Xem Nhiều 3/2023 #️ Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng quan bệnh Chửa ở vết mổ

Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có lớp cơ tử cung dày cùng diện tích thích hợp để làm tổ và sinh trưởng.

Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó. Khi mổ đẻ lần đầu, vết sẹo mổ cũ làm cơ tử cung tại đó không thể co giãn và mềm mại như cơ tử cung bình thường. Việc túi thai phát triển tại vị trí cơ bị tổn thương và diện tích chật hẹp hết sức nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, rách vết mổ và dẫn đến sự phát triển không bình thường và nguy cơ sảy thai cao.

Nguyên nhân bệnh Chửa ở vết mổ

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là do sai sót trong quá trình di chuyển và làm tổ của phôi thai làm trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó cho nên không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người bệnh có thể phòng tránh bằng việc đi kiểm tra thai nhi một cách thường xuyên để phát hiện và có phương hướng để đảm bảo an toàn và bảo tồn tử cung cho người mẹ.

Triệu chứng bệnh Chửa ở vết mổ

Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua khám thai định kỳ nên hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi đã xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức.

Một số biểu hiện có thể xuất hiện như: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo. Trường hợp người bệnh số lần mổ đẻ càng cao thì nguy cơ mắc chửa ở vết mổ càng cao.

Đối tượng nguy cơ bệnh Chửa ở vết mổ

Mặc dù đây là một bệnh lý với biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên đây lại là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1% mắc phải trên các phụ nữ mang thai sau lần mổ đẻ đầu tiên. Vì vậy đối với các lần mang thai tiếp theo của bệnh nhân đã mổ đẻ lần đầu cần đi khám và kiểm tra một cách thường xuyên và kỹ càng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chửa ở vết mổ

Việc chẩn bệnh chửa ở vết mổ dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Các phương pháp chẩn đoán gồm:

Thăm khám kỹ các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán.

Xét nghiệm máu.

Siêu âm thai kiểm tra vị trí làm tổ của thai để phát hiện bệnh. Nếu người bệnh mắc chửa tại vết mổ đẻ cũ sẽ thấy trên hình ảnh siêu âm.

Buồng tử cung trống cùng với không thấy có túi ối trong buồng tử cung.

Tim thai sẽ nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bàng quang.

Có sự phân bố mạch máu quanh túi thai kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai.

Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai.

Các biến chứng xảy ra:

Chửa ở vết mổ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp như vỡ tử cung, băng huyết và có thể gây tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh Chửa ở vết mổ

Người bệnh mắc chửa ở vết mổ phải chấp nhận việc bỏ thai theo nguyên tắc điều trị. Nguyên tắc điều trị: lấy khối thai ra trước khi vỡ và bảo tồn khả năng sinh sản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc trên từng người bệnh.

Nạo, hút thai, nong thai: Sử dụng trong trường hợp thai còn nhỏ, chưa xâm lấn sâu vào vết mổ đẻ cũ và chưa xảy ra các biến chứng gì. Tuy nhiên việc nạo hút thai dễ gây ra các biến chứng xuất huyết với tỷ lệ cao. Nhân viên y tế sẽ đặt sonde cầm máu vào tử cung cho người bệnh. Trường hợp không cầm được máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để cầm máu.

Phẫu thuật: Mục đích để bảo tồn tử cung và lấy khối rau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khi không đáp ứng điều trị nội khoa và do khối rau thai phát triển mạnh làm xâm lấn nhiều khi thai đã phát triển lớn. Ngoài ra phẫu thuật còn thực hiện để cầm máu khi không cầm được máu bằng phương pháp thông thường.

Sau khi thực hiện lấy thai ra ngoài, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị hóa trị liệu với mục đích giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu hủy tế bào rau thai.

Theo dõi và phục hồi sau khi điều trị:

Người bệnh sau khi điều trị được nghỉ ngơi thoải mái và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Sau khi xuất viện, người bệnh nghỉ ngơi đồng thời đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

Khuyến cáo người bệnh tránh thai trong vòng 3 năm, không đặt vòng tránh thai. Người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng dữ dội và ra máu âm đạo nhiều. Ở các lần mang thai tiếp theo, người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Vinmec

Thai Trứng (Chửa Trứng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Thai trứng (chửa trứng) là gì?

