất định, cần chú ý chỉ được để quần áo chăn nệm sạch, không được để quần áo cũ, vật linh tinh và những đồ vật kì quặc nào khác, đặc biệt là đồ vàng, hòm công cụ và đồ chơi.
Nếu như trước kia dưới gầm giường có tạp vật, cần thay đổi vị trí giường, tốt nhất là chọn ngày lành và sản phụ không có mặt để di dời giường và tạp vật, để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Trang trí nhà đúng cách
Thực vật, cây cảnh trong nhà cũng không được khuyến khích cho sản phụ. Bởi những vật này mang quá nhiều năng lượng âm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình lớn lên của thai nhi.
Kate Nguyễn
Bạn đang xem bài viết Có Nên Đeo Trang Sức Bạc Khi Đang Mang Thai Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!