Chửa trứng là một tình trạng bệnh lý bắt nguồn từ thai nghén, do sự tăng sinh bất thường của lớp tế bào nuôi trong gai nhau, tạo thành những túi chứa đầy dịch, chúng không thông nhau mà dính vào nhau như chùm nho, cho hình ảnh giống với trứng ếch.

Chửa trứng thường là một dạng u lành tính phát triển trong tử cung. Nó không phải là một bào thai thực sự nhưng vẫn có các triệu chứng thai nghén. Chửa trứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người phụ nữ, vì nó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp chửa trứng lành tính có thể dẫn đến chửa trứng ác tính, hay nặng hơn là biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi. Nếu không được điều trị kịp thời, chửa trứng hoặc có thể gây tử vong.

Chửa trứng ác tính, còn gọi là chửa trứng xâm lấn, là tính trạng mô thai trứng ăn lấn vào trong cơ tử cung, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng tử cung gây chảy máu trong ổ bụng, hay di căn xa đến âm đạo, phổi, …

Chửa trứng ác tính được điều trị như bệnh ung thư với sự kết hợp của phẫu thuật và hóa trị. Mô trứng ác tính cần được lấy ra khỏi cơ thể một cách tối đa, sau đó dùng hóa chất để điều trị hỗ trợ toàn thân.

Bệnh có thể tái phát hoặc di căn xa, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Do đó, cần theo dõi trước, trong và sau điều trị để phát hiện và có hướng xử trí thích hợp trên từng giai đoạn bệnh.

Hiện tại, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân chửa trứng bắt nguồn từ đâu. Cơ chế hình thành thai trứng có thể được giải thích như sau:

Sinh lý bình thường thì sau khi tinh trùng và noãn kết hợp với nhau, trứng sẽ được thụ tinh và phát triển một cách bình thường thành thai nhi cùng với các phần phụ của thai: nhau thai, túi ối, dây rốn.

Nếu trứng được thụ tinh nhưng lại phát triển bất thường thì có thể hình thành nên thai trứng. Điều này được giải thích là do tế bào nuôi phát triển quá nhanh, các mô liên kết và mao mạch rốn không kịp phát triển, dẫn đến việc thoái hóa, phù nề gai nhau. Kết quả là các túi dịch được tạo thành, dính vào nhau như chùm nho, lấn át hầu hết buồng tử cung. Đường kính của thai trứng có thể từ 1 cho đến vài chục mm.

Có 2 loại thai trứng:

Thai trứng toàn phầ n: được hình thành do sự kết hợp của một tinh trùng bình thường với một trứng không chứa thông tin di truyền. Chính sự khiếm khuyết về hệ thống di truyền nên nó không thể phát triển thành một thai nhi bình thường được, mà thay vào đó là sự phát triển của một thai trứng không có phôi thai.

Thai trứng bán phần: Có sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng. Trong trường hợp này, mặc dù thông tin di truyền là đầy đủ nhưng hợp tử không bình thường, gây nên tình trạng chửa trứng có phôi thai bất thường.

Rong huyết: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân chửa trứng, xuất hiện sau khi trễ kinh vài tuần. Máu ra ở âm đạo có thể ít hoặc nhiều; thường có màu sẫm đen, đôi khi màu đỏ tươi; máu loãng và chảy kéo dài.

Nghén nặng: bệnh nhân buồn nôn và nôn nhiều, người mệt mỏi, đôi khi có phù, có protein niệu và có thể tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể được chẩn đoán nhầm là dọa sẩy trong giai đoạn đầu của bệnh.

Tử cung lớn so với tuổi thai: gặp ở ½ người bệnh. Cũng có thể tử cung nhỏ hơn tuổi thai do sự thoái triển của thai trứng.

Không nghe tim thai: khi khám thai ở giữa thai kỳ, không sờ thấy các phần thai, tim thai không nghe thấy.

Thiếu máu: Hơn một nửa bệnh nhân chửa trứng toàn phần có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Có thể kèm với tiền sản giật (27%).

Cường giáp: lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, run tay,… (7%).

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ chửa trứng ở nữ giới:

Khu vực địa lý, chủng tộc: Các vùng khác nhau, các chủng tộc khác nhau sẽ có tỷ lệ thai trứng khác nhau. Ở Mỹ, cứ 12000 thai kỳ thì có 1 trường hợp thai trứng. Việt Nam là quốc gia có tần suất chửa trứng khá cao, chiếm 1/500 phụ nữ có thai.

Điều kiện sống: Dinh dưỡng kém (nhất là thiếu đạm, thiếu Vitamin A), suy giảm miễn dịch, và điều kiện sống thiếu thốn là một trong những yếu tố nguy cơ của thai trứng.

Tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi hoặc trước 20 tuổi có nguy cơ mắc chửa trứng cao hơn. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc chửa trứng.

Tiền sử sản khoa: Tiền sử thai trứng, tiền sử sẩy thai, sinh nhiều lần có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh. Khoảng 1-2% phụ nữ đã từng mắc chửa trứng bị tái phát trở lại. Phụ nữ có tiền sử sẩy thai làm tăng nguy cơ mắc thai trứng gấp 2 lần người bình thường.

Cho đến hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra chửa trứng là gì, vậy nên các biện pháp phòng tránh tập trung chủ yếu vào các đối tượng nguy cơ mắc chửa trứng. Cung cấp cho các những người này các dấu hiệu và triệu chứng của chửa trứng, để họ có thể nhận ra các bất thường và đi khám sớm.

Nữ giới đã từng bị chửa trứng, nếu muốn mang thai trở lại, cần được theo dõi trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng.

Nếu mang thai lại, sản phụ cần được khám thai sớm và định kỳ để được theo dõi tình trạng thai nghén một cách đầy đủ.

Khám bụng dưới và âm đạo: Căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng khai thác được, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để có được chẩn đoán sơ bộ. Khám âm đạo và bụng dưới cần được tiến hành để phát hiện các bất thường trên lâm sàng.

Xét nghiệm beta-hCG: tăng lên rất cao, có thể trên 30.000 đơn vị quốc tế.

Siêu âm: Rất có giá trị trong việc chẩn đoán chửa trứng. Có thể tiến hành kỹ thuật siêu âm qua bụng hay qua âm đạo. Trên siêu âm cho hình ảnh tuyết rơi trong lòng tử cung, không thấy phôi thai.

Xét nghiệm FT3, FT4: tăng, chứng tỏ có tình trạng cường giáp trên bệnh nhân.

Điều trị chửa trứng như thế nào?

Nạo hút thai trứng

Ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán là thai trứng, cần phải loại bỏ hoàn toàn khối thai trứng ra khỏi tử cung bằng phương pháp nong nạo hoặc hút nạo.

Kỹ thuật nạo hút bao gồm:

Hút trứng: thường dùng máy hút áp lực âm để hút nhanh, đỡ chảy máu.

Truyền dung dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin: giúp tử cung co hồi tốt để cầm máu tốt.

Kháng sinh: để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh nhân cần nạo lại lần 2 sau 2-3 ngày.

Gửi tổ chức sau nạo làm giải phẫu bệnh.

Phẫu thuật cắt tử cung

Chỉ định: trường hợp thai trứng ác tính, xâm lấn làm thủng tử cung, phụ nữ trên 40 tuổi hoặc không có ý định sinh con nữa có chỉ định phẫu thuật cắt tử cung.

Phần lớn bệnh nhân hồi phục tốt sau điều trị chửa trứng, chỉ khoảng 20% tiến triển ác tính tới bệnh lý nguyên bào nuôi (chửa trứng xâm lấn, ung thư nguyên bào nuôi).

Theo dõi sau điều trị

Beta-hCG: Sau nạo hút thai trứng hay phẫu thuật cắt tử cung, bệnh nhân cần được theo dõi nồng độ beta-hCG trong máu, để xác định xem thai trứng đã được loại bỏ hoàn toàn chưa. Xét nghiệm này cần được tiến hành 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu, rồi 6 tháng/lần cho đến 1 năm.

Tránh thai: Bệnh nhân cần sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm sau khi điều trị bệnh.

Chửa trứng có tái phát sau điều trị không? Tiền sử chửa trứng là một trong những yếu tố nguy cơ mắc chửa trứng trở lại. Tỷ lệ tái phát khoảng 1-2%. Do đó, người từng bị thai trứng khi có thai trở lại cần được khám thai sớm để theo dõi và phát hiện các tình huống bất thường trên thai kỳ, từ đó có hướng xử trí, điều trị kịp thời.

Đau Sau Gáy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Chữa Trị

là triệu chứng hay gặp ở những người lớn tuổi hoặc người trong độ tuổi trung niên. Những cơn đau chủ yếu xuất hiện vào khoảng thời gian buổi tối, sau khi ngủ dậy hoặc nghỉ trưa. Đau nửa đầu sau gáy thường xuất hiện ở một bên trái hoặc phải. Để hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiện tượng đau sau gáy, mời các bạn đọc bài viết này!

Hiện tượng này không phải là bệnh, thực chất đây là một triệu chứng của một căn bệnh nào đó hoặc do tác động từ ngoại lực.

Đau đầu sau gáy được chia thành 2 dạng: đau nửa đầu sau gáy bên trái và đau nửa đầu sau gáy bên phải. Có tên gọi chung là đau sau gáy, đây là tình trạng co cứng cơ cổ phía sau gáy do những rối loạn thần kinh.

Đau (nửa) đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì?

Thiếu máu não: nếu đau sau gáy kèm theo ù tai, chóng mặt. Tình trạng này xảy ra do lượng máu lên não chậm, không đủ.

Thoái hóa, loãng xương, gai xương đốt sống cổ sẽ chèn ép dây thần kinh cổ gây đau sau gáy khi người bệnh hoạt động mạnh.

Lao xương khớp: Bệnh này sẽ kèm theo triệu chứng mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, da nhợt nhạt.

Trật khớp vai, thoái hóa, viêm xương khớp vai.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp đau sau gáy đều được kiểm soát nếu chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.

Đối tượng thường mắc phải đau sau gáy

Người luôn phải chịu những tác động vào vùng cổ, đầu.

Nhân viên văn phòng phải làm việc lâu dưới 1 tư thế và cúi đầu khi sử dụng máy tính nhiều.

Người cao tuổi thường xuyên bị chứng mất ngủ.

Người mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh cổ vai gáy,…

Các cơn nhức đầu sau gáy khởi đầu với mức độ nhẹ và sẽ tăng dần lên. Lúc này người bệnh chỉ cần chạm nhẹ ngoài da cũng thấy đau.

Lâu ngày sẽ làm cho bạn gặp khó khăn trong việc vận động vùng cổ, gáy. Chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay ra phía sau, những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng gáy cổ đau nhức.

Những triệu chứng phổ biến nhất của đau đầu sau gáy:

Đau xương khớp, cứng cơ, đau ở cổ và vùng xung quanh.

Đau khi xoay cổ.

Hạn chế cử động vai và cánh tay.

Cơn đau lan xuống vai hoặc ra trước cổ.

Ngứa ran và tê ở tay và ngón tay hoặc nóng rát, lực cơ tay yếu đi gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật.

Nhức đầu, đau nửa đầu sau gáy bên trái hoặc phải.

Huyết áp tăng.

Đau ngực, tức ngực kèm đổ mồ hôi.

Cứng cổ khi ngủ dậy.

Đau nhức đầu vùng chẩm.

Tay chân bị tê liệt.

Đột quỵ có thể xảy ra khi đau đột ngột ở gáy, cánh tay, giọng nói không rõ ràng.

Chứng đau sau gáy thường đi kèm với những dấu hiệu:

Đau đầu kéo dài với cường độ khác nhau.

Có cảm giác buồn nôn, sợ ánh nắng, tiếng động mạnh.

Nặng hơn là xuất hiện những cơn đau giật.

Người bệnh rất dễ mệt mỏi và sinh ra cáu gắt.

Dấu hiệu đau sau gáy nguy hiểm:

Đau kéo dài nhiều ngày mà tình trạng không cải thiện hoặc xấu đi.

Đau dữ dội sau gáy, cứng khớp, ói mửa

Sốt cao, không có khả năng cử động cổ, sợ hãi ánh sáng hoặc tiếng ồn.

Đau đầu và đau sau gáy dữ dội.

Cánh tay, bàn tay yếu, tê đột ngột, run tay và mất cảm giác ở tay.

Các triệu chứng đau say gáy thường xuất hiện do mắc phải những bệnh lý xương khớp, căng cơ khi làm việc quá sức hoặc cũng có thể do nhiễm lạnh gây ra.

Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm

Các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau sau gáy bên trái, cơn đau lan xuống bả vai, 2 bên cánh tay và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của 2 chứng bệnh trên đó là những cơn đau nhức nửa đầu, đau cổ gáy bên trái, bên phải hoặc toàn bộ vùng đầu. Thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm để lâu sẽ khiến khớp bị thoái hóa, dây thần kinh bị chèn ép tác động đến khả năng vận chuyển máu lên não. Từ đó người bệnh bị đau nửa đầu trái sau gáy, cứng tay, đau nhức cánh tay…

Thời gian đầu bị bệnh, bạn chỉ thấy đau nhức âm ỉ rồi biến mất, phải 1 – 2 tháng sau biểu hiện đau mới quay lại. Tuy nhiên cần thăm khám sớm nhất để có phác đồ chữa trị thích hợp, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh lý xương khớp trên gây ra.

Đau nửa đầu sau gáy do chấn thương vùng cổ

Chúng ta đều biết rằng, các đốt sống tại cổ có vai trò quan trọng đối với sự vận động cũng như sự sống của con người. Đây là vùng nâng đỡ toàn bộ hệ thống não bộ cũng như có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ tim đến não. Vì vậy, nếu đốt sống cổ bị tổn thương sẽ tác động không tốt đến sức khỏe.

Cụ thể, người bệnh sẽ thấy đau nhức tại một bên cổ, cơn đau sau gáy bên trái xuất hiện liên tục. Vấn đề thiếu máu lên não gây đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt và cơ thể luôn mỏi mệt, khó chịu.

Hiện tượng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái tê bì vai gáy, cánh tay khó cử động, quá trình hoạt động toàn thân bị rối loạn. Tình trạng đau nửa đầu sau gáy kéo dài làm cho bệnh nhân thấy phiền phức, có thể bị trầm cảm hoặc stress.

Bệnh đau thần kinh tọa gây đau đầu sau gáy

Đau vai gáy , đau đầu sau gáy xuất hiện do một căn bệnh xương khớp khá phổ biến đó là đau thần kinh tọa. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau ở cổ xuất hiện liên tục, tuy nhiên chúng chỉ tức thì rồi biến mất ngay.

Vì vậy bệnh nhân thường tìm đến những loại thuốc giảm đau liều mạnh để nhanh chóng xua tan cảm giác đau nhức mà không hề đến phòng khám thăm khám cụ thể tình trạng bệnh lý bản thân. Điều này là nguyên nhân khiến khá nhiều người phải hối hận khi phát hiện đau thần kinh tọa đã ở giai đoạn nặng, khó có thể điều trị dứt điểm.

Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh lớn nhất cơ thể bị tổn thương, chèn ép tủy sống gây ra cơn đau đớn bất thường từ cổ đến lưng rồi xuống 2 chân. Đau gáy trái chỉ là biểu hiện đầu tiên khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Đến ngay bệnh viện thực hiện chụp X quang, CT để được chẩn đoán bệnh tình cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, nhanh chóng thoát khỏi đau đớn.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau đầu sau gáy

Tư thế đi, đứng, ngồi, nằm sai cách: Tư thế ngồi mà phần cổ đầu hướng lên phía trước. Ngủ trong một tư thế không thoải mái, sử dụng gối quá cao,… Bạn cũng cần chú ý tư thế khi nâng vật nặng, không mang vật nặng trên đầu.

Thường xuyên bị căng cơ: Vùng cơ bắp ở cổ, sau gáy khi bị căng quá mức vì thực hiện các hoạt động kéo hoặc đẩy trong lúc chơi thể thao có thể gây đau sau gáy. Cơ mặt, vai, lưng trên bị căng ra khiến cổ phải làm việc nhiều hơn và gây đau cổ.

Chấn thương: Đây là một nguyên nhân phổ biến, tai nạn giao thông, vấp ngã, chấn thương khi chơi thể thao,…

Chấn thương ở vai, cánh tay, lưng trên, gãy xương quanh vùng cổ.

Chấn thương khớp hàm, khi nhổ răng hay điều trị tai có thể làm căng cổ.

Tình trạng viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, rối loạn mô liên kết khác khi các cơ và mô của cổ bị tổn thương.

Đau cơ xơ hóa: tình trạng gây đau ở các điểm kích hoạt trong cơ thể, có thể gây ra đau ở phía sau cổ.

Nhức đầu, chứng đau nửa đầu do căng thẳng, cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau cổ, căng cơ cổ.

Dựa vào nguyên nhân gây đau đầu sau gáy đối với từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán:

Xét nghiệm máu: để phát hiện tính trạng nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hoặc viêm.

Chụp X-quang: giúp kiểm tra gãy xương hoặc các bất thường ở cổ và hộp sọ.

Chụp CT ở não và xương cột sống.

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện chấn thương mô ở cổ, các khối u tăng trưởng, rối loạn thần kinh.

Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng đau sau gáy. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp các bác sĩ lập phác đồ điều trị thích hợp.

Cách chữa trị đau sau gáy

Y học hiện đại can thiệp chữa đau sau gáy với rất nhiều phương pháp, cụ thể như thuốc Tây, thuốc Nam hoặc các bài tập hỗ trợ. Nếu áp dụng đúng người, đúng bệnh thì hiệu quả đem lại là không hề nhỏ bé.

Triệu chứng đau sau gáy làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh, do đó thuốc Tây là giải pháp tức thời giúp giảm đau nhanh chóng.

Đông y cho rằng, triệu chứng đau sau gáy là do tạng can thận bị hư, khí huyết không lưu thông ảnh hưởng đến cốt tủy cộng thêm các yếu tố bên ngoài (Phong – Hàn – Tà – Thấp) xâm nhập gây tổn thương xương khớp.

Theo đó, các loại thảo dược được chọn cần có tính cay ấm, đảm bảo sự vận hành khí huyết diễn ra bình thường. Người bệnh đau đầu sau gáy có thể sử dụng các bài thuốc uống như: ngải cứu giã nát trộn mật ong, mật ong trộn bột quế, lá chìa vôi đun nước… hoặc các bài thuốc đắp: xương rồng ngâm dấm, rượu ngâm lá lốt… cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Việc thường xuyên thực hiện các bài tập sẽ giúp các khối cơ vùng cổ và vai gáy chắc khỏe, thư giãn, tạo điều kiện cho máu huyết lưu thông, góp phần đẩy lùi cơn đau đầu sau gáy.

Một số tư thế người bệnh có thể áp dụng: con mèo, con bò, nhân sư, luồn kim… kết hợp cùng các bài tập kéo giãn cơ cổ, xoay cổ…

Để khắc phục tình trạng đau sau gáy, đau nửa đầu sau gáy bạn có thể dùng những loại thuốc đặc trị để có thể giảm đau nhanh và ngăn chặn được triệu chứng khi mới bắt đầu.

Đừng nên quá lo lắng. Hãy luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, sảng khoái.

Khi làm việc phải đúng tư thế, ngồi máy tính thì nên giữ thẳng lưng và cổ. Làm việc trong thời gian dài cần phải đổi tư thế, và vận động nhẹ nhàng.

Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng bằng dầu nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau rất tốt.

Khi nằm ngủ không nên kê gối quá cao, tốt nhất là nằm nghiêng về một bên và có một gối ôm để bên cạnh.

Khi cổ và vai bị đau nhiều với tần suất tăng dần thì có thể sử dụng phương pháp đông y là châm cứu, bấm huyệt sẽ đem lại tác dụng rất tốt.

Bài thuốc An Cốt Nam chữa đau đầu sau gáy do bệnh xương khớp

Đau sau gáy có mối liên hệ mật thiết với các bệnh xương khớp. Nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng đau sau gáy kèm đau cổ, đau lan xuống vai, cánh tay, chẩm đầu thì khả năng bạn bị thoái hóa, thoát vị, chấn thương cổ là rất cao. Lúc này, bệnh nhân nên sử dụng An Cốt Nam – một bài thuốc được giới thiệu trên sóng truyền hình VTV2 với cơ chế hoạt động rất phù hợp cho người đau sau gáy.

Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, chúng tôi Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Viện 108) dành nhiều lời khen An Cốt Nam. Ông nhận định, An Cốt Nam là một trong số ít những sản phẩm Đông y dứt điểm chứng đau đầu sau gáy chỉ sau 1 liệu trình.

An Cốt Nam là tổng hòa của các loại thảo dược (Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Trư Lũng Thảo…) có trong phác đồ KIỀNG 3 CHÂN, bao gồm “Trong uống, ngoài dán kết hợp vật lý trị liệu”.

Thuốc uống: Hoạt huyết, đả thông kinh mạch, bài trừ khí hư và bồi bổ dinh dưỡng cho sụn khớp, bài trừ khí hư và bồi bổ dinh dưỡng cho sụn khớp, ngăn ngừa tái phát.

Cao dán: Giảm đau ngay sau 10 phút dán, giúp dứt điểm cơn đau cấp mà không cần sử dụng thuốc tây.

Bài tập và vật lý trị liệu: Bệnh nhân được tặng 1 bộ tài liệu bài tập dành riêng cho vùng cổ vai gáy, đồng thời MIỄN PHÍ 3 buổi vật lý trị liệu chuyên sâu, giúp tăng sự dẻo dai xương khớp, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Trong buổi tọa đàm, bác sĩ Toàn đánh giá cao An Cốt Nam khi có sự gia giảm của thành phần Bí Kỳ Nam – loại thảo dược kinh điển đặc trị đau đầu sau gáy và các bệnh xương khớp, được gia giảm và bào chế với tỷ lệ cố định, không thể tiết lộ.

Nhờ những ưu điểm trên, sau 7 năm, An Cốt Nam đã chữa đau đầu sau gáy nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung dứt điểm cho hàng ngàn bệnh nhân, không tái phát dù đã ngưng sử dụng thuốc.

Hàng ngàn người đã vĩnh biệt đau sau gáy nhờ An Cốt Nam!

Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc: Theo: chúng tôi

Mang Thai Ngoài Tử Cung: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Hello Bacsi

Tìm hiểu chung

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại đây trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Điều này rất nguy hiểm và thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thai kì. Trong nhiều trường hợp, sản phụ khó có thể việc giữ được thai nhi là rất khó.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung là gì?

Những dấu hiệu thường gặp của mang thai ngoài tử cung là:

Rong huyết nhẹ ;

Buồn nôn và ói mửa;

Đau bụng dưới ;

Đau nhói bụng ;

Đau một bên cơ thể ;

Chóng mặt, mệt mỏi ;

Đau vai , cổ, hoặc trực tràng ;

Ngất xỉu (không phổ biến).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện của thai ngoài tử cung, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kì câu hỏi nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau nên hãy báo với bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị tốt nhất phù hợp cho từng trường hợp.

Nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân nào gây ra mang thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất khi trứng thụ tinh bị mắc kẹt trên đường tới tử cung, thường bởi vì ống dẫn trứng bị tổn thương do viêm. Sự mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất bình thường của trứng thụ tinh cũng có thể đóng một vai trò trong ống dẫn trứng.

Nguy cơ gặp phải

Mang thai ngoài tử cung có thường gặp không?

Mang thai ngoài tử cung khá phổ biến. Cứ 50 thai phụ thì sẽ có một trường hợp mắc phải. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây rủi ro. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những thông tin hữu ích.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, chẳng hạn như:

Đặt vòng tránh thai;

Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu;

Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu;

Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng;

Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu;

Từng bị mang thai ngoài tử cung;

Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại (phẫu thuật triệt sản).

Dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF);

Hút thuốc trước khi mang thai;

Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mang thai ngoài tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu.

Khám vùng chậu để kiểm tra xem có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bên trong ống dẫn trứng hay không. Khám vùng chậu còn có thể kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, kích thước của tử cung sẽ tăng nhưng với mang thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước.

Siêu âm để biết tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Phương pháp này là đáng tin cậy nhất để kiểm tra vị trí thai tuy nhiên chỉ có thể có hiệu quả trong giai đoạn đầu mà thôi.

Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu nồng độ này có bất kỳ sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Những phương pháp nào dùng để điều trị mang thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung có thể được điều trị tuỳ thuộc vào thời gian chẩn đoán mang thai và tình trạng cơ thể:

Khi ống dẫn trứng chưa vỡ: nếu phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng. Lúc này sẽ có nhiều cách để điều trị:

Dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của mô thai, chẳng hạn như thuốc cản trở tăng trưởng tế bào methotrexate khi nồng độ hormone thai kỳ không quá 5000 và tim thai chưa hoạt động;

Phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai và xử lý các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG cao;

Rạch một đường nhỏ trên ống dẫn trứng để có thể bảo toàn sức khỏe cho ống dẫn trứng.

Khi ống dẫn trứng đã vỡ: nếu thai nhi đã phát triển đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của mang thai ngoài tử cung?

Mặc dù không thể phòng ngừa được tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu áp dụng các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây:

Quan hệ tình dục an toàn bằng cách hạn chế số lượng bạn tình;

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu;

Ngưng hút thuốc trước khi quyết định mang thai;

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khi đang mang thai;

Đến gặp bác sĩ để được khám thai định kỳ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đang xem bài viết Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!